Đề kiểm tra môn Ngữ văn lớp 9 - Trường THCS Đặng Xá
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Ngữ văn lớp 9 - Trường THCS Đặng Xá", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_mon_ngu_van_lop_9_truong_thcs_dang_xa.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra môn Ngữ văn lớp 9 - Trường THCS Đặng Xá
- UBND HUYỆN GIA LÂM MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA TRƯỜNG THCS ĐẶNG XÁ MÔN: NGỮ VĂN LỚP 9 Thời gian: 120 phút Năm học:2019 - 2020 ĐỀ 1: Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Thấp Cao Tổng Nội dung PHẦN I: Bàn về đọc sách Tên văn bản , Số câu: 1 Số câu: 1 tác giả, xuất xứ Số điểm: 0.75 Số điểm: 0.75 Tỉ lệ: 7.5% Tỉ lệ: 7.5% Giải thích Số câu: 1 Số câu: 1 Số điểm:1.25 Số điểm: 1.25 Tỉ lệ: 12.5% Tỉ lệ: 12.5% Viết đoạn văn Số câu:1 Số câu: 1 nghị luận XH Số điểm:2 Số điểm: 2 Tỉ lệ: 20% Tỉ lệ: 20% PHÀN II Viếng lăng Bác Năm sáng tác, Số câu: 0.5 Số câu:0.5 Số câu: 1 mạch cảm xúc Số điểm: 0.25 Số điểm:0.75 Số điểm: 1 Tỉ lệ: 2.5% Tỉ lệ: 7.5% Tỉ lệ: 10% Giải thích và Số câu: 1 Số câu: 1 nêu ý nghĩa hình Số điểm: 0.75 Số điểm: 0.75 ảnh thơ Tỉ lệ: 7.5% Tỉ lệ: 7.5% Chép câu thơ Số câu: 1 cùng nội dung, Số câu:1 Số điểm: 0.75 tác giả, tác phẩm Số điểm: 0,75 Tỉ lệ: 7.5% Tỉ lệ:7.5% Đoạn văn: Số câu: 1 Số câu: 1 Phân tích cảm Số điểm: 3,5 Số điểm:3,5 thụ thơ Tỉ lệ: 35% Tỉ lệ: 35% Tổng Số câu:1.5 Số câu:3.5 Số câu:1 Số câu:1 Số Số câu :7 Số điểm:1.0đ Số điểm: 3,5 đ Số điểm:3.5đ điểm:2 Tỉ Số điểm:10đ Tỉ lệ:10% Tỉ lệ : 35% Tỉ lệ: 35% lệ:20% Tỉ lệ: 100%
- UBND HUYỆN GIA LÂM ĐỀ KIỂM TRA TRƯỜNG THCS ĐẶNG XÁ MÔN: NGỮ VĂN LỚP: 9 Thời gian: 120 phút Năm học 2019 – 2020 ĐỀ 1: Phần I (4,0 điểm) Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn. Bởi vì học vấn không chỉ là việc cá nhân, mà là việc của toàn nhân loại. Mỗi loại học vấn đến giai đoạn hôm nay đều là thành quả của nhân loại nhờ biết phân công, cố gắng tích lũy ngày đêm mà có. Các thành quả đó sở dĩ không bị vùi lấp đi, đều là do sách vở ghi chép, lưu truyền lại. (Trích Ngữ văn 9, tập II, trang 3, NXB Giáo dục) Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản nào ? Của ai ? Nêu xuất xứ của văn bản đó. Câu 2: Em hiểu học vấn là gì ? Vì sao đọc sách là con đường quan trọng của học vấn ? Câu 3: Đọc những câu văn trên có ý kiến cho rằng những câu văn ấy không chỉ bàn về chuyện đọc sách mà còn đề cập tới ý thức tự học, tự bồi dưỡng kiến thức cho bản thân. Từ văn bản trên và những hiểu biết xã hội, em hãy viết một đoạn văn khoảng nửa trang giấy thi nêu suy nghĩ của em về vấn đề tự học. Phần II (6,0 điểm) Kết thúc bài thơ Viếng lăng Bác (Viễn Phương) là những dòng thơ vô cùng xúc động: Mai về miền Nam thương trào nước mắt Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này. Câu 1. Bài thơ được viết năm nào ? Chỉ ra mạch vận động của cảm xúc được biểu hiện trong bài. Câu 2. Vì sao trước khi giã biệt, nhà thơ lại bày tỏ ước nguyện muốn làm con chim hót quanh lăng Bác, làm đóa hoa tỏa hương, làm cây tre trung hiếu ? Điệp ngữ muốn làm góp phần diễn tả ước nguyện và cảm xúc của nhà thơ như thế nào ? Câu 3. Cùng diễn tả ước nguyện đẹp đẽ với những hình ảnh thơ tương tự, em đã bắt gặp ở những câu thơ nào khác ? Chép chính xác những câu thơ đó, ghi rõ tên bài thơ và tên tác giả. Câu 4. Dựa vào khổ thơ trên, hãy viết một đoạn văn theo phép lập luận diễn dịch khoảng 12 câu để làm rõ tâm trạng lưu luyến thiết tha của nhà thơ trước lúc rời xa lăng Bác. Trong đoạn văn có sử dụng thành phần biệt lập tình thái và một câu phủ định (gạch chân dưới thành phần biệt lập tình thái và câu phủ định).
- UBND HUYỆN GIA LÂM HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ ĐỀ KIỂM TRA TRƯỜNG THCS ĐẶNG XÁ MÔN: NGỮ VĂN LỚP: 9 Thời gian : 120 phút Năm học 2019 – 2020 ĐỀ 1: Câu Yêu cầu Điểm Phần I (4,0 điểm) Câu 1 - Văn bản: Bàn về đọc sách 0.25 (0,75 - Tác giả: Chu Quang Tiềm 0.25 điểm) - Xuất xứ: Trích trong cuốn Danh nhân Trung Quốc bàn về niềm 0.25 vui nỗi buồn của việc đọc sách, in năm 1995. Câu 2 - Học vấn: Những hiểu biết thu nhận được qua quá trình học tập 0.5 (1,25 - Vì học vấn là chuyện của toàn nhân loại và là thành quả của nhân 0.75 điểm) loại tích lũy từ ngàn đời nay. Mà những thành quả đó chính là nhờ sách vở ghi chép, lưu truyền lại. Câu 4 a. Hình thức: 0.5 (2,0 - Đúng hình thức đoạn văn. điểm) - Độ dài: Khoảng nửa trang giấy thi. b. Nội dung: 1.5 - Khái niệm: Tự học là việc con người học tập bằng chính sức lực, khả năng của riêng mình. - Biểu hiện: + Chủ động trong học tập, tích cực tiếp nhận kiến thức. + Tự nguyện học, ý thức rõ trách nhiệm và mục đích của bản thân. - Ý nghĩa: + Nó giúp người học tích cực, chủ động tự lựa chọn kiến thức, tự nâng cao trình độ, có nề nếp học tập tốt và là con đường dẫn tới thành công, (dẫn chứng) + Phê phán hiện tượng thờ ơ, lười học, học đối phó, dựa dẫm vào người khác -> học không có kết quả tốt và không thể tiến bộ trên con đường học tập. - Liên hệ: + Thấy rõ tự học là vô cùng quan trọng và cần thiết. + Cần phải cố gắng học tập, rèn luyện ( Lưu ý: HS có thể diễn đạt cách khác nhưng hợp lí GV linh hoạt cho điểm) Phần II (6,0 điểm) Câu 1 - Năm sáng tác: 1976 0.25 (1,0 - Mạch vận động của cảm xúc đi theo trình tự vào lăng viếng Bác: 0.75 điểm) Mở đầu là cảm xúc về cảnh bên ngoài lăng, tiếp đó là cảm xúc trước hình ảnh dòng người vào lăng viếng Bác và sự xúc động của
- tác giả khi được nhìn thấy Bác, cuối cùng là niềm mong ước thiết tha khi sắp phải trở về quê hương miền Nam. Câu 2 - Nhà thơ muốn được hóa thân vào cảnh vật xung quanh vì không 0.25 (0,75 nỡ rời xa Bác, muốn được gần Bác mãi mãi. điểm) - Điệp ngữ muốn làm góp phần diễn tả ước nguyện thiết tha, cháy 0.5 bỏng và sự xúc động đang dồn dập trào dâng mãnh liệt trong lòng của nhà thơ khi nghĩ đến lúc phải xa Bác để trở về quê hương. Câu 3 - Chép chính xác những câu thơ: 0.25 (0,75 Ta làm con chim hót điểm) Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hòa ca Một nốt trầm xao xuyến - Bài thơ: Mùa xuân nho nhỏ 0.25 - Tác giả: Thanh Hải. 0.25 Câu 4 HS hoàn thành đoạn văn diễn dịch khoảng 12 câu: (3,5 * Mở đoạn: đạt yêu cầu về hình thức, nội dung. 0.5 điểm) * Thân đoạn: biết bám vào ngữ liệu, khai thác hiệu quả các tín hiệu nghệ thuật (giọng điệu, ngôn ngữ thơ, cách sử dụng các hình ảnh, phép tu từ ) có dẫn chứng, lí lẽ để làm rõ tâm trạng lưu luyến thiết tha của nhà thơ trước lúc rời xa lăng Bác. Cụ thể: - Câu thơ Mai về miền Nam thương trào nước mắt như một lời giã 0.5 biệt diễn tả tình cảm sâu lắng và cảm xúc thật mãnh liệt, luyến tiếc, bịn rịn của nhà thơ. - Điệp ngữ muốn làm kết hợp với một loạt các hình ảnh liệt kê con 1.0 chim hót, cành hoa, cây tre trung hiếu biểu hiện tâm trạng lưu luyến, ước nguyện chân thành của tác giả. - Hình ảnh cây tre tạo kết cấu đầu cuối tương ứng, làm cho dòng 0.5 cảm xúc được trọn vẹn, vừa khép lại mạch thơ vừa mở ra ý tưởng mới. * Yêu cầu về Tiếng Việt 0.5 - Có sử dụng hợp lí thành phần tình thái (gạch dưới và chú thích) 0.5 - Có sử dụng hợp lí một câu phủ định (gạch dưới và chú thích) (Lưu ý: Nếu đoạn văn quá dài (quá ngắn) hoặc sai kiểu đoạn (nhiều đoạn) trừ 0.5 điểm. UBND HUYỆN GIA LÂM MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
- TRƯỜNG THCS ĐẶNG XÁ MÔN: NGỮ VĂN LỚP: 9 Thời gian: 120 phút Năm học 2019 – 2020 ĐỀ 2 Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Thấp Cao Tổng Nội dung PHẦN I: Đoàn thuyền đánh cá Tên văn bản , tác Số câu: 1 Số câu: 1 giả, xuất xứ Số điểm: 1 Số điểm: 1 Tỉ lệ: 10% Tỉ lệ: 10% Biện pháp nghệ Số câu: 1 Số câu: 1 thuật, tác dụng Số điểm:1 Số điểm: 1 Tỉ lệ: 10% Tỉ lệ: 10% Viết đoạn văn cảm Số câu: 1 Số câu: 1 thụ đoạn thơ Số điểm:3,5 Số điểm: 3 Tỉ lệ: 35% Tỉ lệ: 30% Liên hệ: chép câu Số câu: 1 Số câu: 1 thơ cùng nội dung, Số điểm:0,5 Số điểm: 1 nêu tác giả, tác Tỉ lệ: 5% Tỉ lệ: 10% phẩm PHÀN II Lặng lẽ Sa Pa Các hình thức ngôn Số câu: 1 Số câu: 1 ngữ, tác dụng Số điểm:1 Số điểm: 1 Tỉ lệ: 10% Tỉ lệ: 10% Giải thích cách đặt Số câu: 1 Số câu: 1 tên nhân vật Số điểm:1 Số điểm:1 Tỉ lệ: 10% Tỉ lệ: 10% Đoạn văn nghị luận Số câu: 1 Số câu: 1 XH Số điểm:2 Số điểm:2 Tỉ lệ: 20% Tỉ lệ: 20% Tổng Số câu: 1 Số câu: 4 Số câu: 1 Số câu: 1 Số câu: 7 Số điểm:1 Số điểm:4 Số điểm:3 Số điểm:2 Số điểm:10 Tỉ lệ: 10% Tỉ lệ: 35% Tỉ lệ: 35% Tỉ lệ: 20% Tỉ lệ: 100%
- UBND HUYỆN GIA LÂM ĐỀ KIỂM TRA TRƯỜNG THCS ĐẶNG XÁ MÔN: NGỮ VĂN LỚP: 9 Thời gian: 120 phút Năm học 2019 – 2020 ĐỀ 2: Phần I (6 điểm) Đọc đoạn thơ sau: “Thuyền ta lái gió với buồm trăng Lướt giữa mây cao với biển bằng Ra đậu dặm xa dò bụng biển Dàn đan thế trận lưới vây giăng. Cá nhụ cá chim cùng cá đé, Cá song lấp lánh đuốc đen hồng, Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe. Đêm thở sao lùa nước Hạ Long.” ( Sách giáo khoa Ngữ Văn 9, tập 1, NXBGDVN) 1. Đoạn thơ trên thuộc tác phẩm nào? Do ai sáng tác? Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ? 2. Hình ảnh “buồm trăng” trong câu thơ sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Biện pháp đó đã mang lại hiệu quả gì cho câu thơ? 3. Dựa vào đoạn thơ trên, viết một đoạn văn theo phép lập luận diễn dịch khoảng 12 câu trình bày suy nghĩ của em về khí thế của người lao động và vẻ đẹp của thiên nhiên trong đó có sử dụng một câu ghép và một phép thế? 4. Trong bài thơ khác mà em đã học ở lớp 9 có một hình ảnh lãng mạn được xây dựng trên cơ sở quan sát như hình ảnh “buồm trăng”. Hãy chép lại câu thơ đó, nêu tên tác giả và tác phẩm? Phần II (4 điểm): Cho đoạn trích sau : Anh thanh niên bật cười khanh khách : - Các từ ấy đều là của bác lái xe. Không, không đúng đâu. Một mình thì anh bạn trên trạm đỉnh Phan- xi- păng ba nghìn một trăm bốn mươi hai mét kia mới một mình hơn cháu. Làm khí tượng, ở được cao thế mới là lí tưởng chứ. (Nguyễn Thành Long- Lặng lẽ Sa Pa) 1. Lời của anh thanh niên trong đoạn văn trên là lời đối thoại, độc thoại hay độc thoại nội tâm? Lời tâm sự ấy góp phần bộc lộ những nét đáng quý nào ở nhân vật? 2. Cách đặt tên nhân vật trong truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa" có gì đặc biệt? Điều đặc biệt này góp phần thể hiện chủ đề tư tưởng của truyện như thế nào? 3. Đoạn văn trên cho ta thấy không chỉ những con người sống trong hiểm nguy, gian khổ mới cần có tinh thần lạc quan. Điều này cũng vô cùng cần thiết đối với mỗi con người trong cuộc sống. Từ tác phẩm có đoạn trích trên cùng với những hiểu biết xã hội, hãy nêu suy nghĩ của em về tinh thần lạc quan bằng một đoạn văn nghị luận (khoảng 2/3 trang giấy thi).
- UBND HUYỆN GIA LÂM ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM ĐỀ KIỂM TRA TRƯỜNG THCS ĐẶNG XÁ MÔN: NGỮ VĂN LỚP: 9 Thời gian: 120 phút Năm học 2019 – 2020 ĐỀ 2: CÂU HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM PHẦN I( 6 điểm) Câu 1 - Đoạn thơ trên có trong bài “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận. 0.5đ (1 đ) - Hoàn cảnh: Bài thơ được viết năm 1958. Sau khi cuộc kháng chiến 0.5đ chống Pháp kết thúc thắng lợi miền Bắc được giải phóng, bắt tay vào xây dựng chủ nghĩa xã hội. Bài thơ là kết quả của chuyến đi thực tế ở vùng mỏ Quảng Ninh của tác giả. Câu 2 - Hình ảnh “ Buồm trăng” là ẩn dụ. 0.5đ (1 đ) - Giải thích: - Hình ảnh ẩn dụ “buồm trăng” được xây dựng trên sự 0.5đ quan sát rất thực và sự cảm nhận lãng mạn của nhà thơ Huy Cận. + Từ xa nhìn lại, trên biển có lúc thuyền đi vào khoảng sáng của vầng trăng. Trăng và cánh buồm chập vào nhau, trăng trở thành cánh buồm. + Vẻ đẹp thiên nhiên làm nhòa đi cánh buồm vất vả, cũ kĩ -> đây là công việc nhẹ nhàng, lãng mạn. - Con người và vũ trụ hòa hợp. Câu 3 - Hình thức: (3,5 đ) + Đúng hình thức đoạn văn diễn dịch, đủ số câu, có đánh số thứ tự 0.5đ câu + Có sử dụng câu ghép quan hệ bổ sung, phép thế, chỉ rõ 0.5đ - Nội dung: hs cần làm rõ các ý cơ bản sau: + Thuyền có lái có buồm. Thuyền lướt đi trong dêm không phải 1đ bằng sức mạnh của con người mà bằng sức mạnh của câu hát, gió, trăng. Động từ “lướt” đặc tả vận tốc của đoàn thuyền. Thuyền như lướt đi, như bay lên. Hình ảnh ẩn dụ” buồm trăng” gợi liên tưởng thú vị. Vào đêm trăng sáng ánh trăng chiếu xuống mặt nước, vào một lúc nào đó ánh trăng và cánh buồm chập lại làm một tạo thành hình ảnh buồm đẫm ánh trăng. + Chủ nhân của con thuyền- người đánh cá cũng trở nên lồng lộng 0,75đ giữa biển trời trong tư thế làm chủ. Biển thu hẹp để con người “ra đậu dặm xa”, “ dò bụng biển” tìm tòi khám phá. Họ đàng hoàng ra những nơi xa đánh cá. Công việc đánh cá được so sánh với công việc đánh trận. + Qua đó cho thấy khí thế lao động khẩn trương, hình ảnh con 0,75đ người và thiên nhiên hòa nhập làm một. Tất cả được cảm nhận bằng hồn thơ lãng mạn của tác giả. Câu 4 - Một hình ảnh cũng được xây dựng trên cơ sỏ quan sát đó là: “ Đầu 0,5đ (0,5 đ) súng trăng treo” trong bài thơ Đồng Chí của Chính Hữu. PHẦN II( 4 điểm) Câu 1 - Lời của anh thanh niên là lời đối thoại. 0,5
- (1 đ) - Nét đáng quý của nhân vật: đức tính khiêm tốn, đánh giá đúng bản 0,5 thân; có tinh thần lạc quan, yêu đời; luôn chan hòa, cởi mở với mọi người; ( HS chỉ ra được từ 2 nét đáng quý trở lên: được 0,5đ) Câu 2 - Cách đặt tên nhân vật trong truyện Lặng lẽ Sa Pa có gì đặc biệt: 0,5 (1 đ) Tác giả không đặt tên cho các nhân vật mà chỉ gọi theo tuổi tác, nghề nghiệp hoặc công việc đang làm. - Điều đặc biệt này góp phần thể hiện chủ đề tư tưởng truyện Ca ngợi tập thể những con người lao động mới đã âm thầm lặng lẽ 0,5 cống hiến tuổi thanh xuân của mình cho đất nước. Câu 3 *Về hình thức: 0,5 (2 đ) - Khoảng 2/3 trang giấy - Cách trình bày đoạn văn: tự chọn phương pháp lập luận, có kết hợp tốt các phương thức biểu đạt, diễn đạt trôi chảy. * Lưu ý: Nếu đoạn văn quá dài( quá ngắn) hoặc viết nhiều đoạn: trừ 0,25 điểm. *Về nội dung: HS có nhiều cách diễn đạt, song phải trình bày được những suy nghĩ về tinh thần lạc quan. 0,25 - Thế nào là tinh thần lạc quan? 0,25 - Biểu hiện của tinh thần lạc quan trong cuộc sống 0,25 - Vai trò của tình thần lạc quan( có dẫn chứng) 0,25 - Cách rèn luyện tinh thần lạc quan 0,5 - Liên hệ bản thân và rút ra bài học.