Đề ôn tập số 19 (Tiếng Việt) - Lớp 2

docx 2 trang thienle22 3740
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn tập số 19 (Tiếng Việt) - Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_on_tap_so_19_tieng_viet_lop_2.docx

Nội dung text: Đề ôn tập số 19 (Tiếng Việt) - Lớp 2

  1. BÀI ÔN TẬP SỐ 19 Bài 1: Đọc bài sau: Người thầy năm xưa Ngày đầu vào lớp học mới, tôi đứng rụt rè ở cửa lớp vì e sợ thầy, không quen bạn. Thầy nhìn thấy tôi và hỏi han ân cần. Nhìn ánh mắt trìu mến và cầm bàn tay ấm áp của thầy, tôi bước vào lớp trong sự yên tâm lạ thường. Được thầy dạy dỗ, tôi càng thấy yêu quý thầy hơn. Thầy tận tụy trong từng bài giảng, từng giờ đến lớp. Tôi nhớ đến mùa nước nổi, khắp đường sá, trường học đều đầy nước. Thế mà thầy trò chúng tôi vẫn đến lớp đều đặn, học bì bõm trong nước, thế mà vui đến lạ. Những bài giảng của thầy dường như “đánh thắng” cả mùa nước lũ. * Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu: Câu 1: Vì sao ngày đầu vào lớp mới, bạn nhỏ lại đứng rụt rè ở cửa lớp? A. Vì áo bạn nhỏ bị ướt. B. Vì chưa quen bạn mới. C. Vì em e sợ thầy giáo, không quen bạn. D. Vì bạn quên bút. Câu 2: Điều gì khiến cho bạn nhỏ cảm thấy yên tâm? A. Tiếng vỗ tay rào rào chào đón của các bạn mới. B. Ánh mắt trìu mến và bàn tay ấm áp của thầy giáo mới. C. Lớp học trông cũng quen thuộc, không có gì khác lạ. D. Mẹ ngồi cuối lớp. Câu 3: Đến mùa nước nổi, khi đường sá, trường học đều đầy nước, thầy trò bạn nhỏ đã làm gì? A. Thầy trò vẫn đến lớp đều đặn, vui vẻ học bì bõm trong nước . B. Thầy trò cùng tát nước để lớp học khỏi bị ngập. C. Thầy trò phải nghỉ ở nhà vì không đến lớp được. D. Các bạn nhỏ được nghỉ học. Câu 4: Những bài giảng của thầy như thế nào? A. Những bài giảng cũ. B. Những bài giảng không hay. C. Những bài giảng khô khan. D. Những bài giảng của thầy “đánh thắng” cả mùa nước lũ.
  2. Bài 2: Gạch chân dưới những từ ngữ chỉ đặc điểm có trong câu sau: A. Quyển sách to, dày, những trang giấy bóng loáng, thơm ơi là thơm và đầy những con vật kỳ lạ. B. Mùa xuân, trên những cành cây mọc đầy những lá non xanh biếc. Hoa chanh, hoa bưởi tỏa hương thơm ngát. Những cánh hoa trắng muốt rắc đầy sân. Mùa xuân, tiết trời ấm áp. Những cây rau trong vườn mơn mởn vươn lên đón ánh nắng tươi ấm của mặt trời. Bài 3: Câu nào thuộc kiểu câu Ai thế nào? A. Kho báu của tôi là những cuốn chuyện bố mang về. B. Quyển chuyện mỏng manh, màu sắc rực rỡ như một bông hoa. C. Tôi kể giấc mơ ấy cho mẹ. D. Những quyển sách ấy mang đến cho tôi bao nhiêu điều kỳ diệu. Bài 4: Bộ phận in đậm trong câu sau trả lời câu hỏi nào? Những trang giấy bóng loáng, thơm ơi là thơm. A. Là gì? B. Làm gì? C. Thế nào? Bài 5: Dùng gạch chéo (/)tách các câu sau thành 2 phần Ai và thế nào? Mùa xuân xôn xao, rực rỡ. Mùa hè chói chang. Mùa thu hiền dịu. Mùa đông u buồn, lạnh lẽo. Bài 6: Đặt 2 câu theo mẫu Ai thế nào? . Bài 7: Chính tả (PH đọc cho con viết): Bé và chim chích bông Buổi sáng, Bé dậy sớm, ngồi học bài. Dậy sớm học bài là một thói quen tốt. Nhưng phải cố gắng lắm mới có được thói quen ấy. Rét ghê. Thế mà Bé vùng dậy, chui ra khỏi cái chăn ấm. Bé ngồi học bài. Rồi trời ấm dần. Phải rồi, khi chim sâu ra ăn đàn, thế là trời nắng ấm. Chim sâu nhiều thế. Nó bay tràn ra vườn cải. Cả đàn ùa xuống, líu ríu trên những luống rau trồng muộn.