Đề thi thử vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Trường THCS Dương Quang

doc 5 trang thienle22 9070
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Trường THCS Dương Quang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_thu_vao_lop_10_thpt_mon_ngu_van_truong_thcs_duong_qua.doc

Nội dung text: Đề thi thử vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Trường THCS Dương Quang

  1. PHÒNG GD&ĐT HUYỆN GIA LÂM MA TRẬN ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 THPT TRƯỜNG THCS DƯƠNG QUANG Năm học 2020- 2021 Môn: Ngữ văn Thời gian: 120 phút Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Cộng Chủ đề 1. VB - Tên tác phẩm. - Nhận xét cách Viết đoạn văn Có sử dụng Viếng - Hoàn cảnh sáng tác phối thanh trong phân tích khổ thơ câu nghi vấn câu thơ cuối và phép nối lăng Bác trong đoạn - Ý nghĩa cách phối thanh - Tác dụng sự lặp lại hình ảnh trẻ - Liên hệ cùng hình ảnh Số câu Số câu: 1 Số câu: 2 Số câu: 1 câu 4 Số điểm Số điểm: 1 Số điểm: 2 Số điểm: 2,5 đ Số điểm: 0,5đ 6 Tỉ lệ % Tỉ lệ: 10% Tỉ lệ: 20% Tỉ lệ: 25 % Tỉ lệ: 5% 60% 2. VB - Phương thức biểu đạt - Giải thích Viết đoạn trình Có kết hợp các Giáo bày suy nghĩ của phương thức biểu - Phép liên kết bản thân đạt dục- chìa khóa của tương lai. Số câu Số câu: 1 Số câu 1 Số câu 1 3 Số điểm Số điểm: 1 Số điểm: 1 Số điểm 1,5 Số điểm: 0,5đ 4 Tỉ lệ % Tỉ lệ: 10% Tỉ lệ: 20% Tỉ lệ 15% Tỉ lệ: 5% 40% Tổng số 2 câu 3 câu 2 câu 7 câu câu 2 điểm 3 điểm 4 điểm 1 điểm 10 Tổng số điểm điểm 20% 40% 40 % 10% 100% Tỉ lệ %
  2. PHÒNG GD&ĐT HUYỆN GIA LÂM ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 THPT TRƯỜNG THCS DƯƠNG QUANG Năm học 2020- 2021 Môn: Ngữ văn Thời gian: 120 phút Phần I: ( 6 điểm) Kết thúc một bài thơ của mình, tác giả Viễn Phương có viết: “Mai về miền Nam thương trào nước mắt Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây Mụốn làm cây tre trung hiếu chốn này. ” (Sách giáo khoa Ngữ văn 9, tập 2) Câu 1: Cho biết tên của bài thơ trên. Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào? Câu 2: Nhận xét về cách phối thanh điệu trong câu thơ thứ nhất của đoạn thơ trên. Cho biết các phối thanh đó có ý nghĩa như nào trong việc thể hiện tình cảm cảm xúc của nhà thơ. Câu 3: Hình ảnh tre đã xuất hiện ở khổ thơ đầu tiên của bài thơ trên và tiếp tục được sử dụng trong khổ thơ cuối. Cho biết tác dụng của sự lặp lại đó. Liên hệ tên một văn bản khác trong chương trình Ngữ văn THCS viết về hình ảnh tre ( ghi rõ tên tác giả). Câu 4: Dựa vào khổ thơ trên, hãy viết đoạn văn khoảng 12 câu theo lập luận diễn dịch để làm rõ được những tình cảm, cảm xúc của nhà thơ. Trong đó, có sử dụng một câu nghi vấn, một phép nối ( gạch chân dưới câu nghi vấn và từ ngữ dùng làm phép nối đó). Phần II : (4 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới : “Giáo dục tức là giải phóng. Nó mở ra cánh cửa dẫn đến hòa bình, công bằng và công lý. Những người nắm giữ chìa khóa của cánh cửa này – các thầy, cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ - gánh một trách nhiệm vô cùng quan trọng, bởi vì các thế giới mà chúng ta đang để lại cho thế hệ mai sau sẽ tùy thuộc vào những trẻ em mà chúng ta để lại cho thế giới ấy.” ( Phê-đê-ri cô May-o, Giáo dục- chìa khóa của tương lai, Sách giáo khoa Ngữ văn 9, tập 2) Câu 1 : Cho biết phương thức biểu đạt và phép liên kết trong đoạn văn trên. Câu 2 : Vì sao tác giả cho rằng người “đặc biệt là những người mẹ - gánh một trách nhiệm vô cùng quan trọng trong giáo dục” ? Câu 3 : Dựa vào kiến thức của đoạn văn trên cùng hiểu biết thực tế của em, hãy viết đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em trước nhận định sau : “Gia đình là cái nôi hình thành và nuôi dưỡng nhân cách con người. ”
  3. ĐÁP ÁN ĐỀ THI VÀO 10 THTP Năm học 2020-2021 Câu Nội dung Điểm Phần I ( 6 điểm) 1 - Tên bài thơ: Viếng lăng Bác. 0,5 đ ( 1đ) - Hoàn cảnh sáng tác: Năm 1976, đất nước độc lập thống nhất được 1 năm, lăng Bác vừa được khánh thành, tác giả là một người con miền Nam ra thăm 0,5đ lăng Bác. 2 - Nhận xét phối thanh: câu thơ có 8 tiếng thì 6 tiếng mang thanh bằng. 0,5 đ (1đ) - Ý nghĩa thể hiện tình cảm tha thiết chân thành lưu luyến, nuối tiếc khi phải 0,5đ xa lăng Bác. 3 - Tác dụng của sự lặp lại hình ảnh tre trong bài: (1đ) + Thể hiện sự gắn bó của tre với lăng Bác cũng như là sự gắn bó của dân tộc 0,25đ Việt Nam với Người. + Hoàn thiện, ca ngợi phẩm chất cao quý của cây trẻ Việt Nam của con người 0,25đ dân tộc Việt Nam: không chỉ hiên ngang, bất khuất mà còn trung với nước hiếu với dân. - Liên hệ: Cây tre Việt Nam – Thép mới 0,5 đ 4 Hình thức 1,25đ (3đ) + Đủ số câu quy đinh ( trên dưới 1 câu) ( 0,25đ) + Có liên kết chặt chẽ các câu trong đoạn ( 0,25đ) + Đúng kiểu đoạn văn diễn dịch ( câu chủ đề nằm đầu đoạn, không có câu kết đoạn) ( 0,25đ) ( Nếu có câu kết thì không tính điểm mục này). + Có sử dụng câu nghi vấn đúng về hình thức câu và hợp nội dung lôgic câu, có gạch chân ( 0,25đ) + Có sử dụng phép nối, có gạch chân ( 0,25đ) Nội dung : Khai thác từ các tín hiệu nghệ thuật để ra được các nội dung 1,75đ sau: - Cách phối 6/8 thành bằng để thể hiện tình cảm chân thành, tha thiết nuối tiếc của tác giả khi phải xa Bác về miền Nam. - Cụm từ “ thương trào nước mắt” diễn tả cảm xúc thương nhớ, nghẹn ngào. - Điệp ngữ “muốn làm” nhấn mạnh ước nguyện khát vọng hóa thân vào những vật nhó bé quanh lăng là chân thành, tha thiết. - Hình ảnh liệt kế: Con chim, đóa hoa, cây tre là những hình ảnh hiện hữu giản dị xunh quanh lăng những có ý nghĩa sâu sắc lớn lao với lăng Băc: con chim đem tiếng hót, hoa tỏa hương sắc, cây trẻ trung hiếu canh gác giấc ngủ của Người. - Nghệ thuật nhân hóa, ẩn dụ qua hình ảnh cây trẻ trung hiếu để ca ngợi phẩm chất của con người Việt Nam.
  4. * Yêu cầu: - Khi viết đoạn HS phải khai thác được những tín hiệu nghệ thuật cơ bản trên - Nêu không khai thác được những tín hiệu nghệ thuật cơ bản trừ 0,25đ mỗi ý Trừ điểm : - Sai 3 lỗi chính tả trừ 0,25đ - Sai một lỗi diễn đạt trừ 0,25đ - Sai 1 lỗi ngữ pháp trừ 0,25đ - Nếu viết phân tích cả hai 0,5đ Phần II ( 4 điểm ) Câu 1 - Cho biết phương thức biểu đạt: Nghị luận 0,5đ ( 1 đ) - Phép liên kết trong đoạn văn trên: 0,5đ + Phép thế: Giáo dục - Nó + Phép thế: cánh cửa dẫn đến hòa bình, công bằng và công lý- cánh cửa này Câu 2 Vì: - Người mẹ là người trực tiếp sinh ra và nuôi dưỡng trẻ em- thế hệ của 0.5 ( 1đ) tương lai - Người mẹ là một nhà giáo dục lớn có tầm ảnh hưởng lớn nhất với con trẻ - Bằng tình yêu thương, đức hi sinh, của mình người mẹ giáo dục tình cảm, 0,25 đạo đức cho con một cách dễ dàng nhất. 0,25 Câu 3 Trình bày suy nghĩ của em trước nhận định sau : “Gia đình là cái nôi hình ( 2đ) thành và nuôi dưỡng nhân cách con người. ” 0,5 a. Hình thức đoạn: - Dài 2/3 trang - Đảm bảo liên kết, đảm bảo các phương thức biểu đạt 1,5 b. Nội dung * MĐ: Dẫn dắt - nêu ra vấn đề(0,25đ) * TĐ: - Giải thích ý kiến: (0,25đ) + Gia đình ? + Cái nôi? + Nhân cách con người? => Gia đình là nơi đầu tiên sinh ra và nuôi dưỡng để hình thành phát triển nhân cách con người, đề cao vai trò của gia đình. - Bình luận, chứng minh ý kiến đó là đúng đắn: Làm rõ tầm quan trọng của gia đình đồi với việc giáo dục con người: (0,5đ) * KĐ: Rút ra bài học cho bản thân(0,25đ) Điểm trừ: Sai 3 lỗi chính tả trừ 0,25đ - Sai một lỗi diễn đạt trừ 0,25đ - Sai 1 lỗi ngữ pháp trừ 0,25đ
  5. - Lạc đề hoàn toàn không được điểm