Giáo án dạy Tuần 15 - Lớp 4
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy Tuần 15 - Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_day_tuan_15_lop_4.doc
Nội dung text: Giáo án dạy Tuần 15 - Lớp 4
- TUẦN 15 Từ 03/12/2018 đến 07/12/2018 Thứ 2 ngày 03 tháng 12 năm 2018 * Buổi sáng: Tiết 1: TOÁN CHIA HAI SỐ CÓ TẬN CÙNG LÀ CÁC CHỮ SỐ 0 I. Mục tiêu: Giúp HS: - Biết cách chia hai số có tận cùng là các chữ số 0. - Thực hiện được chia hai số có tận cùng là các chữ số 0. BTCL: 1, 2a, 3a. - Rèn trí nhớ, tính cẩn thận. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu bài tập, bảng phụ. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Truyền điện. 2. Giới thiệu bài: 3. Hoạt động cơ bản : Hoạt động 1: Phép chia 320 : 40 (trường hợp số bị chia và số chia đều có một chữ số 0 ở tận cùng). - GV ghi bảng: 320 : 40 - Yêu cầu HS tiến hành tính theo quy tắc một số chia một tích. - Em có nhận xét gì về kết quả 320 : 40 và 32 : 4? - Em có nhận xét gì về các chữ số của 320 và 32 , của 40 và 4. - Kết luận. - Cho HS đặt tính và thực hiện tính 3200 : 40, có sử dụng tính chất vừa nêu trên. - Nhận xét và kết luận về cách đặt tính đúng. Hoạt động 2: Phép chia 32 000 : 400 (trường hợp số chữ số 0 ở tận cùng của số bị chia nhiều hơn của số chia). - Khẳng định các cách của HS, cả lớp sẽ cùng làm theo cách sau cho thuận tiện 32 000 : (100 × 4). - Em có nhận xét gì về kết quả 32 000 : 400 và 320: 4? - Em có nhận xét gì về các chữ số của 32000 và 320, của 400 và 4. - Kết luận: Vậy để thực hiện 32000 : 400 ta chỉ việc xoá đi hai chữ số 0 ở tận cùng của 32000 và 400 để được 320 và 4 rồi thực hiện phép chia 320 : 4. - Yêu cầu HS đặt tính và thực hiện tính 32000 : 400, có sử dụng tính chất vừa nêu trên. - Vậy khi thực hiện chia hai số có tận cùng là các chữ số 0 chúng ta có thể thực hiện như thế nào? * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, động não. 1
- - Kĩ thuật:Kĩ thuật nhận xét, quan sát, hướng dẫn động viên. - Tiêu chí: + Biết thực hiện được chia hai số có tận cùng là các chữ số 0. 4. Hoạt động thực hành: Bài 1: Hoạt động cá nhân - Yêu cầu HS tự tính và ghi vào vở bài tập. - Lần lượt gọi HS nêu cách tính từng phép tính. - GV nhận xét và chữa bài. Bài 2a: Hoạt động cá nhân - HS nhắc lại cách tìm một thừa số chưa biết? - Yêu cầu HS tự làm câu a. - GV nhận xét và chữa bài. Bài 3a: Hoạt động cá nhân - HS tìm hiểu bài toán và nêu cách giải. - Yêu cầu HS làm bài. - GV nhận xét và chữa bài. IV. Hoạt động ứng dụng: - Muốn chia cho số tận cùng là chữ số 0 ta làm thế nào? - HS nêu kết quả : 60000 : 300 360300 : 20 12300 : 100 Tiết 2: TẬP ĐỌC CÁNH DIỀU TUỔI THƠ I. Mục tiêu: Giúp HS: - Hiểu nội dung: Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều đem lại cho lứa tuổi nhỏ. - Biết đọc với giọng vui, hồn nhiên; bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài. Trả lời được các câu hỏi trong SGK. - Nâng cao trí tưởng tượng của tuổi thơ. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. - Bảng phụ viết sẵn đoạn văn luyện đọc. III. Hoạt động dạy học: 1.Khởi động: Trò chơi: Vòng tròn tình bạn. Bạn quản trò bắt cho cả lớp hát, sau đó từng bạn chuyền nhau lá thăm có câu hỏi bài tập đọc trước. Khi bài hát kết thúc, đến bạn nào thì bạn đó sẽ trả lời câu hỏi. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động thực hành: Hoạt động 1: Luyện đọc đúng: - Yêu cầu 1 HSK/G đọc toàn bài. - HS cả lớp dò bài, đọc thầm bài 1 đến 2 lượt. 2
- - GV chia đoạn. - Luyện đọc nối tiếp theo đoạn trong nhóm. - Cùng nhau giải nghĩa các từ khó hiểu. - Luyện đọc toàn bài. - Tổ chức thi đọc. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật:Kĩ thuật nhận xét, quan sát, hướng dẫn động viên. - Tiêu chí: + Đọc to, rõ ràng, đúng từ ngữ, lưu loát. + Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu. + Tham gia đọc tích cực, chú ý lắng nghe và sửa sai cho nhau. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài: - Thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi ở SGK. - Chia sẻ kết quả trước lớp. - Nêu nội dung chính của bài. Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật:Kĩ thuật nhận xét, quan sát, hướng dẫn động viên. - Tiêu chí: + Tham gia thảo luận tích cực để tìm ra câu trả lời. + Trả lời to, rõ ràng, lưu loát, mạnh dạn. + Trả lời đúng nội dung các câu hỏi. Câu 1: HS tự trả lời. Câu 2: HS tự trả lời. Câu 3: HS tự trả lời. Nội dung bài: Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều đem lại cho lứa tuổi nhỏ. Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm: - Đọc diễn cảm toàn bài 1 lượt. - GV chép một đoạn cần luyện đọc lên bảng phụ và gạch dưới những từ cần nhấn giọng. - Luyện đọc theo nhóm. - Tổ chức thi đọc diễn cảm. IV. Hoạt động ứng dụng: - Trò chơi thả diều đã mang lại cho tuổi thơ những gì? - Dặn HS về nhà học bài cho người thân nghe. Tiết 3: CHÍNH TẢ NGHE – VIẾT: CÁNH DIỀU TUỔI THƠ I. Mục tiêu: Giúp HS: - Nắm được nội dung bài chính tả cần viết. 3
- - Nghe viết đúng bài chính tả; trình bày đúng đoạn văn. Làm đúng bài tập (2) a. - Có ý thức viết đúng chính tả, rèn chữ viết. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Đố chữ Chia 2 nhóm. Khi trọng tài hô “bắt đầu” nhóm A sẽ đưa ra 1 tiếng và đố nhóm B nêu được âm đầu của tiếng đó. Cứ thực hiện như thế từ nhóm A đến nhóm B. Kết thúc cuộc chơi, cộng số kết quả đúng và nêu nhóm thắng cuộc. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Hoạt động luyện viết: - GV đọc bài chính tả lần 1 - GV giới thiệu nội dung chính về đoạn cần viết. - HS phân tích viết các chữ khó trong đoạn văn. - HS viết bài. - GV đọc từng cụm từ cho HS viết. - GV đọc bài lần 2. - HS soát lại bài và sửa lỗi. - Thu 7-10 bài để nhận xét. - GV nhận xét chung. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật:Kĩ thuật nhận xét, quan sát, hướng dẫn động viên. - Tiêu chí: + Viết đúng chính tả, trình bày rõ ràng, sạch sẽ. +Nắm được nội dung đoạn cần viết. 4. Hoạt động thực hành: Bài 2a: Hoạt động nhóm - HS đọc yêu cầu và đọc mẫu. - Phát giấy và bút dạ cho các nhóm, nhóm nào làm xong trước dán giấy lên bảng. - Gọi các nhóm bổ sung. - Nhận xét, kết luận các từ đúng. IV. Hoạt động ứng dụng: - Cho HS viết lại một vài lỗi đã sai trong bài viết. Viết thêm một số từ: mềm mại, vui sướng, phát dại, trầm bổng, . - Giáo dục HS biết yêu quý thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên. * Buổi chiều: Tiết 1: LỊCH SỬ NHÀ TRẦN VÀ VIỆC ĐẮP ĐÊ 4
- I. Mục tiêu: Giúp HS: - Nhà Trần quan tâm đến việc đắp đê phòng lụt: Lập Hà đê sứ. Năm 1248 cả nước được lệnh mở rộng việc đắp đê từ đầu nguồn các con sông lớn cho đến cửa biển, khi có lũ lụt, tất cả mọi ngời phải tham gia đắp đê, các vua Trần cũng có khi tự mình trông coi việc đắp đê. - Nêu được 1 vài sự kiện về sự quan tâm của nhà Trần tới sản xuất nông nghiệp. - Có ý thức bảo vệ đê điều và phòng tránh lũ lụt. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu học tập. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: HS cả lớp cùng hát 1 bài tập thể để khởi động vào bài mới. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Hoạt động cá nhân * Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động sản xuất dưới thời Trần - HS đọc thông tin trong SGK. + Sông ngòi tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp nhưng cũng gây ra những khó khăn gì ? + Kể tóm tắt một cảnh lụt lội mà em biết? - Sông ngòi cung cấp nước trồng trọt nhưng lại gây ra lũ lụt làm ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. Hoạt động 2: Thảo luận cặp đôi - Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi - Đại diện trình bày - Hãy tìm các sự kiện trong bài nói lên sự quan tâm đến đê điều của nhà Trần. * Kết quả và liên hệ - Nhà Trần đã thu được những kết quả như thế nào trong công cuộc đắp đê ? * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật:Kĩ thuật nhận xét, quan sát, hướng dẫn động viên. - Tiêu chí: + Biết được nhà Trần rất quan tâm đến việc đắp đê phòng lụt. + Biết được một vài sự kiện về sự quan tâm của nhà Trần tới sản xuất nông nghiệp. IV. Hoạt động ứng dụng: - HS đọc phần bài học. - Ở địa phương em, nhân dân đã làm gì để chống lụt ? Tiết 2: KHOA HỌC TIẾT KIỆM NƯỚC I. Mục tiêu: Giúp HS: 5
- - Nêu những việc nên và không nên làm để tiết kiệm nước, giải thích được lí do phải tiết kiệm nuớc. - Thực hiện tiết kiệm nước. - Có ý thức tiết kiệm nước mọi lúc, mọi nơi. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh ảnh SGK III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Em là tuyên truyền viên của lớp. Chia thành 2 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm đặt câu với động từ “hãy”,một nhóm đặt câu với động từ “đừng” để nêu lên những việc cần làm và không cần làm. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Tìm hiểu phải làm sao để tiết kiệm nước và làm thế nào để tiết kiệm nước. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo cặp. - GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ và trả lời các câu hỏi trang 60,61 SGK. - Yêu cầu các em thảo luận về lí do cần phải tiết kiệm nước. Bước 2: Làm việc cả lớp. - GV gọi 1 số HS trình bày kết quả làm việc theo cặp. - Nhận xét và kết luận. - Hai HS quay lại với nhau, chỉ vào từng hình vẽ nêu những việc nên và không nên làm để tiết kiệm nước. - HS trình bày kết quả làm việc. - GV yêu cầu HS liên hệ thực tế về việc sử dụng nước của cá nhân, gia đình và người dân địa phương nơi HS sinh sống với các câu hỏi gợi ý: + Gia đình, trường học và địa phương em có đủ nước dùng không? + Gia đình và nhân dân địa phương đã có ý thức tiết kiệm chưa? Hoạt động 2: Vẽ tranh cổ động tuyên truyền tiết kiệm nước Cách tiến hành: Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn. GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm. - Xây dựng bản cam kết tiết kiệm nước. - Thảo luận để tìm ý cho nội dung tranh tuyên truyền cổ động mọi người cùng tiết kiệm nước. - Phân công từng thành viên của nhóm vẽ hoặc viết từng phần của bức tranh. Bước 2: Thực hành: - GV đi tới các nhóm kiểm tra và giúp đỡ, đảm bảo mọi HS được tham gia. Bước 3: Trình bày và đánh giá. - Nhóm trưởng điều khiển các bạn làm việc như GV đã hướng dẫn. 6
- - Các nhóm treo sản phẩm của nhóm mình. Cử đại diện phát biểu cam kết của nhóm về việc thực hiện tiết kiệm nước và nêu ý tưởng của bức tranh cổ động do nhóm vẽ. Các nhóm khác có thể góp ý để nhóm đó tiếp tục hoàn thiện. - GV đánh giá nhận xét, chủ yếu tuyên dương các sáng kiến tuyên truyền cổ động mọi người cùng tiết kiệm nước. Tranh vẽ đẹp hay xấu không quan trọng. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Kĩ thuật nhận xét, quan sát, hướng dẫn động viên. - Tiêu chí: + Nêu những việc nên và không nên làm để tiết kiệm nước, giải thích được lí do phải tiết kiệm nước. IV. Hoạt động ứng dụng: - Vì sao chúng ta cần phải tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước? - Dặn HS luôn có ý thức tiết kiệm nước và tuyên truyền vận động mọi người cùng thực hiện. Thứ 3 ngày 04 tháng 12 năm 2018 * Buổi sáng: Tiết 1: TOÁN CHIA CHO SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ I. Mục tiêu: Giúp HS: - Biết cách chia số có ba chữ số cho số có hai chữ số. - Biết đặt tính và thực hiện phép chia số có ba chữ số cho số có hai chữ số (chia hết, chia có dư). BTCL: 1, 2. - Say mê học toán. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu bài tập, bảng phụ. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Truyền điện. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Hướng dẫn thực hiện phép chia cho số có hai chữ số. * Phép chia 672 : 21 - Viết lên bảng phép chia 672 : 21 - HD HS chia - Phép chia 672 : 21 là phép chia có dư hay phép chia hết ? * Phép chia 779 : 18 - Ghi lên bảng phép chia trên và cho HS thực hiện đặt tính để tính. - Phép chia 779 : 18 là phép chia có dư hay phép chia hết? * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, động não. 7
- - Kĩ thuật: Kĩ thuật nhận xét, quan sát, hướng dẫn động viên. - Tiêu chí: + Biết đặt tính và thực hiện phép chia số có ba chữ số cho số có hai chữ số. 4. Hoạt động thực hành: Bài 1: Hoạt động cá nhân - HS tự đặt tính và tính vào vở bài tập. - Nhận xét. Bài 2: Hoạt động cá nhân - HS đọc đề bài, yêu cầu các em tự làm. - Nhận xét, tuyên dương HS. IV. Hoạt động ứng dụng: - Tính giá trị của các biểu thức sau: 161 : 23 x 754 342 : 28 x 78 Tiết 3: LUYỆN TỪ VÀ CÂU MỞ RỘNG VỐN TỪ : ĐỒ CHƠI - TRÒ CHƠI I. Mục tiêu: Giúp HS: - Biết thêm tên một số đồ chơi, trò chơi (BT1, BT2). - Phân biệt được những đồ chơi có lợi và đồ chơi có hại (BT3); nêu được một vài từ ngữ miêu tả tình cảm, thái độ của con người khi tham gia các trò chơi (BT4). - Có lòng say mê học TV. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ kẻ sẵn. - Tranh vẽ các đồ chơi, trò chơi. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Đặt câu với từ cho trước Quản trò nêu ra 1 từ cần đặt câu và chỉ định 1 bạn bất kì đứng lên đặt câu, nếu bạn đặt câu đúng thì quản trò nêu ra 1 từ khác và bạn đặt câu đúng sẽ được chỉ định 1 bạn bất kì tiếp theo đặt câu. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động thực hành: Bài 1: Hoạt động cả lớp - HS đọc yêu cầu. - Treo tranh minh hoạ và yêu cầu HS quan sát nói tên đồ chơi hoặc trò chơi trong tranh. - Gọi HS phát biểu bổ sung. - Nhận xét kết luận từng tranh đúng. Bài 2: Hoạt động nhóm - Phát giấy và bút dạ cho các nhóm HS. Yêu cầu HS tìm từ ngữ trong nhóm. - Nhóm nào làm xong trước dán phiếu lên bảng. 8
- - Nhận xét, kết luận những từ đúng. Bài 3: Hoạt động cặp đôi - HS đọc yêu cầu. - Yêu cầu HS hoạt động theo nhóm đôi - Gọi HS phát biểu, bổ sung ý kiến cho bạn. - Kết luận lời giải đúng. Bài 4: Hoạt động cá nhân - Gọi HS phát biểu. - Em hãy đặt câu thể hiện thái độ của con người khi tham gia trò chơi. - Từng HS nối tiếp nhau nêu. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, động não, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật:Kĩ thuật nhận xét, quan sát, hướng dẫn động viên. - Tiêu chí: + Biết thêm tên một số đồ chơi, trò chơi. + Biết được những đồ chơi có lợi và đồ chơi có hại. + Nêu được một vài từ ngữ miêu tả tình cảm, thái độ của con người khi tham gia các trò chơi. IV. Hoạt động ứng dụng: - Chia lớp làm 2 nhóm, mỗi nhóm 5 HS lên bảng lớp viết tiếp sức tên các trò chơi. * Buổi chiều: Tiết 2: KĨ THUẬT CẮT, KHÂU, THÊU SẢN PHẨM TỰ CHỌN (T1) I. Mục tiêu: Giúp HS: - Củng cố kiến thức về cắt, khâu, thêu. - Sử dụng được một số dụng cụ, vật liệu cắt, khâu, thêu để tạo thành sản phẩm đơn giản. Có thể chỉ vận dụng hai trong ba kĩ năng cắt, khâu, thêu đã học. - Rèn luyện đôi tay khéo léo, óc thẩm mĩ. II. Đồ dùng dạy học: + Hai mảnh vải giống nhau : 20cm x 30cm + Len, chỉ khâu . + Kim khâu len và kim khâu chỉ, kéo, thước, phấn . III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: HS cả lớp cùng hát 1 bài tập thể để khởi động vào bài mới. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động thực hành: * Nhắc lại thao tác kỹ thuật : - GV yêu cầu HS nhắc lại quy trình khâu đột thưa, thêu móc xích. - HS nhắc lại các thao tác thêu đã học. * Thực hành thêu : 9
- - Kiểm tra sự chuẩn bị vật liệu, dụng cụ thực hành và nêu yêu cầu thực hành. - HS thực hành đo, cắt vải và gấp khâu hai bên đường nẹp. - Thực hành trên vải. - HS nộp sản phẩm. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Nhận xét, quan sát, hướng dẫn động viên. - Tiêu chí: + Sử dụng được một số dụng cụ, vật liệu cắt, khâu, thêu để tạo thành sản phẩm đơn giản. IV. Hoạt động ứng dụng: - HS trưng bày sản phẩm thực hành. Về nhà tập thêu quần áo giúp bố mẹ. Tiết 3: ĐẠO ĐỨC BIẾT ƠN THẦY GIÁO - CÔ GIÁO (Tiết 2) I. Mục tiêu: Giúp HS: - Biết được công lao của các thầy giáo, cô giáo. - Nêu được những việc cần làm thể hiện sự biết ơn đối với thầy giáo, cô giáo. - Lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo. II. Đồ dùng dạy học: - 3 tấm thẻ: xanh, đỏ, trắng III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: HS cả lớp cùng hát 1 bài tập thể để khởi động vào bài mới. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Xử lý tình huống GV nêu tình huống ở SGK - Em hãy đoán xem các bạn nhỏ trong tình huống trên sẽ làm gì? - Nếu em là học sinh lớp đó em sẽ làm gì? Vì sao? GV: Các thầy cô không quản ngại khó khăn tận tình dạy dỗ chúng ta nên người. Vì vậy chúng ta phải biết kính trọng các thầy cô giáo. 4. Hoạt động thực hành: Bài tập 1: - Việc làm nào trong các tranh ở SGK thể hiện lòng kính trọng, biết ơn thầy cô giáo? -Thảo luận theo cặp đôi - Đại diện nhóm trình bày GV kết luận: Tranh 1,2,4 thể hiện sự kính trọng biết ơn thầy cô của các bạn: biết chào hỏi lễ phép giúp đỡ thầy cô những việc phù hợp. Bài tập 2: - Những việc làm nào dưới đây thể hiện lòng biết ơn? 10
- - HS trao đổi theo cặp đôi - Các việc làm a, b, d, đ, e, g thể hiện lòng biết ơn. - HS có thể hỏi nhau tại sao bạn cho là đúng? - Đóng vai. - GV dán phiếu học tập lên bảng - GV có thể hỏi cho HS trao đổi, trắc nghiệm với nhau vì sao bạn chọn câu đó? - Ngoài những việc trên theo em còn cần làm việc gì khác để tỏ lòng biết ơn đối với thầy cô giáo? GV kết luận : Việc chào hỏi lễ phép, học tập chăm chỉ, cũng là sự biết ơn thầy cô giáo, giúp đỡ thầy cô những việc nhỏ cũng thể hiện sự biết ơn. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Nhận xét, quan sát, hướng dẫn động viên. - Tiêu chí:+ Biết được công lao của các thầy giáo, cô giáo. + Nêu được những việc cần làm thể hiện sự biết ơn đối với thầy giáo, cô giáo. IV. Hoạt động ứng dụng: - Tìm các câu tục ngữ, ca dao nói về công lao của các thầy giáo, cô giáo. - Làm thế nào để thể hiện sự biết ơn đối với thầy giáo, cô giáo? Thứ 4 ngày 05 tháng 12 năm 2018 * Buổi sáng: Tiết 1: TẬP ĐỌC TUỔI NGỰA I. Mục tiêu: Giúp HS: - Hiểu nội dung: Cậu bé tuổi Ngựa thích bay nhảy, thích du ngoạn nhiều nơi nhưng rất yêu mẹ, đi đâu cũng nhớ tìm đường về với mẹ. - Biết đọc với giọng vui, nhẹ nhàng; đọc đúng nhịp thơ, bước đầu biết đọc với giọng có biểu cảm một khổ thơ trong bài. Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3, 4, thuộc khoảng 8 dòng trong bài. - Nuôi dưỡng tâm hồn tuổi thơ. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. - Bảng phụ viết sẵn đoạn thơ luyện đọc. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Vòng tròn tình bạn. Bạn quản trò bắt cho cả lớp hát, sau đó từng bạn chuyền nhau lá thăm có câu hỏi bài tập đọc trước. Khi bài hát kết thúc, đến bạn nào thì bạn đó sẽ trả lời câu hỏi. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động thực hành: 11
- Hoạt động 1: Luyện đọc đúng: - Yêu cầu 1 HSK/G đọc toàn bài. - HS cả lớp dò bài, đọc thầm bài 1 đến 2 lượt. - GV chia khổ. - Luyện đọc nối tiếp từng khổ trong nhóm. - Cùng nhau giải nghĩa các từ khó hiểu. - Luyện đọc toàn bài. - Tổ chức thi đọc. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật:Kĩ thuật nhận xét, quan sát, hướng dẫn động viên. - Tiêu chí: + Đọc to, rõ ràng, đúng từ ngữ, lưu loát. + Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu. + Tham gia đọc tích cực, chú ý lắng nghe và sửa sai cho nhau. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài: - Thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi ở SGK. - Chia sẻ kết quả trước lớp. - Nêu nội dung chính của bài. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm, động não. - Kĩ thuật:Kĩ thuật vấn đáp, nhận xét, quan sát, hướng dẫn động viên. - Tiêu chí: + Tham gia thảo luận tích cực để tìm ra câu trả lời. + Trả lời to, rõ ràng, lưu loát, mạnh dạn. + Trả lời đúng nội dung các câu hỏi. Câu 1: HS trả lời. Câu 2: HS trả lời. Câu 3: HS trả lời. Câu 4: HS trả lời. Nội dung bài: Cậu bé tuổi Ngựa thích bay nhảy, thích du ngoạn nhiều nơi nhưng rất yêu mẹ, đi đâu cũng nhớ tìm đường về với mẹ. Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm: - Đọc diễn cảm toàn bài 1 lượt. - GV chép một đoạn thơ cần luyện đọc lên bảng phụ và gạch dưới những từ cần nhấn giọng. - Luyện đọc theo nhóm. - Tổ chức thi đọc diễn cảm. IV. Hoạt động ứng dụng: - Nội dung của bài thơ là gì? - Cậu bé trong bài có tính cách gì đáng yêu? 12
- Tiết 3: TOÁN CHIA CHO SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ (tt) I. Mục tiêu: Giúp HS: - Biết cách chia số có bốn chữ số cho số có hai chữ số. - Thực hiện được phép chia số có bốn chữ số cho số có hai chữ số (chia hết, chia có dư). BTCL: 1, 3a. - Rèn tính nhanh nhẹn. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu bài tập, bảng phụ. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Truyền điện. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Hướng dẫn HS trường hợp chia hết 8192 : 64 a. Đặt tính - HS đặt tính và làm theo hướng dẫn của GV. b.Tìm chữ số đầu tiên của thương. c. Tìm chữ số thứ 2 của thương - Tiến hành tương tự như trên (theo đúng 4 bước: Chia, nhân, trừ, hạ) d. Thử lại: lấy thương nhân với số chia phải được số bị chia. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS trường hợp chia có dư 1154 : 62 a.Đặt tính. - HS đặt tính và làm nháp theo sự hướng dẫn của GV. b.Tìm chữ số đầu tiên của thương. c. Tìm chữ số thứ 2 của thương - Tiến hành tương tự như trên (theo đúng 4 bước: Chia, nhân, trừ, hạ) - Thử lại: lấy thương nhân với số chia rồi cộng với số dư phải được số bị chia. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, động não. - Kĩ thuật: Kĩ thuật vấn đáp, nhận xét, quan sát, hướng dẫn động viên. - Tiêu chí: + Biết cách chia số có bốn chữ số cho số có hai chữ số. 4. Hoạt động thực hành: Bài 1: Hoạt động cá nhân - Yêu cầu HS đọc đề. - Yêu cầu HS tự làm bài, sau đó nêu cách tính. - GV nhận xét Bài 3a: Hoạt động cá nhân - Yêu cầu HS nhắc lại quy tắc tìm thành phần chưa biết của phép tính. - 1 HS lên bảng làm, cả lớp làm bài vào vở. 13
- - Yêu cầu HS giải thích cách làm. IV. Hoạt động ứng dụng: - Đặt tính rồi tính: 1748 : 76 1682 : 58 3285 : 73 Tiết 4: LUYỆN TỪ VÀ CÂU GIỮ PHÉP LỊCH SỰ KHI ĐẶT CÂU HỎI I. Mục tiêu: Giúp HS: - Nắm được phép lịch sử khi hỏi chuyện người khác: biết thưa gửi, xưng hô phù hợp với quan hệ mình với người được hỏi; tránh những câu hỏi tò mò hoặc làm phiền lòng người khác (nội dung ghi nhớ). - Nhận biết được quan hệ giữa các nhân vật, tính cách nhân vật qua lời đấu đáp (BT1, BT2, mục III). - Ham thích học hỏi môn Tiếng Việt. Thể hiện sự văn minh lịch sự khi giao tiếp với người khác. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ, phiếu học tập. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Đặt câu với từ cho trước Quản trò nêu ra 1 từ cần đặt câu và chỉ định 1 bạn bất kì đứng lên đặt câu, nếu bạn đặt câu đúng thì quản trò nêu ra 1 từ khác và bạn đặt câu đúng sẽ được chỉ định 1 bạn bất kì tiếp theo đặt câu. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Tìm hiểu ví dụ Câu 1: - Yêu cầu HS trao đổi và tìm từ ngữ. GV viết câu hỏi lên bảng. - Mẹ ơi, con tuổi gì? - Gọi HS phát biểu. - Khi muốn hỏi chuyện người khác, chúng ta cần giữ phép lịch sự như cần thưa gửi, xưng hô cho phù hợp : ơi, ạ, dạ, thưa Câu 2: - Gọi HS đặt câu. Sau mỗi câu GV chú ý sửa lỗi dùng từ, cách diễn đạt cho HS. - Khen những HS đã biết đặt những câu hỏi lịch sự, phù hợp với đối tượng giao tiếp. Câu 3: - Theo em, để giữ lịch sự, cần tránh những câu hỏi có nội dung như thế nào? - Lấy ví dụ về những câu mà chúng ta không nên hỏi. - Nhận xét - Để giữ phép lịch sự khi hỏi chuyện người khác thì cần chú ý những gì? 14
- - Chốt ý Hoạt động 2: Ghi nhớ - Gọi HS đọc phần ghi nhớ. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, động não, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Nhận xét, quan sát, đánh giá, hướng dẫn động viên. - Tiêu chí:+ Nắm được phép lịch sử khi hỏi chuyện người khác. 4. Hoạt động thực hành: Bài 1: Hoạt động cá nhân - Yêu cầu HS tự làm bài. - Gọi HS phát biểu ý kiến và bổ sung. - Nhận xét, kết luận lời giải đúng. Bài 2: Hoạt động cặp đôi - Yêu cầu HS tìm câu hỏi trong truyện. - Gọi HS đọc câu hỏi - Trong đoạn trích trên có 3 câu hỏi các bạn tự hỏi nhau, 1 câu hỏi các bạn hỏi cụ già. Các em cần so sánh để thấy câu các bạn nhỏ hỏi cụ già có thích hợp hơn câu hỏi mà các bạn tự hỏi nhau không? Vì sao? - Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi. - Gọi HS phát biểu. + Nếu chuyển những câu hỏi mà các bạn tự hỏi nhau để hỏi cụ già thì hỏi thế nào? IV. Hoạt động ứng dụng: - Làm thế nào để giữ phép lịch sự khi hỏi chuyện người khác? - Dặn HS luôn có ý thức lịch sự khi nói, hỏi người khác. Thứ 5 ngày 06 tháng 12 năm 2018 * Buổi sáng: Tiết 1: TẬP LÀM VĂN LUYỆN TẬP MIÊU TẢ ĐỒ VẬT I. Mục tiêu: Giúp HS: - Nắm vững cấu tạo 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài) của bài văn miêu tả đồ vật và trình tự miêu tả; hiểu vai trò của quan sát trong việc miêu tả những chi tiết của bài văn, sự xen kẽ của lời tả với lời kể (BT1). - Lập được dàn ý tả chiếc áo mặc đến lớp (BT2). - Nâng cao ý thức học tốt môn TLV. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: HS cả lớp cùng hát 1 bài tập thể để khởi động vào bài mới. 2. Giới thiệu bài. 15
- 3. Hoạt động thực hành: Bài 1: Hoạt động cặp đôi - Yêu cầu HS trao đổi theo cặp và trả lời câu hỏi: 1a)- Tìm phần mở bài, thân bài, kết bài trong bài văn Chiếc xe đạp của chú Tư. + Phần mở bài, thân bài, kết bài trong đoạn văn trên có tác dụng gì? + Mở bài, kết bài theo cách nào? + Tác giả quan sát chiếc xe đạp bằng giác quan nào? - Phát phiếu cho từng cặp và yêu cầu làm câu b) d) vào phiếu. - Nhận xét, kết luận lời giải đúng. 1b) Ở phần thân bài, chiếc xe đạp được miêu tả theo trình tự: + Tả bao quát chiếc xe. + Tả những bộ phận có đặc điểm nổi bật. + Nói về tình cảm của chú Tư với chiếc xe 1c) Những lời kể chuyện xen lẫn lời miêu tả trong bài văn. Bài 2: Hoạt động cá nhân - Lập dàn ý tả chiếc áo mà em đang mặc hôm nay chứ không phải cái mà em thích. - Yêu cầu HS tự làm bài. Giúp đỡ những HS gặp khó khăn. - Gọi HS đọc bài của mình. Ghi nhanh các ý chính lên bảng để có một dàn ý hoàn chỉnh dưới hình thức câu hỏi để HS tự lựa chọn câu trả lời cho đúng với chiếc áo đang mặc. - Gọi HS đọc dàn ý. - Để quan sát kĩ đồ vật sẽ tả chúng ta cần quan sát bằng giác quan nào? + Khi tả đồ vật ta cần lưu ý điều gì? * Đánh giá: - Phương pháp: Động não, vấn đáp, quan sát. - Kĩ thuật: Nhận xét, quan sát, đánh giá, hướng dẫn động viên. - Tiêu chí: + Nắm được cấu tạo của bài văn miêu tả đồ vật và trình tự miêu tả. + Biết vai trò của việc quan sát. + Lập được dàn ý tả chiếc áo mặc đến lớp. IV. Hoạt động ứng dụng: - Thế nào là miêu tả? - Muốn có một bài văn miêu tả chi tiết hay, cần lưu ý điều gì? Tiết 2: TOÁN LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: Giúp HS: - Thực hiện được phép chia số có ba, bốn chữ số cho số có hai chữ số (chia hết, chia có dư). BTCL: 1, 2b. - Có ý thức tự giác, tích cực học toán. II. Đồ dùng dạy học: 16
- - Phiếu bài tập, bảng phụ. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: “ Ai nhanh, ai đúng”. 2. Giới thiệu bài. 4. Hoạt động thực hành: Bài 1: Hoạt động cá nhân - HS tập ước lượng rồi thực hiện phép chia. - Yêu cầu HS tự đặt tính và tính vào vở. - Chữa bài và yêu cầu HS nêu cách chia. - Nhận xét, tuyên dương. Bài 2b: Hoạt động cá nhân - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? - Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở. - HS nhắc lại quy tắc tính giá trị của biểu thức ( không có dấu ngặc đơn ) - Nhận xét và tuyên dương HS. * Đánh giá: - Phương pháp: Động não, vấn đáp, quan sát. - Kĩ thuật: Nhận xét, quan sát, đánh giá, hướng dẫn động viên. - Tiêu chí: + Thực hiện được phép chia số có ba, bốn chữ số cho số có hai chữ số IV. Hoạt động ứng dụng: - Tính giá trị của các biểu thức: (4578 + 7367) : 73 9072 : 81 x 45 Tiết 3: ÔN LUYỆN TOÁN ÔN LUYỆN TUẦN 15 I. Mục tiêu: Giúp HS: - Thực hiện được phép chia hai số có tận cùng là các chữ số 0. - Thực hiện được phép chia cho số có hai chữ số và vận dụng để tìm thành phần chưa biết trong phép tính nhân, tính giá trị của biểu thức, giải bài toán có lời văn. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu bài tập, bảng phụ. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Xì điện 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động thực hành: Bài 1: Hoạt động cặp đôi - Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi đọc và viết vào chỗ chấm kết quả của phép tính. - Lần lượt nêu cách thực hiện cho nhau nghe. - Gọi HS chữa bài, nhận xét. 17
- Bài 2: Hoạt động cặp đôi - Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi đặt tính rồi tính: 384 : 16; 925 : 37 - Lần lượt nêu cách làm một trong các phép tính đó cho nhau nghe. - Gọi HS chữa bài, nhận xét. Bài 3: Hoạt động cặp đôi - Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi đặt tính rồi tính: 1898 : 73; 12155 : 65 - Lần lượt nêu cách làm một trong các phép tính đó cho nhau nghe. - Gọi HS chữa bài, nhận xét. Bài 4: Hoạt động cặp đôi - Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi đặt tính rồi tính: 1036 : 57; 1257 : 46; 17854 : 28 - Lần lượt nêu cách làm một trong các phép tính đó cho nhau nghe. - Gọi HS chữa bài, nhận xét. Bài 5: Hoạt động cá nhân - Yêu cầu HS tìm x: x x 60 = 31800 x x 34 = 850 - Gọi HS chữa bài, nhận xét. Bài 6: Hoạt động cá nhân - Yêu cầu HS tự đặt tính rồi tính: 1348 : 24 10792 : 38 12636 : 78 - Gọi HS chữa bài, nhận xét. Bài 7: Hoạt động cá nhân - Yêu cầu HS tính giá trị các biểu thức: 12126 : 47 + 8574 237183 – 13775 : 29 - Gọi HS chữa bài, nhận xét. Bài 8: Hoạt động cá nhân - Yêu cầu HS đọc và giải bài toán trong sách ôn luyện. - Gọi HS chữa bài, nhận xét. * Đánh giá: - Phương pháp: Động não, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Nhận xét, quan sát, đánh giá, hướng dẫn động viên. - Tiêu chí: + Thực hiện được được phép chia hai số có tận cùng là các chữ số 0. + Thực hiện được phép chia cho số có hai chữ số. + Tính được giá trị của biểu thức, giải được bài toán có lời văn. IV. Hoạt động ứng dụng: Giải bài toán:Một phòng Giáo dục và Đào tạo nhận về 68 thùng hàng, mỗi thùng có 50 bộ Đồ dùng học Toán 4. Người ta chia số bộ đồ dùng đó cho 34 trường để phát cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Hỏi mỗi trường có nhiều nhất bao nhiêu bạn được hỗ trợ đồ dùng học toán? Tiết 4: ÔN LUYỆN TIẾNG VIỆT ÔN LUYỆN TUẦN 15 I. Mục tiêu: Giúp HS: 18
- - Đọc và hiểu bài Câu chuyện của giọt sương. Hiểu được ước mơ của giọt sương, tình bạn của giọt sương và bông sen. - Viết đúng từ chứa tiếng bắt đầu bằng tr/ch (hoặc tiếng có chứa các dấu hỏi/dấu ngã). - Tìm được tên một số trò chơi; sử dụng được câu hỏi phù hợp với tình huongs giao tiếp. - Lập được dàn ý cho bài văn tả một đồ vật mà em thích. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu học tập, bảng phụ. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Nếu có một điều ước, em sẽ ước điều gì? Vì sao? 3. Hoạt động thực hành: Bài 2: Hoạt động cả lớp Yêu cầu HS đọc bài “Câu chuyện của giọt sương” và trả lời các câu hỏi: - Giọt sương ước ao điều gì? - Vì sao giọt sương không nghỉ chân ở bên những đóa hoa rực rỡ trong vườn? - Chuyện gì đã xảy ra với giọt sương khi bình minh lên? - Vì sao bị bốc hơi nhưng giọt sương vẫn cảm thấy mình thật hạnh phúc? - Em hãy viết một câu nói về ý nghĩa của tình bạn trong cuộc sống. Bài 3: Hoạt động cá nhân a) Yêu cầu HS điền vào chỗ trống tr hoặc ch rồi tìm lời giải cho câu đó. - Chữa bài. b) Yêu cầu HS điền dấu hỏi hoặc ngã rồi tìm lời giải cho câu đó. - Chữa bài. Bài 4: Hoạt động cặp đôi - Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi: Quan sát và viết tên trò chơi dưới mỗi bức tranh. - Chữa bài. * Đánh giá: - Phương pháp: Động não, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Nhận xét, quan sát, đánh giá, hướng dẫn động viên. - Tiêu chí: + Hiểu bài Câu chuyện của giọt sương. + Làm được các bài tập có trong bài. IV. Hoạt động ứng dụng: - Em cần hỏi đường đến rạp chiếu phim, em sẽ hỏi thế nào nếu người em định hỏi là một bác lớn tuổi? Thứ 6 ngày 07 tháng 12 năm 2018 * Buổi sáng: Tiết 1: TẬP LÀM VĂN QUAN SÁT ĐỒ VẬT 19
- I. Mục tiêu: Giúp HS: - Biết cách quan sát đồ vật theo một trình tự hợp lí, bằng nhiều cách khác nhau; phát hiện được những đặc điểm phân biệt đồ vật này với đồ vật khác (nội dung ghi nhớ). - Dựa theo kết quả quan sát, biết lập dàn ý để tả một đồ chơi theo quen thuộc (mục III). - Có thái độ thích tìm tòi khi học môn văn. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ, phiếu học tập. - HS chuẩn bị đồ chơi. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: HS cả lớp cùng hát 1 bài tập thể để khởi động vào bài mới. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Tìm hiểu ví dụ Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu đề bài. - GV yêu cầu HS trình bày các đồ chơi đã mang theo lên bàn và quan sát chúng. - Gọi HS nêu cách mà các em vừa quan sát đồ chơi của mình. - GV nhận xét và cho HS đọc gợi ý ở SGK. - Cho HS áp dụng quan sát lại đồ chơi của HS. - Gọi HS trình bày những điều vừa quan sát đồ chơi của mình. Bài 2: - Theo em, khi quan sát đồ vật, cần chú ý những gì? Hoạt động 2: Ghi nhớ - Gọi HS đọc phần Ghi nhớ. * Đánh giá: - Phương pháp: Động não, vấn đáp, quan sát. - Kĩ thuật: Nhận xét, quan sát, đánh giá, hướng dẫn động viên. - Tiêu chí: + Biết quan sát đồ vật theo trình tự hợp lí, bằng nhiều cách khác nhau. + Phát hiện được những đặc điểm phân biệt đồ vật này với đồ vật khác. 4. Hoạt động thực hành: - Gọi HS đọc yêu cầu. GV viết đề bài trên bảng lớp. - Yêu cầu HS tự làm bài. Giúp đỡ những HS gặp khó khăn. - Gọi HS trình bày. Sửa lỗi dùng từ, diễn đạt cho từng HS. - Khen ngợi những HS lập dàn ý chi tiết đúng. IV. Hoạt động ứng dụng: - Khi quan sát đồ vật, cần chú ý những gì? - Dặn HS về nhà hoàn thành dàn ý, viết thành bài văn và tìm hiểu một trò chơi, một lễ hội ở quê em. 20
- Tiết 2: TOÁN CHIA CHO SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ (tt) I. Mục tiêu: Giúp HS: - Thực hiện được phép chia số có năm chữ số cho số có hai chữ số (chia hết, chia có dư). BTCL: 1. - Rèn tính cẩn thận. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu bài tập, bảng phụ. III. Hoạt động dạy học: 1.Khởi động: Trò chơi: Truyền điện. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Hướng dẫn HS trường hợp chia hết 10 105 : 43 = ? a. Đặt tính - HS đặt tính và làm vào vở nháp theo sự hướng dẫn của GV. b.Tìm chữ số đầu tiên của thương. c. Tìm chữ số thứ 2 của thương d. Tìm chữ số thứ 3 của thương e. Thử lại: lấy thương nhân với số chia phải được số bị chia. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS trường hợp chia có dư 26 345 : 35 = ? Tiến hành tương tự như trên (theo đúng 4 bước: Chia, nhân, trừ, hạ) - HS đặt tính rồi làm. Thử lại: lấy thương nhân với số chia rồi cộng với số dư phải được số bị chia. Lưu ý HS: Số dư luôn luôn nhỏ hơn số chia. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, động não. - Kĩ thuật: Nhận xét, quan sát, hướng dẫn động viên. - Tiêu chí: + Thực hiện được phép chia số có năm chữ số cho số có hai chữ số. 4. Hoạt động thực hành: Bài 1: Hoạt động cá nhân - HS làm bài vào vở. - HS giải thích cách làm. - Nhận xét. IV. Hoạt động ứng dụng: - Đặt tính rồi tính: 75480 : 75 12678 : 36 25407 : 57 Tiết 4: KỂ CHUYỆN KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC I. Mục tiêu: Giúp học sinh: 21
- - Hiểu nội dung chính của câu chuyện (đoạn truyện) đã kể. - Kể lại được câu chuyện (đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về đồ chơi của trẻ em hoặc những con vật gần gũi với trẻ em. - Chăm chú nghe cô, bạn kể câu chuyện và tự kể lại câu chuyện. II. Đồ dùng dạy học: - HS chuẩn bị những câu chuyện có nhân vật là đồ chơi hay những con vật gần gũi với em. - Bảng phụ. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: HS cả lớp cùng hát 1 bài tập thể để khởi động vào bài mới. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: - Gọi HS đọc đề bài. GV gạch dưới những chữ sau trong đề bài giúp HS xác định đúng yêu cầu, tránh kể chuyện lạc đề. - Gọi HS tiếp nối nhau đọc phần Gợi ý . + Đồ chơi của trẻ em hoặc những con vật gần gũi với trẻ em được biểu hiện như thế nào ? Lấy ví dụ một số truyện về đồ chơi của trẻ em hoặc những con vật gần gũi với trẻ em mà em biết . + Em đã nghe hoặc đã đọc câu chuyện của mình ở đâu ? -Yêu cầu HS đọc kĩ phần 3 và mẫu. 4. Hoạt động thực hành: a. Kể chuyện trong nhóm: HS kể chuyện theo nhóm, nhận xét, bổ sung cho nhau. + Bạn thích chi tiết nào trong câu chuyện ? Vì sao ? + Chi tiết nào trong truyện làm bạn cảm động nhất ? - HS nối tiếp nhau kể chuyện. HS tự trao đổi ý nghĩa câu chuyện. b. Kể chuyện trước lớp: - Vài HS thi kể lại toàn bộ câu chuyện. - Bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, hiểu câu chuyện nhất. * Đánh giá: - Phương pháp: Động não, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Nhận xét, quan sát, đánh giá, hướng dẫn động viên. - Tiêu chí: + Kể được câu chuyện bằng ngôn ngữ và cách diễn đạt của mình. +Thể hiện được điệu bộ, cử chỉ, nét mặt phù hợp với câu chuyện. + Hiểu được ý nghĩa câu chuyện. IV. Hoạt động ứng dụng: - Kể lại chuyện mà em nghe các bạn kể cho người thân nghe. - Nhắc HS luôn ham đọc sách. 22
- * Buổi chiều: Tiết 1: KHOA HỌC LÀM THẾ NÀO ĐỂ BIẾT CÓ KHÔNG KHÍ ? I. Mục tiêu: Giúp HS: - Biết xung quanh mọi vật và chỗ rỗng bên trong vật đều có không khí. - Làm thí nghiệm để nhận biết xung quanh mọi vật và chỗ rỗng bên trong vật đều có không khí. - Có ý thức bảo vệ bầu không khí. II. Đồ dùng dạy học: - Hình SGK, phiếu học tập. - Đồ dùng thí nghiệm theo nhóm: túi ni lông to, dây thun, kim. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Sắm vai Chia thành 2 nhóm, đưa ra tình huống để HS tự chia vai, chuẩn bị lời thoại và đưa ra cách giải quyết, HS lên trình diễn. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Thí nghiệm chứng minh không khí có ở quanh mọi vật Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn - GV chia nhóm và đề nghị các nhóm trưởng báo cáo về việc chuẩn bị các đồ dùng để quan sát và làm thí nghiệm. - GV yêu cầu các em đọc mục Thực hành trang 62 SGK để biết cách làm. Bước 2: - GV đi tới các nhóm để giúp đỡ. - HS làm thí nghiệm theo nhóm. - Cả nhóm cùng thảo luận và đưa ra giả thiết “xung quanh ta có không khí” - Làm thí nghiệm chứng minh Hai bạn trong nhóm có thể đi ra sân để chạy sao cho túi ni lông căng phồng hoặc có thể sử dụng túi ni lông nhỏ và làm cho không khí vào đầy túi ni lông rồi buộc chun lại ngay tại lớp Lấy kim đâm thủng túi ni lông đang căng phồng, quan sát hiện tượng xảy ra ở chỗ bị kim đâm và để tay lên đó xem có cảm giác gì? Bước 3: Trình bày. - GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả và giải thích về cách nhận biết không khí có ở xung quanh ta. - Nhóm trưởng báo cáo. - Kết luận. Hoạt động 2: Thí nghiệm chứng minh không khí có trong những chỗ rỗng của mọi vật Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn 23
- - GV chia nhóm và đề nghị các nhóm trưởng báo cáo về việc chuẩn bị các đồ dùng để làm những thí nghiệm này. - GV yêu cầu các em đọc mục Thực hành trang 63 SGK để biết cách làm. Bước 2: - GV đi tới các nhóm giúp đỡ. - HS làm thí nghiệm theo nhóm. - Cả nhóm cùng thảo luận đặt ra câu hỏi: + Có đúng là trong chai rỗng này không chứa gì? + Trong những lỗ nhỏ li ti của miếng bọt biển không chứa gì? - Làm thí nghiệm như gợi ý trong SGK: quan sát và mô tả hiện tượng khi mở nút chai rỗng đang bị nhúng chìm trong nước và hiện tượng khi nhúng miếng bọt biển khô vào nước. Bước 3: Trình bày - GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả và giải thích tại sao các bọt khí lại nổi lên trong cả 2 thí nghiệm trên. - Đại diện nhóm báo cáo kết quả. - GV nhận xét, kết luận. * Đánh giá: - Phương pháp: Động não, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Nhận xét, phân tích, đánh giá, hướng dẫn động viên. - Tiêu chí: + Biết được nguyên nhân làm nước ở sông, hồ, kênh,biển bị ô nhiễm. + Nêu được tác hại của việc sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm đối với sức khoẻ con người. 4. Hoạt động thực hành: * Hệ thống hoá kiến thức về sự tồn tại của không khí - GV lần lượt nêu các câu hỏi cho HS thảo luận. - Lớp không khí bao quanh Trái Đất được gọi là gì? Được gọi là khí quyển. IV. Hoạt động ứng dụng: - Thế nào là khí quyển? - Tìm ví dụ chứng tỏ không khí có ở xung quanh ta và không khí có trong những chỗ rỗng của mọi vật. Tiết 2: ĐỊA LÍ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ (tt) I. Mục tiêu: Giúp HS: - Biết đồng bằng Bắc Bộ có hàng trăm nghề thủ công truyền thống: dệt lụa , sản xuất đồ gấm, chiếu cói, chạm bạc, đồ gỗ , - Dựa vào ảnh mô tả về cảnh chợ phiên. 24
- - Tôn trọng các thành quả lao động của người dân và truyền thống văn hoá của dân tộc. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh, ảnh về nghề thủ công, chợ phiên ở đồng bằng Bắc Bộ III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Ai chỉ đúng. Chuẩn bị các lá thăm có ghi các địa danh,HS lên bốc lá thăm nào thì sẽ chỉ địa danh đó trên bản đồ. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Nơi có hàng trăm nghề thủ công - Cho HS các nhóm dựa vào tranh, ảnh SGK và vốn hiểu biết của bản thân, thảo luận theo gợi ý sau: + Em biết gì về nghề thủ công truyền thống của người dân ĐB Bắc Bộ? + Thế nào là nghệ nhân của nghề thủ công? - HS đại diện các nhóm trình bày kết quả. - Nhận xét và nói thêm về một số làng nghề và sản phẩm thủ công nổi tiếng của ĐB Bắc Bộ. - Để tạo nên một sản phẩm thủ công có giá trị, những người thợ thủ công phải lao động rất chuyên cần và trải qua nhiều công đoạn sản xuất khác nhau theo một trình tự nhất định. - GV cho HS quan sát các hình về sản xuất gốm ở Bát Tràng và trả lời câu hỏi : + Quan sát các hình trong SGK em hãy nêu thứ tự các công đoạn tạo ra sản phẩm gốm. (dành học sinh trên chuẩn) - Nhận xét, kết luận: Nói thêm một công đoạn quan trọng trong quá trình sản xuất gốm là tráng men cho sản phẩm gốm. Tất cả các sản phẩm gốm có độ bóng đẹp phụ thuộc vào việc tráng men. - Yêu cầu HS kể về các công việc của một nghề thủ công điển hình của địa phương nơi em đang sống. Hoạt động 2: Chợ phiên - Cho HS dựa vào SGK, tranh, ảnh để thảo luận các câu hỏi + Em hãy kể về chợ phiên ở đồng bằng Bắc Bộ? (hoạt động mua bán, ngày họp chợ, hàng hóa bán ở chợ). + Mô tả về chợ theo tranh, ảnh: Chợ nhiều người hay ít người? Trong chợ có những loại hàng hóa nào? - Giúp HS hoàn thiện câu trả lời. - Ngoài các sản phẩm sản xuất ở địa phương, trong chợ còn có nhiều mặt hàng được mang từ các nơi khác đến để phục vụ cho đời sống, sản xuất của người dân. * Đánh giá: - Phương pháp: Động não, vấn đáp, quan sát, thảo luận nhóm. 25
- - Kĩ thuật: Nhận xét, phân tích, đánh giá, hướng dẫn động viên. - Tiêu chí: + Biết đồng bằng Bắc Bộ có hàng trăm nghề thủ công truyền thống. + Biết sử dụng tranh ảnh mô tả về cảnh chợ phiên. IV. Hoạt động ứng dụng: - Kể về các công việc của một nghề thủ công điển hình của địa phương nơi em đang sống. - Em hãy kể về chợ phiên ở đồng bằng Bắc Bộ? Tiết 3: SINH HOẠT TẬP THỂ I. Mục tiêu: - HS biết được những ưu điểm, những hạn chế về các mặt trong tuần 15. - Biết đưa ra biện pháp khắc phục những hạn chế của bản thân. - Giáo dục HS thái độ học tập đúng đắn, biết nêu cao tinh thần tự học, tự rèn luyện bản thân. II. Đánh giá tình hình tuần qua: 1. Khởi động: -Cho HS chơi trò chơi. + HS chơi trò chơi. 2. Nhận xét, đánh giá tình hình hoạt động trong tuần: - Yêu cầu lớp trưởng lên điều hành lớp. + Lớp trưởng lên điều hành lớp. + Các nhóm lên báo cáo tình hình. - GV nhận xét. 3. Phương hướng tuần 16: - Tiếp tục duy trì mọi hoạt động như tuần 15. - Giúp đỡ một số em yếu về tính toán: Huy, Tâm, Thanh Danh, Triệu Châu, - Bồi dưỡng HSG và một số em viết chữ đẹp: Ngọc, Vy, Hoa, Huyền, Trọng, - Nhắc nhở các em một số công việc trong tuần. + Không làm việc riêng trong giờ học. + Tích cực phát biểu bài và chú ý nghe giảng. + Làm bài và có ý thức chuẩn bị bài. + Trực nhật vệ sinh khu vực và trong lớp sạch sẽ. + Tưới nước, nhổ cỏ và chăm sóc hoa. Kí duyệt giáo án ngày 03 tháng 12 năm 2018 PHT Trần Thị Mỹ Dạ 26