Đề ôn tập môn Ngữ văn Lớp 9 - Lần 4 - Trường THCS Thanh Liệt

pdf 5 trang Thương Thanh 01/08/2023 1870
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn tập môn Ngữ văn Lớp 9 - Lần 4 - Trường THCS Thanh Liệt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_on_tap_mon_ngu_van_lop_9_lan_4_truong_thcs_thanh_liet.pdf

Nội dung text: Đề ôn tập môn Ngữ văn Lớp 9 - Lần 4 - Trường THCS Thanh Liệt

  1. ĐỀ ÔN TẬP SỐ 1 Phần I (6 điểm): Cho đoạn trích sau { Họa sĩ nghĩ thầm: “Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn màn chẳng hạn”. Ông rất ngạc nhiên khi bước lên bậc thang bằng đất, thấy người con trai đang hái hoa. Còn cô kĩ sư chỉ “ô” lên một tiếng! Sau gần hai ngày, qua ngót bốn trăm cây số đường dài cách xa Hà Nội, đứng trong mây mù ngang tầm với chiếc cầu vồng kia, bỗng nhiên lại gặp hoa dơn, hoa thược dược, vàng, tím, đỏ, hồng phấn, tổ ong ngay lúc dưới kia là mùa hè, đột ngột và mừng rỡ, quên mất e lệ, cô chạy đến bên người con trai đang cắt hoa. Anh con trai, rất tự nhiên như với một người bạn đã quen thân, trao bó hoa đã cắt cho người con gái, và cũng rất tự nhiên, cô đỡ lấy } (Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long) 1. Tại sao ông họa sĩ lại có tâm trạng “ngạc nhiên” khi lên nhà anh thanh niên? 2. Phân tích ngữ pháp câu văn cuối của đoạn trích trên. Xét theo cấu tạo ngữ pháp, đó là kiểu câu gì? 3. Qua đoạn trích trên, em có cảm nhận gì về nhân vật anh thanh niên? 4. Một bạn học sinh viết câu mở đoạn như sau: “Trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long, có những nhân vật không xuất hiện trực tiếp mà chỉ được giới thiệu gián tiếp qua lời kể của anh thanh niên, nhưng cũng góp phần thể hiện chủ đề tác phẩm.” Hãy viết khoảng 12 câu văn tiếp theo câu văn mở đầu để thành đoạn văn lập luận theo kiểu Tổng - Phân - Hợp, trong đoạn có sử dụng thích hợp một thành phần phụ chú và một câu mở rộng thành phần (gạch chân - chú thích). Phần II (4 điểm) Cho đoạntríchsau “ Trí tuệ giống như ngọn đèn trong đêm tối, soi sáng con đường chông gai phía trước. Trí tuệ giống như chiếc chìa khóa kì diệu, mở ra cánh cửa tâm hồn. Trí tuệ giống như tia nắng ấm áp, xua tan bóng tối lạnh giá. Đấng tạo hóa có trí tuệ thì mới có thể tạo ra một thế giới kì diệu, nhân loại có trí tuệ chỉ đường sẽ bước ra thế giới hiện đại văn minh. Khi có trí tuệ, bạn sẽ dễ dàng gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống. Bảy trăm năm trước, Giovanni Boccacci đã nói: “Trí tuệ là cội nguồn hạnh phúc của con người”. Thật vậy, có trí tuệ, bạn sẽ có nhiều niềm vui và mang lại hạnh phúc cho những người xung quanh ”. (Trích Lời nói đầu, Kĩ năng sống dành cho học sinh, sự kiên cường Ngọc Linh, NXB Thế giới, 2019) 1. Chỉ ra hai phép liên kết có trong đoạn trích trên. 2. Nêu hiệu quả của biện pháp so sánh trong câu: “Trí tuệ giống như chiếc chìa khóa kì diệu, mở ra cánh cửa tâm hồn”. 3. Tại sao Giovanni Boccacci lại cho rằng:“Trí tuệ là cội nguồn hạnh phúc của con người”? 4. Hãy viết một bài văn nghị luận khoảng một trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về vấn đề: Cuộc sống của con người sẽ ra sao nếu không chú trọng phát triển trí tuệ?
  2. ĐỀ 2 PHẦN I (7 điểm): Cho đoạn trích sau: “ Ngửa mặt lên nhìn mặt có cái gì rưng rưng như là đồng là bể như là sông là rừng Trăng cứ tròn vành vạnh kể chi người vô tình ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình. ( Ánh Trăng- Nguyễn Duy) 1. Chỉ ra và nêu hiệu quả của từ láy trong đoạn thơ trên. 2. Các từ “mặt” trong câu thơ “ Ngửa mặt lên nhìn mặt” chỉ những đối tượng nào? Người vô tình được nhắc đến trong câu “ kể chi người vô tình” là ai”? 3. Vì sao “ánh trăng im phăng phắc” lại khiến ta “giật mình”? 4. Viết đoạn văn từ 11-13 câu theo phép lập luận quy nạp để làm rõ tình cảm trong sáng, hồn nhiên của nhân vật trữ tình với vầng trăng trong quá khứ, trong đoạn có sử dụng thích hợp một thành phần cảm thán và một câu ghép ( gạch chân- chú thích) PHÂN II (3 điểm): Cho đoạn trích sau “ Cảm ơn hay xin lỗi là một trong các biểu hiện của ứng xử văn hóa hành vi văn minh, lịch sự trong các quan hệ xã hội. Trong ứng xử giữa cộng đồng, khi cảm ơn xin lỗi được trình bày một cách chân thành, một mặt phản ánh phẩm chất văn hóa của cá nhân, một mặt giúp con người dễ gần với nhau hơn. Trong nhiều trường hợp, lời cảm ơn hay xin lỗi không chỉ đem đến cho người nhận, chúng còn trực tiếp giải tỏa khúc mắc, gỡ rối các quan hệ và con người cũng vì thế mà sống hiền hòa, vị tha hơn ” (“ Cảm ơn” và “ xin lỗi” là biểu hiện của ứng xử văn hóa - Hà Anh) 1.Theo tác giả, lời cảm ơn và xin lỗi có tác dụng gì? 2.Để có được những giá trị đó, lời cảm ơn, xin lỗi phải đáp ứng được những yêu cầu nào? 3.Đoạn văn trên khiến em liên tưởng đến phương châm hội thoại nào ? 4. Qua đoạn văn trên em có suy nghĩ gì về giá trị của giao tiếp trong cuộc sống? Trình bày bằng một bài văn khoảng 1 trang giấy thi
  3. ĐỀ 3 Phần I(7 điểm): Cho đoạn trích sau: “Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh Vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh: “Bố ở chiến khu, bố còn việc bố, Mày có viết thư chớ kể này kể nọ, Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!” Rồi sớm rồi chiều, lại bếp lửa bà nhen, Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn, Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng ” ( Trích SGK Ngữ văn 9, tập I , NXB Giáo dục 2019 ) 1. Đoạn thơ trên nằm trong tác phẩm nào? Em hãy nêu tên tác giả và hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm? 2. Từ “đinh ninh” trong đoạn văn được hiểu là gì? Vì sao bà phải “dặn cháu đinh ninh”? 3. Hãy thuật lại lời dặn cháu của bà theo cách gián tiếp. 4. Viết đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận tổng – phân – hợp làm rõ hình ảnh người bà được gợi lại trong dòng hồi tưởng của người cháu ở đoạn trích trên. Đoạn văn có sử dụng một câu cảm thán (gạch chân và chú thích rõ). 5. Hãy kể tên một tác phẩm thơ (nêu rõ tên tác giả) trong chương trình Ngữ văn THCS cũng có cảm xúc được khơi nguồn từ dòng hồi tưởng. Phần II(3 điểm) Đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi: “Chuyện kể, một danh tướng có lần đi ngang qua trường học cũ của mình, liền ghé vào thăm. Ông gặp lại người thầy từng dạy mình hồi nhỏ và kính cẩn thưa: - Thưa thầy, thầy còn nhớ con không? Con là Người thầy giáo già hoảng hốt: - Thưa ngài, ngài là Thưa thầy, với thầy, con vẫn là đứa học trò cũ. Con có được những thành công hôm nay là nhờ sự giáo dục của thầy ngày nào ” (Theo SGK Ngữ văn 9, tập 1 – trang 40) 1. Em hãy phân tích cách dùng từ xưng hô và thái độ của vị danh tướng trong câu chuyện trên. 2. Xác định thành phần khởi ngữ. 3. Từ cách xưng hô và thái độ của vị danh tướng – người học trò cũ trong câu chuyện trên, em hãy viết một bàivăn nghị luận khoảng 1 trang giấy thi, nêu suy nghĩ của mình về ý kiến “Một ngàn lời cảm ơn không bằng một lần cúi chào thầy cũ”
  4. ĐỀ 4 Phần I (3 điểm). Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: “Ngạn ngữ có câu: Thời gian là vàng (1). Nhưng vàng thì mua được mà thời gian không mua được (2). Thế mới biết vàng có giá mà thời gian là vô giá (3)”. ( Sách giáo khoa Ngữ Văn 9- tập 2) Câu 1: Hãy chỉ ra phép tu từ trong đoạn văn trên và nêu tác dụng của nó Câu 2: Hãy chỉ ra phép liên kết được sử dụng ở câu 1 và câu 2 trong đoạn văn. Câu 3: Từ nội dung đoạn văn trên kết hợp với hiểu biết thực tế cuộc sống hãy viết một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về vấn đề: “Hãy trân trọng thời gian”. Phần II (7 điểm) . Cho khổ thơ trích từ bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật: " Những chiếc xe từ trong bom rơi Đã về đây họp thành tiểu đội Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi.” ( Sách giáo khoa Ngữ Văn 9- tập 1) Câu 1. Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ. Câu 2: Hãy nhận xét về nhan đề của bài thơ. Câu 3. Viết đoạn văn (khoảng 12 câu) theo cách lập luận quy nạp phân tích khổ thơ trên để thấy được tình đồng đội thắm thiết của những người lính lái xe Trường Sơn. Trong đoạn văn có sử dụng câu câu mở rộng thành phần và trợ từ (Gạch dưới câu mở rộng thành phần và trợ từ) . Câu 4. Câu thơ “Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi” gợi cho em nhớ đến câu thơ nào đã học trong chương trình Ngữ văn 9? Chép chính xác câu thơ đó và ghi rõ tên bài thơ, tác giả. - Chúc các em làm bài tốt! -
  5. ĐỀ 5 PHẦN I (7 điểm) Trong bài thơ “ Ngày về” nhà thơ Chính Hữu đã viết những dòng thơ thật xúc động, tự hào về thế hệ những chiến binh lãng mạn và kiêu hùng: “ Rách tả tơi rồi đôi giày vạn dặm Bụi trường chinh phai bạc áo hào hoa ” Câu 1: ( 1đ) Hai câu thơ trên giúp em gợi nhớ đến bài thơ nào đã học trong chương trình Ngữ văn 9? Chép thuộc đoạn 1 của bài thơ và nêu tên tác phẩm có đoạn thơ vừa chép. Câu 2: ( 1 đ) Chỉ ra cách xưng hô giữa những người lính trong đoạn thơ em vừa chép. Việc sử dụng các đại từ đó mang lại ý nghĩa gì? Câu 3:( 4,0 đ) Sự chia sẻ và thấu hiểu trong gian khổ của những người cùng cảnh ngộ đã làm nên tình đồng chí, đồng đội. Bằng đoạn văn khoảng 10 – 12 câu theo phép lập luận tổng hợp-phân tích-tổng hợp, em hãy nêu cảm nhận về cơ sở làm nên tình cảm thiêng liêng đó.Trong đoạn văn có sử dụng câu phủ định để khẳng định. ( Gạch chân và chú thích). Câu 4: ( 1,0 đ) Đoạn thơ em vừa chép thuộc lòng có một hình ảnh cũng xuất hiện trong “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. Ghi lại hình ảnh trong bài thơ đó và nêu ý nghĩa. PHẦN II (3 điểm) Em hãy đọc truyện sau và trả lời câu hỏi: NGƯỜI ĂN XIN Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, quần áo tả tơi. Ông chìa tay xin tôi. Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi.Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông: - Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả. Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười: - Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi. Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông. (Theo Tuốc- ghê- nhép) Câu 1:( 0.75đ). Các từ “run run, run rẩy” xét về cấu tạo thuộc từ loại gì? Các từ này giúp ta hiểu thêm đều gì về nhân vật “tôi” và người ăn xin? Câu 2:( 0.75 đ).Vì sao người ăn xin và cậu bé trong truyện đều cảm thấy mình đã nhận được từ người kia một cái gì đó ? Câu 3:( 1.5 đ). Người đọc xúc động trước cách cư xử, thái độ của cậu bé đối với ông lão ăn xin trong câu chuyện .Thái độ đó khiến chúng ta nhớ đến hai câu thơ: “ Sống để cho chứ không phải để nhận Mà cho đi là nhận lại rất nhiều”. Em có suy nghĩ gì về việc cho và nhận trong cuộc sống ngày nay.Trình bày suy nghĩ bằng một bài văn khoảng 1 trang giấy thi.