Đề thi vào 10 môn Sinh học 9 - Trường THCS TT Trâu Quỳ

docx 9 trang thienle22 4740
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi vào 10 môn Sinh học 9 - Trường THCS TT Trâu Quỳ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_vao_10_mon_sinh_hoc_9_truong_thcs_tt_trau_quy.docx

Nội dung text: Đề thi vào 10 môn Sinh học 9 - Trường THCS TT Trâu Quỳ

  1. UBND HUYỆN GIA LÂM MA TRẬN ĐỀ THI VÀO 10 TRƯỜNG THCS TT TRÂU QUỲ MÔN: SINH VẬT 9 Thời gian: 60 phút Năm học 2019-2020 Chủ đề Các mức độ cần đánh giá Nhận biết Thông Vận Vận Tổng hiểu dụng dụng cao TN TL TN TL TN TL TN TL Số Số Tỉ lệ câu điểm % 1 – Các TN Số câu 2 1 1 4 của Menđen Điểm 0.5 0.25 0.25 1 10% 2 – Nhiễm Số câu 2 2 1 1 6 sắc thể Điểm 0.5 0,5 0.25 0.25 1,5 15% 3 – ADN và Số câu 2 2 2 1 7 gen Điểm 0.5 0.5 0.5 0.25 1.75 17.5% 4 - Biến dị Số câu 2 2 2 6 15% Điểm 0,5 0.5 0.5 1,5 5 - Di truyền Số câu 2 1 3 7.5% học người Điểm 0.5 0.25 0.75 6 - Sinh vật Số câu 2 1 3 và môi Điểm 0.5 0.25 7.5% 0.75 trường 7 - Ứng Số câu 2 2 dụng di Điểm 0,25 0,5 5% truyền học 8 - Hệ sinh Số câu 2 1 3 7.5% thái Điểm 0.5 0.25 0.75 9 - Con Số câu 2 1 3 người, dân Điểm 0,25 0,25 0,75 7,5% số và môi trường 10 – Bảo vệ Số câu 2 1 3 7.5% môi trường Điểm 0.5 0.25 0.75 Số câu 20 10 6 4 40 Tổng Điểm 5 2,5 1.5 1 10 Tỉ lệ % 50% 25 15 10 100% % % %
  2. UBND HUYỆN GIA LÂM ĐỀ THI VÀO 10 TRƯỜNG THCS TT TRÂU QUỲ MÔN: SINH HỌC 9 Thời gian làm bài: 60 phút (không kể thời gian giao đề) Mã đề thi:001 NĂM HỌC 2019-2020 Mã đề thi:01 Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng: Câu 1: Trong phương pháp nghiên cứu của Menđen không có nội dung nào sau đây? A. Dùng toán thống kê để phân tích các số liệu thu được, từ đó rút ra quy luật di truyền các tính trạng đó của bố mẹ cho các thế hệ sau. B. Kiểm tra độ thuần chủng của bố mẹ trước khi đem lai. C. Lai các cặp bố mẹ thuần chủng khác nhau về một hoặc vài cặp tính trạng tương phản, rồi theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng đó trên con cháu của từng cặp bố mẹ. D. Lai phân tích cơ thể lai F3. Câu 2: Ở đậu Hà Lan, gen A quy định thân cao, gen a quy định thân thấp. Cho lai cây thân cao với cây thân thấp, F1 thu được 51% cây thân cao : 49% cây thân thấp.Kiểu gen của phép lai trên là: A. P: AA x aa. C. P: Aa x Aa. B. P: AA x Aa. D. P: Aa x aa. Câu 3: Khi lai đậu Hà Lan thuần chủng hạt vàng, trơn và hạt xanh, nhăn với nhau thu được F1 đều hạt vàng, trơn. Khi cho F1 tự thụ phấn thì tỉ lệ kiểu hình xanh, trơn ở F2 là: A. 9/16 B. 3/16 C. 8/16 D. 1/16 Câu 4: Phép lai tạo ra con lai đồng tính (chỉ xuất hiện duy nhất 1 kiểu hình) là: A. AABb x AABb B. AaBB x Aabb C. AAbb x aaBB D. Aabb x aabb Câu 5: Ở ruồi giấm 2n = 8. Một tế bào ruồi giấm đang ở kì sau của nguyên phân. Số NST trong tế bào đó là: A. 4 NST B. 8 NST C. 16 NST D. 32 NST Câu 6: Ở cà chua 2n = 24. Số NST có trong một tế bào của cà chua khi đang ở kì sau của nguyên phân là: A. 12 NST B. 24 NST C. 36 NST D. 48 NST Câu 7: Tên gọi của phân tử ADN là A. Axit đêôxiribônuclêic B. Axit nuclêic C. Axit ribônuclêic D. Nuclêôtit Câu 8: Có 1 phân tử ADN tự nhân đôi 3 lần thì số phân tử ADN được tạo ra là: A. 5 B. 6 C. 7 D. 8 Câu 9: Trong mỗi phân tử ADN con được tạo ra từ sự nhân đôi thì: A. Cả 2 mạch đều nhận từ ADN mẹ B. Cả 2 mạch đều được tổng hợp từ nuclêôtit môi trường C. Có nửa mạch được tổng hợp từ nuclêôtit môi trường D. Có 1 mạch nhận từ ADN mẹ Câu 10: Điều đúng khi nói về đặc điểm cấu tạo của ARN là: A. Cấu tạo 2 mạch xoắn song song B. Cấu tạo gồm 2 mạch thẳng C. Gồm có 4 loại đơn phân là A, T, G, X D. Kích thước và khối lượng nhỏ hơn so với phân tử ADN Câu 11: Đặc điểm chung về cấu tạo của ADN, ARN và prôtêin là: A. Là đại phân tử, có cấu tạo theo nguyên tắc đa phân. B. Có kích thước và khối lượng bằng nhau C. Đều được cấu tạo từ các nuclêôtit
  3. D. Đều được cấu tạo từ các axit amin Câu 12: Thành phần nào sau đây không tham gia trực tiếp trong quá trình dịch mã (hình thành chuỗi axit amin)? A. mARN B. tARN C. Ribôxôm D. ADN Câu 13: Nguyên liệu trong môi trường nội bào được sử dụng trong quá trình tổng hợp prôtêin là: A. Protein histon C. Axit amin B. Axit nuclêic D. Các nuclêôtit Câu 14: Trong quá trình dịch mã, ribôxôm chuyển dịch trên phân tử mARN theo từng nấc, mỗi nấc ứng với độ dài: A. 10,2 Å B. 3,4 Å C. 20 Å D. 34 Å Câu 15: Trâu, bò, ngựa, thỏ, đều ăn cỏ nhưng lại có prôtêin và các tính trạng khác nhau do: A. bộ máy tiêu hoá của chúng khác nhau. B. chúng có ADN khác nhau về trình tự sắp xếp các nuclêôtit. C. cơ chế tổng hợp prôtêin khác nhau. D. có quá trình trao đổi chất khác nhau. Câu 16: Điều nào dưới dây không đúng khi nói về đột biến gen? A. Đột biến gen luôn gây hại cho sinh vật vì làm biến đổi cấu trúc của gen. B. Đột biến gen có thể làm cho sinh vật ngày càng đa dạng, phong phú. C. Đột biến gen là nguồn nguyên liệu cho chọn giống và tiến hoá. D. Đột biến gen có thể có lợi, có hại hoặc trung tính. Câu 17: Đột biến gen có những điểm nào giống biến dị tổ hợp? A. Đều thay đổi về cấu trúc gen. B. Đều cung cấp nguyên liệu cho quá trình chọn giống và tiến hoá. C. Đều là biến dị di truyền. D. B và C đều đúng. Câu 18: Nguyên nhân gây ra đột biến gen là: A. Các tác nhân vật lý trong ngoại cảnh (tia phóng xạ, tia tử ngoại, sốc nhiệt ) B. Các tác nhân hóa học trong ngoại cảnh như các hóa chất độc hại (đioxin, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ ) C. Các rối loạn sinh lý, sinh hóa của tế bào. D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 19: Trường hợp gen cấu trúc bị đột biến thay thế một cặp A - T bằng một cặp G - X thì số liên kết hiđrô trong gen sẽ ra sao? A. giảm 1. B. giảm 2. C. tăng 1. D. tăng 2 Câu 20: Các dạng đột biến cấu trúc của NST được gọi là: A. Mất đoạn, lặp đoạn, thêm đoạn. B. Mất đoạn, chuyển đoạn, thêm đoạn. C. Mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn D. Mất đoạn, chuyển đoạn, đảo đoạn. Câu 21: Cơ chế phát sinh đột biến cấu trúc NST là do tác động của các tác nhân gây đột biến, dẫn đến: A. Phá vỡ cấu trúc NST B. Gây ra sự sắp xếp lại các đoạn trên NST C. NST gia tăng số lượng trong tế bào D. Cả A và B đều đúng Câu 22: Kí hiệu bộ NST nào sau đây dùng để chỉ có thể 3 nhiễm? A. 2n + 1 B. 2n - 1 C. 2n + 2 D. 2n – 2 Câu 23: Môi trường sống của sinh vật là nơi A. sinh vật kiếm ăn và làm chỗ ở như trong nước, mặt đất, trong không khí. B. sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả những gì bao quanh chúng. C. sinh vật sinh trưởng, phát triển và sinh sản.
  4. D. sinh vật tìm kiếm thức ăn, nước uống ở trên mặt đất, trong nước. Câu 24: Khi nói về ảnh hưởng của môi trường tới quần thể sinh vật, những phát biểu nào sau đây đúng? (1) Các điều kiện sống của môi trường thay đổi ảnh hưởng tới số lượng cá thể của quần thể . (2) Khi khí hậu phù hợp, nguồn thức ăn dồi dào, nơi ở rộng rãi, số lượng cá thể trong quần thể tăng cao. (3) Điều kiện sống càng tốt, số lượng cá thể càng đông, do vậy khu phân bố của quần thể được mở rộng. (4) Khi số lượng cá thể tăng quá cao, nguồn thức ăn trở nên khan hiếm, nơi ở và nơi sinh sản chật chội thì nhiều cá thể sẽ bị chết. (5) Mật độ quần thể được điều chỉnh ở mức cân bằng. A. (1), (2), (3) và (4). B. (1), (3), (4) và (5). C. (1), (2), (4) và (5). D. (2), (3), (4) và (5). Câu 25: Biện pháp nào sau đây giúp hạn chế ô nhiễm môi trường không khí? A. Sử dụng năng lượng Mặt Trời. B. Sử dụng năng lượng từ than đá và dầu mỏ. C. Tăng cường phát triển sản xuất công nghiệp. D. Mở rộng diện tích đất nông nghiệp. Câu 26: Nhóm nào sau đây gồm toàn tài nguyên năng lượng vĩnh cửu? A. Tài nguyên đất, năng lượng gió, khí đốt thiên nhiên. B. Khí đốt thiên nhiên, dầu lửa, than đá. C. Tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên sinh vật. D. Năng lượng gió, bức xạ Mặt Trời, năng lượng thủy triều. Câu 27: Hiện nay, ô nhiễm môi trường chủ yếu là do A. ảnh hưởng của bức xạ Mặt Trời. C. hoạt động của con người B. hoạt động của núi lửa.D. hoạt động của sinh vật (trừ con người). Câu 28: Câu có nội dung đúng trong các câu sau đây là: A. Sinh vật, nước là tài nguyên không tái sinh. B. Than đá là nguồn năng lượng sạch và không gây ô nhiễm. C. Kim loại, dầu mỏ là tài nguyên tái sinh. D. Dầu mỏ, khí đốt đang ngày càng ít do con người đã khai thác quá nhiều. Câu 29: Tự thụ phấn và giao phối gần gây ra hiện tượng thoái hóa nhưng vẫn được sử dụng trong chọn giống vì: A. Là một biện pháp quan trọng không thể thiếu trong chăn nuôi, trồng trọt. B. Tạo ra giống mới để góp phần phát triển chăn nuôi và trồng trọt. C. Để củng cố và duy trì một số tính trạng mong muốn, tạo dòng thuần. D. Tạo ra nhiều biến dị và tổ hợp đột biến mới. Câu 30: Giao phối cận huyết là: A. Giao phối giữa các cá thể khác bố mẹ. B. Giao phối giữa các cá thể có cùng bố mẹ hoặc giữa bố mẹ với con cái. C. Lai giữa các cây có cùng kiểu gen. D. Giao phối giữa các cá thể có kiểu gen khác nhau. Câu 31: Ô nhiễm phóng xạ chủ yếu là từ những nguồn nào sau đây? (1) Chất thải của công trường khai thác chất phóng xạ. (2) Các nhà máy điện nguyên tử. (3) Thủng tầng ôzôn. (4) Những vụ thử hạt nhân. A. (1), (2) và (3) B. (1), (3) và (4). C. (2), (3) và (4 D. (1), (2) và (4). Câu 32: Biện pháp xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia có hiệu quả chính nào sau đây? A. Phục hồi các hệ sinh thái đã bị thoái hóa. B. Góp phần bảo vệ các hệ sinh thái quan trọng, giữ cân bằng sinh thái, bảo vệ nguồn gen sinh vật.
  5. C. Tăng cường công tác trồng rừng. D. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường của người dân. Câu 33: Những biện pháp nào sau đây giúp cải tạo và bảo vệ môi trường? (1) Xây dựng nhiều khu chung cư cao tầng và trồng nhiều cây xanh xung quanh. (2) Hạn chế phát triển dân số, kiểm soát các nguồn chất thải gây ô nhiễm. (3) Bảo vệ các loài sinh vật, phục hồi và trồng rừng mới, sử dụng hiệu quả tài nguyên. (4) Cải tạo nhiều giống cây trồng, vật nuôi để tăng năng suất và giúp cải tạo đất. A. (1), (2) và (3). B. (1), (3) và (4). C. (1), (2) và (4) D. (2), (3) và (4). Câu 34: Để góp phần bảo vệ rừng, điều không nên là: A. Kết hợp khai thác hợp lý với quy hoạch phục hồi và tái sinh rừng. B. Chấp hành tốt các quy định về bảo vệ rừng. C. Tiếp tục trồng cây gây rừng, chăm sóc rừng hiện có. D. Khai thác sử dụng nhiều hơn nữa cây rừng và thú rừng. Câu 35: Hiện tượng đàn trâu rừng ban đêm ngủ cả đàn quây thành vòng tròn, con non, con già ở giữa phản ánh mối quan hệ A. hội sinh. B. hỗ trợ cùng loài. C. cộng sinh. D. hợp tác. Câu 36: Biện pháp nào sau đây không có tác dụng hạn chế ô nhiễm môi trường không khí? A. Tạo bể lắng và lọc nước thải. B. Sử dụng nguồn năng lượng sạch. C. Xây dựng công viên cây xanh, trồng cây gây rừng. D. Lắp đặt hệ thống thiết bị lọc khí cho các nhà máy. Câu 37: Điểm khác biệt cơ bản nhất giữa quần xã và quần thể là A. số lượng loài. B. khả năng thích nghi. C. thời gian tồn tại. D. không gian sống. Câu 38: Việc sử dụng các loại thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, diệt nấm không đúng cách và dùng quá liều lượng sẽ A. tác động bất lợi tới toàn bộ hệ sinh thái và ảnh hưởng tới sức khỏe con người. B. làm ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm gây ảnh hưởng xấu đến động vật. C. làm ô nhiễm môi trường đất và cằn cỗi đất, ảnh hưởng xấu đến thực vật. D. tiêu diệt nhiều loài động vật và thực vật trên Trái Đất Câu 39: Nguyên nhân chủ yếu gây ra đột biến cấu trúc NST là: A. Các tác nhân vật lý trong ngoại cảnh (tia phóng xạ, tia tử ngoại, sốc nhiệt ) B. Các tác nhân hoá học trong ngoại cảnh như các hoá chất độc hại (điôxin, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ ) C. Các rối loạn sinh lý, sinh hoá của tế bào. D. Cả a và b. Câu 40: Đột biến làm biến đổi cấu trúc của NST được gọi là: A. Đột biến gen B. Đột biến cấu trúc NST C. Đột biến số lượng NST D. Cả A và C
  6. UBND HUYỆN GIA LÂM ĐỀ THI VÀO 10 TRƯỜNG THCS TT TRÂU QUỲ MÔN: SINH HỌC 9 Thời gian làm bài: 60 phút (không kể thời gian giao đề) Mã đề thi:001 NĂM HỌC 2019-2020 Mã đề thi:02 Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng: Câu 1: Hai trạng thái biểu hiện trái ngược nhau của cùng một tính trạng gọi là: A. Tính trạng B. Cặp tính trạng tương phản C. Kiểu gen D. Kiểu hình Câu 2: Theo Menđen, tính trạng đến F2 mới được biểu hiện được gọi là: A. Tính trạng trội B. Tính trạng trung gian C. Tính trạng lặn D. Tính trạng tương ứng Câu 3: Qui luật phân li độc lập được menđen phát hiện trên cơ sở thí nghiệm: A. Phép lai một cặp tính trạng B. Phép lai hai cặp tính trạng C. Phép lai ba cặp tính trạng D. Phép lai nhiều cặp tính trạng Câu 4: Thế nào là thể dị hợp ? A. Các cặp gen trong tế bào cơ thể đều giống nhau. B. Kiểu gen chứa cặp gen gồm 2 alen tương ứng giống nhau, hoặc khác nhau. C. Kiểu gen chứa các cặp gen gồm 2 gen tương ứng giống nhau. D.Kiểu gen chứa cặp gen gồm 2 gen tương ứng khác nhau. Câu 5: Ở cà chua, gen A qui định quả đỏ, gen a qui định quả vàng. Khi cho cây cà chua quả đỏ thuần chủng lai với cà chua quả vàng, thì thu được kết quả F1: A. Toàn quả vàng B. Toàn quả đỏ C. 1 quả đỏ : 1 quả vàng D. 3 quả đỏ : 1 quả vàng Câu 6: Sự tự nhân đôi của NST xảy ra ở kì nào của chu kì tế bào: A. Kì đầu B. Kì giữa C. Kì sau D. Kì trung gian Câu 7: NST đóng xoắn cực đại, có hình ảnh đặc trưng xảy ra ở kì nào của chu kì tế bào ? A. Kì đầu B. Kì giữa C. Kì sau D. Kì cuối Câu 8: Một tế bào ruồi giấm (2n = 8) đang ở kì sau của nguyên phân thì có bao nhiêu NST ? A. 8 B. 16 C. 32 D. 64 Câu 9: Kết quả quá trình phát sinh giao tử đực từ 1 tinh nguyên bào bậc I tạo ra: A. 1 Tinh trùng B. 2 Tinh trùng C. 3 Tinh trùng D. 4 Tinh trùng Câu 10: Trong quá quá trình phát sinh giao tử, từ 4 tế bào sinh trứng sẽ tạo ra: A. 4 Trứng B. 8 Trứng C. 12 Trứng D. 16 Trứng Câu 11: Đơn phân cấu tạo nên ADN là? A. Nucleotit B. Axit amin C. Axit ribonucleic D. Axit đêôxiribonucleic Câu 12: Tên gọi đầy đủ của ARN là gì? A. Nucleotit B. Axit phôtphoric C. Axit ribonucleic D. Axit đêôxiribonucleic Câu 13: Phân tử ADN được cấu tạo như thế nào ? A. 1 mạch đơn xoắn lại B. 1 mạch đơn thẳng C. 2 mạch đơn song song xoắn đều quanh 1 trục D. 2 mạch đơn thẳng Câu 14: Đột biến gen là biến đổi về: A. Cấu tạo của NST B. Số lượng của NST C. Số lượng của gen D. Cấu trúc của gen Câu 15: Đặc điểm chung về cấu tạo của ADN, ARN, và protein là gì ? A. Có kích thước và khối lượng bằng nhau B. Đều được tạo từ các nucleotit C. Đều được tạo từ các Axit amin D. Là đại phân tử có cấu tạo theo nguyên tắc đa phân Câu 16: Chuỗi axit amin có trong 1 phân tử protein có cấu trúc bậc 4 là bao nhiêu ? A. 1 chuỗi B. 2 chuỗi C. 3 chuỗi D. 2 hay nhiều chuỗi Câu 17: Đột biến cấu trúc nào sau đây gây ra bệnh ung thư máu ở người ?.
  7. A. Mất đoạn trên NST số 21 B. Lặp đoạn trên NST số 21 C. Chuyển đoạn từ NST số 21 sang NST số 23 D. Đảo đoạn trên NST giới tính X Câu 18: Người có công mô tả chính xác mô hình cấu trúc không gian của phân tử ADN đầu tiên là ai ? A. Moocgan B. Oatxon và Cric C. Menđen D. Moocgan và Menđen Câu 19: Thường biến là gì ? A. Là những biến đổi có liên quan đến nhân đôi NST B. Là những biến đổi có liên quan đến nhân đôi ADN. C. Là loại biến dị di truyền. D. Là loại biến dị không di truyền. Câu 20: Người bị bệnh Tơcnơ có hiện tượng gì ? A. Thừa 1 NST số 21 B. Thừa 1 NST giới tính X C. Thiếu 1 NST số 21 D. Thiếu 1 NST giới tính X Câu 21: Một đoạn gen có trật tự các nucleotit trên một mạch như sau: - T - X – X – A – G – T – G – A – X – X – A – G – Đoạn trên có bao nhiêu nucleotit mỗi loại ? A. A = T = 5 (nu); G = X =7 (nu) B. A = T = 3 (nu); G = X =5 (nu) C. A = T = 4 (nu); G = X =6 (nu) D. A = T = 2 (nu); G = X =4 (nu) Câu 22: Kiểu gen nào dưới đây tạo được 1 giao tử ? A. Aabb B. AAbb C. AABb D. AaBB Câu 23: Di truyền liên kết là hiện tượng di truyền nào sau đây ? A. Các tính trạng độc lập với nhau B. Các tính trạng phụ thuộc vào nhau C. Các gen trội lấn át hoàn toàn gen lặn D. Các gen trội át không hoàn toàn gen lặn Câu 24: Vì sao ở các sinh vật có hiện tượng di truyền lien kết gen ? A. Số NST luôn ít hơn số gen vốn có B. Số NST bằng số gen C. Số lượng NST thường xuyên thay đổi D. Số NST luôn nhiều hơn số gen Câu 25: Ở ruồi giấm có bộ NST (2n = 8 ). Hỏi ở kì giữa của nguyên phân số lượng NST đơn là bao nhiêu ? A. 0 NST đơn B. 8 NST đơn C. 16 NST D. 32 NST Câu 26:Ở lúa nước( 2n = 24). Hỏi ở kì sau của giảm phân I số lượng NST kép là bao nhiêu ? A. 8 B. 12 C. 16 D. 24 Câu 27: Đặc điểm nào sau đây không được xem là điểm đặc trưng của quần thể? A. Thành phần nhóm tuổi của các cá thể. B. Tỉ lệ giới tính của các cá thể trong quần thể. C. Thời gian hình thành của quần thể. D. Mật độ của quần thể. Câu 28: Nhóm thực vật nào dưới đây gồm toàn cây ưa bóng? A. Cây lan ý, cây kim tiền phát, cây ổi. B. Cây dương xỉ, cây rêu, cây lưỡi hổ. C. Cây xương rồng, phong lan, vạn niên thanh. D. Cây phát lộc, cây thông, cây phượng. Câu 29: Những cây sống ở vùng ôn đới, về mùa đông thường có hiện tượng: A. Cây rụng nhiều lá. B. Tăng cường ôxi hóa chất để tạo năng lượng giúp cây chống lạnh. C. Hoạt động quang hợp và tạo chất hữu cơ tăng lên. D. Tăng cường hoạt động hút nước và muối khoáng. Câu 30: Nhóm nào dưới đây gồm toàn sinh vật hằng nhiệt? A. Nấm, thỏ, ếch, vi khuẩn. B. Rắn, thằn lằn, voi. C. Bò, cừu, ngựa, sư tử. D. Ruồi giấm, ếch, cá. Câu 31: Nhóm sinh vật nào sau đây sống trong môi trường nước? A. Khỉ, bồ nông, cá chép. B. Cá chép, cá voi, bạch tuộc. C. Cá heo, hải quỳ, lạc đà. D. Cá chuồn, cá sấu, hổ. Câu 32: Tự thụ phấn là hiện tượng thụ phấn xảy ra giữa:
  8. A. Hoa đực và hoa cái trên cùng một cây. B. Hoa đực và hoa cái của các cây khác nhau nhưng mang kiểu gen giống nhau. C. Hoa đực và hoa cái của các cây khác nhau. D. Hoa đực và hoa cái của các cây khác nhau và mang kiểu gen khác nhau. Câu 33: Cá rô phi có giới hạn nhiệt độ từ 5 - 420 C và sinh sống tốt nhất ở 300 C. Điều nào sau đây không đúng đối với cá rô phi? A. Cá rô phi yếu dần và chết khi nhiệt độ xuống dưới 50 C. B. Giới hạn chịu đựng của cá rô phi là từ 5 - 420 C. C. Cá rô phi yếu dần và chết khi nhiệt độ lên cao quá 420 C. D. Điểm cực thuận về nhiệt độ của cá rô phi là 320 C. Câu 34: Loài động vật nào sau đây thường kiếm ăn ban đêm? A. Cú mèo. B. Bò. C. Trâu. D. Cừu. Câu 35: Những đặc điểm đều có ở quần thể người và quần thể sinh vật khác là: A. Giới tính, sinh sản, hôn nhân, văn hóa. B. Giới tính, lứa tuổi, mật độ, sinh và tử. C. Văn hóa, giáo dục, mật độ, sinh và tử. D. Hôn nhân, giới tính, mật độ. Câu 36: Loài nào dưới đây có tập tính kiếm ăn vào ban ngày? A. Cáo. B. Chuột. C. Cú mèo. D. Gà. Câu 37: Nhóm nào sau đây gồm toàn các nhân tố hữu sinh? A. Cây cỏ, cây gỗ, chim, cá, nấm. B. Độ dốc của đất, động vật, con người. C. Nước, ánh sáng, tầng thảm mục. D. Cây gỗ, bò sát, áp suất, độ ẩm. Câu 38: Hệ sinh thái bao gồm các thành phần là: A. Sinh vật sản xuất và sinh vật phân giải. B. Thành phần không sống và sinh vật. C. Sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải. D. Sinh vật sản xuất và sinh vật tiêu thụ. Câu 39: Giữa các cá thể cùng loài, sống trong cùng một khu vực có các biểu hiện quan hệ là: A. Quan hệ hỗ trợ và quan hệ cạnh tranh. B. Quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối địch. C. Quan hệ cạnh tranh và quan hệ đối địch. D. Quan hệ cạnh tranh và quan hệ ức chế. Câu 40: Nhóm nào dưới đây gồm toàn động vật biến nhiệt? A. Châu chấu, mực, cá chép. B. Chim én, linh cẩu, mèo. C. Voi, linh dương, hổ. D. Chó sói, báo, hươu cao cổ.
  9. Sở GD & ĐT Hà Nội ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM THI VÀO 10 NĂM HỌC 2019-2020 MÔN: SINH HỌC I/. Biểu điểm: 0,25 điểm/câu x 40 câu = 10 điểm Mã đề thi:001 01 02 1 D B 2 C A 3 B A 4 C D 5 C B 6 D D 7 A B 8 D B 9 D D 10 D D 11 A A 12 D C 13 C C 14 A D 15 B D 16 A D 17 D A 18 D B 19 C D 20 C B 21 D C 22 A B 23 B B 24 C A 25 A C 26 D D 27 C C 28 D B 29 C A 30 B C 31 D B 32 B A 33 D D 34 D A 35 B B 36 A A 37 A A 38 D B 39 D A 40 D A