Đề thi tuyển sinh vào 10 trung học phổ thông 1 môn thi Vật lí (Đề 2) - Trường THCS Dương Xá

docx 4 trang thienle22 6800
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh vào 10 trung học phổ thông 1 môn thi Vật lí (Đề 2) - Trường THCS Dương Xá", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_tuyen_sinh_vao_10_trung_hoc_pho_thong_1_mon_thi_vat_l.docx
  • docxMa trận_ Dáp án_Mã 02_ Vật lý.docx

Nội dung text: Đề thi tuyển sinh vào 10 trung học phổ thông 1 môn thi Vật lí (Đề 2) - Trường THCS Dương Xá

  1. PHÒNG GD VÀ ĐT GIA LÂM KÌ THI TUYỂN SINH VÀO 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRƯỜNG THCS DƯƠNG XÁ NĂM HỌC: 2020-2021 Môn thi : VẬT LÍ (Đề thi có 04 trang ) Thời gian làm bài : 60 phút, không kể thời gian phát đề ___ Họ và tên thí sinh : . Số báo danh: Mã đề 02 Câu 1: Nội dung định luật Ôm là: A. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và tỉ lệ với điện trở của dây. B. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và không tỉ lệ với điện trở của dây. C. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây. D. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và tỉ lệ thuận với điện trở của dây. Câu 2: Biểu thức đúng của định luật Ôm là: A. I = R/UB. I = U/RC. U = I/RD. U = R/I Câu 3: Đơn vị nào dưới đây là đơn vị của điện trở? A. Ôm B. Oát C. Vôn D. Ampe Câu 4: Khi đặt vào hai đầu dây dẫn một hiệu điện thế 12V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là 0,5A. Nếu hiệu điện thế đặt vào điện trở đó là 36V thì cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn đó là bao nhiêu? A. 1A B. 1,5A C. 2A D. 2,5A Câu 5: Cho đoạn mạch gồm điện trở R 1 mắc nối tiếp với điện trở R 2 mắc vào mạch điện. Gọi I, I1, I2 lần lượt là cường độ dòng điện của toàn mạch, cường độ dòng điện qua R 1, R2. Biểu thức nào sau đây đúng? A. I = I1 = I2 B. I = I1 + I2 C. I ≠ I1 = I2 D. I1 ≠ I2 Câu 6: Một mạch điện gồm 3 điện trở R 1 = 2Ω , R2 = 5Ω , R3 = 3Ω mắc nối tiếp. Cường độ dòng điện chạy trong mạch là 1,2A. Hiệu điện thế hai đầu mạch là: A. 10V B. 11V C. 12V D. 13V Câu 7: Cho đoạn mạch gồm điện trở R 1 mắc nối tiếp với điện trở R 2 mắc vào mạch điện. Gọi U, U1, U2 lần lượt là hiệu điện thế của toàn mạch, hiệu điện thế qua R 1, R2. Biểu thức nào sau đây đúng? A. U = U1 = U2 B. U = U1 + U2 C. U ≠ U1 = U2 D. U1 ≠ U2 Câu 8: Cho hai điện trở R1 = 1 Ω, R2 = 2 Ω mắc song song với nhau vào hiệu điện thế U = 220V. Tính U2. A. 2/3V B. 330V C. 48,3V D. 220V Câu 9: Hai điện trở R 1 và R2 được mắc song song với nhau, trong đó R 1 = 6 Ω, dòng điện mạch chính có cường độ I = 1,2A và dòng điện đi qua điện trở R 2 có cường độ I 2 = 0,4A. Tính R2. A. 10 Ω B. 12 Ω C. 15 Ω D. 13 Ω Môn Vật lý_ mã đề 02_Trang 1/ 4
  2. Câu 10 Cho hai điện trở, R1 = 15 Ω chịu được dòng điện có cường độ tối đa 2A và R 2 = 10 Ω chịu được dòng điện có cường độ tối đa 1A. Hiệu điện thế tối đa có thể đặt vào hai đầu đoạn mạch gồm R1 và R2 mắc song song là: A. 40V B. 10V C. 30V D. 25V Câu 11: Điện trở của dây dẫn không phụ thuộc vào yếu tố nào dưới đây? A. Vật liệu làm dây dẫn B. Khối lượng của dây dẫn C.Chiều dài của dây dẫn D. Tiết diện của dây dẫn Câu 12: Điện trở của một dây dẫn A. Tỉ lệ nghịch với chiều dài của dây. C. Tỉ lệ thuận với tiết diện của dây. B. Tỉ lệ thuận với chiều dài của dây. D. Tỉ lệ nghịch với điện trở suất. Câu 13: Cần làm một biến trở 20 Ω bằng một dây constantan có tiết diện 1 mm 2 và điện trở suất 0,5.10-6 Ω m. Chiều dài của dây constantan là: A. 10m B. 20m C. 40m D. 60m Câu 14: Một bóng đèn có hiệu điện thế định mức 2,5V và cường độ dòng điện định mức 0,4A được mắc với một biến trở con chạy để sử dụng với nguồn điện có hiệu điện thế không đổi 12V. Để đèn sáng bình thường thì phải điều chỉnh biến trở có điện trở là bao nhiêu? A. 33,7 Ω B. 23,6 Ω C. 23,75 Ω D. 22,5 Ω Câu 15: Hiệu điện thế trong mạch điện có sơ đồ dưới đây được giữ không đổi. Khi đóng công tắc và dịch chuyển con chạy của biến trở dần về đầu N thì số chỉ của ampe kế sẽ thay đổi như thế nào? A. Giảm dần đi B. Tăng dần lên C. Không thay đổi D. Lúc đầu giảm dần, sau đó tăng dần lên Câu 16: Công thức liên hệ công suất của dòng điện, cường độ dòng điện, trên một đoạn mạch giữa hai đầu có hiệu điện thế U là: A. P = U.I B. P = U/I C. P = I/U D. P = I2.U Câu 17: Trên bóng đèn có ghi 6V – 3W. Khi đèn sáng bình thường thì dòng điện chạy qua đèn có cường độ là: A. 0,5A B. 2A C. 18A D. 1,5A Câu 18: Điện năng là: A. năng lượng điện trở B. năng lượng điện thế C. năng lượng dòng điện D. năng lượng hiệu điện thế Câu 19: Một gia đình sử dụng đèn chiếu sáng với công suất tổng cộng là 150W, trung bình mỗi ngày trong 10 giờ; sử dụng tủ lạnh có công suất 100W, trung bình mỗi ngày trong 12 giờ và sử dụng các thiết bị điện thế khác có công suất tổng cộng là 500W, trung bình mỗi ngày trong 5 giờ. Tính điện năng mà gia đình này sử dụng trong 30 ngày. A. 75 kW.h B. 45 kW. C. 120 kW.h D. 156 kW.h Câu 20: Định luật Jun – Len-xơ cho biết điện năng biến đổi thành: A. Cơ năng B. Năng lượng ánh sáng C. Hóa năng D. Nhiệt năng Môn Vật lý_ mã đề 02_Trang 2/ 4
  3. Câu 21: Thời gian đun sôi 1,5 lít nước của một ấm điện là 10 phút. Hiệu điện thế giữa hai đầu dây nung của ấm là 220V. Tính điện trở của dây nung này, biết rằng nếu kể cả nhiệt lượng hao phí để đun sôi 1 lít nước thì cần nhiệt lượng là 420000J. A. 28 Ω B. 45 Ω C. 46,1 Ω D. 23 Ω Câu 22: Việc làm nào dưới đây là an toàn khi sử dụng điện? A. Mắc nối tiếp cầu chì loại bất kì cho mỗi dụng cụ điện. B. Sử dụng dây dẫn không có vỏ bọc cách điện. C. Làm thí nghiệm với nguồn điện có hiệu điện thế 45V. D. Rút phích cắm đèn bàn ra khỏi ổ lấy điện khi thay bóng đèn. Câu 23: Một nam châm vĩnh cửu có đặc tính nào dưới đây? A. Khi bị cọ xát thì hút các vật nhẹ. B. Khi bị nung nóng lên thì có thể hút các vụn sắt. C. Có thể hút các vật bằng sắt. D. Một đầu có thể hút, còn đầu kia thì đẩy các vụn sắt. Câu 24: Quy tắc nào sau đây xác định được chiều của đường sức từ ở trong lòng một ống dây có dòng điện một chiều chạy qua? A. Quy tắc bàn tay phải. B. Quy tắc bàn tay trái. C. Quy tắc nắm tay phải. D. Quy tắc nắm tay trái. Câu 25: Vì sao lõi của nam châm điện không làm bằng thép mà lại làm bằng sắt non? A. Vì lõi thép nhiễm từ yếu hơn lõi sắt non. B. Vì dùng lõi thép thì sau khi nhiễm từ sẽ biến thành một nam châm vĩnh cửu. C. Vì dùng lõi thép thì không thể làm thay đổi cường độ lực từ của nam châm điện. D. Vì dùng lõi thép thì lực từ bị giảm đi so với khi chưa có lõi. Câu 26: Cách nào dưới đây có thể tạo ra dòng điện cảm ứng trong một cuộn dây dẫn kín? A. Mắc xen vào cuộn dây dẫn một chiếc pin. B. Dùng một nam châm mạnh đặt gần đầu cuộn dây. C. Cho một cực của nam châm chạm vào cuộn dây dẫn. D. Đưa một cực của thanh nam châm từ ngoài vào trong cuộn dây. Câu 27: Máy phát điện xoay chiều bắt buộc phải gồm các bộ phận chính nào để có thể tạo ra dòng điện? A. Nam châm vĩnh cửu và sợi dây dẫn nối hai cực nam châm. B. Nam châm điện và sợi dây dẫn nối nam châm với đèn. C. Cuộn dây dẫn và nam châm. D. Cuộn dây dẫn và lõi sắt. Câu 28: Trên cùng một đường dây tải đi một công suất điện xác định dưới một hiệu điện thế xác định, nếu dùng dây dẫn có đường kính tiết diện giảm đi một nửa thì công suất hao phí vì toả nhiệt sẽ thay đổi như thế nào? A. Tăng lên hai lần. B. Tăng lên bốn lần. C. Giảm đi hai lần. D. Giảm đi bốn lần. Câu 29: Phương án làm giảm hao phí hữu hiệu nhất là: A. Tăng tiết diện dây dẫn. B. Chọn dây dẫn có điện trở suất nhỏ C. Tăng hiệu điện thế D. Giảm tiết diện dây dẫn Câu 30: Một máy biến thế có hiệu điện thế cuộn sơ cấp là 220V, số vòng cuộn sơ cấp là 500 vòng, hiệu điện thế cuộn thứ cấp là 110V. Hỏi số vòng của cuộn thứ cấp là bao nhiêu vòng? A. 220 vòng B. 230 vòng C. 240 vòng D. 250 vòng Câu 31: Một tia sáng khi truyền từ nước ra không khí thì: Môn Vật lý_ mã đề 02_Trang 3/ 4
  4. A. Góc khúc xạ lớn hơn góc tới. B. Tia khúc xạ luôn nằm trùng với pháp tuyến. C. Tia khúc xạ hợp với pháp tuyến một góc 300. D. Góc khúc xạ vẫn nằm trong môi trường nước. Câu 32: Thấu kính hội tụ có đặc điểm biến đổi chùm tia tới song song thành A. chùm tia phản xạ B. chùm tia ló hội tụ. C. chùm tia ló phân kỳ. D. chùm tia ló song song khác. Câu 33: Vật AB đặt trước thấu kính hội tụ cho ảnh A’B’, ảnh và vật nằm về cùng một phía đối với thấu kính. Ảnh A’B’ A. là ảnh thật, lớn hơn vật. B. là ảnh ảo, nhỏ hơn vật. C. ngược chiều với vật. D. là ảnh ảo, cùng chiều với vật. Câu 34: Thấu kính phân kì là thấu kính: A. Tạo bởi hai mặt cong. B. Tạo bởi một mặt phẳng và một mặt cong. C. Có phần rìa dày hơn phần giữa. D. Có phần rìa mỏng hơn phần giữa. Câu 35: Một vật sáng nhỏ được đặt trước thấu kính phân kì L và cách thấu kính 20cm. Biết tiêu cự của thấu kính là 24cm. Khoảng cách từ vật đến ảnh của nó là: A. 9,1cm B. 4,5cm C. 7,8cm D. 10,2cm Câu 36: Khi nhìn một vật ở xa mà mắt không điều tiết vẫn thấy được thì ảnh của vật ở đâu của mắt? A. Trên màng lưới. B. Trước màng lưới. C. Sau màng lưới. D. Trên thể thủy tinh. Câu 37: Quan sát phía sau của một lăng kính, ta thấy chùm tia ló đi qua lăng kính có màu đỏ. Vậy chùm tia tới lăng kính có màu gì? A. Vàng. B. Xanh. C. Đỏ. D. Trắng. Câu 38: Để cho ảnh của vật cần chụp hiện rõ nét trên phim người ta làm thế nào? Chọn cách làm đúng. A. Giữ phim cố định, thay đổi vị trí của vật kính. B. Giữ phim cố định, điều chỉnh độ tụ của vật kính. C. Giữ vật kính cố định, thay đổi vị trí phim. D. Dịch chuyển cả vật kính lẫn phim. Câu 39: Quả táo chin bị rơi xuống đất là do tác dụng của : A. trọng lựcB. lực Ac-si-mét C. lực đàn hồiD. lực ma sát Câu 40: Một ô tô đang chạy thì tắt máy đột ngột, xe chạy thêm một đoạn rồi dừng hẳn. Định luật bảo toàn năng lượng trong trường hợp này có nghiệm đúng không? A. Đúng vì thế năng của xe luôn không đổi. B. Đúng vì động năng của xe đã chuyển hóa thành dạng năng lượng khác do ma sát. C. Không đúng vì động năng của xe giảm dần. D. Cả 3 phương án còn lại đều sai. HẾT Môn Vật lý_ mã đề 02_Trang 4/ 4