Đề ôn tập bài Sang thu

doc 2 trang thienle22 7080
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn tập bài Sang thu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_on_tap_bai_sang_thu.doc

Nội dung text: Đề ôn tập bài Sang thu

  1. ĐỀ ÔN TẬP BÀI SANG THU ĐỀ SỐ 1- A: Cho đoạn thơ: Bỗng nhận ra hương ổi Tỏa vào trong gió se Sương bồng bềnh qua ngõ Chắc chắn thu đã về Câu 1. Những câu thơ trên trích trong bài thơ nào? của ai? Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ? Câu 2. Tìm từ chép sai trong khổ thơ trên và giải thích việc chép sai như vậy ảnh hưởng gì đến ý nghĩa của câu thơ? Câu 2. Chỉ ra từ láy được sử dụng trong khổ thơ? Nhà thơ sử dụng từ láy để tạo biện pháp tu từ gì? Trong bài thơ cũng có câu thơ sử dụng biện pháp tu từ đó. Hãy chép lại câu thơ đó và phân tích cái hay của biện pháp tu từ trong hai câu thơ? Câu 3. Tìm thành phần tình thái trong khổ thơ và nêu tác dụng? Câu 4: Nhà thơ đã cảm nhận mùa thu bằng những giác quan nào? Từ nào cho thấy thu sang đột ngột với những biểu hiện chưa rõ ràng? Câu 5: Dựa vào khổ thơ trên, em hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng 10- 12 câu theo phép lập luận Tổng phân hợp để làm rõ hình ảnh thiên nhiên lúc giao mùa và cảm xúc của con người. Trong đoạn văn có sử dụng câu chủ động, phép nối, thành phần cảm thán. Câu 6: Trong khổ thơ đầu của một tác phẩm thơ hiện đại của lớp 9 cũng có tac giả cảm nhận về vẻ đẹp thiên nhiên, đất trời rất tinh tế? Em hãy cho biết tên bài thơ và tên tác giả? ĐỀ SỐ 2 - A Cho đoạn thơ sau Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu Câu 1: Em hãy cho biết bài thơ Sang thu được ra đời trong hoàn cảnh nào và được in trong tập thơ nào? Câu 2:Vì sao cả bài thơ có 1 dấu chấm duy nhất? Tại sao nhà thơ lại đặt tên bài thơ là Sang thu mà không phải là Thu sang? Câu 3: Em có nhận xét gì về trạng thái vận động của dòng sông và cánh chim khi đất trời chuyển giao từ cuối hạ sang thu? Câu 4: Cảm nhận của em về hình ảnh thơ độc đáo "Có đám mây mùa hạ. Vắt nửa mình sang thu" bằng một đoạn văn 5 – 7 câu văn. Câu 5: Bằng một đoạn văn theo phép lập luận quy nạp khoảng 10- 12 câu hãy làm rõ sự cảm nhận của nhà thơ Hữu Thỉnh về thời khắc giao mùa từ cuối hạ sang đầu thu, đoạn văn có sử dụng câu cảm thán, khởi ngữ và phép nối liên kết câu. ĐỀ SỐ 2 - B Không biết từ khi nào, mùa thu xuất hiện trong thi ca với bao cảm xúc, để lại ấn tượng sâu đậm khiến lòng người bâng khuâng xao xuyến. Trong tác phẩm của mình, một nhà thơ cũng viết: Sông được lúc dềnh dàng Câu 1: Em hãy cho biết câu thơ trên nằm trong bài thơ nào, của ai? Hãy chép tiếp để hoàn thiện khổ thơ? Giải nghĩa từ dềnh dàng? Câu 2: Trình bày cảm nhận cuả em về cái hay của hai từ “được lúc” và ‘bắt đầu” trong khổ thơ trên? Câu 3: Chỉ ra biện pháp tu từ nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ trên? Nêu hiệu quả thẩm mĩ của biện pháp tu từ trong diễn đạt? Câu 4: Từ khổ thơ vừa chép, hãy viết một đoạn văn từ 10 – 12 câu theo cách lập luận diễn dịch trình bày cảm nhận cảu em về những biến chuyển trong không gian lúc giao mùa từ hạ sang thu. Trong đoạn văn có sử dụng câu bị động, thành phần cảm thán và phép thế để liên kết câu. Câu 5: Kể tên một tác phẩm khác cũng viết vào thời điểm đất trời sang thu mà em đã học trong chương trình lớp 9 kì 2 1
  2. ĐỀ SỐ 3 Cho câu thơ sau: “ Vẫn còn bao nhiêu nắng” Câu 1. Hãy chép tiếp ba dòng thơ để hoàn thành khổ cuối bài “Sang thu” của Hữu Thỉnh.? Nêu nội dung của khổ thơ trên bằng một đến hai câu văn? Câu 2. Trong khổ thơ trên tác giả đã sử dụng một loạt các từ thường biểu đạt về mặt định lượng để diễn tả sự vô định của thiên nhiên, đó là những từ ngữ nào? Những từ ngữ ấy được sử dụng theo phép tu từ nào? Câu 3: Giải thích nghĩa của âm thanh tiếng sấm và hình ảnh hàng cây đứng tuổi trong khổ thơ vừa chép? Câu 4. Có ý kiến cho rằng: “Đoạn thơ trên đã diễn tả rất rõ sự biến chuyển của không gian và cũng là một thoáng suy tư của nhà thơ trước cảnh vật, đất trời”. Bằng một đoạn văn khoảng 10 đến 12 câu theo cách lập luận tổng – phân – hợp; trong đó có sử dụng phép nối và thành phần tình thái em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. (Gạch dưới từ ngữ thực hiện phép nối và thành phần tình thái). ĐỀ SỐ 4 Phần I :(6 điểm) Câu 1: Hãy chép chính xác theo bản in SGK Ngữ văn 9 tập 2 Văn bản “Sang thu” của nhà thơ Hữu Thỉnh. Câu 2: Khi chép bài thơ trên, bạn em chép sai một dòng “Thổi vào trong gió se”. Em hãy giúp bạn thay từ sai đó bằng từ đúng và giải thích cho bạn hiểu việc chép sai như thế sẽ ảnh hưởng đến câu thơ như thế nào? Câu 3: Hai câu thơ cuối tả thực về thiên nhiên hay còn mang ý nghĩa nào khác? Ý nghĩa ấy mang phép tu từ nào? Câu 4: Dưới đây là câu đầu đoạn văn cảm nhận về bài “Sang thu”: “Bài thơ là một bức tranh thiên nhiên trong thời điểm giao mùa được viết bởi một tâm hồn nhạy cảm, tha thiết yêu cuộc sống.” Em hãy viết một đoạn văn khoảng 8 – 10 câu tiếp theo câu chủ đề trên để được đoạn văn theo phép lập luận tổng – phân – hợp . Trong đoạn văn có một câu chứa thành phần khởi ngữ, một câu chứa thành phần tình thái. (Gạch dưới) Câu 5: Từ nội dung bài thơ hãy trình bày cảm nghĩ không quá 1 trang giấy thi về vẻ đẹp của mùa thu Hà Nội và những điều mình cần làm để gìn giữ vẻ đẹp của đất Thăng Long nghìn năm văn hiến 2