Đề thi tuyển sinh vào THPT môn Sinh học 9 (Đề 1) - Trường THCS TT Yên Viên

docx 7 trang thienle22 5990
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh vào THPT môn Sinh học 9 (Đề 1) - Trường THCS TT Yên Viên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_tuyen_sinh_vao_thpt_mon_sinh_hoc_9_de_1_truong_thcs_t.docx

Nội dung text: Đề thi tuyển sinh vào THPT môn Sinh học 9 (Đề 1) - Trường THCS TT Yên Viên

  1. TRƯỜNG THCSTT YÊN VIÊNĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO THPT Hs: MÔN: SINH HỌC 9 THỜI GIAN: 60 phút ĐỀ 1 Câu 1: Bộ nhiễm sắc thể chứa các cặp nhiễm sắc thể tương đồng được gọi là: A. Cặp NST giới tính. D. Cặp NST thường. B. Bộ NST đơn bội (n NST). C. Bộ NST lưỡng bội (2n NST). Câu 2: Lai kinh tế là phép lai A.cặp vật nuôi bố mẹ thuộc hai giống có phẩm chất khác nhau, rồi dùng con lai F1 làm sản phẩm. B. giữa hai cá thể thuộc dòng thuần với cơ thể dị hợp. C. giữa hai dòng đã bị thoái hoá để khôi phục các tính trạng tốt vốn có. D. giữa cặp vật nuôi bố mẹ thuộc hai dòng thuần khác nhau, rồi dùng con lai F1 làm sản phẩm Câu 3: Một loài thực vật có bộ NST lưỡng bội 2n=24. Trong mỗi tế bào sinh dưỡng của thể tứ bội phát sinh từ loài này có số lượng NST là A . 26 B. 28. C. 48. D. 96. Câu 4: Yếu tố nào ảnh hưởng tới sự phân hóa giới tính trong đời cá thể? A. Sự kết hợp các NST trong hình thành giao tử và hợp tử. B. Các nhân tố môi trường trong và ngoài tác động trực tiếp hay gián tiếp lên sự phát triển cá thể. C. Sự chăm sóc, nuôi dưỡng của bố mẹ. D. Thời điểm hình thành hợp tử. Câu 5: Hậu quả dẫn đến từ sự gia tăng dân số quá nhanh là: A. Thiếu lương thực, thiếu nơi ở, trường học và bệnh viện B. Nguồn tài nguyên ít bị khai thác hơn C. Trẻ được hưởng các điều kiện để học hành tốt hơn. D. Điều kiện sống của người dân được nâng cao hơn Câu 6: Thế nào là hiện tượng dị bội? A. Là hiện tượng tăng số lượng ở một hoặc một số cặp NST. B. Là hiện tượng biến đổi số lượng của một hoặc một số cặp NST. C. Là hiện tượng giảm số lượng ở một hoặc một số cặp NST. D. Là hiện tượng cơ thể có số NST là số lẻ. Câu 7: Trong ứng dụng di truyền học người ta tách AND của tế bào cho rồi chuyển sang tế bào nhận nhờ thể truyền là ngành kĩ thuật về A. Công nghệ tế bào. B. Công nghệ gen. C. Công nghệ nhân giống vô tính Câu 8: Loại biến dị nào sau đây phát sinh trong đời cá thể, do ảnh hưởng trực tiếp của môi trường, biểu hiện đồng loạt theo một hướng xác định và không di truyền được? A. Đột biến gen. C. Đột biến nhiễm sắc thể. B. Biến dị tổ hợp. D. Thường biến. Câu 9: Biện pháp nào sau đây giúp hạn chế ô nhiễm môi trường không khí? A. Sử dụng năng lượng Mặt trời. B. Sử dụng năng lượng từ than đá dầu mỏ. C. Mở rộng diện tích đất nông nghiệp. D. Tăng cường phất triển sản xuất công nghiệp. Câu 10: Đơn phân cấu tạo nên phân tử prôtêin là A. vitamin. B. nuclêôtit. C. axit amin. D. glucôzơ. Câu 11: Ở một loài thực vật, bộ NST lưỡng bội là 24. Quá trình nguyên phân liên tiếp từ một tế bào B lưỡng bội của loài tạo ra số tế bào ở thế hệ tế bào cuối cùng có tổng số 192 NST ở trạng thái chưa nhân đôi. Số đợt nguyên phân từ tế bào B là bao nhiêu ?
  2. A. 3 đợt phân bào. B. 5 đợt phân bào. C. 2 đợt phân bào. D. 4 đợt phân bào. Câu 12: Trong các chuỗi thức ăn sau chuỗi thức ăn nào là chuỗi hoàn chỉnh: A. Cây xanh-> chuột -> mèo-> vi khuẩn B. Cây xanh -> châu chấu -> ếch B. Cỏ -> nai -> hổ D.Thỏ -> hổ -> vi khuẩn Câu 13: Cho các bước sau: (1) Nuôi cấy tế bào trên môi trường dinh dưỡng nhân tạo thích hợp để tạo mô non (mô sẹo). (2) Dùng hoocmôn sinh trưởng để kích thích mô sẹo phân hóa thành cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh. (3) Tách tế bào hoặc mô từ cơ thể. Thứ tự đúng các bước của công nghệ tế bào là: A. (1) (2) (3). B. (1) (3) (2). C. (3) (1) (2). D. (3) (2) (1). Câu 14: Quá trình tái bản ADN có vai trò gì? A. Truyền thông tin di truyền trong cùng một tế bào và từ thế hệ này qua thế hệ khác. B. Chỉ truyền thông tin di truyền của sinh vật từ thế hệ bố mẹ qua hậu thế. C. Truyền thông tin truyền của sinh vật từ thế hệ bố mẹ qua hậu thế và qua các thế hệ tế bào. D. Truyền thông tin di truyền trong cùng một tế bào. Câu 15: Cà độc dược có bộ NST 2n = 24. Quá trình nguyên phân từ một tế bào lá lưỡng bội của cà độc dược diễn ra liên tiếp 3 đợt. Nếu các tế bào được tạo ra đang ở kì giữa thì có bao nhiêu crômati? A. 354 crômatit. B. 184 crômatit. C. 284 crômatit. D. 384 crômatit. Câu 16: Cơ sở vật chất di truyền chủ yếu ở cấp phân tử là A. tARN. B. prôtêin. C. ADN. D. mARN. Câu 17: Nguyên nhân gây ra đột biến gen là gì? A. Do con người tạo ra bằng các tác nhân vật lý, hóa học. B. Do sự cạnh tranh giữa cá thể đực hoặc cái trong loài. C. Do sự rối loạn quá trình tự sao chép của ADN dưới tác động của môi trường. D. Cả A và C Câu 18: Điều đúng khi nói về thành phần của quần xã sinh vật: A. Tập hợp các quần thể sinh vật khác loài B. Tập hợp các sinh vật cùng loài C. Tập hợp các cá thể sinh vật khác loài D. Tập hợp toàn bộ các sinh vật trong tự nhiên Câu 19: Giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định được gọi là? A. Tác động sinh thái. B. Khả năng cơ thể. C. Sức bền của cơ thể. D. Giới hạn sinh thái. Câu 20: Điểm khác nhau cơ bản giữa quy luật phân li độc lập và quy luật di truyền liên kết gen hoàn toàn là do: A. Vai trò của ngoại cảnh. D. Cấu trúc của gen. B. Tính chất của gen. C. Vị trí của gen trên nhiễm sắc thể. Câu 21: Cho giao phấn giữa cây hoa đỏ thuần chủng với cây hoa trắng thu được F 1 hoa đỏ, cho F1 tự thụ phấn thì kiểu hình ở cây F 2 là 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng. Cách lai nào sau đây không xác định được kiểu gen của cây hoa đỏ F2. A.Lai phân tích cây hoa đỏ F2. C.Cho cây hoa đỏ tự thụ phấn. B.Lai cây hoa đỏ F2 với cây F1. D. Lai cây hoa đỏ F2 với cây hoa đỏ ở P Câu 22: Hệ sinh thái bao gồm các thành phần là: A. Sinh vật sản xuất, sinh vật phân giải B. Sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ C. Sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải D. Thành phần không sống và sinh vật
  3. Câu 23: Đặc điểm có ở quần xã mà không có ở quần thể sinh vật: A. Có số cá thể cùng loài B. Tập hợp các cá thể thuộc nhiều loài sinh vật C. Cùng phân bố trong một khoảng không gian nhất định D. Xảy ra hiện tượng giao phối và sinh sản Câu 24: Động vật nào dưới đây thuộc nhóm động vật ưa khô? A. Hà mã. B. Thằn lằn C. Ếch, muỗi D. Cá sấu, cá heo Câu 25: Điều kiện nghiệm đúng của định luật phân li là những điều kiện nào trong các điều kiện sau: 1. P thuần chủng, khác nhau về các cặp tính trạng tương phản. 2. Số lượng cá thể thu được trong thí nghiệm phải đủ lớn. 3. Gen trong nhân và trên NST thường. 4. Một gen quy định 1 tính trạng và trội lặn hoàn toàn A. 1, 2, 4 B. 1, 3, 4 C. 1, 2, 3, 4 D. 1,4 Câu 26: Loại cây nào sau đây là cây ưa bóng? A. Cây me đất B. cây phượng vĩ C. Cây dưa chuột D. cây xương rồng Câu 27: Gen B dài 5100 A0. Số nuclêôtit của gen B là A. 3000. B. 1800. C. 2400. D. 1200. Câu 28: Hãy chọn trả lời đúng trong các đáp án dưới đây về trật tự của các dạng sinh vật trong một chuỗi thức ăn: A. Sinh vật tiêu thụ → Sinh vật sản xuất→ Sinh vật phân giải B. Sinh vật sản xuất → Sinh vật phân giải → Sinh vật tiêu thụ C. Sinh vật sản xuất → Sinh vật tiêu thụ → Sinh vật phân giải D. Sinh vật phân giải → Sinh vật sản xuất → Sinh vật tiêu thụ Câu 29: Giữa các cá thể cùng loài, sống trong cùng một khu vực có nguồn sống đầy đủ, thể tích hoặc diện tích hợp lí thường có biểu hiện A. cạnh tranh lẫn nhau để giảnh lấy các nguồn sống của môi trường. B. hỗ trợ lẫn nhau trong hoạt động kiếm ăn, sinh sản, chống lại kẻ thù. C. ăn thịt lẫn nhau. D. tiết ra một số chất để kìm hãm sự phát triển của nhau Câu 30: Bậc cấu trúc có vai trò chủ yếu xác định tính đặc thù của prôtêin là A. cấu trúc bậc 3. B. cấu trúc bậc 2. C. cấu trúc bậc 4. D. cấu trúc bậc 1. Câu 31: Số lượng cá thể trong quần xã luôn được khống chế ở mức độ nhất định phù hợp với khả năng của môi trường. Hiện tượng này gọi là A. sự cân bằng sinh học trong quần xã B. sự phát triển của quần xã C. sự giảm sút của quần xã D. sự bất biến của quần xã Câu 32: Trồng rừng có tác dụng bảo vệ tài nguyên nước vì A. Giúp hạn chế sự bốc hơi nước, làm tăng lượng nước mặt trong song, hồ B. Tạo điều kiện cho tuần hoàn nước, làm tăng lượng nước ngầm và nước bốc hơi. C. Giúp lọc sạch nước bẩn, tăng khả nưng tái sử dụng nước ở vi sinh vật. D. Giúp giữ nước trong đất và cây xanh có tác dụng điều hòa khí hậu. Câu 33: Ở ruồi giấm, bộ NST 2n = 8. Một tế bào đang ở kì sau của giảm phân II sẽ có bao nhiêu NST đơn? A. 2 B. 8 C. 4 D. 16 Câu 34: Nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường là gì ? A. Do hoạt động của con người gây ra . B. Do 1 số hoạt động của tự nhiên (núi lửa , lũ lụt ) C. Do con người thải rác ra sông . D. Do hoạt động của con người gây ra và do 1 số hoạt động của tự nhiên. Câu 35:Trong một quần thể thực vật, ở thế hệ xuất phát có tỉ lệ kiểu gen Aa = 100%. Quần thể trên tự thụ phấn thì thế hệ tiếp theo sẽ có tỉ lệ thành phần kiểu gen là :
  4. A. 50% AA + 50% Aa. B. 25% AA + 50% Aa + 25% aa. C. 50% AA + 25% Aa + 25% aa. D. 25% AA + 25% Aa + 50% aa. Câu 36: Hậu quả của ô nhiễm môi trường là A. làm ảnh hưởng xấu tới các sinh vật và hư hỏng công trình văn hóa B. gây mất cân bằng sinh thái trong tự nhiên và ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế xã hội. C. làm ảnh hưởng đến sức khỏe và gây ra bệnh cho con người và sinh vật. D. làm phát sinh nhiều đột biến không mong muốn cho con người và sinh vật. Câu 37: Vì sao có sự biến động số lượng các cá thể trong quần thể theo chu kì? A. Do sự thay đổi có tính chu kì của điều kiện môi trường B. Do sự thay đổi thời tiết có tính chu kì. C. Do sự tang giảm nguồn dinh dưỡng có tính chu kì D. Do sự sinh sản có tính chu kì Câu 38: Ưu thế lai thể hiện rõ nhất trong phép A. lai khác thứ B. lai khác loài C. lai khác dòng D. lai gần Câu 39: Ở đậu Hà Lan cho cây hoa đỏ thuần chủng giao phấn với cây hoa trắng thuần chủng, thu được F1 toàn cây hoa đỏ. Cho cây hoa đỏ F1 tự thụ phấn thu được F2 , theo lí thuyết F2 gồm A. 100% cây hoa đỏ. C. 50% cây hoa đỏ, 50% cây hoa trắng. B. 75% cây hoa trắng, 25% cây hoa đỏ. D. 75% cây hoa đỏ, 25% cây hoa trắng. Câu 40: Trong chọn giống, người ta tiến hành phương pháp tự thụ phấn bắt buộc để A. giảm tỉ lệ đồng hợp B. tạo dòng thuần C. tăng tỉ lệ đồng hợp D. tăng biến dị tổ hợp Hết .
  5. TRƯỜNG THCSTT YÊN VIÊN ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM BÀI THI TUYỂN SINH THPT – MÔN SINH HỌC 9 Năm học 2019 -2020 Mỗi đáp án đúng – 0,25đ ĐỀ 1 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 C D C B A B B D A C 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 A A C C D C D A D C 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 D D B B C A A C B D 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 A D D D B C A C D B
  6. MA TRẬN ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO THPT – MÔN SINH HỌC 9 Năm học 2019 – 2020 Tên chủ đề Mức độ cần đánh giá Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Tổng Các quy Điều kiện nghiệm đúng trong Sự khác nhau giữa di truyền Xác định tỉ lệ phân li kiểu luật di các quy luật phân li. phân li độc với di truyền hình ở F2 truyền lien kết gen Cách xác định kiểu gen của cơ thể mang tính trạng trội. Số câu 1 2 1 4 Số điểm 0,25 đ 0,5 đ 0,25 đ 1 đ Cơ sở vật Cơ sở vật chất di truyền ở cấp Vai trò của quá trình tái bản Biết chiều dài, xác định số Nu Dựa vào số NST đơn trong chất di độ phân tử. của AND của gen các tế bào qua các kì phân truyền Đơn phân cấu tạo lên Prôtêin Tính đặc thù của Prôtêin Xác định số NST đơn trong 1 bào, xác định số lần Khái niệm về bộ NST lưỡng tế bào qua các kì phân bào nguyên phân bội Xác định số Crômatit Yếu tố ảnh hưởng đến sự trong các tế bào qua các kì phân hóa giới tính nguyên phân Số câu 4 2 2 2 10 Số điểm 1 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 2,5 đ Biến Dị Khái niệm thường biến, thể dị Nguyên nhân gây đột biến bội. gen Dựa vào số lượng NST xác định các thể đột biến Số câu 3 1 4 Số điểm 0,75 đ 0,25 đ 1 đ Ứng dụng - Các công đoạn cuả KT gen, - Vai trò của tự thụ phấn Xác định tỉ lệ từng loại di truyền Nuôi cấy mô bắt buộc ở cây giao phấn và kiểu gen trong quần thể học - Khái niệm ưu thế lai, lai giao phối gần ở động vật, qua nhiều thế hệ tự thụ kinh tế. phấn và giao phối gần
  7. Số câu 4 1 1 6 Số điểm 1 đ 0,25 đ 0,25 đ 1,5 đ Sinh vật và - Khái niệm giới hạn sinh thái - Phân loại sinh vật dựa vào môi trường - Mối quan hệ của các sinh ánh sáng, độ ẩm vật cùng loài. Số câu 2 2 4 0,5 đ 0,5 đ 1 đ Hệ sinh thái- - Khái niệm quần xã sinh vật, - Chuỗi thức ăn, lưới thức Phân biệt quần thể với quần Gi¶i thÝch sù biÕn ®éng sè hệ sinh thái, trạng thái cân ăn. xã lîng c¸c thÓ trong quÈn thÓ bằng của quần xã theo chu k×. Số câu 3 2 1 1 7 Số điểm 0,75 đ 0,5 đ 0,25 đ 0,25 đ 1,75 đ Con người Vai trò của Rừng Hậu quả của tăng dân số và môi Nguyên nhân, hậu quả của ô Biện pháp giảm thiểu ô trường nhiễm môi trường nhiễm môi trường Số câu 3 2 5 Số điểm 0,75 đ 0,5 đ 1,25 đ Tổng Số câu 20 10 6 4 40 Số điểm 5 đ 2,5 đ 1,5 đ 1 đ 10