Bài kiểm tra môn Ngữ văn bài số 8 khối 9 - Tiết 120

doc 3 trang thienle22 3320
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra môn Ngữ văn bài số 8 khối 9 - Tiết 120", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_kiem_tra_mon_ngu_van_bai_so_8_khoi_9_tiet_120.doc

Nội dung text: Bài kiểm tra môn Ngữ văn bài số 8 khối 9 - Tiết 120

  1. Trường THCS Dương Hà Ngày thỏng .năm 2019 Họ và tờn: Tiết 120: BÀI KIỂM TRA MễN: NGỮ VĂN-BÀI SỐ: 8 Lớp: Khối: 9 NĂM HỌC 2018-2019 Thời gian làm bài: ( Bài viết ở nhà) Điểm Lời phê của thầy/ cô giáo Đề bài Em hãy nêu suy nghĩ của mình về hình ảnh những con người lao động mới trong truyện ngắn “Lặng lẽ SaPa” của Nguyễn Thành Long.
  2. ĐÁP ÁN + BIỂU ĐIỂM TIẾT 120: BÀI KIỂM TRA: MễN NGỮ VĂN – BÀI SỐ 8 Khối: 9 ( Bài viết ở nhà) 1. Nội dung: ( 8đ) HS phân tích vẻ đẹp của những con người lao động mới ở SaPa có dẫn chứng, nhận xét, đánh giá các nhân vật. a. Đó là anh thanh niên: - Giới thiệu được nhân vật, hoàn cảnh sống, công việc. - Vượt lên hoàn cảnh sống, những vất vả của công việc, anh có những suy nghĩ rất đẹp về công việc, cuộc sống. - Từ những suy nghĩ đẹp về công việc, hạnh phúc và cuộc sống, ở anh còn có những hành động thật đẹp đẽ. - ở người thanh niên ấy còn có một phong cách sống rất đẹp. b. Ta còn bắt gặp ở đất Sa Pa những con người làm việc âm thầm, lặng lẽ cho đất nước qua lời kể của anh thanh niên: - Đó là ông kỹ sư vườn rau: Ngày này qua ngày khác ngồi trong vườn, chăm chú rình xem cách lấy mật của ong để rồi tự tay thụ phấn cho hàng vạn cây su hào để hạt giống làm ra tốt hơn, để su hào trên toàn miền Bắc ta ăn được to hơn, ngọt hơn trước. - Đó là anh cán bộ nghiên cứu sét: đã “11 năm không một ngày xa cơ quan” luôn “trong tư thế sẵn sàng, suốt ngày chờ sét” để lập bản đồ tìm ra tài nguyên trong lòng đất. Những con người ấy làm cho anh thanh niên thấy “cuộc đời đẹp quá” đâu còn buồn tẻ “cô độc nhất thế gian”. Đúng như tác giả đã viết: “Trong cái lặng im cho đất nước”. c. Nhân vật anh thanh niên, ông kỹ sư vườn rau, anh cán bộ nghiên cứu sét giúp ta hiểu thêm ý nghĩa của những công việc thầm lặng: - Sống cống hiến cho dân tộc, cho nhân dân, sống có ý nghĩa sẽ mang đến cho con người niềm vui và hạnh phúc. - Cuộc sống lao động giản dị nhưng cao đẹp làm nên vẻ đẹp đích thực của mỗi con người, có sức thuyết phục lan toả với những người xung quanh. 2. Hình thức: (2đ) - Đúng kiểu bài nghị luận về một tác phẩm truyện. - Bố cục rõ ràng, hành văn mạch lạc. - Dẫn chứng xác thực, lập luận chặt chẽ. - Không sai chính tả, ngữ pháp. 3. Biểu điểm: * Biểu điểm: - Điểm 9- 10 : Bài viết đầy đủ các nội dung trên, diễn đạt mạch lạc, đúng với kiểu bài nghị luận về một tác phẩm truyện. - Điểm 7 - 8 bài viết nói chung đạt các yêu cầu về nội dung, có đôi chỗ sơ sài, diễn đạt mạch lạc. - Điểm 5 - 6: bài viết còn thiếu một, hai ý nhỏ, đỗi chỗ diễn đạt lủng củng. - Điểm 3 - 4: Bài viết sơ sài, diễn đạt lủng củng - Điểm 1 - 2: Bài lạc đề hoặc xa đề Duyệt đề Giỏo viờn Ngày thỏng . năm . Ngô Thị Như Bông