Bài giảng Vật lí Lớp 9 - Tiết 42: Ôn tập

pptx 9 trang Thương Thanh 01/08/2023 840
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Vật lí Lớp 9 - Tiết 42: Ôn tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_vat_li_lop_9_tiet_42_on_tap.pptx

Nội dung text: Bài giảng Vật lí Lớp 9 - Tiết 42: Ôn tập

  1. TIẾT 42: ÔN TẬP I. Lí thuyết Câu 1: Dòng điện cảm ứng là gì? Hiện tượng cảm ứng điện từ là gì? Câu 2: Dòng điện xoay chiều là gì? Các tác dụng của dòng điện xoay chiều là gì? Câu 3: Cấu tạo chính của máy phát điện gồm những bộ phận nào? Máy phát điện hoạt động chủ yếu dựa vào hiện tượng nào? Câu 4: Nêu công thức tính công suất hao phí do tỏa nhiệt. Muốn làm giảm hao phí thì sử dụng cách nào để đạt hiệu quả tốt nhất? Vì sao? Câu 5: Nêu cấu tạo của máy biến thế? Nguyên tắc hoạt động của máy biến thế là gì?
  2. Câu 1: Dòng điện cảm ứng là gì? Hiện tượng cảm ứng điện từ là gì? -Dòng điện cảm ứng là dòng điện xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín khi đặt trong một từ trường biến thiên. -Hiện tượng cảm ứng điện từ là hiện tượng xuất hiện dòng điện cảm ứng.
  3. Câu 2: Dòng điện xoay chiều là gì? Các tác dụng của dòng điện xoay chiều là gì? - Dòng điện xoay chiều là dòng điện cảm ứng luân phiên đổi chiều. - Các tác dụng của dòng điện xoay chiều là: - Tác dụng phát sáng - Tác dụng nhiệt - Tác dụng từ - Tác dụng sinh lí
  4. Câu 3: Cấu tạo chính của máy phát điện gồm những bộ phận nào? Máy phát điện hoạt động chủ yếu dựa vào hiện tượng nào? •Gồm 2 bộ phận chính là: Nam châm và cuộn dây Một trong 2 bộ phận đó đứng yên gọi là Stato, bộ phận còn lại có thể quay gọi là Rôto. Máy phát điện hoạt động chủ yếu dựa vào hiện tượng cảm ứng điện từ.
  5. Câu 4: Nêu công thức tính công suất hao phí do tỏa nhiệt. Muốn làm giảm hao phí thì sử dụng cách nào để đạt hiệu quả tốt nhất? Vì sao? •Công thức tính công suất hao phí do tỏa nhiệt là: RP. 2 P = hp U 2 •Muốn giảm hao phí thì cách đạt hiệu quả nhất là tăng hiệu điện thế. Vì công suất hao phí tỉ lệ nghịch với bình phương hiệu điện thế đặt vào 2 đầu dây
  6. Câu 5: Nêu cấu tạo của máy biến thế? Nguyên tắc hoạt động của máy biến thế là gì? • Cấu tạo bao gồm: - Hai cuộn dây dẫn đặt cách điện với nhau ( 1 cuộn nối về phía nguồn gọi là cuộn sơ cấp, cuộn còn lại là cuộn thứ cấp). - Một lõi sắt( thép) có pha silic chung cho cả 2 cuộn dây Nguyên tắc hoạt động của máy biến thế dựa vào hiện tượng cảm ứng điện từ. Khi đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp của máy biến thế một hiệu điện thế xoay chiều thì ở hai đầu cuộn thứ cấp xuất hiện một hiệu điện thế xoay chiều.
  7. II. Bài tập Bài 1: Cuộn sơ cấp của một máy biến thế có 4400 vòng, cuộn thứ cấp có 240 vòng. Khi đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp một hiệu điện thế xoay chiều 220V thì ở hai đầu dây của cuộn thứ cấp có hiệu điện thế là bao nhiêu? Tóm tắt: n1 = 4400 vòng; n2 = 240 vòng U1 = 220 V; U2 = ? Bài làm Hai đầu dây của cuộn thứ cấp có hiệu điện thế là: U2= (U1.n2) / n1 = ( 220.240)/4400 = 12V
  8. Bài 2: Một máy phát điện xoay chiều cho một hiệu điện thế ở hai cực của máy là 2000V. Muốn tải điện năng đi xa, người ta phải tăng hiệu điện thế lên tới 20000V. Hỏi phải dùng máy biến thế với các cuộn dây có số vòng dây theo tỉ lệ nào? Cuộn dây nào mắc với hai cực của máy phát điện? Tóm tắt: U1 = 2000V; U2 = 20000V n1 / n2 =? Bài làm Máy biến thế dùng các cuộn dây có số vòng dây theo tỷ lệ là: U1 / U2 = n1 / n2 = 20000/2000= 1/10 Cuộn dây có ít vòng được mắc vào hai cực của máy phát điện.
  9. Yêu cầu về nhà: Ôn lại các kiến thức đã học trong bài Làm từ câu 1 đến câu 9 phần tự kiểm tra( SGK- 105) Chuẩn bị bài tiếp theo: Tổng kết chương 2: Điện từ học