Đề kiểm tra Tiếng Việt 9 kỳ II

docx 6 trang thienle22 6280
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Tiếng Việt 9 kỳ II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_tieng_viet_9_ky_ii.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra Tiếng Việt 9 kỳ II

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA TIẾNG VIỆT 9 KỲ II Mức độ nh/thức V/dụng cao Nhận biết Thông hiểu Cộng Tên chủ đề Chủ đề 1 - Nhận biết trạng ngữ, - Viết đoạn Thành phần câu trong khởi ngữ, các thành văn có sử câu T.Việt (Trạng ngữ, phần biệt lập: Tình dụng khởi Khởi ngữ, Các thành thái, phụ chú, gọi đáp, ngữ và thành phần biệt lập ) cảm thán phần tình thái Số câu: 2 Số câu: 1 Số câu: 1 Số câu: 2 Số điểm: 7,0 đ Số điểm: 2.0 đ Số điểm: 5.0 7,0 điểm Tỉ lệ: 70 % đ = 70 % Chủ đề 2 Nhận biết phép liên Phép l/kết và ph/tiện kết và phương tiện liên kết câu, đoạn văn liên kết câu trong đoạn trích Số câu: 1 Số câu:1 Số câu:1 Số điểm: 2,0 đ Số điểm: 2,0 đ 2,0 điểm Tỉ lệ: 20 % = 20 % Chủ đề 3 - Xác định Nghĩa t/ minh, hàm ý được hàm ý trong bài ca dao Số câu: 1 Số câu:1 Số câu: 1 Số điểm: 1,0 đ Số điểm: 1,0 đ 1,0 điểm Tỉ lệ: 10 % = 10 % Tổng số câu: 5 Số câu: 2 Số câu: 2 Số câu: 1 Số câu: 5 Tổng số điểm: 10 Số điểm: 4,0 Số điểm: 1,0 Số điểm: 5,0 Số điểm: Tỉ lệ: 100 % = 40 % = 10 % = 50 % 10 Tỉ lệ: 100%
  2. TRƯỜNG THCS NINH HIỆP KIỂM TRA TIẾNG VIỆT Họ tên: Lớp: 9/ HỌC KỲ II - NĂM HỌC: 2018 – 2019 ĐỀ (Chẵn): I. Trắc nghiệm:(2.0 đ) Gọi tên thành phần in đậm trong các ví dụ sau: Ví dụ Tên gọi (Là thành phần gì?) a. Quan, người ta sợ cái uy của quyền thế. b. Đây, tôi giới thiệu với anh một hoạ sĩ lão thành nhé. c. Mà y, y không chịu nhận lỗi của mình d. Vâng, cháu cũng đã nghĩ như cụ. e. Có lẽ, con phải về thôi bố ạ. f. Trong cuộc sống, chúng ta phảỉ có lòng vị tha. g. Trời ơi, chỉ còn có năm phút! h. Chúng tôi, mọi người- kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi. II. Tự luận (8 điểm) Câu 1: (2.0 đ) Xác định các phép liên kết và phương tiện liên kết được sử dụng trong đoạn văn: Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại.(1) Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ.(2) Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống xung quanh.(3) Câu 2: (5.0 đ) Viết một đọan văn khoảng (8-10 câu) nêu cảm nghĩ của em về nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa-pa” của Nguyễn Thành Long. Trong đó có sử dụng ít nhất một khởi ngữ và một thành phần tình thái (Chỉ rõ) Câu 3: (1.0 đ) Xác định hàm ý trong bài ca dao sau: Chuột chù chê khỉ rằng hôi, Khỉ mới trả lời: “Cả họ mày thơm”.
  3. TRƯỜNG THCS NINH HIỆP KIỂM TRA TIẾNG VIỆT Họ tên: Lớp: 9/ HỌC KỲ II - NĂM HỌC: 2018 – 2019 I/ ĐỀ (Lẻ): I. Trắc nghiệm: (2.0 đ)Gọi tên thành phần in đậm trong các câu sau: Ví dụ Tên gọi (Là thành phần gì?) a. Cái cổng đằng trước, mở thì cũng mở được đấy. b. Này, bác có biết mấy hôm nay súng nó bắn ở đâu mà nghe rát thế không? c. Mà y, y không chịu nhận lỗi của mình. d. Dạ, con đã học thuộc bài rồi mẹ ạ. e. Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đốn đến thế được. f. Ngoài cửa sổ bấy giờ, những bông hoa bằng lăng đã thưa thớt. g. A, mẹ đã về. h. Nguyễn Trãi- người anh hùng dân tộc- văn võ song toàn. . II. Tự luận (8 điểm) Câu 1: (3.0 đ) Viết một đọan văn khoảng (8- 10 câu) nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Phương Định trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê. Trong đó có sử dụng ít nhất một khởi ngữ và một thành phần tình thái (Chỉ rõ) Câu 2: (2.0 đ) Xác định các phép liên kết và phương tiện liên kết được sử dụng trong đoạn văn: Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại.(1) Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ.(2) Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống xung quanh.(3) Câu 3: (1.0 đ) Xác định hàm ý trong bài ca dao sau: Bao giờ rau diếp làm đình Gỗ lim thái ghém thì mình lấy ta Bao giờ chạch đẻ ngọn đa Sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình.
  4. ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM A/ ĐỀ (Chẵn): I. Trắc nghiệm: (2.0 đ) Gọi tên thành phần in đậm trong các ví dụ sau: (0.25đ X 8 = 2.0 đ) Ví dụ Tên gọi (Là thành phần gì?) a. Quan, người ta sợ cái uy của quyền thế. Khởi ngữ b. Đây, tôi giới thiệu với anh một hoạ sĩ lão thành Gọi-đáp nhé. c. Mà y, y không chịu nhận lỗi của mình Khởi ngữ d. Vâng, cháu cũng đã nghĩ như cụ. Gọi đáp e. Có lẽ, con phải về thôi bố ạ. Tình thái f. Trong cuộc sống, chúng ta phảỉ có lòng vị tha. Trạng ngữ g. Trời ơi, chỉ còn có năm phút! Cảm thán h. Chúng tôi, mọi người- kể cả anh, đều tưởng con Phụ chú bé sẽ đứng yên đó thôi. II. Tự luận (8 điểm) Câu 1: (2.0 đ) Xác định các phép liên kết và phương tiện liên kết được sử dụng trong đoạn văn: Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại.(1) Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ.(2) Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống xung quanh.(3) Đoạn văn có sử dụng các phép liên kết và phương tiện liên kết sau: - Phép lặp từ ngữ: Từ “tác phẩm” liên kết C3 với C1 - Phép thế: Từ “anh” (C3)-“nghệ sĩ” (C2) liên kết C3 với C2 - Phép đồng nghĩa: Cụm từ “cái đã có rồi” (C2)- “vật liệu mượn ở thực tại” (C1) liên kết C2 với C1 - Phép nối: C2 liên kết với C1 bằng q/hệ từ “nhưng” Câu 2: (5.0 đ) Viết một đọan văn - Hình thức: (2 điểm) HS viết đúng hình thức đoạn văn, đủ số câu theo yêu cầu, diễn đạt trôi chảy, đúng ngữ pháp, chính tả, có chú thích rõ khởi ngữ và thành phần tình thái. - Nội dung: (3 điểm) HS phân tích được các ý cơ bản sau: + Giới thiệu nhân vật, tác phẩm, tác giả, khái quát về đặc điểm nhân vật. + Giới thiệu về hoàn cảnh sống và làm việc của anh thanh niên + Làm rõ hợp lý những phẩm chất tốt đẹp của anh thanh niên: lý tưởng đẹp, hành động đẹp, phong cách sống đẹp. * Có sử dụng khởi ngữ và thành phần tình thái hợp lý. Câu 3: (1.0 đ) Xác định hàm ý trong bài ca dao sau: Chuột chù chê khỉ rằng hôi,
  5. Khỉ mới trả lời: “Cả họ mày thơm”. * Hàm ý: Mình không tốt đẹp gì mà đi chê cười người khác, trước khi đánh giá người khác hãy nhìn lại bản thân mình. II/ ĐỀ (Lẻ): I. Trắc nghiệm: (2.0 đ) Gọi tên thành phần in đậm trong các ví dụ sau: (0.25đ X 8 = 2.0 đ) Ví dụ Tên gọi (Là thành phần gì?) a. Cái cổng đằng trước, mở thì cũng mở được Khởi ngữ đấy. b. Này, bác có biết mấy hôm nay súng nó bắn ở Gọi-đáp đâu mà nghe rát thế không? c. Mà y, y không chịu nhận lỗi của mình. Khởi ngữ d. Dạ, con đã học thuộc bài rồi mẹ ạ. Gọi đáp e. Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đốn đến thế được. Tình thái f. Ngoài cửa sổ bấy giờ, những bông hoa bằng Trạng ngữ lăng đã thưa thớt. g. A, mẹ đã về. Cảm thán h. Nguyễn Trãi- người anh hùng dân tộc- văn Phụ chú võ song toàn . II. Tự luận (8 điểm) Câu 1: (5.0 đ) Viết một đọan văn - Hình thức: (2 điểm) HS viết đúng hình thức đoạn văn, đủ số câu theo yêu cầu, diễn đạt trôi chảy, đúng ngữ pháp, chính tả, có chú thích rõ khởi ngữ và thành phần tình thái. - Nội dung: (3 điểm) HS phân tích được các ý cơ bản sau: + Giới thiệu nhân vật, tác phẩm, tác giả, khái quát về đặc điểm nhân vật. + Giới thiệu về hoàn cảnh sống và làm việc của Phương Định + Làm rõ hợp lý những phẩm chất tốt đẹp của Phương Định: hồn nhiên, yêu đời, dũng cảm và có tinh thần đồng đội. * Có sử dụng khởi ngữ và thành phần tình thái hợp lý. Câu 2: (2.0 đ) Xác định các phép liên kết và phương tiện liên kết được sử dụng trong đoạn văn: Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại.(1) Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ.(2) Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống xung quanh.(3) Đoạn văn có sử dụng các phép liên kết và phương tiện liên kết sau:
  6. - Phép lặp từ ngữ: Từ “tác phẩm” liên kết C3 với C1 - Phép thế: Từ “anh” (C3)-“nghệ sĩ” (C2) liên kết C3 với C2 - Phép đồng nghĩa: Cụm từ “cái đã có rồi” (C2)- “vật liệu mượn ở thực tại” (C1) liên kết C2 với C1 - Phép nối: C2 liên kết với C1 bằng q/hệ từ “nhưng” Câu 3: (1.0 đ) Xác định hàm ý trong bài ca dao sau: Bao giờ rau diếp làm đình Gỗ lim thái ghém thì mình lấy ta Bao giờ chạch đẻ ngọn đa Sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình. * Hàm ý: Ta không bao giờ lấy mình! (Đừng có mơ tưởng hảo huyền!)