Đề kiểm tra môn Hóa học – Lớp 9 Trường THCS Đặng Xá

docx 11 trang thienle22 5870
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Hóa học – Lớp 9 Trường THCS Đặng Xá", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_mon_hoa_hoc_lop_9_truong_thcs_dang_xa.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Hóa học – Lớp 9 Trường THCS Đặng Xá

  1. UBND HUYỆN GIA LÂM ĐỀ KIỂM TRA TRƯỜNG THCS ĐẶNG XÁ MÔN: HÓA HỌC – LỚP 9 Thời gian: 60 phút Năm học: 2019 - 2020 ĐỀ SỐ 1 Hãy chọn đáp án đúng trong các câu sau: Câu 1: Chất X (có M = 60; chứa C, H, C). Chất X phản ứng được với Na, NaOH và NaHCO3. X có công thức cấu tạo là: A. C2H5OH B. CH3COOH C. CH3COOC2H5 D. HCOOCH3 Câu 2: Cho các phi kim sau: oxi, flo, lưu huỳnh, cacbon. Phi kim nào hoạt động hóa học mạnh nhất: A. Lưu huỳnh B. Oxi C. Flo D. Cacbon Câu 3: Có các dung dịch sau: FeCl 3, MgCl2, H2SO4. Chỉ cần dùng một thuốc thử nào sau đây có thể nhận biết các dung dịch trên: A. Dung dịch NaOH B. Dung dịch phenolphtalein C. Dung dịch AgNO3 D. Dung dịch BaCl2 Câu 4: Thể tích rượu etylic nguyên chất có trong 650 ml dung dịch rượu 400 là: A. 225 ml B. 259 ml C. 260 ml D. 360 ml Câu 5: Phân kali cung cấp nguyên tố kali cho cây trồng, có tác dụng thúc đẩy nhanh quá trình tạo ra các chất đường, bột, chất xơ, tăng cường sức đề kháng và khả năng chịu hạn của cây. Chất nào sau đây được dùng làm phân kali: A. Ca3(PO4)2 B. (NH2)2CO C. KCl D. NH4NO3 Câu 6: Thực hiện sơ đồ sau: + H2O + O2 + NaOH CH2 = CH2 X Y Z. axit men giấm Biết X, Y, Z là các hợp chất hữu cơ. Công thức của Z là: A. CH3CH2OH B. CH3COONa C. CH3COOH D. CH3COOC2H5 Câu 7: Phát biểu nào sau đây sai: A. Chất béo tập trung nhiều ở mô mỡ trong cơ thể động vật B. Chất béo nặng hơn nước, dễ tan trong nước C. Dầu ăn và mỡ ăn là các chất béo D. Chất béo bị thủy phân trong cả môi trường axit và bazơ Câu 8: Đốt cháy hoàn toàn 2,24 lít (đktc) khí C2H4 bằng khí O2, dẫn toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là: A. 10 gam B. 20 gam C. 30 gam D. 40 gam Câu 9: Để điều chế 56 lít khí C2H2 (đktc) cần khối lượng canxi cacbua CaC2 là: A. 160 gam B. 320 gam C. 80 gam D. 16 gam Câu 10: Giấm ăn (gia vị có tác dụng kích thích tiêu hóa, tăng sự thèm ăn) là dung dịch có nồng độ 2 – 5% của chất nào sau đây: A. Axit axetic B. Ancol etylic C. Glixerol D. Etyl axetat
  2. Câu 11: Trong y học, cồn được sử dụng làm chất sát trùng vì có thể thấm sâu vào trong tế bào vi khuẩn, gây đông tụ protein và làm cho vi khuẩn chết. Cồn là dung dịch của chất nào: A. Axit axetic B. Glixerol C. Glucôzơ D. Rượu etylic Câu 12: Cho 5,6 lít (đktc) hỗn hợp khí A gồm CH 4 và C2H2 tác dụng với dung dịch nước brom dư, khối lượng brom đã tham gia phản ứng là 48 gam. Thành phần phần trăm theo thể tích của khí CH4 có trong A là: A. 20% B. 80% C. 40% D. 60% Câu 13: Có các chất sau: HCl, CO2, NaOH, CuO. Số cặp chất phản ứng được với nhau từng đôi một là: A. 5 B. 4 C. 3 D. 2 Câu 14: Thực hiện phản ứng este hóa m gam CH 3COOH bằng một lượng vừa đủ C 2H5OH thu được 0,02 mol este. Hiệu suất phản ứng đạt 60%. Giá trị của m là: A. 2 gam B. 1,2 gam C. 0,72 gam D. 0,072 gam Câu 15: Thành phần phần trăm về khối lượng của các nguyên tố C, H, O trong hợp chất C2H4O2 lần lượt là: A. 13%; 34,8%; 52,2% B. 40%; 6,67%; 53,33% C. 52,2%; 34,8%; 13% D. 34,8%; 13%; 52,2% Câu 16: Khí sunfurơ có mùi hắc, độc (gây ho, viêm đường hô hấp) và là tác nhân chính gây ra mưa axit. Trong phòng thí nghiệm, khí sunfurơ dư thừa được xử lý bằng cách sục vào dung dịch: A. NaCl B. Ca(OH)2 C. H2SO4 D. HCl Câu 17: Có 3 ống nghiệm đựng 3 dung dịch riêng biệt, không có nhãn chứa : glucozơ, rượu etylic, axit axetic. Có thể dùng nhóm thuốc thử nào sau đây để phân biệt các chất trên : A. Na, MgO B. Giấy quỳ tím, dd AgNO3 trong NH3 C. Nước, dd AgNO3 trong NH3 D. Mg và MgCO3 Câu 18: Nung nóng 50 gam CaCO3 ở nhiệt độ cao, thu được m gam CaO và 10,08 lít khí CO2 (đktc). Giá trị của m là: A. 25,2 gam B. 28 gam C. 22,4 gam D. 16,8 gam Câu 19: Lưu huỳnh tác dụng với chất nào sau đây tạo ra sản phẩm là muối: A. Oxi B. Hiđro C. Flo D. Sắt Câu 20: Khối lượng kim loại Na cần dùng để tác dụng vừa đủ với 69 gam rượu etylic là: A. 34,5 gam B. 63,5 gam C. 54,3 gam D. 45,3 gam Câu 21: Phương pháp tốt nhất để phân biệt khí CH4 và khí C2H4 là: A. Dựa vào tỉ lệ về thể tích khí O2 tham gia phản ứng cháy B. Cho phản ứng với dung dịch Br2 C. So sánh khối lượng riêng D. Phân tích thành phần định lượng của các hợp chất Câu 22: Chất nào sau đây không tác dụng với dung dịch axit axetic: A. NaOH B. K2CO3 C. CuO D. Na2SO4
  3. Câu 23: Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Sục khí CH4 vào dung dịch Br2 (b) Đun nóng saccarozơ trong dung dịch H2SO4 loãng (c) Đun nóng hỗn hợp C6H6 và Br2 có xúc tác bột Fe (d) Đun nóng hỗn hợp axit axetic với rượu etylic (xúc tác H2SO4 đặc) (e) Nhỏ dung dịch NaOH vào ống nghiệm chứa dung dịch CH3COOH (f) Cho kim loại Na vào ống nghiệm có chứa C6H6 Số thí nghiệm xảy ra phản ứng hóa học là: A. 6 B. 5 C. 4 D. 3 Câu 24: Để hòa tan hoàn toàn 4 gam một oxit của kim loại M (có hóa trị II) cần dùng vừa đủ 100 ml dung dịch H2SO4 0,5M. Sau phản ứng thu được dung dịch chứa muối MSO4 tương ứng. Công thức của oxit kim loại đã dùng là: A. MgO B. CaO C. CuO D. BaO Câu 25: Trong các chất sau đây: CH 3OH, K2CO3, C2H4, CO2, CH3Br, NaHCO3, C2H4O2 có bao nhiêu chất hữu cơ: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 26: Bệnh nhân phải tiếp đường (tiêm hoặc truyền dung dịch đường vào tĩnh mạch) đó là đường nào: A. Đường hóa học B. Đường phèn C. Đường saccarozo D. Đường glucozo Câu 27: Cho 9,2 gam một kim loại M hóa trị I phản ứng với khí clo dư tạo thành 23,4 gam muối. Kim loại M là: A. K B. Na C. Li D. Cu Câu 28: Thuốc thử nào sau đây có thể phân biệt được dung dịch saccarozo và dung dịch glucozo: A. Dung dịch H2SO4 loãng B. Dung dịch AgNO3/NH3 C. Dung dịch NaOH D. Tất cả các dung dịch trên Câu 29: Dãy chất nào sau đây tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng: A. Fe, Cu, Zn B. Na, Al, Ag C. Ca, Zn, Fe D. Zn, Cu, K Câu 30: Khí E (phân tử có chứa một liên kết đôi) có tác dụng xúc tiến quá trình hô hấp của tế bào trái cây và làm cho quả xanh mau chín. Tên gọi của E là: A. Metan B. Etilen C. Hiđro D. Axetilen Câu 31: Khí metan có lẫn tạp chất là khí etilen và hơi nước. Để loại bỏ tạp chất cần: A. Dẫn hỗn hợp qua nước brom và dung dịch Ca(OH)2 B. Dẫn hỗn hợp qua nước brom và dung dịch H2SO4 đặc C. Dẫn hỗn hợp qua dung dịch H2SO4 đặc và dung dịch Ca(OH)2 D. Cho khí clo vào hỗn hợp và để ngoài ánh sáng Câu 32: Chất hữu cơ X mạch thẳng, có tính chất hóa học tương tự metan, tham gia phản ứng thế clo khi có ánh sáng. Công thức phân tử của X là: A. C2H6 B. C2H2 C. C2H4 D. C3H6
  4. Câu 33: Nung hỗn hợp gồm 5,6 gam sắt và 1,6 gam lưu huỳnh trong môi trường không có không khí, sau phản ứng thu được chất rắn A. Cho dung dịch HCl 1M phản ứng vừa đủ với A. Thể tích dung dịch HCl 1M đã dùng là: A. 100 ml B. 200 ml C. 50 ml D. 150 ml Câu 34: Thể tích khí Cl2 (đktc) cần dùng để tác dụng vừa hết 3,6 gam magie là: A. 2,24 lít B. 6,72 lít C. 3,36 lít D. 4,48 lít Câu 35: Nhận xét nào sau đây đúng: A. Dầu mỏ là tên gọi của một chất hóa học B. Dầu mỏ có nhiệt độ sôi nhất định C. Dầu mỏ là hỗn hợp tự nhiên của nhiều loại hiđrocacbon D. Dầu mỏ có công thức hóa học là C3H8 Câu 36: Dãy nào sau đây gồm các chất đều làm mất màu dung dịch brom: A. CH4, C2H2 B. CH4, C2H4 C. C2H4, C2H2 D. CH4, C6H6 Câu 37: Thành phần chính của khí thiên nhiên là: A. Metan B. Etilen C. Axetilen D. Benzen Câu 38: Khí thiên nhiên, khí mỏ dầu được dùng làm nhiên liệu và nguyên liệu trong công nghiệp là do: (a) Nhẹ hơn không khí, ít tan trong nước (b) Khi cháy tỏa nhiều nhiệt (c) Có thể phản ứng tạo thành các chất khác dùng trong công nghiệp (d) Không tham gia phản ứng với nhiều chất, khó cháy. A. (a) và (b) B. (b) và (c) C. (c) và (d) D. (b) và (d) Câu 39: Rót lượng benzen vào ống nghiệm đựng nước, lắc nhẹ rồi để yên trên giá ống nghiệm một thời gian. Hiện tượng quan sát được là: A. Thu được dung dịch đồng nhất B. Chất lỏng tách thành 2 lớp: trên là benzen, dưới là nước C. Chất lỏng tách thành 2 lớp: trên là nước, dưới là benzen D. Thu được hỗn hợp dạng nhũ tương Câu 40: Ngâm một lá sắt sạch trong dung dịch đồng (II) sunfat. Hiện tượng thu được là: A. Không có hiện tượng xảy ra B. Đồng được giải phóng nhưng sắt không biến đổi C. Sắt bị hòa tan một phần và đồng được giải phóng D. Không có chất nào mới được sinh ra, chỉ có sắt bị hòa tan Cho: H = 1, O = 16, C = 12, N = 14, Na = 23, Mg = 24, Al = 27, Ca = 40, Fe = 56, Cu = 64, Zn = 65, Ba = 137, Br = 80, Cl = 35,5 Nhóm trưởng kí duyệt
  5. UBND HUYỆN GIA LÂM ĐỀ KIỂM TRA TRƯỜNG THCS ĐẶNG XÁ MÔN: HÓA HỌC – LỚP 9 Thời gian: 60 phút ĐỀ SỐ 2 Năm học: 2019 - 2020 Hãy chọn đáp án đúng trong các câu sau: Câu 1: Dãy chất nào sau đây tác dụng với dung dịch HCl: A. Ca, Al, Cu B. Mg, Ag, Zn C. Mg, Cu, Na D. Na, Zn, Al Câu 2: Axit axetic tác dụng với muối cacbonat giải phóng khí A. cacbon đioxit. B. lưu huỳnh đioxit. C. lưu huỳnh trioxit. D. cacbon monooxit. Câu 3: Chất nào sau đây tham gia phản ứng trùng hợp để tạo ra PE ? A. Metan. B. Axetilen. C. Etilen D. Vinyl clorua. Câu 4: Phản ứng đặc trưng của benzen là A. phản ứng thế với brom (có bột sắt). B. phản ứng thế với clo (có ánh sáng). C. phản ứng cháy. D. phản ứng cộng với hiđro (có niken xúc tác). Câu 5: Cho các phi kim: oxi, flo, lưu huỳnh, cacbon. Phi kim nào hoạt động hóa học yếu nhất: A. Cacbon B. Flo C. Oxi D. Lưu huỳnh Câu 6: Chất béo là thức ăn quan trọng của con người, cung cấp nguồn năng lượng đáng kể cho cơ thể hoạt động. Công thức chung của chất béo là : A. (RCOO)3C3H5 B. RCOOH C. RCOONa D. C3H5(OH)3 Câu 7: Dãy các kim loại nào sau đây được sắp xếp theo chiều tính kim loại tăng dần ? A. K, Ba, Mg, Fe, Cu. B. Ba, K, Fe, Cu, Mg. C. Cu, Fe, Mg, Ba, K. D. Fe, Cu, Ba, Mg, K. Câu 8: Thể tích rượu etylic nguyên chất có trong 550 ml dung dịch rượu 300 là: A. 385 ml B. 165 ml C. 265 ml D. 225 ml Câu 9: Trong các chất sau đây: C2H5OH, Na2CO3, C2H2, CO2, CH3Br, KHCO3 có bao nhiêu chất hữu cơ: A. 4 B. 2 C. 3 D. 1 Câu 10: Thành phần phần trăm về khối lượng của các nguyên tố C, H, O trong hợp chất C2H6O lần lượt là: A. 52,2%; 13%; 34,8% C. 35,3%, 17,6%, 47,1% B. 52,2%; 34,8%; 13% D. 17,6%, 35,3%, 47,1% Câu 11: Thực hiện phản ứng este hóa m gam CH 3COOH bằng một lượng vừa đủ C 2H5OH thu được 0,028 mol este. Hiệu suất phản ứng đạt 70%. Giá trị của m là: A. 1,2 gam B. 2,4 gam C. 1,84 gam D. 0,04 gam Câu 12: Để so sánh mức độ hoạt động mạnh, yếu của phi kim thường được xem xét qua khả năng phản ứng của phi kim đó với A. dung dịch kiềm. B. dung dịch muối.
  6. C. dung dịch axit. D. hiđro hoặc với kim loại. Câu 13: Phân kali cung cấp nguyên tố kali cho cây trồng, có tác dụng thúc đẩy nhanh quá trình tạo ra các chất đường, bột, chất xơ, tăng cường sức đề kháng và khả năng chịu hạn của cây. Chất nào sau đây được dùng làm phân kali: A. Ca3(PO4)2 B. KCl C. (NH2)2CO D. NH4NO3 Câu 14: Cho 8,96 lít (đktc) hỗn hợp khí A gồm CH 4 và C2H2 tác dụng với dung dịch nước brom dư, khối lượng brom đã tham gia phản ứng là 32 gam. Thành phần phần trăm theo thể tích của khí CH4 có trong A là: A. 75% B. 80% C. 20% D. 25% Câu 15: Dãy nào sau đây gồm các chất đều làm mất màu dung dịch brom: A. C2H4, C2H2 B. CH4, C2H4 C. CH4, C2H2 D. CH4, C6H6 Câu 16: Phương trình phản ứng sản xuất axit axetic trong công nghiệp là: xúc tác C4H10 + O2 CH3COOH + H2O Tổng hệ số trong phương trình phản ứng trên là: A. 11. B. 12. C. 13. D. 14. Câu 17: Đốt cháy hoàn toàn 2,24 lít (đktc) khí CH4 bằng khí O2, dẫn toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là: A. 40 gam B. 10 gam C. 30 gam D. 20 gam Câu 18: Thành phần chính của khí thiên nhiên là: A. Axetilen B. Benzen C. Metan D. Etilen Câu 19: Nung nóng 25 gam CaCO3 ở nhiệt độ cao, thu được m gam CaO và 5,04 lít khí CO2 (đktc). Giá trị của m là: A. 14 gam B. 12,6 gam C. 8,4 gam D. 11,2 gam Câu 20: Để điều chế 28 lít khí C2H2 (đktc) cần khối lượng canxi cacbua CaC2 là: A. 8 gam B. 160 gam C. 40 gam D. 80 gam Câu 21: Bệnh nhân phải tiếp đường (tiêm hoặc truyền dung dịch đường vào tĩnh mạch) đó là đường nào: A. Đường hóa học B. Đường glucozo C. Đường phèn D. Đường saccarozo Câu 22: Lưu huỳnh tác dụng với chất nào sau đây tạo ra sản phẩm là muối: A. Clo B. Natri C. Oxi D. Hiđro Câu 23: Để sát trùng vết thương, bôi ngoài, sát trùng da trước khi tiêm hoặc tiểu phẫu, người ta quy định cồn sát trùng phải là: A. cồn 70o B. rượu trái cây C. cồn 90o D. loại nào cũng được Câu 24: Có các chất sau: H 2SO4, SO2, KOH, CuO. Số cặp chất phản ứng được với nhau từng đôi một là: A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 25: Khối lượng kim loại Na cần dùng để tác dụng vừa đủ với 138 gam rượu etylic là: A. 90,6 gam B. 108,6 gam C. 127 gam D. 69 gam Câu 26: Thể tích khí Cl2 (đktc) cần dùng để tác dụng vừa hết 7,2 gam magie là: A. 6,72 lít B. 13,44 lít C. 4,48 lít D. 8,96 lít
  7. Câu 27: Khí metan có lẫn tạp chất là khí axetilen và hơi nước. Để loại bỏ tạp chất cần: A. Dẫn hỗn hợp qua nước brom và dung dịch H2SO4 đặc B. Dẫn hỗn hợp qua dung dịch H2SO4 đặc và dung dịch Ca(OH)2 C. Dẫn hỗn hợp qua nước brom và dung dịch Ca(OH)2 D. Cho khí clo vào hỗn hợp và để ngoài ánh sáng Câu 28: Liên kết C C trong phân tử axetilen có đặc điểm A. một liên kết kém bền dễ đứt ra trong các phản ứng hóa học. B. hai liên kết kém bền nhưng chỉ có một liên kết bị đứt ra trong phản ứng hóa học. C. hai liên kết kém bền dễ đứt lần lượt trong các phản ứng hóa học. D. ba liên kết kém bền dễ đứt lần lượt trong các phản ứng hóa học. Câu 29: Phương pháp tốt nhất để phân biệt khí CH4 và khí C2H4 là: A. So sánh khối lượng riêng B. Phân tích thành phần định lượng của các hợp chất C. Dựa vào tỉ lệ về thể tích khí O2 tham gia phản ứng cháy D. Cho phản ứng với dung dịch Br2 Câu 30: Chất nào sau đây không tác dụng với dung dịch axit axetic: A. K2SO4 B. MgO C. Na2CO3 D. KOH Câu 31: Ba gói bột màu trắng là glucozơ, tinh bột và saccarozơ. Có thể nhận biết bằng cách nào sau đây? A. Dung dịch brom và Cu(OH)2. B. Dung dịch NaOH và dung dịch iot. C. Hoà tan vào nước và dung dịch HCl. D. Hoà tan vào nước và cho phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3. Câu 32: Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Sục khí CH4 vào dung dịch Br2 (b) Đun nóng saccarozơ trong dung dịch H2SO4 loãng (c) Đun nóng hỗn hợp C6H6 và Br2 có xúc tác bột Fe (d) Đun nóng hỗn hợp axit axetic với rượu etylic (xúc tác H2SO4 đặc) (e) Nhỏ dung dịch NaOH vào ống nghiệm chứa dung dịch CH3COOH (f) Cho kim loại Na vào ống nghiệm có chứa C6H6 Số thí nghiệm xảy ra phản ứng hóa học là: A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 Câu 33: Cho 4,6 gam một kim loại M hóa trị I phản ứng với khí clo dư tạo thành 11,7 gam muối. Kim loại M là: A. K B. Cu C. Li D. Na Câu 34: Để hòa tan hoàn toàn 2 gam một oxit của kim loại M (có hóa trị II) cần dùng vừa đủ 100 ml dung dịch H2SO4 0,25M. Sau phản ứng thu được dung dịch chứa muối MSO4 tương ứng. Công thức của oxit kim loại đã dùng là: A. MgO B. CuO C. CaO D. BaO Câu 35: Ngâm một lá nhôm sạch trong dung dịch đồng (II) sunfat. Hiện tượng thu được là: A. Đồng được giải phóng nhưng nhôm không biến đổi
  8. B. Nhôm bị hòa tan một phần và đồng được giải phóng C. Không có hiện tượng xảy ra D. Không có chất nào mới được sinh ra, chỉ có nhôm bị hòa tan Câu 36: Khí E (phân tử có chứa một liên kết đôi) có tác dụng xúc tiến quá trình hô hấp của tế bào trái cây và làm cho quả xanh mau chín. Tên gọi của E là: A. Metan B. Etilen C. Hiđro D. Axetilen Câu 37: Chất hữu cơ X mạch thẳng, có tính chất hóa học tương tự metan, tham gia phản ứng thế clo khi có ánh sáng. Công thức phân tử của X là: A. C2H4 B. C3H6 C. C3H8 D. C2H2 Câu 38: Các chất hữu cơ có công thức phân tử C6H6, C2H4O2, C2H6O được kí hiệu ngẫu nhiên là A, B, C. Biết : - Chất A và B tác dụng với K. - Chất C không tan trong nước. - Chất A phản ứng được với Na2CO3. Vậy A, B, C lần lượt có công thức phân tử là A. C2H6O, C6H6, C2H4O2. B. C2H4O2, C2H6O, C6H6. C. C2H6O, C2H4O2, C6H6. D. C2H4O2, C6H6, C2H6O. Câu 39: Nung hỗn hợp gồm 11,2 gam sắt và 3,2 gam lưu huỳnh trong môi trường không có không khí, sau phản ứng thu được chất rắn A. Cho dung dịch HCl 1M phản ứng vừa đủ với A. Thể tích dung dịch HCl 1M đã dùng là: A. 300 ml B. 400 ml C. 200 ml D. 100 ml Câu 40: Cho chuỗi phản ứng sau: A C2H5OH B CH3COONa. Các chất A, B lần lượt là: A. C6H6, CH3COOH. B. C2H4, CH3COOC2H5. C. C6H12O6, CO2. D. C2H4, CH3COOH. Cho: H = 1, O = 16, C = 12, N = 14, Na = 23, Mg = 24, Al = 27, Ca = 40, Fe = 56, Cu = 64, Zn = 65, Ba = 137, Br = 80, Cl = 35,5 Nhóm trưởng kí duyệt
  9. UBND HUYỆN GIA LÂM MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA TRƯỜNG THCS ĐẶNG XÁ MÔN: HÓA HỌC – LỚP 9 Thời gian: 60 phút Năm học: 2019 - 2020 Cấp độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Cấp độ thấp Cấp độ cao Tên TNKQ TL TNKQ TL TNK TL TNK TL chủ đề Q Q Chủ đề 1: - Biết được tính - Phân biệt - Dựa vào HỢP CHẤT chất hóa học của được các loại PTHH xác định VÔ CƠ các loại hợp chất hợp chất vô cơ. được CTHH vô cơ, mối liên của hợp chất. hệ giữa các loại chất. Số câu 4 câu 2 câu 2 câu 8 câu Số điểm 1đ 0,5đ 0,5đ 2đ Tỉ lệ% 10% 5% 5% 20% Chủ đề 2: - Biết được tính - Dựa vào KIM LOẠI chất hóa học của PTHH xác định kim loại, mối liên được kim loại hệ giữa kim loại chưa biết, tính và các chất khác. toán được các - Ý nghĩa của dãy đại lượng theo hoạt động hóa yêu cầu đề bài. học. Số câu 2 câu 2 câu 4 câu Số điểm 0,5đ 0,5đ 1đ Tỉ lệ% 5% 5% 10% Chủ đề 3: - Biết được tính - Dựa vào . PHI KIM chất hóa học của PTHH tính phi kim. được thể tích - Mức độ hoạt chất khí tham động hóa học của gia phản ứng, phi kim. thể tích dung dịch tham gia phản ứng khi biết nồng độ.
  10. Số câu 2 câu 2 câu 4 câu Số điểm 0,5đ 0,5đ 1đ Tỉ lệ% 5% 5% 10% Chủ đề 4: - Biết được tính - Phân biệt - Dựa vào HIĐROCACB chất vật lí, tính được các PTHH tính ON chất hóa học, đặc hiđrocacbon với được thành điểm cấu tạo các chất khác. phần % theo phân tử, ứng - Tính được khối lượng các dụng và điều chế khối lượng hóa chất có trong các hiđrocacbon: chất cần dùng hỗn hợp. metan, etilen, điều chế được axetilen, benzen. lượng hiđrocacbon cho trước. Số câu 6 câu 3 câu 2 câu 11 câu Số điểm 1,5đ 0,75đ 0,5đ 2,75đ Tỉ lệ% 15% 7,5% 5% 27,5% CHỦ ĐỀ 5: - Biết được tính - Phân biệt - Dựa vào DẪN XUẤT chất vật lí, tính được các dẫn PTHH tính CỦA chất hóa học, đặc xuất của được khối HIĐROCACB điểm cấu tạo hiđrocacbon. lượng chất ON phân tử, ứng - Vận dụng khái trong hỗn dụng, điều chế niệm độ rượu hợp. của rượu etylic, để giải bài tập - Dựa vào axit axetic, chất pha chế. PTHH xác béo, glucozơ, - Dựa vào định được saccarozơ. PTHH tính khối lượng - Khái niệm độ được khối chất cần rượu lượng chất theo dùng theo yêu cầu của đề. H%. Số câu 6 câu 3 câu 4 câu 13 câu Số điểm 1,5đ 0,75đ 1đ 2,75đ Tỉ lệ% 15 7,5% 10% 2,75% Tổng Số câu 20 10 câu 6 câu 4 câu 40 câu Tổng Số điểm câu 2,5đ 1,5đ 1đ 10đ Tổng Tỉ lệ% 5đ 25% 15% 10% 100% 50%
  11. UBND HUYỆN GIA LÂM ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ TRƯỜNG THCS ĐẶNG XÁ MÔN: HÓA HỌC – LỚP 9 Thời gian: 60 phút Năm học: 2019 - 2020 Mỗi câu đúng được 0,25đ ĐỀ SỐ 1 Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án B C A C C B B B Câu 9 10 11 12 13 14 15 16 Đáp án A A D C C A B B Câu 17 18 19 20 21 22 23 24 Đáp án B A D A B D C C Câu 25 26 27 28 29 30 31 32 Đáp án D D B B C B B A Câu 33 34 35 36 37 38 39 40 Đáp án D C C C A A B C ĐỀ SỐ 2 Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án D A C A A A C B Câu 9 10 11 12 13 14 15 16 Đáp án C A B D B A A C Câu 17 18 19 20 21 22 23 24 Đáp án B C B D B B A B Câu 25 26 27 28 29 30 31 32 Đáp án D A A C D A D D Câu 33 34 35 36 37 38 39 40 Đáp án D B B B C B A D