Đề kiểm tra Văn trung đại và học kì I lớp 9

docx 15 trang thienle22 5210
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Văn trung đại và học kì I lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_van_trung_dai_va_hoc_ki_i_lop_9.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra Văn trung đại và học kì I lớp 9

  1. PHÒNG GD&ĐT HUYỆN GIA LÂM ĐỀ KIỂM TRA MÔN: NGỮ VĂN 9 TRƯỜNG THCS KIÊU KỴ Thời gian: 45 phút ––––––––– Năm học: 2018 - 2019 KHUNG MA TRẬN Tên chủ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng đề TN TL TN TL Cấp độ Cấp độ cao thấp Chủ đề 1: -Nhận biết -Hiểu Tiểu thể loại,tác được thuyết, giả của nghĩa của chương từng tác cụm từ hồi, phẩm, đoạn trong văn truyện trích bản. truyền - Hiểu được ý kì nghĩa của hình ảnh, chi tiết trong truyện Số câu Số câu: 2 Số câu: 2 Số câu: Số câu: Số câu:4 Số điểm Số điểm: 0,5 Số điểm: 0,5đ Số điểm: Số điểm: Số điểm:1 Tỉ lệ% Tỉ lệ: 5 % Tỉ lệ: 5% Tỉ lệ: Tỉ lệ: Tỉ lệ: 10% Chủ đề 2 Nhận biết Hiểu nét - Xác định Viết đoạn Truyện thể loại, đặc sắc từ láy và văn cảm thơ Nôm nhớ nội nội tác dụng nhận về dung của dung, của từ láy nghệ thuật tả từng tác nghệ trong đoạn cảnh ngụ phẩm, đoạn thuật, thơ. tình đặc sắc - Phân biệt trong thơ trích thuộc tả cảnh và Nguyễn Du thơ trong tả cảnh ngụ (tích hợp với tác phẩm tình. kiến thức Tiếng Việt) Số câu Số câu: 2 Số câu: 4 Số câu: Số câu: 1 Số câu: 7 Số điểm Số điểm: 1 Số điểm: 4 Số điểm: Số điểm: 4 Số điểm: 9 Tỉ lệ % Tỉ lệ: 10% Tỉ lệ: 40% Tỉ lệ: Tỉ lệ: 40% Tỉ lệ: 90% Tổng số câu Số câu:4 Số câu: 6 Số câu: 1 Số câu: 11 Tổng số Số điểm: 1,5 Số điểm: 4,5 Số điểm: 4 Số điểm: 10 điểm 15% 45% 40% 100% Tỉ lệ %
  2. PHÒNG GD&ĐT HUYỆN GIA LÂM ĐỀ KIỂM TRA MÔN: NGỮ VĂN 9 TRƯỜNG THCS KIÊU KỴ (TRUYỆN TRUNG ĐẠI) Thời gian: 45 phút Năm học: 2018 - 2019 Đề 1 Phần I: Trắc nghiệm (2đ) Em hãy lựa chọn chữ cái đầu đáp án ®óng nhất trong các câu hỏi dưới đây. Câu 1: Nhận định nào sau đây nói đúng về truyện truyền kì? A. là những truyện kể về các sự việc hoàn toàn có thật. B. là những truyện kể có sự đan xen giữa yếu tố có thật và yếu tố hoang đường. C. Là những truyện kể về các sự việc hoàn toàn do tác giả tự tưởng tượng ra. D. là những truyện kể về các nhân vật lịch sử. Câu 2: Nghĩa của cụm từ “một tiết” trong câu “Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết” là gì? A. Luôn giữ trọn lòng chung thủy với chồng. B. Cần giữ lòng chung thủy với chồng. C. Nhớ thương chồng. D. Hứa sẽ chờ đợi chồng trở về. Câu 3: Tên tác phẩm "Hoàng Lê nhất thống chí" có nghĩa là gì? A. Vua Lê nhất định thống nhất đất nước. B. Ý chí thống nhất đất nước của vua Lê. C. Ghi chép lại việc vua Lê thống nhất đất nước. D. Ý chí trứơc sau như một của vua Lê. Câu 4: Chi tiết nào nói lên sự sáng suốt của vua Quan Trung trong việc xét đoán và dùng người? A. Cách xử trí với các tướng sĩ tại Tam Điệp. B. Phủ dụ quân lính tại Nghệ An. C. Thân chinh cầm quân ra trận. D. Sai mở tiệc khao quân. Câu 5: Theo em, vì sao tác giả miêu tả vẻ đẹp Thuý Vân trước, vẻ đẹp Thúy Kiều sau? A. Vì Thuý Vân không phải là nhân vật chính. B. Vì Thúy Vân đẹp hơn Thuý Kiều. C. Vì tác giả muốn làm nổi bật vẻ đẹp Thuý Kiều. D. Vì tác giả muốn đề cao Thuý Vân. Câu 6: Câu thơ "Làn thu thuỷ nét xuân sơn" miêu tả vẻ đẹp nào của Thuý Kiều? A. Vẻ đẹp của đôi mắt. B. Vẻ đẹp của làn da. C. Vẻ đẹp của mái tóc. D. Vẻ đẹp của dáng đi. Câu 7: Cụm từ "Khoá xuân" trong câu "Trước lầu Ngưng Bích khoá xuân" được hiểu là gì? A. Mùa xuân đã hết. B. Khoá kín tuổi xuân. C. Bỏ phí tuổi xuân.
  3. D. Tuổi xuân đã tàn phai. Câu 8: Cụm từ "Nghề riêng" nói về cái tài nào của Thuý Kiều? A. Tài chơi cờ C. Tài đánh đàn. B. Tài làm thơ. D. Tài vẽ. Phần II: Tự luận (8đ) Câu 1: (1,5đ) Cho câu thơ sau: Tà tà bóng ngả về tây, Chép chính xác 5 câu tiếp theo, nêu ngắn gọn nội dung và vị trí của đoạn thơ em vừa chép? Câu 2: (2,5đ)Xác định các từ láy có trong đoạn thơ vừa chép. Nêu ngắn gọn hiệu quả diễn đạt của chúng. Câu 3: (4đ) Viết đoạn văn theo cách lập luận diễn dịch khoảng 12 câu nêu cảm nhận về đoạn thơ em vừa chép, trong đó có sử dụng lời dẫn trực tiếp và một câu cảm thán. (Gạch chân chú thích rõ).
  4. PHÒNG GD&ĐT HUYỆN GIA LÂM BÀI KIỂM TRA MÔN: NGỮ VĂN 9 TRƯỜNG THCS KIÊU KỴ (TRUYỆN TRUNG ĐẠI) Thời gian: 45 phút Năm học: 2018 - 2019 - Ngày KT: 20/10 /2018 - Tiết KT: 3 - Tiết theo PPCT: 48 - Lớp KT: Khối 9 Đề 2 Phần I: Trắc nghiệm (2đ) Em hãy lựa chọn chữ cái đầu đáp án ®óng nhất trong các câu hỏi dưới đây. Câu1. Dòng nào nói đúng về những tủi nhục mà Thúy Kiều đã trải qua? A. Thanh lâu ba lượt, thanh y hai lần B. Thanh lâu hailượt, thanh y hai lần C. Thanh lâu ba lượt, thanh y ba lần D. Thanh lâu bốn lượt, thanh y hai lần Câu 2: Câu thơ” Mai cốt cách, tuyết tinh thần” nhằm thể hiện nội dung gì? A. Miêu tả vẻ đẹp tuyệt vời của thiên nhiên qua hoa mai và tuyết trắng. B. Giới thiệu vẻ đẹp chung của người thiếu nữ. C. Giới thiệu vẻ đẹp vóc dáng thanh cao, tâm hồn trong trắng của người thiếu nữ. D. Gợi lên cốt cách thanh cao, trong sáng của nhà thơ. Câu 3: Điểm chung giữa tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương và Hoàng Lê nhất thống chí là: A. đều viết cùng về một thể loại B. đều chứa đựng những yếu tố li kì không có thực C. đều đề cập đến hiện thực của những thời kì lịch sử nhất định với chế độ phong kiến khủng hoảng, thối nát, suy tàn. D. đều sáng tạo trên cơ sở những cốt truyện có sẵn. Câu 4: Nội dung chính của đoạn trích "Cảnh ngày xuân là gì"? A. Tả lại vẻ đẹp của chị em Thuý Kiều. B. Tả lại cảnh chị em Thúy Kiều đi chơi xuân. C. Tả cảnh mọi người đi lễ hội trong tiết thanh minh.
  5. D. Tả lại cảnh thiên nhiên mùa xuân rực rỡ. Câu 5: Chữ điểm đã đạt được hiệu quả nghệ thuật nào trong việc tả cảnh ngày xuân?. A. Khung cảnh mùa xuân tươi đẹp thêm sinh động. B. Vừa nói về thời gian xuân trôi mau, vừa gợi tả được xuân trong sáng. C. Làm cho cảnh vật sinh động có hồn chứ không tĩnh tại. D. Gợi những cánh én rộn ràng bay liệng như thoi đưa giữa bầu trời trong sáng. Câu 6: Điều gì đã chi phối ngòi bút của tác giả khi tạo dựng hình ảnh lẫm liệt hình ảnh người anh hùng Nguyễn Huệ? A. Sự đối đầu với nhà Lê B. Ý thức dân tộc và quan điểm tôn trọng sự thực lịch sử C. Sự cảm tình và phụng thờ Quang Trung của các tác giả D. Dụng ý nâng tác phẩm lên tầm vóc anh hùng ca. Câu 7: Hồi thứ mười bốn “Hoàng Lê nhất thống chí” tái hiện sự việc gì? A. Chiến thắng của vua Lê và sự thảm bại của nhà Thanh. B. Chiến thắng của vua Quang Trung. C. Chiến thắng của vua Quang Trung và sự thảm bại của nhà Thanh. Câu 8: Nhận định nào sau đây đúng nhất về nội dung đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”? A. Niềm thương nhớ và nỗi đau đớn xót xa. B. Nỗi cô đơn, buồn thương da diết. C. Nỗi xót xa cho thân phận nàng Kiều. D. Nỗi nhớ thương và tấm lòng nhân hậu thủy chung. Phần II: Tự luận (8đ) Có ý kiến cho rằng: Tám câu thơ cuối trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” (trích “Truyện Kiều”) là tám câu thơ hay nhất về nghệ thuật tả cảnh ngụ tình của đại thi hào Nguyễn Du. Câu 1: (1,5đ) Hãy chép chính xác 8 câu thơ cuối đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”. Giới thiệu vị trí của đoạn trích. Câu 2: (2,5đ)Trong đoạn thơ vừa chép, Nguyễn Du đã sử dụng bút pháp tả cảnh hay tả cảnh ngụ tình? Chỉ ra những điểm giống nhau và khác nhau cơ bản giữa tả cảnh và tả cảnh ngụ tình. Câu 3: (4đ) Viết đoạn văn diễn dịch khoảng 12 câu nêu cảm nhận của em về 8 câu thơ vừa chép ở trên, trong đó có sử dụng lời dẫn trực tiếp và một câu cảm thán. (Gạch chân chú thích rõ). ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM: Phần I (2 điểm) Mỗi đáp án đúng 0,25đ Đề 1: 1-B 2- A 3-C 4-A 5-C 6-A 7-B 8-C Đề 2: 1-B 2-C 3-C 4-B 5-C 6-B 7-C 8-C Phần II: Tự luận (8điểm) Đề 1: Câu 1: (1,5đ) - Chép chính xác 5 câu thơ (1đ) - Nêu ngắn gọn nội dung (0,5đ)
  6. - Vị trí (0,5đ) Câu 2: (2,5đ) - Xác định các từ láy: tà tà, thanh thanh, nao nao, nho nhỏ, thơ thẩn. (1đ) - Tác dụng: không chỉ gợi tả sắc thái cảnh vật mà còn bộc lộ tâm trạng của con người (1,5đ) Câu 3: (4đ) - Hình thức: 2đ + Đoạn diễn dịch + Khoảng 12 câu + Sử dụng lời dẫn trực tiếp + Sử dụng một câu cảm thán. - Nội dung: Cảnh chị em Kiều du xuân trở về (2đ) + Cảnh vẫn mang cái thanh, cái dịu của mùa xuân. + Mọi chuyển động đều nhẹ nhàng + Hoàng hôn buông xuống khiến lòng người chìm trong cmả giác bâng khuâng, xao xuyến + Những từ láy “tà tà, thanh thanh, nao nao” không chỉ biểu đạt sắc thái cảnh vật mà còn bộc lộ tâm trạng con người Bút pháp tả cảnh ngụ tình. Đề 2: Câu 1: (1,5đ) - Chép chính xác 8 câu thơ (1đ) - Giới thiệu vị trí đoạn trích (0,5đ) Câu 2: (2,5đ) - Bút pháp tả cảnh ngụ tình. (0,5đ) - Điểm giống:miêu tả cảnh. (0,5đ) - Điểm khác là : + Tả cảnh: miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên, phong cảnh. (0,5đ) + Tả cảnh ngụ tình: miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên để đặc tả tâm trạng con người. Cảnh là phương tiện miêu tả, tâm trạng của con người là đối tượng của miêu tả. (1đ) Câu 3: (4đ) - Hình thức: 2đ + Đoạn diễn dịch + Khoảng 12 câu + Sử dụng lời dẫn trực tiếp + Sử dụng một câu cảm thán. - Nội dung: Tâm trạng buồn, lo âu của Kiều qua cái nhìn cảnh vật. Mỗi cảnh là một biểu hiện của tâm trạng. (2đ) + Cảnh cửa biển chiều tà, cánh buồm xa xa gợi nỗi nhớ gia đình, quê hương.
  7. + Cảnh hoa trôi gợi liên tưởng thân phận chìm nổi, lênh đênh + Cảnh nội cỏ rầu rầu gợi nỗi buồn man mác, mông lung. + Âm thanh tiếng sóng khiến Kiều không chỉ buồn mà còn lo sợ, kinh hãi rơi vào tuyệt vọng Bút pháp tả cảnh ngụ tình đặc sắc.
  8. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I (ĐỀ 1) Cấp độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Chủ đề Cấp độ thấp Cấp độ cao TL TL TL TL 1. Đồng chí - Nắm được tên - Hiểu được Viết đoạn văn tác phẩm, tên nghĩa của cụm làm rõ cơ sở tác giả, hoàn từ trong văn hình thành tình cảnh sáng tác. bản. đồng chí (tích - Nắm được nội - Hiểu được ý hợp với kiến dung khái quát nghĩa cấu tạo thức Tiếng Việt của văn bản câu thơ đặc biệt. Số câu: Số câu: 1 Số câu:2 Số câu: Số câu:1 Số điểm: Số điểm:1đ Số điểm: 1,5đ Số điểm: Số điểm:3,5đ Tỉ lệ% Tỉ lệ: 10% Tỉ lệ: 15% Tỉ lệ: Tỉ lệ: 35% 2. Tuyên bố - Xuất xứ của - Nội dung văn Viết đoạn văn thế giới về sự văn bản. bản đề cập. suy nghĩ về việc sống còn, - Thực trạng bảo vệ quyền quyền được vấn đề. lợi, chăm lo đến bảo vệ và phát sự phát triển triển của trẻ của trẻ em. em. Số câu: Số câu:1 Số câu:2 Số câu: Số câu:1 Số điểm: Số điểm:0,5đ Số điểm:1,5đ Số điểm: Số điểm: 2đ Tỉ lệ: % Tỉ lệ: 5% Tỉ lệ: 15% Tỉ lệ: % Tỉ lệ: 20% Tổng số câu Số câu: 2 Số câu: 4 Số câu: Số câu:2 Tổng số điểm Số điểm:1,5đ Số điểm: 3đ Số điểm: Số điểm:5,5đ Tỉ lệ: % Tỉ lệ: 15% Tỉ lệ: 30% Tỉ lệ: 55%
  9. Phßng GD - §T Gia L©m ĐỀ THI HỌC KÌ I Tr­êng THCS Kiêu Kþ MÔN : NGỮ VĂN 9 Năm học 2018 - 2019 Thêi gian làm bài : 90 phót Đề 1 Phần I: 6 điểm Cho đoạn thơ sau: “Quê hương anh nước mặn, đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá. Anh với tôi đôi người xa lạ Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau, Súng bên súng đầu sát bên đầu, Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ. Đồng chí!” Câu 1: Các câu thơ trên trích trong bài thơ nào?Ai là tác giả? Nêu hoàn cảnh sáng tác? Câu 2: Trong câu thơ “Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”, em hiểu “tri kỉ” là gì? Câu 3: Trong đoạn thơ trên có một câu thơ có cấu tạo đặc biệt, hãy chỉ ra và cho biết nét đặc sắc của câu thơ đó? Câu 4: Dựa vào khổ thơ trên, hãy viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận tổng – phân – hợp để làm rõ cơ sở hình thành tình đồng chí của những người lính trong kháng chiến chống Pháp. Đoạn văn có sử dụng lời dẫn trực tiếp và một câu bị động (gạch chân lời dẫn trực tiếp và câu bị động). Phần II: 4 điểm Trong văn bản: “ Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em” có đoạn: “ Tất cả trẻ em trên thế giới đều trong trắng, dễ bị tổn thương và còn phụ thuộc. Đồng thời chúng hiểu biết , ham hoạt động và đầy ước vọng. Tuổi chúng phải được sống trong vui tươi, thanh bình, được chơi, được học và phát triển. Tương lai của chúng phải được hình thành trong sự hòa hợp và tương trợ. Chúng phải được trưởng thành khi được mở rộng tầm nhìn, thu nhận thêm những kinh nghiệm mới.” (Nhà xuất bản giáo dục, Ngữ văn 9, tập 1) Câu 1: Nêu xuất xứ của văn bản trên. Câu 2: Trong đoạn trích trên, người viết đề cập đến vấn đề gì? Câu 3: “Tất cả trẻ em trên thế giới đều trong trắng, dễ bị tổn thương và còn phụ thuộc.” Vậy mà thực tế hiện nay trẻ em đang đứng trước những nguy cơ nào ? Câu 4: Bảo vệ quyền lợi, chăm lo đến sự phát triển của trẻ em là một trong những vấn đề quan trọng, cấp bách và có ý nghĩa toàn cầu. Từ văn bản: “ Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em” và hiểu biết xã hội, em hãy trình bày suy nghĩ về ý kiến trên bằng một đoạn văn khoảng 1/2 trang giấy thi. Hết Giám thị không giải thích gì thêm! Họ và tên thí sinh: Số báo danh: . PHÒNG GD&ĐT HUYỆN GIA LÂM TRƯỜNG THCS KIÊU KỴ
  10. HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 HỌC KÌ I - Năm học 2018- 2019 Phần I: 6,0 điểm Câu Yêu cầu Điểm Câu 1 Học sinh trả lời đúng : (1điểm) + Tác phẩm: “Đồng chí” 0,25điểm + Tác giả: Chính Hữu 0,25 điểm + Hoàn cảnh sáng tác: 1948, sau chiến dịch Việt Bắc Thu đông 0,5 điểm Câu 2 Tri kỉ: đôi bạn thân thiết, hiểu bạn như hiểu mình. 0,5 điểm (0,5điểm) Câu 3 - Học sinh chỉ ra được câu đặc biêt: Đồng chí! 0,25 điểm (1 điểm) - Nêu được ý nghĩa của câu thơ đặc biệt: Cấu trúc đặc biệt: hai 0,75 điểm tiếng và dấu chấm than. Nó kết nối 2 đoạn khẳng định tình cảm của những người đồng chí. Đó là sự kết tinh của một tình cảm mới mẻ, chia sẻ ngọt bùi khó khăn. Câu 4 Học sinh đảm bảo các yêu cầu sau: (3,5 điểm) * Về hình thức: - Đúng phương pháp lập luận tổng – phân – hợp 0,5điểm - Đúng số câu, diễn đạt lưu loát, trôi chảy, mạch lạc, không mắc 0,5điểm lỗi - Có gạch chân lời dẫn trực tiếp 0,25điểm - Có sử dụng câu bị động (gạch chân) 0,25điểm * Về nội dung: Biết bám vào ngữ liệu, khai thác hiệu quả các tín 2 điểm hiệu nghệ thuật, có dẫn chứng, lí lẽ làm rõ cơ sở hình thành tình đồng chí của người lính trong đoạn thơ trên: - Chung nguồn gốc xuất thân - Chung nhiệm vụ, lí tưởng . - Chung khó khăn thiếu thốn * Đủ các yêu cầu về nội dung, hình thức 2đ * Đúng ý, diễn đạt được song chưa thật sâu 1,5 đ * Diễn xuôi ý thơ, dài dòng còn mắc lỗi diễn đạt 1,25đ * Ý quá sơ sài, nhiều lỗi diễn đạt 0,75đ * Chưa thể hiện được phần lớn số ý hoặc sai lạc về nội dung, diễn đạt kém từ 0,25 đến 0,5 điểm GV căn cứ vào mức điểm trên để cho điểm còn lại * Đoạn văn quá dài(quá ngắn), nhiều đoạn nhỏ trừ 0,5điểm Phần II (4,0 điểm) Câu 1 Xuất xứ văn bản: Trích từ “Tuyên bố của hội nghị cấp cao thế giới (0,5điểm) về trẻ em” họp tại trụ sở liên hợp quốc ngày 30-9-1990 0,5điểm Câu 2 Vấn đề người viết đề cập: Trẻ em có quyền được sống, được vui 0,5điểm (0,5điểm) chơi, được học hành, được phát triển trong sự hòa hợp và tường trợ. Câu 3 Học sinh nêu được : Hiện nay trẻ em đang đứng trước những nguy (1điểm) cơ: bị bóc lột sức lao động, bạo lực, nạn nhân của chiến tranh, 1,0 điểm lạm dụng tình dục
  11. Câu 4 - Học sinh phải đảm bảo những yêu cầu về nội dung và hình thức: (2điểm) + Nội dung: Nhận thức đúng về trẻ em và trách nhiệm bảo vệ 1,5điểm quyền lợi, chăm lo đến sự phát triển của trẻ em là một trong những vấn đề quan trọng, cấp bách và có ý nghĩa toàn cầu. + Hình thức: là một đoạn văn nghị luận(lựa chọn kiểu lập luận), có 0,5điểm sự kết hợp các phương thức biểu đạt, diễn đạt sinh động, độ dài theo quy định * Lưu ý: Khuyến khích học sinh có suy nghĩ riêng, tuy nhiên cần phải hợp lí, thuyết phục. Phần liên hệ bản thân cần chân thành. không cho điểm những suy nghĩ lệch lạc, tiêu cực. - Nếu đoạn văn quá dài, quá ngắn hoặc nhiều đoạn nhỏ trừ 0,5điểm
  12. Cấp độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Chủ đề Cấp độ thấp Cấp độ cao TL TL TL TL 1. Bài thơ về - Nắm được tên - Hiểu được Viết đoạn văn tiểu đội xe tác phẩm, tên nghĩa của từ cảm nhận về không kính tác giả, hoàn trong câu thơ. tình đồng chí, cảnh sáng tác. - Biện pháp tu đồng đội và - Nắm được nội từ và tác dụng. niềm lạc quan dung khái quát của người lính của đoạn thơ. lái xe.(tích hợp với kiến thức Tiếng Việt Số câu: Số câu: 1 Số câu:2 Số câu: Số câu:1 Số điểm: Số điểm:1,5đ Số điểm: 2đ Số điểm: Số điểm:3,5đ Tỉ lệ% Tỉ lệ: 15% Tỉ lệ: 20% Tỉ lệ: Tỉ lệ: 35% M 2. Lặng lẽ Sa - Xuất xứ của Ý nghĩa việc Viết đoạn văn A Pa văn bản. không đặt tên suy nghĩ về ý TR - Ngôn ngữ đối riêng cho các nghĩa của tinh ẬN thoại, độc thoại. nhân vật. thần lạc quan. Số câu: Số câu:1 Số câu:1 Số câu: Số câu:1 ĐỀ Số điểm: Số điểm:0,5đ Số điểm:0,5đ Số điểm: Số điểm: 2đ KI Tỉ lệ: % Tỉ lệ: 5% Tỉ lệ: 5% Tỉ lệ: % Tỉ lệ: 20% Ể Tổng số câu Số câu: 2 Số câu: 3 Số câu: Số câu:2 M Tổng số điểm Số điểm:2đ Số điểm: 2,5đ Số điểm: Số điểm:5,5đ TR Tỉ lệ: % Tỉ lệ: 20% Tỉ lệ: 25% Tỉ lệ: 55% A HỌC KÌ I (ĐỀ 2)
  13. Phßng GD - §T Gia L©m ĐỀ THI HỌC KÌ I Tr­êng THCS Kiêu Kþ MÔN : NGỮ VĂN 9 Năm học 2018 - 2019 Thêi gian làm bài: 90 phót Đề 2 Phần I: (7 điểm): Cho đoạn thơ: “Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy Võng mắc chông chênh đường xe chạy Lại đi, lại đi trời xanh thêm” (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 - Tập một - Trang 132) Câu 1: Khổ thơ trên nằm trong tác phẩm nào? Của ai? Tác phẩm nêu trên được sáng tác trong hoàn cảnh nào? Nội dung chính của khổ thơ là gì? Câu 2: Em hiểu gì về từ láy “chông chênh” trong câu thơ “Võng mắc chông chênh đường xe chạy” Câu 3: Khổ thơ trên, tác giả đã sử dụng các biện pháp tu từ nào? Phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ ấy. Câu 4: Bằng một đoạn văn tổng-phân-hợp khoảng 12 câu, hãy nêu cảm nhận của em về tình đồng chí, đồng đội gắn bó sâu sắc và niềm lạc quan của những người lính lái xe trong khổ thơ trên. Trong đoạn có sử dụng một câu ghép và lời dẫn trực tiếp (gạch chân dưới câu ghép và lời dẫn trực tiếp). Phần II (3 điểm): Cho đoạn trích sau : “Anh thanh niên bật cười khanh khách: - Các từ ấy đều là của bác lái xe. Không, không đúng đâu. Một mình thì anh bạn trên trạm đỉnh Phan – xi – păng ba nghìn một trăm bốn mươi hai mét kia mới một mình hơn cháu. Làm khí tượng, ở được cao thế mới là lí tưởng chứ.” (Lặng lẽ Sa Pa – Nguyễn Thành Long) Câu 1: Lời của anh thanh niên trong đoạn văn trên là lời đối thoại hay độc thoại ? Vì sao ? Câu 2: Theo em, tại sao tác giả không đặt tên riêng cho các nhân vật trong truyện? Câu 3: Anh thanh niên trong truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa" đã vượt lên cuộc sống khó khăn, gian khổ không chỉ bằng lí tưởng sống cao đẹp mà còn bằng tinh thần lạc quan, yêu đời. Từ văn bản kể trên cùng với những hiểu biết xã hội, em hãy trình bày suy nghĩ của mình về sức mạnh của tinh thần lạc quan bằng một đoạn văn (khoảng nửa trang giấy thi). Hết Giám thị không giải thích gì thêm! Họ và tên thí sinh: Số báo danh: .
  14. PHÒNG GD&ĐT HUYỆN GIA LÂM TRƯỜNG THCS KIÊU KỴ HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 HỌC KÌ I - Năm học 2018- 2019 Câu Yêu cầu Điểm Phần I (7điểm) - Tác phẩm: Bài thơ về tiểu đội xe không kính. 0,25 điểm - Tác giả: Phạm Tiến Duật 0,25điểm Câu 1 - Hoàn cảnh sáng tác: năm 1969, trong thời kì kháng chiến chống (1,5điểm Mỹ đang diễn ra ác liệt, tác giả là người lính lái xe trên tuyến 0,5 điểm ) đường Trường Sơn - Nội dung chính của khổ thơ: Tình đồng chí, đồng đội gắn bó sâu 0,5 điểm sắc và niềm lạc quan của những người lính lái xe. “Chông chênh” là từ láy gợi hình: 0,25 điểm - Gợi con đường ra trận của các anh gập ghềnh, mấp mô với nhiều Câu 2 0,25 điểm đèo, dốc, hố bom. (1điểm) - Gợi cuộc sống gian khổ của những người lính lái xe: các anh 0,5 điểm phải ăn ngủ trên những cánh võng mắc vội trong những thùng xe. Nêu đúng biện pháp tu từ: - Điệp ngữ “ lại đi”: như một lời thúc giục lòng mình, khẳng 0,5 điểm Câu 3 định chiếc xe luôn tiến về phía trước, giải phóng miền Nam, thống (1điểm) nhất đất nước - Ẩn dụ: “trời xanh”: gợi lên tâm hồn chan chứa lạc quan, đầy hy 0,5 điểm vọng, yêu đời của người lính. Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau: *Về hình thức: (1,5 điểm) - Đúng phương pháp lập luận tổng-phân-hợp 0,5 điểm - Đúng số câu, diễn đạt lưu loát, trôi chảy, mạch lạc, không mắc 0,5 điểm lỗi - Viết đúng và chỉ rõ: + Câu ghép 0,25 điểm + lời dẫn trực tiếp 0,25 điểm *Về nội dung: (2điểm) Học sinh biết bám vào các ngữ liệu, khai thác hiệu quả các tín Câu 4 hiệu nghệ thuật, có dẫn chứng, lí lẽ để làm rõ: (3,5điểm - Tình đồng chí, đồng đội gắn bó sâu sắc và niềm lạc quan của ) những người lính lái xe. 1 điểm + giọng điệu, ngôn ngữ, hình ảnh, . + Hình ảnh “bếp Hoàng Cầm” bữa cơm nấu vội giữa trời đất bao la của núi rừng Trường Sơn + Định nghĩa mới, giản dị về gia đình: “Chung bát đũa ” - Từ láy “chông chênh” khắc họa hình ảnh con đường ra trận và cuộc sống gian khổ của người lính lái xe + Hình ảnh “trời xanh thêm” gợi tâm hồn chứa chan lạc quan, đầy 1,0 điểm hi vọng, yêu đời của người lính + Điệp ngữ “lại đi” như một lời thúc giục lòng mình, khẳng định
  15. chiếc xe luôn tiến về phía trước, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước Cuộc sống dẫu giản dị, giản đơn, chứa chan tinh thần lạc quan yêu đời nhưng ấm áp tình cảm của những người chiến sĩ lái xe Trường Sơn trong kháng chiến chống Mĩ. Phần II (3điểm) Câu 1 - Lời của anh thanh niên là lời đối thoại. 0,5 điểm (0,5điểm - Vì: Anh nói với ông họa sĩ, lời nói được đặt sau dấu hai chấm, ) trước lời thoại là dấu gạch đầu dòng. Dụng ý của tác giả khi không đặt tên riêng cho các nhân vật trong truyện : - Nhân vật trong tác phẩm không được đặt tên riêng mà gọi theo Câu 2 0,25 điểm giới tính, lứa tuổi, nghề nghiệp (0,5điểm - Nhằm ngợi ca những con người lao động cao đẹp mà bình dị, ) cống hiến lặng thầm cho quê hương đất nước, những con người 0,25 điểm vô danh thuộc đủ mọi lứa tuổi, nghề nghiệp khác nhau, ta có thể bắt gặp ở bất cứ đâu, ở mọi miền Tổ quốc * Về hình thức : - Khoảng ½ trang giấy 0,5 điểm - Cách trình bày đoạn văn: tự chọn phương pháp lập luận, diễn đạt trôi chảy, lưu loát. * Về nội dung: (1,5 điểm) HS biết dùng dẫn chứng và lí lẽ làm sáng tỏ : - Lạc quan: là cách nhìn, thái độ tin tưởng vào tương lai, đây là 0,25 điểm Câu 3 một thái độ sống tích cực, luôn biết tự tạo niềm vui trong cuộc (2điểm) sống - Sức mạnh của tinh thần lạc quan: giúp con người vượt qua khó khăn, đem lại nghị lực sống cho bản thân mình và người khác, là 0,75 điểm yếu tố quan trọng để đạt được thành công, hạnh phúc - Cần phân biệt sống lạc quan với "phép thắng lợi tinh thần" (lạc quan tếu, tự tin thái quá), không nhìn nhận rõ những hạn chế, yếu 0,25 điểm kém của bản thân - Bài học nhận thức và hành động 0,25 điểm * Lưu ý : Đoạn văn quá dài hoặc quá ngắn thì trừ 0,25đ