Đề thi thử vào THPT – Môn Hoá Học (Đề 2)

doc 4 trang thienle22 3170
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử vào THPT – Môn Hoá Học (Đề 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_thu_vao_thpt_mon_hoa_hoc_de_2.doc
  • docMa Tran De.doc
  • docPhieu soi dap an.doc

Nội dung text: Đề thi thử vào THPT – Môn Hoá Học (Đề 2)

  1. PHÒNG GD & ĐT GIA LÂM ĐỀ THI THỬ VÀO THPT – NĂM HỌC 2019 - 2020 TRƯỜNG THCS CAO BÁ QUÁT MÔN HOÁ HỌC Thời gian làm bài : 60 phút (không kể thời gian phát đề) (Đề có 4 trang) (Đề có 40 câu) Họ tên : Lớp : Mã đề 002 Câu 1: Tỉ khối hơi của khí A đối với CH4 là 1,75 thì khối lượng mol của A là A. 20 g/mol. B. 28 g/mol. C. 24 g/mol. D. 29 g/mol. Câu 2: Thể tích khí oxi (đktc) cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 2,24 lít khí metan là A. 5,6 lít. B. 6,72 lít. C. 44,8 lít. D. 4,48 lít. Câu 3: Dung dịch KOH phản ứng được với dãy chất nào sau đây ? A. CO2, HCl, Fe2O3. B. Fe2O3, SO2, NaOH. C. P2O5, H2SO4, CuCl2. D. P2O5, CO2, CuO. Câu 4: Cho các chất sau: C4H10, CH4O, NaHCO3, NaOC2H5, HNO3, CaCO3, C6H6, CH3Br, C2H6O. Dãy các chất nào sau đây là chất hữu cơ? A. NaOC2H5; C4H10; C6H6; CH3Br; C2H6O, CH4O. B. NaOC2H5; NaHCO3; CH3Br; C2H6O; C4H10; C6H6. C. CH3NO2; NaHCO3; CaCO3; HNO3; C2H6O; C4H10. D. NaOC2H5; NaHCO3; C4H10; C6H6; CH3Br; C2H6O. Câu 5: Nguyên liệu chính để sản xuất xi măng là A. đất sét, đá vôi, cát. B. vôi sống, đá vôi, sôđa. C. cát, đá vôi, vôi sống. D. đất sét, đá vôi, sôđa. Câu 6: Thể tích không khí (chứa 20% thể tích oxi) đo ở đktc cần dùng để đốt cháy hết 3,2 gam khí metan là: A. 17,92 lít. B. 8,96 lít. C. 44,8 lít. D. 22,4 lít. Câu 7: Dãy các chất thuộc loại axit là: A. Na2SO4, H2SO4, HNO3. B. HCl, H2SO4, HNO3. C. HCl, H2SO4, Na2O. D. HCl, H2SO4, Na2S. Câu 8: Hiđrocacbon A có phân tử khối là 30 đvC. Công thức phân tử của A là A. C2H6. B. C2H4. C. C3H8. D. CH4. Câu 9: Muối ngậm nước FeSO4.nH2O có thành phần phần trăm khối lượng Fe là 20,144%. Hòa tan 27,8 gam muối FeSO4.nH2O vào nước được dung dịch X, cho dung dịch X tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được kết tủa, lọc kết tủa, rửa sạch rồi đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là A. 10,7. B. 9,0. C. 7,2. D. 8,0. Câu 10: Etyl axetat là chất lỏng, mùi thơm, dùng làm dung môi trong công nghiệp. Công thức của etyl axetat là A. CH3COOCH2CH3. B. C3H5(OH)3 C. CH3COOH. D. CH3CH2OH. Câu 11: Đơn chất là A. những chất tạo nên từ hai nguyên tố hóa học trở lên. B. những chất tạo nên từ một nguyên tử. C. những chất tạo nên từ hai nguyên tố hóa học. D. những chất tạo nên từ một nguyên tố hóa học. Câu 12: Cặp chất nào sau đây xảy ra phản ứng hoá học ? A. Al và dung dịch HNO3 đặc, nguội. B. Fe và Cl2. C. Ag và dung dịch CuSO4. D. Fe và dung dịch FeCl2. Trang 1/4
  2. Câu 13: Để cung cấp đạm cho cây trồng, người ta bón loại phân đạm nào sau đây có hàm lượng nitơ cao nhất? A. 4 푙. B. ( 2)2 . C. 4 3. D. ( 4)2푆 4. Câu 14: Các khí nào sau đây có thể dùng làm nhiên liệu? A. CO, CO2. B. O2, CO2. C. CO, H2. D. H2, CO2. Câu 15: Hỗn hợp X gồm bột Fe và Al (có cùng số mol). Đốt cháy hết 2,49 g hỗn hợp trên trong bình khí clo thu được chất rắn có khối lượng m gam. Giá trị của m là A. 7,815. B. 13,755. C. 8,88. D. 12,885. Câu 16: Dẫn từ từ 2,24 lít khí CO2 (ở đktc) vào 75 ml dung dịch Ba(OH)2 1M (các phản ứng xảy ra hoàn toàn), thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 9,850. B. 19,700. C. 14,775. D. 12,950. Câu 17: Dãy các chất thuộc loại axit là: A. Na2SO4, H2SO4, HNO3, H2S. B. HCl, H2SO4, Na2S, H2S. C. HCl, H2SO4, HNO3, Na2S. D. HCl, H2SO4, HNO3, H2S. Câu 18: Nhúng một lá nhôm sạch vào dung dịch chỉ chứa 1 chất tan X. Sau một thời gian, thấy có chất rắn màu đỏ bám vào lá nhôm. Công thức của X là A. AgNO3. B. CuSO4. C. MgSO4. D. HCl. Câu 19: Nước clo là dung dịch hỗn hợp gồm các chất: A. Cl2; HClO; H2O. B. HCl; HClO; H2O. C. Cl2; HCl; HClO. D. Cl2; HCl; H2O. Câu 20: Các trái cây, trong quá trình chín sẽ thoát ra một lượng nhỏ chất khí là A. axetilen. B. etilen. C. metan. D. etan. Câu 21: Cặp chất nào sau đây tồn tại trong một dung dịch ? A. KOH và Na2CO3. B. Ba(OH)2 và Na2SO4. C. NaOH và Mg(OH)2. D. Na3PO4 và Ca(OH)2. Câu 22: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm C3H8, C4H6, C5H10 và C6H6 thu được 7,92 gam CO2 và 2,7 gam H2O, m có giá trị là A. 2,46. B. 2,67. C. 2,31. D. 2,82. Câu 23: Có các công thức cấu tạo sau: CH3 - CH2 - CH2 - CH2 - CH3 CH2 - CH2 - CH2   CH3 CH3 CH3 - CH2 - CH2 - CH2 CH2 - CH2 - CH2 - CH3   CH3 CH3 Các công thức cấu tạo trên biểu diễn mấy chất ? A. 2 chất. B. 1 chất. C. 3 chất. D. 4 Câu 24: Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch bazơ là A. Na2O. B. SO2. C. P2O5. D. CO2. Câu 25: Đốt cháy hoàn toàn 25 cm3 một hỗn hợp gồm metan và etilen thì cần 60 cm 3 oxi ( các khí đo ở đktc). Thành phần phần trăm theo thể tích các khí trong hỗn hợp ban đầu lần lượt là A. 60% ; 40%. B. 50% ; 50%. C. 30% ; 70%. D. 40% ; 60%. Câu 26: Dung dịch Cu(NO3)2 có lẫn tạp chất AgNO3. Có thể dùng chất nào sau đây để loại bỏ tạp chất ? Trang 2/4
  3. A. Mg. B. Fe. C. Cu. D. Ag. Câu 27: Các hình vẽ bên mô tả các cách thu khí thường được sử dụng khi điều chế và thu khí trong phòng thí nghiệm. Trong các chất khí: H2, CO2, Cl2, N2, O2. Cách thu các khí này là A. Hình 1: O2, N2 ;hình 2: CO2 , H2 ;hình 3: Cl2 , N2, O2. B. Hình 1: H2, N2 ;hình 2: Cl2 , CO2 , O2 ;hình 3: H2 , N2, O2. C. Hình 1: H2, O2 ;hình 2: Cl2 , CO2 ;hình 3: H2 , N2, Cl2. D. Hình 1: Cl2, N2 ;hình 2: Cl2 , CO2 , O2 ;hình 3: N2, O2. Câu 28: Khí X có đặc điểm: Là một oxit axit, nặng hơn khí NO2. Công thức hóa học của X là A. HCl. B. CO2. C. Cl2. D. SO2. Câu 29: Các nguyên tố hoá học bảng tuần hoàn được xếp theo A. chiều số electron líp ngoài cùng tăng dần. B. chiều khối lượng nguyên tử tăng dần. C. chiều từ kim loại đến phi kim. D. chiều điện tích hạt nhân tăng dần. Câu 30: Muối M có các tính chất sau: Chất bột màu trắng, tan trong nước, phản ứng với dung dịch HCl sinh ra chất khí không màu, không mùi và bị nhiệt phân khi nung nóng. Công thức hóa học của muối M là A. MgSO4. B. CaCO3. C. NaHCO3. D. CaSO4. Câu 31: Cho sơ đồ phản ứng Al + H2SO4 → Al 2(SO4)3 + H2. Tổng hệ số nguyên tối giản của phương trình hóa học là A. 8. B. 6. C. 5. D. 9. Câu 32: Công thức hóa học của thuốc muối (natri hiđrocacbonat) là A. NaHCO3. B. Na2SO4. C. Na2CO3. D. NaCl. Câu 33: Hợp chất FeSO4 có tên gọi là A. sắt (III) sunfat. B. sắt (III) sunfit. C. sắt (II) sunfat. D. sắt (II) sunfua. Câu 34: Dãy chất nào sau đây bị nhiệt phân hủy ở nhiệt độ cao ? A. BaCO3, Cu(OH)2, KMnO4. B. MgSO3, BaCl2, KOH. C. Al(OH)3, K2SO4, BaSO4. D. AgNO3, K2CO3, NaCl. Câu 35: Oxit trung tính là: A. những oxit tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước. B. những oxit tác dụng với dung dịch bazơ và tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước. C. những oxit tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước. D. những oxit không tác dụng với axit, bazơ, nước. Câu 36: Cho các chất sau: H2O, HCl, Cl2, O2, CO2. Khí metan phản ứng được với: A. H2O, HCl. B. HCl, Cl2. C. O2, CO2. D. Cl2, O2. Câu 37: Trung hòa 200 ml dung dịch NaOH 1M bằng dung dịch H2SO4 10%. Khối lượng dung dịch H2SO4 cần dùng là A. 98 gam. B. 8,9 gam. C. 89 gam. D. 9,8 gam. Câu 38: Thuốc thử dùng để nhận biết dung dịch HCl và dung dịch H2SO4 là Trang 3/4
  4. A. dung dịch NaCl. B. dung dịch K2SO4. C. dung dịch Ba(OH)2. D. dung dịch NaNO3. Câu 39: Hòa tan 6,4 gam đồng bằng dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư sinh ra V lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là A. 4,48. B. 3,36. C. 2,24. D. 1,12. Câu 40: Hòa tan 6,2 gam Na2O vào 193,8 gam nước ta thu được dung dịch X. Cho X tác dụng với 200 gam dung dịch CuSO4 10%, lọc kết tủa, rửa sạch đem nung nóng thu được m gam chất rắn màu đen. Giá trị của m là A. 9,8 gam. B. 10,0 gam. C. 16,0 gam. D. 8,0 gam. HẾT Trang 4/4