Đề tham khảo thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Sinh học - Trường THCS Kim Lan
Bạn đang xem tài liệu "Đề tham khảo thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Sinh học - Trường THCS Kim Lan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_tham_khao_thi_tuyen_sinh_vao_lop_10_mon_sinh_hoc_truong_t.docx
- ĐÁP ÁN.docx
- ĐỀ 2.docx
- MA TRẬN ĐỀ.docx
Nội dung text: Đề tham khảo thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Sinh học - Trường THCS Kim Lan
- PHÒNG GD&ĐT GIA LÂM ĐỀ THAM KHẢO THI TUYỂN SINH TRƯỜNG THCS KIM LAN VÀO LỚP 10 MÔN: SINH HỌC ĐỀ THI THAM KHẢO Năm học: 2019 – 2020 (Đề thi có 05 trang) Thời gian làm bài: 60 phút, không kể thời gian phát đề Mã đề thi: 01 Câu 1: Enzim pepsin trong dạ dày có tác dụng biến đổi với loại thức ăn nào? A. Tinh bột B. Protein C. Lipit D. Gluxit Câu 2: Những loại bạch cầu chủ yếu nào sau đây tham gia vào quá trình thực bào? (1) Bạch cầu mono (4) Bạch cầu ưa kiềm (2) Bạch cầu trung tính (5) Bạch cầu Limpho (3) Bạch cầu ưa axit A. (1), (2) B. (3), (4) C. (2), (5) D. (1), (4) Câu 3: Các pha trong mỗi chu kì co dãn của tim diễn ra theo trình tự nào dưới đây? A. Thất co – dãn chung – nhĩ co B. Dãn chung – thất co – nhĩ co C. Thất co – nhĩ co – dãn chung D. Nhĩ co – thất co – dãn chung Câu 4: Những đặc điểm nào sau đây của mao mạch giúp tăng hiệu quả trao đổi chất với tế bào? (1) Vận tốc dòng máu chảy rất chậm (2) Vận tốc dòng máu chảy rất nhanh (3) Thành mạch chỉ được cấu tạo bởi 1 lớp biểu bì (4) Phân nhánh dày đặc đến từng tế bào (5) Thành có 3 lớp: Biểu bì, lớp cơ trơn và mô liên kết A. (1), (2), (5) B. (2), (3), (4) C. (1), (3), (4) D. (2), (3), (5) Câu 5: Chức năng của hai lá phổi là: A. Thực hiện trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường ngoài B. Thực hiện trao đổi khí giữa tế bào với môi trường trong C. giúp phổi điều hòa không khí cho cơ thể D. Dẫn khí ra vào phổi, làm ấm, làm ẩm không khí Câu 6: Hô hấp nhân tạo bằng phương pháp hà hơi thổi ngạt cần thực hiện các thao tác như sau: (1) Đặt nạn nhân nằm ngửa, đầu ngửa ra phía sau (2) Tự hít một hơi đầy lồng ngực rồi ghé môi sát miệng nạn nhân và thổi hết sức vào miệng nạn nhân (3) Thổi liên tục với 12 – 20 lần/ phút cho tới khi quá trình hô hấp của nạn nhân diễn ra bình thường (4) Ngừng thổi để hít vào rồi lại thổi tiếp (5) Bịt mũi nạn nhân bằng hai ngón tay Thứ tự đúng của các thao tác là: A. (1) → (2)→ (3)→ (4) → (5) B. (1) → (5)→ (2)→ (3) → (4) C. (1) → (2)→ (4)→ (3) → (5) D. (1) → (5)→ (2)→ (4) → (3) Câu 7: Những phát biểu nào sau đây là đúng về quá trình đồng hóa? (1) Tổng hợp chất hữu cơ đặc trưng từ những chất đơn giản (2) Là quá trình tích lũy năng lượng trong các hợp chất hữu cơ (3) Phân giải các chất hữu cơ đặc trưng thành các chất vô cơ đơn giản (4) Là quá trình giải phóng năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống
- A. (1) và (2) B. (2) và (3) C. (3) và (4) D. (1) và (4) Câu 8: Viễn thị có thể phát sinh do những nguyên nhân nào dưới đây? (1) Do cầu mắt quá dài (2) Do cầu mắt ngắn (3) Do thể thủy tinh bị lão hóa (4) Do thường xuyên nhìn vật với khoảng cách quá gần A. (1) và (4) B. (2) và (4) C. (1) và (3) D. (2) và (3) Câu 9: Để xác định độ thuần chủng của giống, người ta cần thực hiện phép lai nào? A. Giao phấn B. Tự thụ phấn C. Lai phân tích D. Lai với cơ thể đồng hợp khác Câu 10: Những thuật ngữ di truyền nào sau đây đúng: (1) Cặp tính trạng tương phản là hai hay nhiều trạng thái khác nhau của cùng một cặp tính trạng (2) Kiểu gen là toàn bộ các gen trong tế bào sinh vật (3) Kiểu hình chỉ là những đặc điểm được biểu hiện ra bên ngoài mà chúng ta có thể nhìn thấy được (4) Dòng thuần là tập hợp các cá thể có kiểu gen đồng hợp, có đặc tính di truyền đặc trưng ổn định A. (1), (2), (3) B. (1), (2), (4) C. (2), (3), (4) D. (1), (3), (4) Câu 11: Phép lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang tính trạng (1) cần xác định kiểu gen với cá thể mang tính trạng (2) để kiểm tra (3) của cơ thể mang tính trạng (4) Thứ tự các từ thích hợp cần điền vào các chỗ trống trên là: A. (1) lặn; (2) trội; (3) kiểu hình; (4) lặn B. (1) trội; (2) lặn; (3) kiểu hình; (4) trội C. (1) trội; (2) lặn; (3) kiểu gen; (4) trội D. (1) lặn; (2) trội; (3) kiểu gen; (4) lặn Câu 12: Khi cho giao phấn giữa cây quả tròn, chín sớm với cây quả dài, chín muộn, kiểu hình nào ở con lai là biến dị tổ hợp? A. Qủa tròn, chín sớm B. Qủa tròn, chín muộn C. Qủa dài, chín muộn D. Qủa tròn, chín muộn và quả dài, chín muộn Câu 13: Ở cà chua, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với gen a quy định thân thấp; gen B quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với gen b quy định quả vàng. Cho cây thân cao, quả đỏ giao phấn với cây thân thấp, quả vàng (P), thu được F1 toàn cây thân cao, quả đỏ. Nếu cho cây F1 lai trở lại với cây thân thấp, quả vàng P thì thế hệ lai cho tỉ lệ phân li kiểu hình là: A. 9 thân cao, quả đỏ : 3 thân cao, quả vàng : 3 thân thấp, quả đỏ : 1 thân thấp, quả vàng B. 3 thân cao, quả đỏ : 3 thân cao, quả vàng : 1 thân thấp, quả đỏ : 1 thân thấp, quả vàng C. 3 thân cao, quả đỏ : 1 thân cao, quả vàng : 3 thân thấp, quả đỏ : 1 thân thấp, quả vàng D. 1 thân cao, quả đỏ : 1 thân cao, quả vàng : 1 thân thấp, quả đỏ : 1 thân thấp, quả vàng Câu 14: Hình ảnh dưới đây mô tả tế bào 2n=4 đang ở kì nào của quá trình giảm phân? A. Kì đầu I B. Kì đầu II C. Kì giữa I D. Kì giữa II Câu 15: Điểm giống nhau trong quá trình hình thành giao tử đực so với quá trình hình thành giao tử cái là: A. Giao tử có nhân mang bộ nhiễm sắc thể đơn bội n B. Tạo 1 giao tử lớn và ba thể cực thứ 2
- C. Tạo 4 giao tử có kích thước bằng nhau D. Tạo 4 giao tử có kích thước khác nhau Câu 16: Ở người sự thụ tinh giữa tinh trùng mang NST giới tính nào với trứng để tạo hợp tử phát triển thành con gái? A. Sự thụ tinh giữa tinh trùng 22A + X với trứng 22A + X để tạo hợp tử 44A + XX B. Sự thụ tinh giữa tinh trùng 22A + Y với trứng 22A + X để tạo hợp tử 44A + XY C. Sự thụ tinh giữa tinh trùng 22A + Y với trứng 22A + Y để tạo hợp tử 44A + YY D. Sự thụ tinh giữa tinh trùng 22A + X với trứng 22A + Y để tạo hợp tử 44A + XY Câu 17: Trong phân bào nguyên phân, NST xếp thành hàng trên mặt phẳng xích đạo ở: A. Kì đầu B. Kì giữa C. Kì sau D. Kì cuối Câu 18: Ở ruồi giấm, gen quy định màu sắc thân và gen quy định độ dài cánh nằm trên cùng một nhiễm sắc thể. Gen A quy định thân xám trội hoàn toàn so với gen a quy định thân đen; gen B quy định cánh dài trội hoàn toàn so với gen b quy định cánh ngắn. Lai ruồi giấm thân xám, cánh dài thuần chủng với ruồi thân đen, cánh ngắn thu được các con ruồi giấm F1. Tiếp tục cho ruồi đực F1 lai với ruồi giấm thân đen, cánh ngắn. Theo lí thuyết, đời con có: A. 2 loại kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 : 1 B. 4 loại kiểu hình phân li theo tỉ lệ 9 : 3 : 3 : 1 C. 4 loại kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 : 1 : 1 : 1 D. 2 loại kiểu hình phân li theo tỉ lệ 3 : 1 Câu 19: Trong quá trình tổng hợp ARN đã diễn ra các sự kiện dưới đây: (1) Các nucleotit của mạch mã gốc liên kết với các nucleotit tự do để hình thành dần mạc ARN (2) Gen được tháo xoắn và tách dần thành 2 mạch đơn (3) ARN rời khỏi gen đi ra tế bào chất để thực hiện tổng hợp Protein Trật tự đúng của quá trình tổng hợp ARN là: A. (1) → (2) → (3) B. (1) → (3) → (2) C. (2) → (1) → (3) D. (2) → (3) → (1) Câu 20: Phân tử ADN được cấu tạo từ những đơn phân nào sau đây? A. A, U, T, G B. A, T, G, X C. A, U, G, X D. A, U, T, X Câu 21: Khi biết trình tự các đơn phân của ARN như sau: A – U – G – G – A – X – U – G – A – A – U – G – X - Mạch khuôn tổng hợp nên ARN đó có trình tự là: A. A – T – G – G – A – X – T – G – A – A – T – G – X - B. A – U – G – G – A – X – U – G – A – A – U – G – X - C. T – A – X – X – T – G – A – X – T – T – A – X – G - D. T – T – G – X – T – X – T – G – A – A – T – G – G - Câu 22: Một gen có chiều dài bằng 510nm. Số nucleotit loại Adenin chiếm 30% tổng số nucleotit của gen. Số lượng từng loại nucleotit của gen là: A. A = T = 900; G = X = 2100 B. A = T = 900; G = X = 600 C. A = T = 450; G = X = 300 D. A = T = 600; G = X = 900 Câu 23: Khi nói về đột biến gen, có bao nhiêu nhận định sau đây là đúng? (1) Đột biến gen tạo ra nhiều phiên bản mới là nguyên liệu sơ cấp cho chọn lọc (2) Đột biến gen tạo ra thường là đột biến lặn nên nó không được biểu hiện thành kiểu hình (3) Đột biến gen xảy ra làm phá vỡ sự thống nhất hài hòa trong kiểu gen nên thường có hại (4) Sự biến đổi cấu trúc ADN có thể gây nên sự biến đổi cấu trúc Protein do gen mã hóa A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 24: Ở người bị bệnh ung thư máu là do mất một đoạn nhỏ ở đầu nhiễm sắc thể nào? A. Nhiễm sắc thể số 11 B. Nhiễm sắc thể số 21
- C. Nhiễm sắc thể số 12 D. Nhiễm sắc thể số 23 Câu 25: Cơ chế hình thành thể ba nhiễm (2n + 1) là do: A. Sự kết hợp giữa 2 giao tử đơn bội và lưỡng bội của bố và mẹ B. Sự kết hợp giữa 2 giao tử lưỡng bội của bố và mẹ C. Sự kết hợp giữa 1 giao tử (n + 1) và và 1 giao tử (n) của bố và mẹ D. Sự kết hợp giữa 2 giao tử (n – 1) của bố và mẹ Câu 26: Ở người 2n = 46, một người bị mắc hội chứng Đao có số lượng nhiễm sắc thể là? A. 45 B. 47 C. 48 D. 46 Câu 27: Những kết luận nào dưới đây là phù hợp với sơ đồ phả hệ sau: Nam mắc bệnh Nữ mắc bệnh Nam k mắc bệnh Nữ k mắc bệnh (1) Bệnh do gen trội nằm trên NST thường quy định (2) Bệnh do gen lặn nằm trên NST thường quy định (3) Bệnh do gen trội nằm trên NST giới tính Y quy định (4) Bệnh do gen lặn nằm trên NST giới tính X quy định A. (2), (3), (4) B. (1), (2), (3) C. (1), (2), (4) D. (1), (3), (4) Câu 28: Công nghệ tế bào là ngành kĩ thuật ứng dụng di truyền học để: A. Sản xuất các chế phẩm sinh học B. Tạo ra những tế bào, mô, cơ thể hoàn chỉnh C. Chuyển gen quý vào vi khuẩn D. Tạo ra những vật nuôi mang nhiều đặc điểm của loài khác Câu 29: Những thành tựu nào dưới đây là ứng dụng của công nghệ gen? (1) Tạo ra các chủng vi sinh vật mới (2) Tạo ra giống cây trồng cho năng suất cao (3) Tạo ra cây trồng biến đổi gen (4) Tạo động vật biến đổi gen A. (1), (2), (3) B. (2), (3), (4) C. (1), (3), (4) D. (1), (2), (4) Câu 30: Quy trình chuyển gen gồm các bước như sau: (1) Tách gen cần chuyển ra khỏi tế bào cho và tách phân tử ADN được dùng làm thể truyền ra khỏi tế bào virut hoặc vi khuẩn (2) Chuyển ADN tái tổ hợp vào trong tế bào nhận (3) Gắn gen cần chuyển vào thể truyền nhờ các enzim cắt và enzim nối chuyên biệt tạo ADN tái tổ hợp Trật tự đúng của quy trình là: A. (1) → (2)→ (3) B. (1) → (3)→ (2) C. (2) → (1)→ (3) D. (2) → (3)→ (1) Câu 31: Cây mọc trong rừng có thân cao, thẳng; cành tập trung ở phần ngọn cây, các cành cây phía dưới sớm bị rụng thuộc nhóm: A. Cây ưa bóng sống nơi quang đãng B. Cây ưa sáng sống trên tán rừng C. Sinh vật sống ở vùng nhiệt đới D. Cây ưa ẩm sống ở vùng khô hạn Câu 32: Trên cánh đồng lúa, khi cỏ dại phát triển làm giảm năng suất lúa phản ánh mối quan hệ:
- A. Hội sinh B. Kí sinh C. Cạnh tranh D. Sinh vật ăn sinh vật khác Câu 33: Môi trường sống của sinh vật là nơi: A. Sinh vật tìm kiếm thức ăn, nước uống ở trên mặt đất, trong nước B. Sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả những gì bao quanh chúng C. Sinh vật kiếm ăn và làm chỗ ở như trong nước, mặt đất, trong không khí D. Sinh vật sinh trưởng, phát triển và sinh sản Câu 34: Khi nói về lợi thế của các sinh vật cùng loài khi sống thành nhóm cá thể, những phát biểu nào sau đây là đúng? (1) Thực vật sống thành nhóm khi gió to sẽ cản bớt sức gió nên sẽ cản bớt sức gió nên cây ít bị ngã đổ hơn khi sống riêng lẻ (2) Thực vật sống thành nhóm sẽ cùng lấy thức ăn và nước tốt hơn khi sống riêng lẻ (3) Động vật sống theo bầy đàn có khả năng tự vệ cao, cùng chống kẻ thù, tìm kiếm thức ăn, (4) Động vật sống theo bầy đàn cạnh tranh nhau dẫn đến sinh trưởng và phát triển nhanh hơn A. (1) và (3) B. (2) và (4) C. (1) và (4) D. (2) và (3) Câu 35: Tập hợp sinh vật nào sau đây là quần thể sinh vật? A. Tập hợp cây thông nhựa trên một quả đồi ở Côn Sơn B. Tập hợp cá trong Hồ Tây C. Tập hợp cây cỏ trên thảo nguyên Mộc Châu D. Tập hợp chim trong rừng Cúc Phương Câu 36: Cho các sinh vật sau: (1) Gà; (2) Hổ; (3) Cáo; (4) Cỏ; (5) Châu chấu; (6) Vi khuẩn. Chuỗi thức ăn nào dưới đây được thiết lập từ các sinh vật trên là đúng? A. (4) → (5)→ (1)→ (3) → (2) → (6) B. (4) → (5)→ (1)→ (6) → (2) → (3) C. (4) → (5)→ (1)→ (2) → (3) → (6) D. (4) → (5)→ (2)→ (3) → (1) → (6) Câu 37: Trong chuỗi thức ăn: Cây gỗ → sâu ăn lá cây → bọ ngựa → rắn. Sinh vật tiêu thụ bậc 3 là: A. Sâu ăn lá cây B. Bọ ngựa C. Rắn D. Cây gỗ Câu 38: Những biện pháp nào sau đây giúp cải tạo và bảo vệ môi trường? (1) Xây dựng nhiều khu chung cư cao tầng và trồng nhiều cây xanh xung quanh (2) Hạn chế phát triển dân số, kiểm soát các nguồn chất thải gây ô nhiễm (3) Bảo vệ các loài sinh vật, phục hồi và trồng rừng mới, sử dụng hiệu quả tài nguyên (4) Cải tạo nhiều giống cây trồng, vật nuôi để tăng năng suất và giúp cải tạo đất A. (1), (2), (3) B. (2), (3), (4) C. (1), (2), (4) D. (1), (3), (4) Câu 39: Nhóm nào sau đây gồm toàn tài nguyên tái sinh? A. Khí đốt thiên nhiên, dầu mỏ, than đá B. Tài nguyên đất, năng lượng gió, khí đốt thiên nhiên C. Năng lượng gió, bức xạ Mặt trời, năng lượng thủy triều D. Tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên sinh vật Câu 40: Những hoạt động nào sau đây là biện pháp sử dụng hợp lí tài nguyên đất? (1) Chống xói mòn, chống khô hạn, chống nhiễm mặn (2) Nâng cao độ màu mỡ của đất bằng cách bón nhiều phân hóa học (3) Trồng nhiều cây xanh để tăng độ che phủ của thực vật (4) Trồng xen canh các mùa vụ A. (1), (2) B. (3), (4) C. (1), (3) D. (2), (4)