Đề cương ôn tập kiểm tra học kì II môn Sinh học 9 - Năm học 2020-2021

docx 5 trang Thủy Hạnh 05/12/2023 900
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập kiểm tra học kì II môn Sinh học 9 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_kiem_tra_hoc_ki_ii_mon_sinh_hoc_9_nam_hoc_20.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập kiểm tra học kì II môn Sinh học 9 - Năm học 2020-2021

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ II. MÔN: SINH HỌC 9. Năm học :2020-2021 I. Trắc nghiệm Chọn đáp án đúng nhất trong các câu sau: Câu 1. Vai trò quan trọng nhất của ánh sáng đối với động vật là: A. Định hướng trong không gian B. Kiếm mồi C. Nhận biết D. Cả a, b và c đúng Câu 2. Sinh vật sinh trưởng và phát triển thuận lợi nhất ở vị trí nào trong giới hạn sinh thái? A. Gần điểm gây chết dưới. B. Gần điểm gây chết trên. C. Ở điểm cực thuận D. Ở trung điểm của điểm gây chết dưới và điểm gây chết trên. Câu 3. Những cây sống ở vùng ôn đới, về mùa đông thường có hiện tượng: A. Tăng cường hoạt động hút nước và muối khoáng B. Hoạt động quang hợp và tạo chất hữu cơ tăng lên C. Cây rụng nhiều lá D. Tăng cường oxi hóa chất để tạo năng lượng giúp cây chóng rét Câu 4. Những cây sống ở vùng nhiệt đới, để hạn chế sự thoát hơi nước khi nhiệt độ không khí cao, lá có đặc điểm thích nghi nào sau đây: A. Bề mặt lá có tầng cutin dày B. Số lượng lỗ khí của lá tăng lên C. Lá tăng kích thước và phiến lá to ra D. Lá tăng tổng hợp chất diệp lục Câu 5. Khi các cá thể cùng loài sống với nhau thành nhóm tại nơi có diện tích hợp lí và có nguồn sống đầy đủ thì giữa chúng có mối quan hệ gì? A. Cạnh tranh B. Cộng sinh C. Hỗ trợ D.Vừa cạnh tranh, vừa hỗ trợ Câu 6. Quan hệ giữa các cá thể trong hiện tượng tự tỉa tự nhiên ở thực vật là kiểu quan hệ gì? A. Hỗ trợ B. Cộng sinh C. Cạnh tranh D. Hội sinh Câu 7. Con người bắt đầu chăn thả gia súc và trồng trọt ở giai đoạn nào dưới đây? A. Thời kì nguyên thủy B. Xã hội công nghiệp C. Xã hội nông nghiệp D. Đáp án A và B đúng Câu 8. Tác động lớn nhất của con người tới môi trường tự nhiên là: A. phá huỷ thảm thực vật, gây ra nhiều hậu quả xấu. B. làm giảm lượng nước gây khô hạn. C. gây ô nhiễm môi trường. D. cải tạo tự nhiên làm mất cân bằng sinh thái. Câu 9. Nguồn năng lượng nào sau đây nếu được sử dụng sẽ tạo ra khả năng gây ô nhiễm môi trường ở mức thấp nhất A. Than đá B. Dầu mỏ C. Mặt trời D. Khí đốt Câu 10: Tài nguyên nào sau đây thuộc tài nguyên tái sinh: A. Khí đốt và tài nguyên sinh vật B. Tài nguyên sinh vật và tài nguyên đất C. Dầu mỏ và tài nguyên nước D. Than đá và dầu lửa Câu 11.Vai trò của việc trồng cây gây rừng trên vùng đồi trọc, đất trống là: A. Hạn chế xói mòn, lũ lụt, cải tạo khí hậu B. Cho ta nhiều gỗ C. Phủ xanh vùng đất trống D. Bảo vệ các loài động vật
  2. Câu 12: Đối với việc sử dụng đất sản xuất, Luật Bảo vệ môi trường quy định cho người được sử dụng là: A. Được tự do thay đổi thực trạng của đất B. Được tự do thay đổi mục đích sử dụng C. Có quy hoạch sử dụng đất hợp lí và có kế hoạch cải tạo đất D. Tự do sang nhượng đất Câu 13: Yếu tố ánh sáng thuộc nhóm nhân tố sinh thái: A. vô sinh B. hữu sinh C. hữu sinh và vô sinh D. hữu cơ Câu 14. Trong một quần xã sinh vật, loài đặc trưng là: A. Loài chỉ có ở một quần xã hoặc có nhiều hơn hẳn các loài khác B. Loài có số lượng cá thể cái đông nhất C. Loài đóng vai trò quan trọng ( số lượng lớn) D. Loài có tỉ lệ đực/ cái ổn định nhất Câu 15. Đa số các sinh vật sống trong phạm vi nhiệt độ: A. 0 – 50oC B. 70oC C. 90oC D. 100oC II.TỰ LUẬN Câu 1. Lấy ví dụ minh họa mối quan hệ cộng sinh giữa các sinh vật khác loài. Trong thực tiễn sản xuất, cần phải làm gì để tránh sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể sinh vật, làm giảm năng suất vật nuôi, cây trồng? HS tự cho VD,phân tích được mối quan hệ cộng sinh ở sinh vật cả 2 đều có lợi. Trong thực tiễn sản xuất, cần phải làm gì để tránh sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể sinh vật, làm giảm năng suất vật nuôi, cây trồng cần các biện pháp: + Trong trồng trọt: - Trồng luân canh, xen canh. - Trồng với mật độ thích hợp, chủ động tỉa thứ đúng kỷ thuật. + Trong chăn nuôi: - Kết hợp nuôi nhiều loài có nhu cầu sống khác nhau trong cùng môi trường sống. - Nuôi với mật dộ thích hợp, chủ động tách đàn hợp lí Câu 2. Ô Nhiễm môi trường là gì? Hậu quả của ô nhiễm môi trường ? Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường? - Ô nhiễm MT là hiện tượng MT tự nhiên bị nhiễm bẩn , đồng thời các tính chất vật lí , hóa học , sinh học bị thay đổi gây tác hại tới đời sống con người và các sinh vật khác. + Ô nhiễm MT do :Hoạt động của con người,Hoạt động tự nhiên : núi lửa , sinh vật * HS tự nêu hậu quả kể Các tác nhân: Câu 3. Tài nguyên không tái sinh và tài nguyên tái sinh khác nhau như thế nào? Cho ví dụ? Khôi phục môi trường và giữ gìn thiên nhiên hoang dã có ý nghĩa gì? Các biện pháp bảo vệ tài nguyên sinh vật? Tài Nguyên không tái sinh Tài nguyên tái sinh Là dạng tài nguyên sau một thời Là dạng tài nguyên khi sử dụng gian sử dụng bị cạn kiệt. hợp lí sẽ có điều kiện phát triển, phục hồi. VD: Khoáng sản, dầu lửa VD: Tài nguyên sinh vật, đất, nước
  3. Khôi phục môi trường và bảo vệ thiên nhiên hoang dã là cơ sở để duy trì cân bằng sinh thái, tránh ô nhiễm môi trường và cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên. Biện pháp bảo vệ tài nguyên sinh vật -Bảo vệ rừng già , rừng đầu nguồn -Trồng cây gây rừng. -Xây dựng khu bảo tồn , giữ nguồn gen quý hiếm. - Cấm săn bắn ĐV và khai thác quá mức cá tài nguyên SV - Tuyên truyền nâng cao ý thức cho cộng đồng, HS - Ứng dụng CNSH để bào tồn nguồn gen quí hiếm. Câu 4 Trong một hệ sinh thái, gồm có các sinh vật sau: cây cỏ, châu chấu, vi khuẩn, chuột, chim sẻ, hổ, bò, sâu. Em hãy vẽ sơ đồ lưới thức ăn và liệt kê các chuỗi thức ăn có thể có trong hệ sinh thái trên. Đồng thời cho biết các thành phần dinh dưỡng và mắt xích chung trong lưới thức ăn trên. Câu 5. Nêu một số nội dung cơ bản của luật bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Mỗi học sinh cần làm gì để thực hiện tốt luật bảo vệ môi trường? * Một số nôi dung cơ bản về luật BVMT: a. Phòng chống suy thóai, ô nhiễm và sự cố môi trường ( chương 2) - Các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, cải thiện môi trường, bảo đảm cân bằng sinh thái, nhăn chặn, khắc phục các hậu qủa xấu do con người và thên nhiên gây ra cho môi trường, khai thác, sử dụng hợp lí và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên . - Cấm nhập khẩu các chất thải vào Việt Nam . b. Khắc phục suy thóai, ô nhiễm và sự cố môi trường ( chương 3 ) - Các tổ chức và cá nhân phải có trách nhiệm xử lí chất thải bằng công nghệ thích hợp . - Các tổ chức và cá nhân gây ra sư cố môi trường có trách nhiệm bồi thường và khắc phục hậu qủa về mặt môi trường * Mỗi học sinh cần: - Ý thức hành động thực hiện tốt luật BVMT - Tuyên truyền giáo dục mọi người xung quanh cùng ý thức và hành động thực hiện tốt luật BVMT. Câu 6 .Trong một hệ sinh thái, gồm có các sinh vật sau: cây cỏ, giun đất, ốc, chuột, mèo, vịt, gà, vi sinh vật. Em hãy vẽ sơ đồ lưới thức ăn và liệt kê các chuỗi thức ăn có thể có trong hệ sinh thái trên. Cho biết các thành phần dinh dưỡng và mắt xích chung trong lưới thức ăn trên. • Chuỗi thức ăn (HS liệt kê chuỗi thức ăn) • Các thành phần dinh dưỡng: Nêu tên Sinh vật sản xuất: Sinh vật tiêu thụ: Tiêu thụ bậc 1: Tiêu thụ bậc 2: . Sinh vật phân giải; . Mắt xích chung: HẾT