Đề ôn tập Vật lí 6 - Bài 16 + 18

doc 2 trang thienle22 3840
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn tập Vật lí 6 - Bài 16 + 18", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_on_tap_vat_li_6_bai_16_18.doc

Nội dung text: Đề ôn tập Vật lí 6 - Bài 16 + 18

  1. Bài ôn tập ở nhà trong thời gian nghỉ dịch Corona môn Vật lý 6A, B, C BÀI 16 +18 I. Lí thuyết: Câu 1: Có những lại ròng rọc nào? Mỗi loại ròng rọc đó giúp con người làm việc dễ dàng hơn như thế nào? Câu 2: Nêu các kết luận về sự nở vì nhiệt của chất rắn? II. Bài tập: Bài 1: Palăng là gì? Sử dụng palăng giúp ích cho con người trong việc nâng vật nặng lên cao như thế nào? Bài 2: Khi nhiệt độ của một vật rắn tăng lên thì: A, Thể tích của vật tăng lên. B, Khối lượng của vật tăng lên. C, Khối lượng riêng của vật tăng lên. D, Khối lượng riêng của vật giảm đi. Bài 3: Ba thanh đồng, nhôm, sắt, có chiều dài bằng nhau ở 100 0C. Khi nhiệt độ của ba thanh cùng giảm xuống còn 500C thì: A Chiều dài ba thanh vẫn bằng nhau. B. Chiều dài thanh nhôm lớn nhất. C. Chiều dài thanh đồng lớn nhất. D. Chiều dài thanh sắt lớn nhất. Bài 4: Khi nhiệt độ thay đổi, các trụ bêtông cốt thép không bị nứt. Em hãy cho biết vì sao? Bài 5: Một quả cầu bằng đồng bị kẹt trong một cái vòng bằng sắt. Để tách chúng ra, một HS đem hơ nóng cả quả cầu và chiếc vòng. Theo em bạn HS đó có tách được quả cầu ra khỏi vòng không? Tại sao? Bài 6: Có 2 cốc thủy tinh chồng khít vào nhau. Một HS định dùng nước nóng và nước đá để tách 2 cốc ra. Theo em, bạn đó phải làm thế nào? Bài 7: Vào mùa hè đường dây điện thường hay võng xuống nhiều hơn so với vào mùa đông. Em hãy giải thích tại sao?
  2. ĐỀ ÔN TẬP VẬT LÍ 6 Bài 1: Một quả nặng có khối lượng 50 g được treo dưới một sợi dây mềm. Biết quả nặng đứng yên. a) Hỏi quả nặng chịu tác dụng của những lực nào? b) Những lực đó có đặc điểm gì? c) Nêu phương, chiều và độ lớn của những lực đó? Bài 2: Một quả nặng có khối lượng 100g được treo dưới một lò xo. Biết quả nặng đứng yên. Hỏi lực đàn hồi do lò xo tác dụng lên quả nặng có độ lớn là bao nhiêu? Vì sao? Bài 3: Một vật có khối lượng 1350kg, có thể tích 500 dm3. Tính: a) Trọng lượng của vật? b) Khối lượng riêng của chất làm vật? c) Trọng lượng riêng của chất làm vật? Bài 4: Một vật bằng chì có thể tích 250dm 3, có khối lượng riêng là 11300kg/m 3. Tính: a) Khối lượng của vật? b) Trọng lượng của vật? c) Trọng lượng riêng của chất làm vật? Bài 5: Biết 1dm3 sắt có khối lượng 7,8kg a) Tính khối lượng riêng của sắt? b) Tính thể tích của 1 tấn sắt? c) Tính trọng lượng của 2m3 sắt? Bài 6: Một vật nặng có khối lượng 3 tạ bị rơi xuống mương. Trên bờ có 6 người, lực kéo của mỗi người là 450N. Hỏi 6 người đó có kéo được vật lên trực tiếp theo phương thẳng đứng hay không? Vì sao? Bài 7: Theo em tại sao các tấm tôn lợp nhà lại có dạng lượn sóng mà không làm tôn phẳng? Bài 8: Một lọ thủy tinh được đậy kín bằng nút thủy tinh. Khi nút bị kẹt, theo em có thể làm như thế nào để lấy được nút ra một cách dễ dàng mà không làm hỏng đồ vật?