Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông môn thi Vật lí (Đề 1) - Trường THCS Yên Viên

doc 5 trang thienle22 6300
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông môn thi Vật lí (Đề 1) - Trường THCS Yên Viên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_tuyen_sinh_vao_lop_10_trung_hoc_pho_thong_mon_thi_vat.doc
  • docĐáp án mã đề 001 - môn Vật Lý ôn thi vào lớp 10.doc
  • docMa trận đề thi môn Vật Lý ôn thi vào lớp 10.doc

Nội dung text: Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông môn thi Vật lí (Đề 1) - Trường THCS Yên Viên

  1. PHÒNG GD & ĐT GIA LÂM ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRƯỜNG THCS YÊN VIÊN NĂM HỌC 2020 - 2021 Môn thi: VẬT LÝ ĐỀ THI THAM KHẢO Thời gian làm bài: 60 phút, không kể thời gian phát đề (Đề thi có 05 trang) Mã đề thi 001 Họ tên thí sinh: Số báo danh: Câu 1: Biểu thức nào sau đây mô tả định luật Jun- Len- xơ: U 2 A. Q U.I.t. B. Q I 2.R.t C. Q .t . D. Q P.t R Câu 2: Nam châm điện được sử dụng chủ yếu trong các thiết bị A. Nồi cơm điện. B. Đèn điện. C. Rơle điện từ. D. Ấm điện. Câu 3: Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là hiện tượng tia sáng tới khi gặp mặt phân cách giữa hai môi trường A. bị hắt trở lại môi trường cũ. B. tiếp tục đi vào môi trường trong suốt thứ hai. C. tiếp tục đi thẳng vào môi trường trong suốt thứ hai. D. bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường và tiếp tục đi vào môi trường trong suốt thứ hai. Câu 4: Trên cùng một đường dây dẫn tải đi cùng một công suất điện, nếu dùng dây dẫn có tiết diện tăng gấp đôi thì công suất hao phí vì tỏa nhiệt sẽ A. tăng 2 lần. B. giảm 2 lần. C. tăng 4 lần. D. giảm 4 lần. Câu 5: Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào trọng lực thực hiện công cơ học A. Đầu tàu hỏa đang kéo đoàn tàu chuyển động. B. Người công nhân dùng ròng rọc cố định kéo vật nặng lên. C. ô tô đang chuyển động trên đường nằm ngang. D. Quả nặng rơi từ trên xuống. Câu 6: Chuyển động cơ học là: A. Sự di chuyển của vật B. Sự thay đổi vị trí của vật này so với vật khác theo thời gian. C. Sự dời chỗ của vật. D. Sự thay đổi vị trí từ nơi này sang nơi khác. Câu 7: Biết điện trở suất của nhôm là 2,8.10-8Ωm, của vônfram là 5,5.10-8Ωm, của sắt là 12,0.10-8Ωm. Sự so sánh nào dưới đây là đúng? A. Sắt dẫn điện tốt hơn vonfram và vonfram dẫn điện tốt hơn nhôm. B. Vonfram dẫn điện tốt hơn sắt và sắt dẫn điện tốt hơn nhôm. C. Nhôm dẫn điện tốt hơn vonfram và vonfram dẫn điện tốt hơn sắt. D. Nhôm dẫn điện tốt hơn sắt và sắt dẫn điện tốt hơn vonfram. Câu 8: Công thức tính vận tốc là: t m S A. v S.t. B.v . C. v . D. v . S D t Trang 1/5 - Mã đề 001
  2. Câu 9: Số đếm của công tơ điện ở gia đình cho biết: A. Thời gian sử dụng điện của gia đình. B. Công suất điện mà gia đình sử dụng. C. Điện năng mà gia đình đã sử dụng. D. Số dụng cụ và thiết bị điện đang được sử dụng. Câu 10: Bốn bình 1, 2, 3, 4 cùng đựng nước như hình 2. Áp suất của nước lên đáy bình nào nhỏ nhất? A. Bình 1. B. Bình 2. C. Bình 3. (1) (2) (3) (4) D. Bình 4. Hình 2 Câu 11: Cuộn sơ cấp của máy biến thế có 200 vòng, cuộn thứ cấp 4000 vòng, khi đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp một hiệu điện thế xoay chiều 12V thì ở hai đầu cuộn thứ cấp có hiệu điện thế là A. 120V. B. 240V. C. 380V. D. 220V. Câu 12: Đâu là công thức tính cường độ dòng điện qua mạch khi có hai điện trở mắc song song: I R I U A. I I I . B. I I I . C. 1 1 . D.1 2 . 1 2 1 2 I R I U 2 2 2 1 Câu 13: Khi cung cấp nhiệt lượng 4200 J cho 1 kg của một chất, thì nhiệt độ của chất này tăng thêm 10C. Chất này là A. đồng. B. rượu. C. nước. D. Nhôm. Câu 14: Chiếu một tia sáng vuông góc với bề mặt thủy tinh. Khi đó góc khúc xạ bằng A. 900. B. 600. C. 300. D. 00. Câu 15: Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn có dạng A. một đường thẳng đi qua gốc tọa độ. B. một đường thẳng không đi qua gốc tọa độ. C. một đường cong đi qua gốc tọa độ. D. một đường cong không đi qua gốc tọa độ. Câu 16: Đối lưu là sự truyền nhiệt xảy ra trong môi trường nào? A. Chỉ ở chất lỏng. B. Chỉ ở chất khí. C. Chỉ ở chất lỏng và chất khí. D. Ở các chất lỏng, chất khí và chất rắn. Câu 17: Để biết nơi nào đó có từ trường hay không ta dùng dụng cụ nào sau đây là thích hợp nhất? A. Ampe kế. B. Vôn kế. C. Nam châm thử. D. Điện kế. Câu 18: Câu nào sau đây nói về nhiệt năng của một vật là không đúng? A. Nhiệt năng của một vật là một dạng năng lượng. B. Nhiệt năng của một vật là tổng động năng và thế năng của vật. C. Nhiệt năng của một vật là năng lượng vật lúc nào cũng có. D. Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật. Câu 19: Một bóng đèn loại 220V-100W được sử dụng ở hiệu điện thế 220V. Điện năng tiêu thụ của đèn trong 1h là: A. 220 KWh. B 100 KWh. C. 1 KWh. D. 0,1 KWh. Trang 2/5 - Mã đề 001
  3. Câu 20: Trong các cách làm dưới đây, cách nào làm tăng lực ma sát? A. Tăng thêm vòng bi ở ổ trục. B. Rắc cát trên đường ray xe lửa. C. Khi di chuyển vật năng, bên dưới đặt các con lăn. D. Tra dầu vào xích xe đạp. Câu 21: Dòng điện cảm ứng trong một cuộn dây dẫn kín đổi chiều khi A. số đường sức từ đi qua tiết diện của cuộn dây liên tục tăng hoặc liên tục giảm. B. cuộn dây đang quay trong từ trường thì dừng lại. C. cố đường sức từ đi qua tiết diện của cuộn dây đang tăng thì giảm hoặc ngược lại. D. nam châm đang tiến vào gần cuộn dây thì dừng lại Câu 22: Công thức tính vận tốc trung bình trên quãng đường gồm 2 đoạn s1 và s2 là: s s v v s s A. v 1 B. v 2 C. v 1 2 D. v 1 2 t1 t2 2 t1 t2 Câu 23: Nếu dùng quy tắc nắm tay phải để xác định chiều của từ trường của ống dây có dòng điện chạy qua thì ngón tay cái choãi ra chỉ điều gì? A. Chiều của dòng điện trong ống dây. B. Chiều của lực điện từ lên nam châm thử. C. Chiều của lực điện từ tác dụng lên cực Bắc của nam châm thử đặt ở ngoài ống dây. D. Chiều của lực điện từ tác dụng lên cực Bắc của nam châm thử trong lòng ống dây. Câu 24: Ký hiệu của thấu kính hội tụ là A. Hình 1. B. Hình 2. C. Hình 3. D. Hình 4. 1 2 3 4 Câu 25: Số bội giác và tiêu cự ( đo bằng đơn vị xentimet ) của một kính lúp có hệ thức: 25 A. G . B.G 25 f . C.G 25 f . D. G 25 f . f Câu 26: Trong việc làm sau đây, việc làm nào không tuân theo quy tắc an toàn điện? A. Các dây dẫn cao thế đều không có vỏ bọc cách điện. B. Các thiết bị sử dụng điện trong gia đình đều dùng ở hiệu điện thế 220V. C. Vỏ kim loại của các thiết bị điện bao giờ cũng cho tiếp đất. D. Lắp cầu chì cho các dụng cụ trong mạch điện gia đình. Câu 27: Ảnh của một vật in trên màng lưới của mắt là A. Ảnh ảo nhỏ hơn vật. B. Ảnh ảo lớn hơn vật. C. Ảnh thật nhỏ hơn vật. D. Ảnh thật lớn hơn vật. Câu 28: Chiếu lần lượt một chùm ánh sáng trắng và một chùm ánh sáng màu xanh qua một tấm lọc màu xanh. Các chùm ánh sáng đi qua tấm lọc có màu A. trắng. B. đỏ. C. Vàng. D. xanh. Câu 29: Đặt một hiệu điện thế U = 12V vào hai đầu một điện trở. Cường độ dòng điện là 2A. Nếu tăng hiệu điện thế lên 1,5 lần thì cường độ dòng điện là: A. 3A. B. 1A. C. 0,5A. D. 0,25A. Câu 30: Mắt người có thể nhìn rõ một vật khi vật đó nằm trong khoảng Trang 3/5 - Mã đề 001
  4. A. từ điểm cực cận đến mắt. B. từ điểm cực viễn đến vô cực. C. từ điểm cực cận đến điểm cực viễn. D. từ điểm cực viễn đến mắt. Câu 31: Khi dịch chuyển con chạy hoặc tay quay của biến trở, đại lượng nào sau đây sẽ thay đổi: A. Tiết diện dây dẫn của biến trở. B. Chiều dài dây dẫn của biến trở. C. Điện trở suất của chất làm biến trở của dây dẫn. D. Nhiệt độ của biến trở. Câu 32: Thấu kính hội tụ có đặc điểm biến đổi chùm tia tới song song thành A. chùm tia ló hội tụ. B. chùm tia phản xạ. C. chùm tia ló phân kỳ. D. chùm tia ló song song khác. Câu 33: Trong các vật dụng sau đây: bàn là điện, la bàn, chuông điện, rơle điện từ. Vật nào có sử dụng nam châm vĩnh cửu ? A.Chuông điện. B. Rơle điện từ. C. La bàn. D. Bàn là điện. Câu 34: Khi dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua được đặt song song với các đường sức từ thì lực điện từ có hướng như thế nào? A. Cùng hướng với dòng điện. B. Cùng hướng với đường sức từ. C. Vuông góc với cả dây dẫn và đường sức từ. D. Không có lực điện từ. Câu 35: Lực đẩy Ac-si-mét phụ thuộc vào những yếu tố nào? A. Trọng lượng riêng của chất lỏng và vật. B. Trọng lượng riêng của chất lỏng và phần thể tích của phần chât lỏng bị vật chiếm chỗ. C. Trọng lượng riêng và thể tích của vật. D. Trọng lượng của vật và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ. Câu 36: Điện trở của dây dẫn không phụ thuộc những yếu tố nào dưới đây? A. Khối lượng dây dẫn. B. Chiều dài dây dẫn. C. Vật liệu dây dẫn. D.Tiết diện dây dẫn. Câu 37: Các nguồn phát ánh sáng trắng là: A. mặt trời, đèn pha ôtô. B. nguồn phát tia laze. C. đèn LED. D. đèn ống dùng trong trang trí. Câu 38: Một nam châm điện lõi sắt non. Nếu ngắt dòng điện đi thì: A. Lõi sắt non vẫn giữ nguyên từ tính. B. Lõi sắt non vẫn giữ nguyên từ tính nhưng yếu hơn so với khi có dòng điện. C. Lõi sắt non nguội đi. D. Lõi sắt non mất hết từ tính. Câu 39: Thấu kính phân kì là loại thấu kính A. có phần rìa dày hơn phần giữa. B. có phần rìa mỏng hơn phần giữa. C. biến đổi chùm tia tới song song thành chùm tia ló hội tụ. D. có thể làm bằng chất rắn không trong suốt. Câu 40: Vì sao có thể coi ống dây có dòng điện một chiều chạy qua như một thanh nam châm thẳng. Trang 4/5 - Mã đề 001
  5. A. Vì ống dây cũng có tác dụng lực từ lên kim nam châm. B. Vì ống dây cũng tác dụng lực từ lên kim sắt C. Vì ống dây cũng có hai cực từ như thanh nam châm D. Vì một kim nam châm đặt trong lòng ống dây cũng chịu tác dụng của một lực giống như khi đặt trong lòng thanh nam châm. Hết Trang 5/5 - Mã đề 001