Giáo án dạy học Lớp 2 - Tuần 26 - GV: Dương Thị Hồng Thắm - Trường Tiểu học Phú Thủy

doc 26 trang thienle22 3220
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy học Lớp 2 - Tuần 26 - GV: Dương Thị Hồng Thắm - Trường Tiểu học Phú Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_day_hoc_lop_2_tuan_26_gv_duong_thi_hong_tham_truong.doc

Nội dung text: Giáo án dạy học Lớp 2 - Tuần 26 - GV: Dương Thị Hồng Thắm - Trường Tiểu học Phú Thủy

  1. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 TUẦN 26 Thứ hai ngày 1 tháng 6 năm 2020 Toán Bài 77: Số 1 và số 0 trong phép nhân và phép chia (T2) I. Mục tiêu: - KT: Biết thực hiện các phép tính nhân, chia có số 1 và số 0. - KN: Giải được các phép tính nhân, chia có số 1 và số 0. - TĐ: Giáo dục HS tính kiên trì, cẩn thận, nhanh nhẹn trong học toán. - NL: Hình thành và phát triển năng lực tự học, tính toán. II. Chuẩn bị: - GV: TLHDH, BP - HS: TLHDH, vở III. Hoạt động dạy học: * Khởi động: - BHT tổ chức cho các bạn chơi trò chơi “Truyền điện: ôn lại bảng nhân, chia.” - GV giới thiệu bài học. HS viết đề bài vào vở - HS tự đọc thầm phần mục tiêu, chia sẻ trước lớp. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS thuộc bảng nhân, chia. Tham gia chơi tích cực. - PP: Tích hợp. - Kĩ thuật: Trò chơi. B. Hoạt động thực hành: HĐ1: Tính. Việc 1: HS đọc yêu cầu và làm vào vở. Việc 2: Chia sẻ trước lớp. *ĐGTX: - Tiêu chí: Tính đúng các phép tính nhân, chia có số 1 1 x 1 = 1 1 :1 = 1 1 x 2 = 2 2 :1 = 2 1 x 3 = 3 3 :1 = 3 1 x 4 = 4 4 :1 = 4 1 x 5 = 5 5 :1 = 5 1 x 6 = 6 6 :1 = 6 1 x 7 = 7 7 :1 = 7 1 x 8 = 8 8 :1 = 8 1 x 9 = 9 9 :1 = 9 1 x 10 =10 10:1= 10 - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ2: Tính nhẩm *ĐGTX: - Tiêu chí: Tính nhẩm nhanh, đúng các phép tính cộng, trừ, nhân, chia có số 1 và số 0. GV: Dương Thị Hồng Thắm
  2. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ3: Điền số thích hợp vào ô trống: *ĐGTX: - Tiêu chí: Điền được các số thích hợp vào ô trống. a) b) c) 5 x 1 = 5 3 :1 = 3 3 x 0 = 0 5 : 1 = 5 4 x 1= 4 0 : 3 = 0 - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời.  Dự kiến phương án hổ trợ cho học sinh: + HS còn hạn chế: Hướng dẫn, giúp đỡ HS tính đúng các phép tính có số 1, số 0. Điền số thích hợp vào ô trống. + HS tiếp thu nhanh: Làm hết các bài tập và làm thêm phần ứng dụng C. Hoạt động ứng dụng: - Thực hiện phần ứng dụng theo TLHDH.  Tiếng Việt Bài 28B: Cây trồng để làm gì? (T2) I. Mục tiêu: - KT: Viết chữ hoa Y. Viết đúng các từ chứa tiếng có vần ua/uơ. Chép đúng một đoạn văn. - KN: Rèn kĩ năng viết cẩn thận cho học sinh. - TĐ: Có ý thức cẩn thận, giữ vở sạch, luyện viết chữ đẹp. - NL: Vận dụng viết đúng và đẹp chữ hoa Y trong các văn bản khác. II. Chuẩn bị: - GV: TLHDH, chữ hoa Y, MT - HS: vở, TLHDH. III. Hoạt động dạy học: * Khởi động: - HĐTQ tổ chức cho các bạn trong lớp hát một bài hát khởi động tiết học. - HS viết tên bài vào vở. - HS chia sẻ lại mục tiêu bài trước lớp A. Hoạt động cơ bản: HĐ4: Viết. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS nắm được quy trình, điểm bắt đầu và kết thúc, kích thước cỡ chữ. Viết đúng chữ hoa Y viết đúng câu ứng dụng, nắm nghĩa câu ứng dụng. . Chữ Y cao 8 li, 5 li trên và 3 li dưới. . Chữ Y hoa gồm 2 nét là nét móc hai đầu và nét khuyết dưới. . Nét 1: Điểm ĐB của nét móc hai đầu nằm trên ĐKN 5, giữa ĐKD 2 và 3. Điểm dừng bút nằm tên ĐKD 5, giữa ĐKN 2 và 3. Nét 2: Điểm ĐB nằm tại giao điểm ĐKN 6 và ĐKD 5. Điểm dừng bút nằm trên ĐKN 2. GV: Dương Thị Hồng Thắm
  3. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 . Lũy tre làng là hình ảnh quen thuộc của làng quê Việt Nam. Trên khắp mọi miền đất nước đến đâu chúng ta cũng có thể gặp lũy tre làng, vì thế người VN đã rất yêu cây tre và gần gũi với cây tre. - PP: Quan sát, vấn đáp, viết. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, viết lời nhận xét. B. Hoạt động thực hành: HĐ1: Điền vào chỗ chấm vần ua hay uơ. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS điền đúng ua/ uơ vào chỗ trống. Viết đúng các từ vừa điền vào vở. Quả khế chua lắm Mẹ mua quà cho em Con voi huơ vòi lên chào khán giả - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ2: Nghe thầy cô đọc và chép vào vở đoạn văn trong bài Kho báu( từ đầu đến trồng khoai, trồng cà) *ĐGTX: - Tiêu chí: Nắm nội dung,nghe viết đúng tốc độ, viết hoa đúng từ chỉ tên riêng đoạn viết - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời.  Hoạt động ứng dụng: - Luyện chữ hoa Y.  CHÀO CỜ CHÀO CỜ TẠI LỚP. ÔN TV I. Mục tiêu: Giúp học sinh: - Kiến thức: HS nắm được cách phòng tránh covid 19. Đọc hiểu các bài tập đọc - Kĩ năng: Rèn tính tự lập, mạnh dạn cho HS. HS có thể tự phòng tránh covid 19. Đọc trôi chảy toàn bài. Ngắt nghĩ hơi đúng. - Thái độ: Nghiêm túc, chấp hành tốt các nội quy, quy định của lớp. Thực hiện tốt các quy định về an toàn sức khỏe. Yêu thích môn học. - Năng lực: Phát triển năng lực sáng tạo, năng lực ứng phó với tình huống khẩn cấp. Đọc diễn cảm câu chuyện II. Chuẩn bị: - Tài liệu phòng chống dịch. - Sách HDH TV III. Hoạt động dạy học: HĐ1: Hoạt động chào cờ HĐ2: Hướng dẫn các nội dung phòng chống dịch Covid-19 1: Thông tin về dịch bệnh và các biện pháp phòng chống dịch bệnh ở nhà, ở trường. Việc 1: HS nghe GV cung cấp thông tin về tình hình dịch bệnh và các biện pháp phòng chống dịch ở trường và ở nhà. GV: Dương Thị Hồng Thắm
  4. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 Việc 2: HS đọc, ghi nhớ các thông tin và chia sẻ trước lớp. 2: Hướng dẫn cách đeo khẩu trang và rửa tay đúng cách Việc 1: HS nghe GV hướng dẫn các bước rửa tay, đeo khẩu trang đúng cách. Việc 2: HS ghi nhớ các thông tin và chia sẻ trước lớp Việc 3: HS thực hiện đeo khẩu trang và rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn tại lớp. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS nắm được cách đeo khẩu trang và rửa tay đúng cách. Có ý thức tự giác thực hiện các việc trên. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. HĐ3: Luyện đọc bài: Sông Hương; Tôm Càng và Cá con; Sơn Tinh, Thủy Tinh, Voi nhà, Quả tim Khỉ. Việc 1: Em đọc bài (2 - 3 lần). Việc 2: Mỗi bạn đọc một đoạn, sau đó đổi lượt, nhận xét, bổ sung cho nhau về cách đọc. *ĐGTX: - Tiêu chí: Đọc đúng giọng nhân vật, đảm bảo tốc độ, mạch lạc, trôi chảy. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời.  Hoạt động ứng dụng: - HS cùng người thân thực hiện các biện pháp phòng dịch ở nhà và ở trường. - Về nhà đọc diễn cảm các bài tập đọc cho người thân nghe.  Thứ ba ngày 2 tháng 6 năm 2020 Tiếng Việt Bài 28B: Trồng cây để làm gì? (T3) I. Mục tiêu: - KT: Viết đúng các từ có tiếng bắt đầu bằng l/n; ên/ênh. Hỏi và đáp câu trả lời Để làm gì? - KN: Rèn kỹ năng giao tiếp cho học sinh. - TĐ: Có ý thức chăm học. - NL: Vận dụng hỏi - đáp câu trả lời Để làm gì? trong cuộc sống hằng ngày. II. Chuẩn bị: - GV: TLHDH, MT. - HS: TLHDH, vở III. Hoạt động dạy học: * Khởi động: - HĐTQ tổ chức cho các bạn trong lớp hát một bài hát khởi động tiết học. - HS viết tên bài vào vở. - HS chia sẻ lại mục tiêu bài trước lớp B. Hoạt động thực hành HĐ3: Viết từ ngữ. GV: Dương Thị Hồng Thắm
  5. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 *ĐGTX: - Tiêu chí: HS điền đúng l/n ; ên/ênh vào ô trống. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ 4,5: Hỏi và trả lời mẫu câu Để làm gì? *ĐGTX: - Tiêu chí: HS hỏi và đáp đúng các câu trả lời Để làm gì?. Chọn 2 câu trả lời và chép vào vở. Người ta trồng cây cam để làm gì? Người ta trồng cây cam để ăn quả. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. C. Hoạt động ứng dụng: - Thực hiện phần ứng dụng.  Tiếng Việt Bài 28C: Bạn thích cây gì? (T2) I.Mục tiêu - KT: Viết đúng các từ chứa tiếng bắt đầu bằng s/x. Nói và đáp lời chúc mừng - KN: Phân biệt tiếng bắt đầu s/x. Nói đáp lời chúc mừng. - TĐ: HS học tập tích cực - NL: Vận dụng nói đáp vào trong cuộc sống hàng ngày. II. Chuẩn bị: - GV: TLHDH, BP, MT - HS: TLHDH, vở III. Hoạt động dạy học: * Khởi động: - HĐTQ tổ chức cho các bạn trong lớp hát một bài hát khởi động tiết học. - HS viết tên bài vào vở. - HS chia sẻ lại mục tiêu bài trước lớp HĐ6: Trả lời câu hỏi và ghi vào vở. *ĐGTX: - Tiêu chí: Nêu được các bộ phận của cây dừa Bộ phận Hình ảnh so sánh Tàu (lá) dừa: Như chiếc lược chải vào mây xanh. Như bàn tay dang ra đón gió. Quả dừa: Như đàn lợn con, như những hũ rượu - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ1,2: Học thuộc câu thơ trong bài Cây dừa. *ĐGTX: - Tiêu chí: Đọc thuộc 6 đến 8 dòng thơ, giọng đọc hay. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. HĐ3,4: Viết từ ngữ. *ĐGTX: - Tiêu chí: Tìm tiếng nhanh phân biệt s/x chỉ đúng tên loài cây - PP: Quan sát, vấn đáp. GV: Dương Thị Hồng Thắm
  6. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ5: Đóng vai. *ĐGTX: - Tiêu chí: Nói đáp lời chúc mừng của mọi người một cách lịch sự, khiêm tốn có văn hóa. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập.  Hướng dẫn phần ứng dụng: Chia sẻ bài học với người thân  Toán Bài 78: Em ôn lại những gì đã học *Bỏ bài 2* I. Mục tiêu: - KT: Em biết nhân (chia) số tròn chục với (cho) số có một chữ số. Biết vận dụng các bảng nhân, chia đã học. Biết tìm các thành phần chưa biết của phép nhân, phép chia. Biết vận dụng các bảng nhân, chia đã học để giải bài toán có lời văn. - KN: Nhân (chia) số tròn chục với (cho) số có một chữ số. Vận dụng các bảng nhân, chia đã học vào giải toán. Tìm các thành phần thừa số và số bị chia. Vận dụng các bảng nhân, chia đã học để giải bài toán có lời văn. - TĐ: Giáo dục HS tính kiên trì, cẩn thận trong học toán - NL: Vận dụng vào trong tính toán hằng ngày II. Chuẩn bị: - GV: TLHDH, BP - HS: TLHDH, vở III. Hoạt động dạy học: *Khởi động: BHT tổ chức cho HS chơi trò chơi Truyền điện (HĐ1) *ĐGTX: - Tiêu chí: HS đọc thuộc bảng nhân và bảng chia. Tham gia chơi hào hứng, tích cực. - PP: Tích hợp. - Kĩ thuật: Trò chơi. A. Hoạt động thực hành: HĐ1: Chuyển lên phần khởi động. HĐ2: Giảm tải. HĐ3: Tính nhẩm. *ĐGTX: - Tiêu chí: Thực hiện nhân (chia) các số tròn chục với (cho) số có một chữ số - 20 x 2=? -60 : 3=? 2 chục x 2 = 4 chục 6 chục : 3 = 2 chục 20 x 2=40 60: 3 = 20 - 30 x 3=? - 80 : 2 =? 3 chục x 3 = 9 chục 8 chục : 2 = 4 chục 30 x 3=90 80 : 2 = 40 - 40 x 2 = ? - 90 : 3 =? 4 chục x 2 = 8 chục 9 chục : 3 = 3 chục 40 x 2 = 80 90: 3 = 30 - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. GV: Dương Thị Hồng Thắm
  7. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 HĐ4: Tính. *ĐGTX: - Tiêu chí: Tính đúng các biểu thức có cả phép tính cộng, trừ, nhân, chia a) b) 3 x 7+9= 21 +9 = 30 3: 3 x 0= 1 x 0 = 0 5 x 10- 14= 50 - 14 = 36 0 : 6 +4 = 0 + 4 = 4 - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ5: Tìm x. *ĐGTX: - Tiêu chí: Biết cách tìm thừa số chưa biết trong phép nhân và số bị chia trong phép chia. a) x x 4 = 28 b) x : 2 = 0 x = 28:4 x = 0 x 2 x = 7 x = 0 - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ6: Giải bài toán. Đổ 15l dầu vào các can, mỗi can chứa 3l dầu. Hỏi cần mua bao nhiêu chiếc can như thế để đựng hết số dầu? *ĐGTX: - Tiêu chí: Vận dụng bảng chia để giải bài toán có lời văn. Tính toán chính xác, trình bày cẩn thận. Bài giải: Số chiếc can cần mua để đựng hết số dầu là: 15: 3 = 5 (l) Đáp số: 5 lít dầu - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời.  Dự kiến phương án hổ trợ cho học sinh: - HSCHT: Tiếp cận giúp các em thực hiện được 4 phép tính cộng, trừ, nhân, chia. - HSHTT: Thực hiện thêm phần ứng dụng C. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ nội dung bài học với người thân  Toán Bài 79: Em ôn lại những gì đã học I. Mục tiêu: - KT: Em biết: Vận dụng các bảng nhân, chia đã học. Chia một nhóm đồ vật thành 2, 3, 4, 5 phần bằng nhau. Giải bài toán bằng một phép tính nhân hoặc chia. Nhận dạng, gọi đúng tên, tính độ dài đường gấp khúc. - KN: Vận dụng các bảng nhân, chia đã học vào tính toán. Giải bài toán bằng một phép tính nhân hoặc chia. Tính độ dài đường gấp khúc. - TĐ: Yêu thích môn Toán, cẩn thận, chăm chỉ. - NL: Phát triển năng lực toán học, vận dụng kiến thức vào thực tế. II. Chuẩn bị: - GV: TLHDH, MT, BP GV: Dương Thị Hồng Thắm
  8. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 - HS: TLHDH, vở III. Hoạt động dạy học: * Khởi động: - HĐTQ tổ chức cho các bạn trong lớp hát một bài hát khởi động tiết học. - HS viết tên bài vào vở. - HS đọc, chia sẻ mục tiêu bài trước lớp B. Hoạt động thực hành: HĐ1: Tính nhẩm. *ĐGTX: - Tiêu chí: Tính nhẩm nhanh, chính xác các phép tính dựa vào các bảng nhân, chia đã học 4 x 6 = 24 5 x 8 = 40 3 x 8 = 24 24 : 6 = 4 5 : 1 = 5 25 :5 = 5 4 x 5 = 20 35 :5 = 7 24 : 3=8 - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ2: Hình nào đã được tô màu: a) 1/2 số ô vuông b) 1/3 số ô vuông A c) 1/4 số ô vuông d) 1/5 số ô vuông B C D *ĐGTX: - Tiêu chí: Xác định số phần đã tô màu của một hình a) hình B b) hình A c) hình D d) hình C - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ3: Giải bài toán: Có 24 học sinh chia thành các nhóm, mỗi nhóm có 4 học sinh. Hỏi chia được thành mấy nhóm như thế? *ĐGTX: - Tiêu chí: Giải bài toán có lời văn vận dụng bảng chia đã học Bài giải: Chia được số nhóm như thế là: 24 : 4 = 6 (nhóm) Đáp số: 6 nhóm - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ4: Tính độ dài đường gấp khúc MNPQ. *ĐGTX: - Tiêu chí: Tính được độ dài một đường gấp khúc (HĐ4) Bài giải Độ dài một đường gấp khúc MNPQ là: 4 + 3 + 4 = 11 (cm) GV: Dương Thị Hồng Thắm
  9. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 Đáp số: 11 cm - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời.  Dự kiến phương án hổ trợ cho học sinh: + HS còn hạn chế: Hướng dẫn, giúp đỡ HS giải toán vận dụng các bảng nhân chia, xác định số phần đã tô màu. Vận dụng giải toán có lời văn. + HS tiếp thu nhanh: Làm hết các bài tập và làm thêm phần ứng dụng C. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ nội dung bài học với người thân  Tiếng Việt Bài 28C: Bạn thích cây gì? (T3) I.Mục tiêu - KT: Viết đoạn văn về loại quả mà em yêu thích. - KN: Viết đoạn văn hay, có sự sáng tạo. - TĐ: HS học tập tích cực - NL: Vận dụng vào trong cuộc sống hàng ngày. II. Chuẩn bị: - GV: TLHDH, BP - HS: TLHDH, vở III. Hoạt động dạy học: * Khởi động: - HĐTQ tổ chức cho các bạn trong lớp hát một bài hát khởi động tiết học. - HS viết tên bài vào vở. - HS chia sẻ lại mục tiêu bài trước lớp HĐ6: Viết về loại quả mà em yêu thích *ĐGTX: - Tiêu chí: HS trả lời được các câu hỏi gợi ý. Biết dựa vào các gợi ý viết được một đoạn văn về loại quả hay, đúng chính tả. Có sự sáng tạo, trau chuốt lời văn hay. + Vải thiều là một loại trái cây ngon. Vải thiều có vị ngọt sắc như có pha mật ong, ai ăn cũng phải khen ngon. + Cam là loại trái cây mà em và gia đình rất yêu thích. + Có rất nhiều loại quả ngon và ngọt, nhưng em vẫn thích ăn nhất là quả xoài. + Có rất nhiều loại trái cây, nhưng em thích ăn nhất là quả dưa hấu. + Em rất thích ăn xoài, và sau này em muốn khu vườn nhà mình trồng thật nhiều xoài. + Em thường được mẹ cho ăn nhiều loại quả nhưng em thích ăn nhất là quả Thanh Long. + Có nhiều loại quả vừa thơm ngon, vừa bổ dưỡng nhưng loại quả em thích nhất là quả Thanh Long. + Loại quả em thích ăn nhất là dưa hấu. + Em đã được ăn rất nhiều loại quả khác nhau như quả táo, xoài, cam, nhưng em vẫn thích nhất là quả dưa hấu. + Trong các loại quả, em thích nhất là quả Mít. + Em luôn cảm ơn các bác nông dân đã chăm sóc để em được ăn những quả chuối chín. + Có nhiều loại quả vừa thơm ngon vừa bổ dưỡng, nhưng em thích nhất là quả cam. + Quê ngoại em có rất nhiều loại hoa thơm, trái ngọt nhưng em thích nhất là quả vú sữa bà trồng. + Mỗi người đều có một sở thích riêng, với em, loài trái cây em thích nhất là trái chuối. GV: Dương Thị Hồng Thắm
  10. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 + Nhà em có một cây mít ở giữa vườn. Năm nay cây mít rất nhiều quả. + Vườn nhà em trồng rất nhiều loài cây ăn quả nhưng em thích nhất là cây bưởi với những trái bưởi tròn tròn xinh xinh. Quả bưởi to như quả bóng, màu xanh lá. Mỗi khi cùng mẹ vào siêu thị, em nhìn thấy rất nhiều loại quả ngon nhưng đối với em, quả ngon nhất là quả táo. + Trong các loại trái cây, em thích ăn nhất là quả thanh long. Quả thanh long tròn, hình bầu dục. Vỏ thanh long lúc chưa chín màu xanh, lúc chín vỏ chuyển sang màu hồng sẫm. Ngoài vỏ, có những tua như vảy rồng. Ruột thanh long màu trắng trong. Phần thịt có nhiều hạt nhỏ li ti màu đen như hạt mè. Thanh long ăn rất mát. + Em thích ăn rất nhiều loại quả nhưng em thích quả xoài nhất. Quả xoài khi non có màu xanh tươi, còn lúc chín lại màu vàng đậm. Nhìn bên ngoài, quả xoài như một bàn tay mập mạp, mình dày ở giữa và thuôn dần sang hai bên. - PP: quan sát, vấn đáp, viết - Kĩ thuật: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, viết lời nhận xét. C. Hướng dẫn phần ứng dụng: - Đọc đoạn văn cho người thân  Tiếng Việt Bài 29A: Bạn biết gì về cây ăn quả? (T1) I. Mục tiêu: - KT: Đọc hiểu câu chuyện Những quả đào. Nói và đáp lời chia vui trong một số tình huống. - KN: Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài, đọc đúng từ khó. Giải nghĩa các từ khó. - TĐ: HS chăm học, hoạt động tích cực. - NL: Đọc hay diễn cảm bài tập đọc. II. Chuẩn bị: - GV: TLHDH, tranh, MT - HS: TLHDH, vở III. Hoạt động dạy học:  Khởi động: - BHT tổ chức cho các bạn chơi trò chơi “ PV nhỏ tuổi: Quan sát tranh và TLCH: Tranh vẽ ai? Mọi người trong tranh đang làm gì? - GV giới thiệu + viết đề bài. HS viết tên bài vào vở. - HS đọc và chia sẻ mục tiêu. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS tham gia chơi hào hứng, tích cực. HS quan sát và trả lời được các câu hỏi. - PP: Tích hợp. - Kĩ thuật: Trò chơi. A. Hoạt động cơ bản: GV: Dương Thị Hồng Thắm
  11. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 HĐ1: Chuyển lên phần khởi động. HĐ2: Nghe thầy (cô) đọc câu chuyện: Những quả đào Việc 1: GV đọc mẫu, cả lớp lắng nghe. Việc 2: GV nêu giọng đọc, cách ngắt giọng, nội dung bài. *ĐGTX: - Tiêu chí: Chú ý giọng đọc . Lời người kể đọc với giọng chậm rãi, nhẹ nhàng. . Lời của ông đọc với giọng ôn tồn, tình cảm. Câu cuối bài khi ông nói với Việt đọc với vẻ tự hào, vui mừng. . Lời của Xuân đọc với giọng hồn nhiên, nhanh nhảu. . Lời của Vân đọc với giọng ngây thơ. . Lời của Việt đọc với giọng rụt rè, lúng túng. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ3: Đọc từ và lời giải nghĩa. Việc 1: Em đọc thầm các từ ngữ và lời giải nghĩa (2-3 lần) Việc 2: TBHT điều hành các bạn đố nhau về từ và lời giải nghĩa của các từ đó. Nhận xét, bổ sung cho nhau. *ĐGTX: - Tiêu chí: Nắm được nghĩa của từ: + Cái vò: đồ đựng bằng đất nung, miệng tròn, thân phình ra. + Hài lòng: vừa ý, ưng ý. + Thơ dại: còn bé quá, chưa biết gì. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. HĐ4: Luyện đọc từ ngữ. Việc 1: Em đọc những từ ngữ, câu đã cho ở HDH. Việc 2: Một bạn đọc từ ngữ - cả lớp nghe rồi chia sẻ cách đọc với bạn. Nhận xét, đánh giá và góp ý cho nhau. *ĐGTX: - Tiêu chí: Đọc đúng các từ khó: hài lòng, trồng, giường, chăm chú, - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ5: Cùng luyện đọc Việc 1: Em đọc bài (2-3 lần) Việc 2: Mỗi bạn đọc một đoạn, sau đó đổi lượt, nhận xét, bổ sung về cách đọc. *ĐGTX: - Tiêu chí: Đọc nối tiếp từng đoạn đúng ngắt nghỉ, đảm bảo tốc độ, phù hợp giọng nhân vật. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời.  Hướng dẫn phần ứng dụng: GV: Dương Thị Hồng Thắm
  12. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 - Đọc bài Những quả đào cho người thân nghe.  Ôn Toán Ôn luyện tuần 25 (T1) I.Mục tiêu: - KT: Nhận biết 1/5, thuộc, vận dụng bảng chia 5 vào làm tính, xem đồng hồ, Tìm thừa số của phép nhân, nhận biết một phần hai, một phần ba, một phần tư, một phần năm. - KN: Hoàn thành HĐ 1,2,3,4 nhanh, đúng thời gian và chia sẻ với bạn tốt. - TĐ: Ham thích học toán, tích cực tự giác trong học tập - KN: Vận dụng kiến thức đã học vào trong thực tế II. Chuẩn bị : - GV: SHD, BP - HS: Sách ôn luyện, vở III. Hoạt động dạy học: -Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng HS: - HS còn hạn chế: Tiếp cận giúp học sinh tính nhanh kết quả các phép tính - HS tiếp thu nhanh: Làm hết các bài tập và hướng dẫn các bạn còn hạn chế. Làm thêm phần ứng dụng *ĐGTX: - Tiêu chí: Nhận biết được một phần năm (HĐ1).Vận dụng bảng chia 5 để thực hiện tính kết quả các phép tính (HĐ 2). Xem được đồng hồ ( HĐ3,4) - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời.  HD phần ứng dụng: - Thực hiện các bài còn lại theo sách hướng dẫn.  Thứ tư ngày 3 tháng 6 năm 2020 Toán Bài 80: Đơn vị, chục, trăm, nghìn. So sánh các số tròn trăm (T1) I. Mục tiêu: - KT: Em nhận biết được các số tròn trăm và một nghìn. Nắm được thứ tự các số tròn trăm . Biết so sánh các số tròn trăm - KN: Biết cách đọc và viết các số tròn trăm, so sánh các số tròn trăm. - TĐ: Giao dục HS tính kiên trì, cẩn thận trong học toán - NL: Vận dụng trong tính toán thực tế. Phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ toán học để so sánh số. II. Chuẩn bị: GV: TLHDH, BP, các tấm thẻ 100 ô vuông HS: TLHDH, vở III. Hoạt động dạy học: * Khởi động: - HĐTQ tổ chức cho các bạn trong lớp hát một bài hát khởi động tiết học. - HS viết tên bài vào vở. - HS Đọc mục tiêu bài, chia sẻ mục tiêu bài trước lớp A. Hoạt động cơ bản: 1. Thực hiện các hoạt động sau Việc 1: Em đọc HĐ1-HDH trang 3 ,quan sát và thao tác theo yêu cầu GV: Dương Thị Hồng Thắm
  13. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 Xếp 10 ô vuông thành một thanh “một chục”, xếp 10 thanh 1 chục thành một bảng “một trăm”, xếp 10 bảng 1 trăm thành 1 nghìn. Việc 2:Hai bạn ngồi cạnh nhau chia sẻ cho nhau nghe những gì mình làm. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS xếp được 10 ô vuông thành 1 thanh 1 chục và xếp 10 thanh 1 chục thành 1 bảng 100, xếp 10 bảng 1 trăm thành 1 nghìn Biết đọc các số tròn trăm, tròn nghìn. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. 2. So sánh các số tròn trăm Việc 1: Em đọc HĐ2-HDH trang 67, quan sát mẫu và điền dấu thích hợp vào chỗ chấm Việc 2: Chia sẻ kết quả với bạn bên cạnh, nhận xét, bổ sung *ĐGTX: - Tiêu chí: HS biết cách so sánh các số tròn trăm. Điền đúng dấu vào chỗ chấm 200 200 300 > 100 100 300 600 = 600 400 < 700 b) 100 200 300 400 500 600 700 800 900 1000 1000 900 800 700 600 500 400 300 200 100 - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. c. Chơi trò chơi “ Xếp thứ tự ” Việc 1: CTHĐ TQ tổ chức cho các bạn chơi trò chơi. Việc 2: Nhận xét trò chơi, tuyên dương những HS chơi tốt. - Hội đồng tự quản tổ chức cho các bạn trong lớp chia sẻ sau tiết học. + Cách so sánh các số tròn trăm + Nhận biết số trong trăm *ĐGTX: - Tiêu chí: Sắp xếp được các số tròn trăm theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lai. Tham gia trò chơi tích cực, tự giác - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời.  Dự kiến phương án hổ trợ cho học sinh: GV: Dương Thị Hồng Thắm
  14. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 - HSCHT: Tiếp cận giúp các em biết các số tròn trăm và một nghìn - HSHTT: Thực hiện thêm bài tập ở phần HDUD  Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ nội dung bài học với người thân.  Tiếng Việt Bài 29A: Bạn biết gì về cây ăn quả? (T2) I.Mục tiêu: - KT: Hiểu nội dung câu chuyện Những quả đào: Nhờ những quả đào, ông biết tính nết của các cháu. Ông hài lòng về các cháu, đặc biệt ngợi khen đứa cháu nhân hậu đã nhường cho bạn quả đào. - KN: Phát triển kỹ năng đọc-hiểu cho học sinh. - TĐ : HS chăm học, hoạt động tích cực. - NL: Nắm nội dung bài vào trong cuộc sống thực tế. - Tích hợp BVMT: Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên - GD KNS: Tự nhận thức, xác định giá trị bản thân II. Chuẩn bị ĐDDH: - GV TLHDH, thẻ, PBT. - HS: TLHDH, vở III. Hoạt động dạy học: * Khởi động: - HĐTQ tổ chức cho các bạn trong lớp hát một bài hát khởi động tiết học. - HS viết tên bài vào vở. - HS Đọc mục tiêu bài, chia sẻ mục tiêu bài trước lớp A. Hoạt động cơ bản: HĐ7: TLCH. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS thảo luận và trả lời được câu hỏi. (Người ông đã chia quả đào cho vợ và ba đứa cháu nhỏ) - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. B. Hoạt động thực hành: HĐ1: Trao đổi về nội dung câu chuyện. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS lần lượt nêu việc làm của mỗi người cháu với những quả đào. Biết đưa ra nhận xét của ông về từng cháu bằng cách nói tiếp các câu ở tài liệu. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ2: *ĐGTX: - Tiêu chí: HS nói được nhân vật mình thích nhất và nêu được lý do. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. - GDHS: thương người và đối xử có tình nghĩa với mọi người.  Hoạt động ứng dụng. GV: Dương Thị Hồng Thắm
  15. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 - Đọc lại bài Những quả đào.  Tiếng Việt Bài 29A: Bạn biết gì về cây ăn quả? (T3) I. Mục tiêu: - KT: Mở rộng vốn từ về cây ăn quả - KN: Phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh. - TĐ : HS chăm học, hoạt động tích cực. - NL: Nắm nội dung bài vào trong cuộc sống thực tế. II. Chuẩn bị: - GV: TLHDH, PBT. - HS: TLHDH, vở III. Hoạt động dạy học: B. Hoạt động thực hành: * Khởi động: - HĐTQ tổ chức cho các bạn trong lớp hát một bài hát khởi động tiết học. - HS viết tên bài vào vở. - HS Đọc mục tiêu bài, chia sẻ mục tiêu bài trước lớp HĐ3: Kể tên. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS nêu đúng và đầy đủ tên các bộ phận của cây ăn quả: rễ, gốc, thân, cành, lá, hoa, quả, ngọn. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ4: Tìm từ. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS tìm được các từ dùng để tả các bộ phận của cây ăn quả - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. C. Hoạt động ứng dụng. - Thực hiện bài tập phần ứng dụng.  Ôn TV Ôn luyện tuần 26 (T1) I.Mục tiêu: - KT: Thực hiện HĐ 1,2,3 - Kĩ năng: Đọc hiểu câu chuyện Sự tích sóng biển; nhận xét được đặc điểm của những con sóng trên sông, trên biển. - Thái độ: Biết yêu quý mẹ - Năng lực: Vận dụng vào bài học trong cuộc sống hàng ngày. II. Chuẩn bị ĐDDH - Sách em tự ôn luyện TV 2 III. Các hoạt động dạy học: - HSHC: Hỗ trợ em thực hiện HĐ1,2,3 - HSHTT: Hoàn thành HĐ 1,2,3 thêm HĐ8 của phần ứng dụng Khởi động GV: Dương Thị Hồng Thắm
  16. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 HĐ 1,2: + Tiêu chí đánh giá: Nhận xét được những con sóng trong mỗi tranh. Biết giới thiệu một số sự vật em thường nhìn thấy trên sông trên biển - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời Ôn luyện HĐ 3: Đọc câu chuyện sau và TLCH( a đến d). + Tiêu chí đánh giá: Đọc hiểu bài nắm nội dung bài trả lời chính xác câu hỏi trong bài phân biệt được nhận xét được đặc điểm của những con sóng trên sông trên biển. Biết được tình cảm của người mẹ đối với con a) Câu chuyện kể ngày xưa biển như thế nào? - Như một tấm gương phẳng lì, không có sóng b)Cuộc sống cảu hai mẹ con bà Sóng thế nào? - Rất khó khăn c) Chi tiết nào cho thấy bà Sóng rất yêu con? Bà đi dọc bờ biển để kiếm cá đổi gạo. Bà phải nhịn ăn để cho con no bụng d) Câu chuyện giải thích như thế nào về hiện tượng biển có sóng?Những cuộn sóng như lời ru của mẹ nước như cánh tay vỗ về âu yếm Sóng như lòng người mẹ lúc nào cũng yêu thương vỗ về con mình. e) Em có suy nghĩ gì khi ngắm sóng biển. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. Hoạt động ứng dụng: Chia sẻ bài học người thân.  Ôn TV Ôn luyện tuần 26 (T2) I. Mục tiêu: - KT: Sử dụng các từ ngữ về sông biển; sử dụng dấu phẩy khi viết câu. VIết đúng các từ chứa tiếng bắt đầu bằng r/gi/d. Biết đáp lời đồng ý phù hợp tình huống; viết được đoạn văn tả về sông biển - KN: Biết dùng dấu phẩy khi viết câu. Biết đáp lời đồng ý. Viết đoạn văn tả sông biển. - TĐ: Có thái độ tích cực trong học tập và yêu thích môn học. - NL: Vận dụng đáp lời đồng ý vào trong cuộc sống hàng ngày. II. Chuẩn bị: - Sách em tự ôn luyện TV 2, BP III. Hoạt động dạy học: Ôn luyện HĐ4: *ĐGTX: - Tiêu chí: Biết và giải thích đặc điểm các loài cá GV: Dương Thị Hồng Thắm
  17. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 Cá chuồn: Thân có cánh giống như cá chuồn.Cá mập búa hình dạng như cái búa. Cá ngựa: Hình dáng cong như con ngựa. Cá bai gai thân hình có ba gai nên gọi cá ba gai - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ5,6: *ĐGTX: - Tiêu chí: Biết tìm câu thành ngữ tục ngữ nhắc các loài vật sống dưới biển. điền dấu phẩy đúng câu văn. 5. Chim sa cá lặn, Ốc không mang nổi mình ốc, còn mang cọc cho rêu. Thân lươn bao quản lấm đầu. Chẳng được con trắm, con chép cũng được mớ tép mớ tôm. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ7: *ĐGTX: - Tiêu chí: Biết phân biệt tên viết đúng chính tả, phân biết ưc/ưt - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. C. Hoạt động ứng dụng: Nhận xét, chia sẻ người thân.  Ôn Toán Ôn luyện tuần 25 (T2) I. Mục tiêu: - KT: Biết đọc đúng giờ khi kim phút chỉ vào số 12, số 3, số 6. Biết thực hiện các phép tính đơn giản với số đo thời gian. - KN: Đọc đúng giờ khi kim phút chỉ vào số 12, số 3, số 6. Tính đúng các phép tính đơn giản với số đo thời gian. - TĐ: Giáo dục HS tính cẩn thận trong học toán, HS yêu thích học toán - NL: Vận dụng vào trong tính toán thực tế II. Chuẩn bị: - GV: SHD, BP - HS: Sách luyện, vở III. Hoạt động dạy học:  Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng HS: - HS còn hạn chế: Tiếp cận giúp các em Biết đọc đúng giờ khi kim phút chỉ vào số 12, số 3, số 6 (BT3, 4, 8). Biết thực hiện các phép tính đơn giản với số đo thời gian. (BT 7). - HS tiếp thu nhanh: Làm hết các bài tập và hỗ trợ các bạn khác. Làm thêm phần ứng dụng *ĐGTX: - Tiêu chí: Đọc đúng giờ khi kim phút chỉ vào số 12, số 3, số 6. Thực hiện các phép tính đơn giản với số đo thời gian nhanh, chính xác. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. GV: Dương Thị Hồng Thắm
  18. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 C. Hoạt động ứng dụng: -Thực hiện các bài còn lại theo sách hướng dẫn.  Thứ năm ngày 4 tháng 6 năm 2020 Tiếng Việt Bài 29B: Làm gì để chăm sóc cây (T1) I. Mục tiêu: - KT: Viết chữ hoa A (kiểu 2). Đặt và trả lời câu hỏi với cụm từ Để làm gì? - KN: Rèn kĩ năng viết cẩn thận cho học sinh. - TĐ: Có ý thức cẩn thận, giữ vở sạch, luyện viết chữ đẹp. - NL: Vận dụng viết đúng và đẹp chữ hoa A (kiểu 2) trong các văn bản khác. II. Chuẩn bị: - GV: TLHDH, MT, chữ hoa A (kiểu 2) - HS: vở, TLHDH. III. Hoạt động dạy học: * Khởi động: - HĐTQ tổ chức cho các bạn trong lớp hát một bài hát khởi động tiết học. - HS viết tên bài vào vở. - HS đọc mục tiêu bài, chia sẻ mục tiêu bài trước lớp A. Hoạt động cơ bản: HĐ3,4: Viết. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS nắm được quy trình, điểm bắt đầu và kết thúc, kích thước cỡ chữ. Viết đúng chữ hoa A (kiểu 2) viết đúng câu ứng dụng, nắm nghĩa câu ứng dụng. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. B. Hoạt động thực hành: HĐ1: Quan sát tranh, TLCH. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS quan sát tranh và trả lời đúng về từng việc làm được vẽ trong tranh (có dùng cụm từ Để làm gì?) - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời.  Hoạt động ứng dụng: - Luyện chữ hoa A (kiểu 2).  Toán Bài 80: Đơn vị, chục, trăm, nghìn. So sánh các số tròn trăm (T2) I.Mục tiêu: - KT: Em nhận biết được các số tròn trăm và một nghìn. Nắm được thứ tự các số tròn trăm. Biết so sánh các số tròn trăm - KN: Biết cách đọc và viết các số tròn trăm, so sánh các số tròn trăm. - TĐ: Giáo dục HS tính kiên trì, cẩn thận trong học toán - NL: Vận dụng trong tính toán thực tế. Phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ toán học để so sánh số. II. Chuẩn bị: GV: Dương Thị Hồng Thắm
  19. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 GV: TLHDH, MT, BP, các tấm thẻ 100 ô vuông HS: TLHDH, vở III. Hoạt động dạy học: * Khởi động: - HĐTQ tổ chức cho các bạn trong lớp hát một bài hát khởi động tiết học. - HS viết tên bài vào vở. - HS Đọc mục tiêu bài, chia sẻ mục tiêu bài trước lớp A. Hoạt động cơ bản: 1. Thực hiện các hoạt động sau: Việc 1: Em đọc HĐ1-HDH trang 3 ,quan sát và thao tác theo yêu cầu Xếp 10 ô vuông thành một thanh “một chục”, xếp 10 thanh 1 chục thành một bảng “một trăm”, xếp 10 bảng 1 trăm thành 1 nghìn. Việc 2: Chia sẻ cho nhau nghe những gì mình làm. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS xếp được 10 ô vuông thành 1 thanh 1 chục và xếp 10 thanh 1 chục thành 1 bảng 100, xếp 10 bảng 1 trăm thành 1 nghìn Biết đọc các số tròn trăm, tròn nghìn. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. 2. So sánh các số tròn trăm Việc 1: Em đọc HĐ2-HDH trang 67, quan sát mẫu và điền dấu thích hợp vào chỗ chấm Việc 2: Chia sẻ kết quả với bạn bên cạnh, nhận xét, bổ sung *ĐGTX: - Tiêu chí: HS biết cách so sánh các số tròn trăm. Điền đúng dấu vào chỗ chấm b) 200 200 300 >100 100 300 600 = 600 400 < 700 b) 100 200 300 400 500 600 700 800 900 1000 1000 900 800 700 600 500 400 300 200 100 - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. c. Chơi trò chơi “ Xếp thứ tự ” Việc 1: CTHĐ TQ tổ chức cho các bạn chơi trò chơi. GV: Dương Thị Hồng Thắm
  20. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 Việc 2: Nhận xét trò chơi, tuyên dương những HS chơi tốt. - Hội đồng tự quản tổ chức cho các bạn trong lớp chia sẻ sau tiết học. + Cách so sánh các số tròn trăm + Nhận biết số trong trăm *ĐGTX: - Tiêu chí: Sắp xếp được các số tròn trăm theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lai. Tham gia trò chơi tích cực, tự giác - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời.  Dự kiến phương án hổ trợ cho học sinh: - HS CHT: Tiếp cận giúp các em biết các số tròn trăm và một nghìn - HSHTT: Thực hiện thêm bài tập ở phần HDUD  Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ nội dung bài học với người thân.  Thứ sáu ngày 5 tháng 6 năm 2020 Toán Bài 81: Các số tròn chục từ 110 đến 200; 101 đến 110 (T1) I. Mục tiêu : - KT: Biết các số tròn chục từ 110- 200 gồm các trăm, các chục, các đơn vị. Biết các số từ 101 - 110 gồm các trăm, các chục, các đơn vị Biết so sánh các số tròn chục, so sánh các số từ 101- 110. - KN: Em biết đếm, đọc, viết, so sánh các số tròn chục từ 110 đến 200 và các số từ 101 đến 110. -TĐ: Giáo dục HS tính kiên trì, cẩn thận trong học toán. HS yêu thích học toán. - NL: Vận dụng trong thực tế: đọc, đếm các đồ vật. Phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ toán học để so sánh các số. II. Chuẩn bị: - GV: TLHDH, các tấm thẻ 10, 20, 30 ô vuông, bảng nỉ - HS: TLHDH, vở III. Hoạt động dạy học: Khởi động: - BHT tổ chức trò chơi "Đố bạn" - HS viết tên bài vào vở. - HS Đọc mục tiêu bài, chia sẻ mục tiêu bài trước lớp *ĐGTX: - Tiêu chí: HS biết đọc, viết số tròn chục, tròn trăm - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. A. Hoạt động cơ bản: HĐ2: Thực hiện các hoạt động theo hướng dẫn sách TLDH *ĐGTX: - Tiêu chí: Biết đọc, viết các số tròn chục từ 120- 200 gồm các trăm, các chục, các đơn vị 130: một trăm ba mươi 170: một trăm bảy mươi 140: một trăm bốn mươi 180: một trăm tám mươi 150: một trăm năm mươi 190: một trăm chín mươi 160: một trăm sáu mươi 200: hai trăm GV: Dương Thị Hồng Thắm
  21. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ3: Thực hiện các hoạt động theo hướng dẫn sách TLDH *ĐGTX: - Tiêu chí: Biết đọc viết các số từ 102- 110 gồm các trăm, các chục và các đơn vị. 103: một trăm linh ba mươi 107: một trăm linh bảy 104: một trăm linh bốn mươi 108: một trăm linh tám 105: một trăm linh năm mươi 109: một trăm linh chín 106: một trăm linh sáu mươi 110: một trăm mốt - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ4: Quan sát mẫu và điền dấu >, 140 140 102 c)130 130 103 >101 106 < 108 - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời.  Dự kiến phương án hổ trợ cho học sinh: - HS CHT: Tiếp cận giúp các em đọc được số tròn chục và các số 101 đến 110. - HSHTT: Thực hiện thêm bài tập phần ứng dụng  Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ nội dung bài học với người thân.  Tiếng Việt Bài 29B: Làm gì để chăm sóc cây (T2) I. Mục tiêu: - KT: Nghe-viết một đoạn văn. Viết đúng các từ chứa tiếng bắt đầu bằng s/x; các cụm từ chứa tiếng có in/inh. - KN: Rèn kỹ năng giao tiếp cho học sinh. - TĐ: Có ý thức chăm học. - NL: Vận dụng viết đúng s/x; in/inh trong các vài tập làm văn, chính tả khác. II. Chuẩn bị: - GV: TLHDH, MHTV, MT. - HS: TLHDH, vở III. Hoạt động dạy học: * Khởi động: - HĐTQ tổ chức cho các bạn trong lớp hát một bài hát khởi động tiết học. - HS viết tên bài vào vở. - HS chia sẻ lại mục tiêu bài trước lớp B. Hoạt động thực hành: HĐ2: *ĐGTX: - Tiêu chí: Nắm nội dung, nghe viết đúng tốc độ, viết hoa đúng từ chỉ tên riêng đoạn viết - PP: Quan sát, vấn đáp. GV: Dương Thị Hồng Thắm
  22. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ3: *ĐGTX: - Tiêu chí: HS điền đúng s/x; in/inh vào ô trống a. sáo ; sổ; sân; xồ; xoan b. đình; kín; tình; kính; chín - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời.  Hoạt động ứng dụng. - Thực hiện phần ứng dụng.  Tiếng Việt Bài 29B: Làm gì để chăm sóc cây (T3) I. Mục tiêu - KT: Nghe-viết một đoạn văn. Viết đúng các từ chứa tiếng bắt đầu bằng s/x; các cụm từ chứa tiếng có in/inh. - KN: Rèn kỹ năng giao tiếp cho học sinh. - TĐ: Có ý thức chăm học. - NL: Vận dụng viết đúng s/x; in/inh trong các vài tập làm văn, chính tả khác. II. Chuẩn bị: - GV: TLHDH, MHTV, MT. - HS: TLHDH, vở III. Hoạt động dạy học: * Khởi động: - HĐTQ tổ chức cho các bạn trong lớp hát một bài hát khởi động tiết học. - HS viết tên bài vào vở. - HS Đọc mục tiêu bài, chia sẻ mục tiêu bài trước lớp B. Hoạt động thực hành: HĐ2: *ĐGTX: - Tiêu chí: Nắm nội dung, nghe viết đúng tốc độ, viết hoa đúng từ chỉ tên riêng đoạn viết - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ3: *ĐGTX: - Tiêu chí: HS điền đúng s/x; in/inh vào ô trống a. sáo ; sổ; sân; xồ; xoan b. đình; kín; tình; kính; chín - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. C. Hoạt động ứng dụng: - Thực hiện phần ứng dụng.  Tiếng Việt Bài 29C: Cây có những bộ phận nào (T1) GV: Dương Thị Hồng Thắm
  23. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 I. Mục tiêu: - KT: Đọc và hiểu bài thơ Cây đa quê hương - KN: Đọc giọng nhẹ nhàng, sâu lắng, nhấn giọng các từ ngữ gợi tả gợi cảm - TĐ: Giáo dục HS yêu cảnh đẹp quê hương - NL: Đọc diễn cảm bài tập đọc. II. Chuẩn bị: - GV: TLHDH, MT - HS: TLHDH, vở III. Hoạt động dạy học:  Khởi động: - BHT tổ chức cho các bạn chơi trò chơi “ PV nhỏ tuổi: Quan sát và kể tên các bộ phận của cây” - GV giới thiệu + viết đề bài. HS viết tên bài vào vở. - HS đọc và chia sẻ mục tiêu. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS tham gia chơi hào hứng, tích cực. HS quan sát và trả lời được các câu hỏi. - PP: Tích hợp. - Kĩ thuật: Trò chơi. A. Hoạt động cơ bản: HĐ1: Chuyển lên phần khởi động. HĐ2: Nghe thầy (cô) đọc câu chuyện: Cây đa quê hương Việc 1: GV đọc mẫu, cả lớp lắng nghe. Việc 2: GV nêu giọng đọc, cách ngắt giọng, nội dung bài. *ĐGTX: - Tiêu chí: Đọc với giọng nhẹ nhàng, sâu lắng, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ3: Đọc từ và lời giải nghĩa. Việc 1: Em đọc thầm các từ ngữ và lời giải nghĩa (2-3 lần) Việc 2: TBHT điều hành các bạn đố nhau về từ và lời giải nghĩa của các từ đó. Nhận xét, bổ sung cho nhau. *ĐGTX: - Tiêu chí: Nắm được nghĩa của từ: + Thời thơ cấu: lúc còn là trẻ con. + Cổ kính: cổ và có vẻ đẹp trang nghiêm. + Chót vót: cao vượt hẳn lên những vật xung quanh - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. GV: Dương Thị Hồng Thắm
  24. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 HĐ4: Luyện đọc từ ngữ. Việc 1: Em đọc những từ ngữ, câu đã cho ở HDH. Việc 2: Một bạn đọc từ ngữ - cả lớp nghe rồi chia sẻ cách đọc với bạn. Nhận xét, đánh giá và góp ý cho nhau. *ĐGTX: - Tiêu chí: Đọc đúng các từ khó: nổi lên, lúa vàng gợn sóng, nặng nề, yên lặng. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ5: Cùng luyện đọc Việc 1: Em đọc bài (2-3 lần) Việc 2: Mỗi bạn đọc một đoạn, sau đó đổi lượt, nhận xét, bổ sung về cách đọc. *ĐGTX: - Tiêu chí: Đọc lưu loát toàn bài. Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. Đọc giọng nhẹ nhàng, sâu lắng, nhấn giọng các từ ngữ gợi tả gợi cảm - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời.  Hoạt động ứng dụng: - Về nhà đọc bài cho người thân nghe  Ôn TV LUYỆN VIẾT: BÀI 26 I. Mục tiêu: Rèn KN viết chữ: - Kiến thức: Biết viết chữ hoa P,R,T,U,Ư,V,X,S,Q theo cỡ vừa và nhỏ (kiểu chữ đứng). Biết viết từ, câu ứng dụng của bài ở vở luyện chữ. - Kĩ năng: Chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy trình. - Thái độ: Có ý thức cẩn thận, giữ vở sạch – luyện viết chữ đẹp. - Năng lực: Viết đúng mẫu chữ hoa nhanh đẹp. II. Chuẩn bị: GV: Bảng phụ, chữ mẫu. HS: Bảng con, vở III. Hoạt động dạy học: HĐ1: Hướng dẫn viết chữ hoa P,R,T,U,Ư,V,X,S,Q . Việc 1: GT chữ mẫu, yêu cầu HS quan sát, nhận xét độ cao, rộng, các nét con chữ. Việc 2: GV viết mẫu, nêu QT viết: P,R,T,U,Ư,V,X,S,Q Việc 3: Cho HS viết bảng con - GV chỉnh sửa. HĐ2: Hướng dẫn viết từ và câu ứng dụng. Việc 1: Giới thiệu từ ứng dụng của bài. Giải thích nghĩa từ vựng. Việc 2: Yêu cầu HS quan sát, nhận xét QT viết các từ, câu. Những chữ nào cao 2,5 ly; những chữ nào cao 1 ly; những chữ nào cao 1,5 ly? Việc 3: GV viết mẫu, nêu QT viết. Chú ý khoáng cách giữa các con chữ là nửa con chữ o, k/c giữa các chữ ghi tiếng là 1con chữ o. Việc 4: Cho HS viết bảng con - GV sửa sai. GV: Dương Thị Hồng Thắm
  25. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 + Đối với HS tiếp thu còn hạn chế: cần giúp HS viết đúng chữ S. + Đối với HS tiếp thu nhanh: Luyện thêm cho học sinh viết đẹp, đều chữ. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS nắm được quy trình, điểm bắt đầu và kết thúc, kích thước cỡ chữ. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. Hoạt động thực hành: Viết vở Luyện viết Việc 1: HS nêu yêu cầu bài viết và tư thế ngồi viết. Việc 2: GV cho học sinh viết lần lượt bài viết theo lệnh. Việc 3: GV theo dõi, uốn nắn, thu một số bài nhận xét. + Đối với HS tiếp thu còn hạn chế: cần giúp HS viết đúng chính tả. + Đối với HS tiếp thu nhanh: luyện thêm cho học sinh viết nhanh, đẹp. *ĐGTX: - Tiêu chí: Nắm tư thế ngồi viết, yêu cầu của bài, quy trình để viết đúng, đẹp. - PP: Quan sát, viết. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, viết lời nhận xét. C. Hoạt động ứng dụng: Nhận xét. Luyện viết chữ nghiêng.  HĐTT SINH HOẠT CLB TIẾNG VIỆT. SINH HOẠT TẬP THỂ I. Mục tiêu: - KT: Viết đúng các từ chứa tiếng bắt đầu bằng s/x, ch/tr. Nghe viết một đoạn văn ngắn. Biết tự nhận xét về tình hình tuần qua và hoạt động tuần tới. - KN: Viết chữ đều, đẹp, làm đúng các bài tập phân biệt s/x, ch/tr. - TĐ: Có ý thức rèn luyện chữ viết đẹp. - NL: Phát triển năng lực ngôn ngữ, tự học. II. Các hoạt động HĐ1: Hoạt động CLB Tiếng Việt. 1. Phân biệt s/x, ch/tr. Việc 1: GV cung cấp cho HS một số bài. a) s/x hoa úng, cây im, rừng à – nu, en kẽ, ngày ưa, lịch ự, ương mù, ương rồng, thiếu ót, lên uống, ông uối, b) ch/tr cơm ín, đấu anh, iến đấu, ăm làm, con uột, con âu, im chóc, cá ắm, uồn uồn, cái ổi Việc 2: HS đọc và làm bài. GV quan sát, giúp đỡ HS còn lúng túng. Việc 3: Trao đổi, chia sẻ cách làm. Nhận xét, bổ sung (nếu có). 2. Luyện viết chữ đẹp. Việc 1: Em luyện đọc đoạn cần viết. Việc 2: Em nghe - viết đoạn văn vào vở. Việc 3: GV nhận xét, đánh giá Sự tích hoa dạ lan hương GV: Dương Thị Hồng Thắm
  26. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 Ngày xưa, có một ông lão thấy một cây hoa bị vứt lăn lóc ở ven đường, bèn mang về nhà trồng. Nhờ ông hết lòng chăm bón, cây hoa sống lại. Rồi nó nở những bông hoa thật to và lộng lẫy để tỏ lòng biết ơn ông. Nhưng ban ngày ông lão bận, làm gì có thời gian mà ngắm hoa. *ĐGTX: - Tiêu chí: + HS viết đúng các từ chứa tiếng bắt đầu bằng s/x, ch/tr. + HS nghe viết đúng đoạn văn, chữ viết đúng mẫu, trình bày đẹp. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập HĐ2: Sinh hoạt cuối tuần. Việc 1: CTHĐTQ điều hành lớp nhận xét tình hình trong tuần qua. Việc 2: HS tham gia ý kiến, bầu HS tham gia tốt các hoạt động trong tuần. Việc 3: GV nhận xét, phổ biến thêm các kế hoạch mới, tôn vinh các học sinh xuất sắc trong tuần. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS nắm được tình hình hoạt động trong tuần và phương hướng tuần tới. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. IV. Hoạt động ứng dụng: - Dặn dò HS đảm bảo an toàn giao thông, an toàn sông nước trong các ngày nghỉ.  GV: Dương Thị Hồng Thắm