Đề kiểm tra môn Toán lớp 6 - Tiết 14 (theo PPCT) - Trường THCS TT Yên Viên

doc 4 trang thienle22 3670
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Toán lớp 6 - Tiết 14 (theo PPCT) - Trường THCS TT Yên Viên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_mon_toan_lop_6_tiet_14_theo_ppct_truong_thcs_tt.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Toán lớp 6 - Tiết 14 (theo PPCT) - Trường THCS TT Yên Viên

  1. PHÒNG GD VÀ ĐT GIA LÂM ĐỀ KIỂM TRA MÔN TOÁN LỚP 6 TRƯỜNG THCSTT YÊN VIÊN TIẾT : 14 ( THEO PPCT) ĐỀ CHẴN Thời gian làm bài 45 phút I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM:(3Đ) Chọn phương án đúng trong các câu sau: Câu 1: Để đặt tên cho 1 đoạn thẳng người ta thường dùng: A) Hai chữ cái in hoa B) Hai chữ cái in thường. C) Một chữ cái in hoa và 1 chữ cái in thường. D) Cả 3 câu trên đều đúng. Câu 2: Cho 3 điểm phân biệt A, V, T thẳng hàng. A) Điểm V nằm giữa 2 điểm A và T nếu AV + VT = AT. B) Điểm T nằm giữa 2 điểm A và V nếu VT + AT = AV. C) Điểm A nằm giữa 2 điểm V và T nếu AV + AT = VT. D) Cả 3 câu trên đều đúng. Câu3 : Trên tia Mx lấy 2 điểm A và N sao cho MN = 8cm, MA = 4cm. A) Điểm A nằm giữa 2 điểm M và N. B) MA = NA C) A là trung điểm của đoạn thẳng MN D) Cả 3 câu trên đều đúng. Câu 4:M là điểm nằm giữa 2 điểm A và B. Biết AM = 3cm, BM =10cm. Khi đó: A) Đoạn thẳng AB = 13 cm. C) Đoạn thẳng AB = 3cm. B) Đoạn thẳng AB = 7cm. D) Đoạn thẳng AB =10cm. Câu 5: Ba điểm thẳng hàng là 3 điểm: A) Cùng thuộc 1 đường thẳng. C)Không cùng thuộc 1 đường thẳng nào. B) Thuộc 3 đường thẳng phân biệt. D) Cả 3 câu trên đều sai. Câu 6: Đoạn thẳng AB là hình gồm: A)Hai điểm A và B. B) Hai điểm A và B và 1 điểm nằm giữa hai điểm A và B. C) Hai điểm A và B và tất cả các điểm nằm giữa hai điểm A và B. D) Các điểm nằm giữa A và B. II/ PHẦN TỰ LUẬN: (7Đ): Bài 1:(1,5đ)Vẽ hình theo cách diễn đạt sau: Vẽ 3 điểm không thẳng hàng A, B, C. Vẽ tia BA và tia BC. Vẽ tia Bx cắt đường thẳng AC tại 1 điểm M nằm giữa A và C. Bài 2:(2đ) Cho hình vẽ a) Hình vẽ bên có mấy tia gốc O? Là những tia C nào? E b) Những cặp tia gốc O nào đối nhau? x y c) Có mấy đoạn thẳng? Là những đoạn thẳng A O B nào? D Bài 3: (3,5đ) Trên tia Ox lấy 2 điểm M và N sao cho OM = 7cm, ON = 2cm. Trên tia đối của tia Ox lấy điểm H sao cho OH = 3cm. a) Tính MN. b) Chứng tỏ N là trung điểm của đoạn thẳng MH. c) Gọi A là trung điểm của MN. Tính AO
  2. PHÒNG GD VÀ ĐT GIA LÂM ĐỀ KIỂM TRA MÔN TOÁN LỚP 6 TRƯỜNG THCSTT YÊN VIÊN TIẾT : 14 ĐỀ LẺ Thời gian làm bài 45 phút I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM:(3Đ) Chọn phương án đúng trong các câu sau: Câu 1: Để đặt tên cho 1 đường thẳng người ta thường dùng: A) Hai chữ cái in hoa B) Hai chữ cái in thường. C) Một chữ cái in hoa D) Cả A và B đều đúng. Câu 2: Cho 3 điểm A, B, C thẳng hàng. A) Điểm C nằm giữa 2 điểm A và B nếu AB + AC = BC. B) Điểm B nằm giữa 2 điểm A và C nếu BA + BC = AC. C) Điểm A nằm giữa 2 điểm B và C nếu AC + BC = AB. D) Cả 3 câu trên đều đúng. Câu3 : Trên tia Ox lấy 2 điểm A và B sao cho OA = 6cm , OB = 3cm. A) Điểm B nằm giữa 2 điểm O và A. B) OB = AB C) B là trung điểm của đoạn thẳng OA D) Cả 3 câu trên đều đúng. Câu 4:M là điểm nằm giữa 2 điểm A và B. Biết AM = 3cm, BM =10cm. Khi đó: A) Đoạn thẳng AB = 13 cm. C) Đoạn thẳng AB = 3cm. B) Đoạn thẳng AB = 7cm. D) Đoạn thẳng AB =10cm. Câu 5: Trong ba điểm phân biệt thẳng hàng: A) Phải có 1 điểm nằm giữa 2 điểm còn lại. B) Phải có 1 điểm cách đều 2 điểm còn lại. C)Phải có 1 điểm là trung điểm của đoạn thẳng mà hai đầu mút là 2 điểm còn lại D) Cả 3 câu trên đều sai. Câu 6: Hai đường thẳng phân biệt là 2 đường thẳng: A) Không có điểm nào chung. C) Có 2 điểm chung. B) Chỉ có 1 điểm chung. D) Có nhiều nhất 1 điểm chung. II/ PHẦN TỰ LUẬN: (7Đ): Bài 1:(1,5đ) Vẽ hình theo cách diễn đạt sau: Vẽ 3 điểm không thẳng hàng D, E, F. Vẽ tia DE và tia DF. Vẽ tia Dx cắt đường thẳng EF tại 1 điểm I nằm giữa E và F. Bài 2:(2đ) Cho hình vẽ a) Hình vẽ bên có mấy tia gốc O? Là những tia A nào? B b) Những cặp tia gốc O nào đối nhau? x y c) Có mấy đoạn thẳng? Là những đoạn thẳng C O D nào? E Bài 3: (3,5đ) Trên tia Ox lấy 2 điểm M và N sao cho OM = 3cm, ON = 8cm. Trên tia đối của tia Ox lấy điểm I sao cho OI = 2cm. a) Tính MN. b) Chứng tỏ M là trung điểm của đoạn thẳng IN. c) Gọi A là trung điểm của MN. Tính AO.
  3. PHÒNG GD VÀ ĐT GIA LÂM HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM TRƯỜNG THCSTT YÊN VIÊN KIỂM TRA TIẾT: 14( THEO PPCT) ĐỀ CHẴN - LẺ I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 3đ) Chọn phương án đúng trong các câu sau: Mỗi câu đúng được 0,5đ Đề chẵn 1 2 3 4 5 6 A D D A A C Đề lẻ 1 2 3 4 5 6 D B D A A D II/ PHẦN TỰ LUẬN: (7Đ): ĐỀ CHẴN ĐỀ LẺ Bài 1: Vẽ đúng hình: 1,5đ Bài 1: Vẽ đúng hình: 1,5đ Vẽ 3 điểm A,B,C không thẳng hàng Vẽ 3 điểm D,E,F không thẳng hàng 0,25đ 0,25đ Vẽ tia DE, DF 0,5đ Vẽ tia BA, BC 0,5đ Vẽ đường thẳng EF 0,25đ Vẽ đường thẳng AC 0,25đ Vẽ tia Dx cắt đường thẳng EF tại điểm I Vẽ tia Bx cắt đường thẳng AC tại điểm M nằm giữa E và F 0,5đ nằm giữa B và C Bài 2:(2đ) 0,5đ a) Kể đủ tên 5 tia gốc O 0,5đ Bài 2:(2đ) b) Kể đủ tên các cặp tia đối nhau gốc O, a) Kể đủ tên 5 tia gốc O 0,5đ mỗi cặp tia cho 0,25đ b) Kể đủ tên các cặp tia đối nhau gốc O, c) Kể đủ tên 7 đoạn thẳng 1đ mỗi cặp tia cho 0,25đ trong đó đúng tên 2 đoạn thẳng cho 0,25đ c) Kể đủ tên 7 đoạn thẳng 1đ Bài 3: (3,5đ) trong đó đúng tên 2 đoạn thẳng cho 0,25đ Vẽ đúng hình 0,5đ Bài 3: (3,5đ) a) Chỉ ra M nằm giữa O và N 0,5đ Vẽ đúng hình 0,5đ OM + MN = ON 0,25đ a) Chỉ ra N nằm giữa O và M 0,5đ Tính MN = 5cm 0,25đ ON + MN = OM 0,25đ b) Chỉ ra O nàm giữa I và M 0,25đ Tính MN = 5cm 0,25đ Tính IM = 5cm 0,25đ b) Chỉ ra O nàm giữa H và N Tính được IN = 10cm 0,25đ 0,25đ Suy ra IM = MN = 1 IN rồi kết luận N là Tính HN = 5cm 2 0,25đ trung điểm của IN 0,25đ Tính được HM = 10cm 0,25đ c) Tính NA = 2,5cm 0,25đ 1 Chỉ ra A nằm giữa O và N 0,25đ Suy ra HN = MN = HM rồi kết luận N 2 Tính đúng AO = 4,5cm 0,5đ là trung điểm của HM 0,25đ c) Tính MA = 2,5cm 0,25đ Chỉ ra A nằm giữa O và M 0,25đ Tính đúng AO = 4,5cm 0,5đ