Đề kiểm tra khảo sát môn Ngữ văn 9 - Trường THCS Đa Tốn
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra khảo sát môn Ngữ văn 9 - Trường THCS Đa Tốn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_khao_sat_mon_ngu_van_9_truong_thcs_da_ton.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra khảo sát môn Ngữ văn 9 - Trường THCS Đa Tốn
- PHÒNG GD&ĐT GIA LÂM MA TRẬN ĐỀ KHẢO SÁT MÔN NGỮ VĂN 9 TRƯỜNG THCS ĐA TỐN Năm học 2019-2020 ĐỀ SỐ 1 Thời gian làm bài: 90 phút NỘI DUNG Mức độ cần đạt (Tự luận) Nhận biết Thông Vận dụng Vận Điểm hiểu dụng Cao Phần I: -Ngữ liệu: -Hoàn cảnh -Khái quát đoạn thơ sáng tác/ chủ đề/ “Bếp lửa” nghĩa của từ nội dung .- Viết (Bằng chính/ vấn đoạn văn Việt) đề trình bày chính/ suy nghĩ, mà VB đề cảm nhận cập. của bản -Hiểu được thân. ý nghĩa. của hình ảnh/ chi tiết/ BPTT/ trong VB. -Hiểu được quan điểm/ tư tưởng, của tác giả. Phần II: -Ngữ liệu: -Nhận biết thể Khái quát -Nhận xét, - Vận Đoạn trích loại/PTBĐ/ chủ đề/ đánh giá dụng trong”Lặ từ loại/ nội dung về tư kiến ng lẽ Sa BPTT/ chính/ vấn tưởng/ thức Pa” được sử dụng đề quan Tiếng (Nguyễn trong VB. chính/ điểm/ tình Việt Thành -Thu thập mà VB đề cảm, thái theo yêu Long) thông tin cập. độ của trong VB. -Hiểu được tác giả/ cầu quan thể hiện điểm/ tư trong VB. tưởng, -Rút ra của tác bài học giả. về tư tưởng/
- nhận thưc - Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của bản thân Tổng Số câu 4 2 2 1 8 cộng Số điểm 4,0đ 3,0đ 2,0đ 1,0đ 10,0 Tỉ lệ 40% 30% 20% 10% 100%
- PHÒNG GD&ĐT GIA LÂM ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT MÔN NGỮ VĂN 9 TRƯỜNG THCS ĐA TỐN Năm học 2019-2020 ĐỀ SỐ 1 Thời gian làm bài: 90 phút Phần I: (5,5 điểm) Đọc kĩ phần văn bản sau và thực hiện yêu cầu bên dưới: Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa! Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ, Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm, Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm, Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi, Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui, Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ. Ôi kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa! ( Bếp lửa- Bằng Việt) 1. (0,5 đ). Cho biết hoàn cảnh sáng tác của bài thơ “Bếp lửa”? 2. (1,0 đ). Em hiểu thế nào về cụm từ “biết mấy nắng mưa” ở đầu đoạn thơ? Hãy tìm một thành ngữ có chứa hai từ “nắng”, “mưa”? 3. (1,0 đ). Vì sao trong đoạn thơ trên tác giả nói bếp lửa “kì lạ và thiêng liêng”? 4. (3,0 đ). Mở đầu đoạn văn phân tích đoạn thơ trên, một học sinh viết: “Đoạn thơ là những suy ngẫm sâu sắc và tình cảm chân thành của nhà thơ đối với người bà vô cùng yêu thương và kính trọng.” Coi đây là câu mở đoạn, viết tiếp phần thân đoạn (khoảng 10 câu) để hoàn thành đoạn văn theo phương pháp lập luận diễn dịch, trong đoạn văn đó có sử dụng ít nhất một câu ghép (gạch chân dưới câu ghép). Phần II (4,5 điểm): Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Nhân dịp tết, một đoàn các chú lái máy bay lên thăm cơ quan cháu ở Sa Pa. Không có cháu ở đấy. Các chú lại cử một chú lên tận đây. Chú ấy nói: nhờ cháu có góp phần phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy, tháng ấy, không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng. Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại là như thế. Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ôm cháu mà lắc “Thế là một – hòa nhé!”. Chưa hòa đâu bác ạ. Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc. (“ Lặng lẽ Sa Pa”- Nguyễn Thành Long) 1. (1,0 đ). Đây là cuộc trò chuyện giữa những nhân vật nào? Vì sao nhân vật “cháu” lại có cảm giác “thật hạnh phúc”? 2. (1đ). Chỉ ra một câu có sử dụng cách dẫn trực tiếp và một câu sử dụng cách dẫn gián tiếp trong đoạn văn trên (gạch chân, chỉ rõ lời dẫn trực tiếp, lời dẫn gián tiếp). 3. (2đ). Từ suy nghĩ của nhân vật “cháu” ở đoạn văn trên, cùng những hiểu biết của bản thân, hãy viết một bài văn khoảng 2/3 trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về lối sống đẹp của tuổi trẻ hôm nay? 4.(0,5đ) Kể tên một tác phẩm khác trong chương trình Ngữ văn 9 viết về người lao động và ghi rõ tên tác giả.
- HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KHẢO SÁT SỐ 1 MÔN NGỮ VĂN 9 Phần I (6.5 điểm) Câu Yêu cầu Điểm Câu Hoàn cảnh sáng tác : Năm 1963, khi tác giả đang là sinh viên học 0.5 1 ngành Luật ở nước ngoài ( Liên xô). (0.5 điểm ) - - Cụm từ “biết mấy nắng mưa” trong câu thơ đầu đoạn : không 0.5 Câu chỉ nói về những ngày nắng ngày mưa đời bà từng trải qua mà còn 2 nói tới những vất vả nhọc nhằn mà bà từng nếm trải ( đói nghèo, (1.0 bom đạn, thay con nuôi cháu ) ( hiện tượng chuyển nghĩa của từ) điểm - Một câu thành ngữ có chứa hai từ “nắng”, “mưa” :Ví dụ: “Dãi 0.5 ) nắng dầm mưa”, “năm nắng mười mưa” ( Chấp nhận mọi phương án đúng mà hs đưa ra). Câu - - Bếp lửa của bà kì lạ vì nó cháy lên trong mọi cảnh ngộ, 0.5 3 không gì dập tắt được. (1.0 - - Bếp lửa thiêng liêng vì nơi ấy ấp ủ, khơi dậy và thắp lên 0.5 điểm những tình cảm thiêng liêng, cao quý trong cuộc đời mỗi con người: ) tình bà cháu, tình cảm gia đình, quê hương, đất nước. Học sinh hoàn thành đoạn Mở đoạn: đạt yêu cẩu về nội dung, hình thức. 0.5 Thân đoạn: Biết bám sát vào ngữ liệu, khai thác hiệu quả các tín hiệu nghệ thuật, có dẫn chứng, lí lẽ, nhận xét để làm rõ những suy 2.0 nghĩ sâu sắc, tình cảm chân thành. Đoạn văn cần tập trung vào các ý: + Suy ngẫm về cuộc đời vất vả, khó nhọc và công việc nhóm lửa của bà. Bà không chỉ nhóm bếp lửa- công việc khởi đầu một ngày mà còn khơi dậy, thắp lên trong tâm hồn trong những tình cảm cao đẹp . Câu + Bếp lửa trở nên kì lạ và thiêng liêng. Và người bà cũng là người 4 nhóm lửa, giữ lửa và truyền lửa cho các thế hệ - ngọn lửa của sự (3.0 sống, của niềm yêu thương, tin tưởng. điểm + Từ đó, người cháu càng thấm thía công ơn của bà, càng thương bà. ) Chú ý phân tích: hình ảnh “ nắng mưa”, từ láy “lận đận”, điệp từ “nhóm”, câu cảm thán, hình ảnh bếp lửa # Đúng ý, diễn đạt được song ý chưa thật sâu. 1,5đ # Kể lể, dài dòng, còn mắc vài lỗi diễn đạt 1đ # ý quá sơ sài, nhiều lỗi diễn đạt 0,5đ # Chưa thể hiện được phần lớn số ý hoặc sai lạc về nội dung, diễn đạt kém 0,25đ - Có câu ghép ( đúng, có gạch dưới ). 0,5 Đoạn văn quá dài (quá ngắn) hoặc nhiều đoạn (sai kiểu đoạn)
- trừ 0,5 đ Câu PHẦN II (4,5 điểm): Câu 1: HS nêu được: 1 - Cuộc trò chuyện giữa anh thanh niên và ông họa sĩ. 0,5 điểm - Nhân vật anh thanh niên cảm thấy “thật hạnh phúc” vì lập được 0,5 thành tích, góp phần phát hiện đám mây khô giúp không quân ta hạ được máy bay phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng. Đó là niềm hạnh phúc được cống hiến, làm việc cho đất nước. Câu 2 HS chỉ ra được: 1 đ - Câu có lời dẫn gián tiếp: Chú ấy nói: nhờ cháu có góp phần phát 0,5 hiện một đám mây khô mà ngày ấy, tháng ấy, không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng. - Câu có lời dẫn trực tiếp: Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ôm 0,5 cháu mà lắc“Thế là một – hòa nhé!”. Câu 3 Hs phải đảm bảo những yêu cầu về: 2,5 - Nội dung: 2 Điểm + Nhận thức đúng lối sống đẹp (sống có mục đích, lí tưởng, sống cống hiến ), + Thấy được vai trò, biểu hiện của lối sống đẹp. + Phê phán những lối sống sai lệch (sống không có lí tưởng, ích kỉ, hưởng thụ ). + Rút ra bài học nhận thức, hành động cho bản thân. - Hình thức: là một bài văn nghị luận có sự kết hợp các phương thức biểu đạt, diễn đạt sinh động, độ dài theo quy định 0,5 Lưu ý: Khuyến khích hs có suy nghĩ riêng, tuy nhiên phải lí giải hợp lí, thuyết phục. Phần liên hệ cần chân thành. Không cho điểm đoạn có suy nghĩ lệch lạc, tiêu cực. Nếu bài quá dài hoặc quá ngắn hoặc không đúng hình thức bài văn trừ 0,5 Câu 4 Hs nêu được tác phẩm, tác giả 0,5 0,5 “Đoàn thuyền đánh cá”( Huy Cận)
- PHÒNG GD&ĐT GIA LÂM MA TRẬN ĐỀ KHẢO SÁT MÔN NGỮ VĂN 9 TRƯỜNG THCS ĐA TỐN Năm học 2019-2020 Thời gian làm bài: 90 phút ĐỀ SỐ 2 NỘI DUNG Mức độ cần đạt (Tự luận) Nhận biết Thông Vận dụng Vận Điểm hiểu dụng Cao Phần I: -Ngữ liệu: -Nhận biết thể -Khái quát -Nhận xét, đoạn trích loại/PTBĐ/ từ chủ đề/ nội đánh giá VB nhật loại/ BPTT/ dung về tư dụng. được sử dụng chính/ vấn tưởng/ “Chuẩn bị trong VB. đề chính/ quan hành trang -Thu thập mà VB đề điểm/ tình vào thế kỷ thông tin cập. cảm, thái mới” – Vũ trong VB. -Hiểu được độ của tác Khoan. ý nghĩa. giả/ thể của hình hiện trong ảnh/ chi VB. tiết/ -Rút ra BPTT/ bài học về trong VB. tư tưởng/ -Hiểu được nhận thưc quan điểm/ tư tưởng, - Viết của tác đoạn văn giả. trình bày suy nghĩ của bản thân. Phần II: -Ngữ liệu: - Nhớ hoàn - Hiểu ý - Viết - Vận Bài “ Sang cảnh sáng tác nghĩa nhan đoạn văn dụng thu” ( Hữu đề/ ý nghĩa trình bày kiến Thỉnh) hình ảnh suy nghĩ, thức thơ cảm nhận Tiếng của bản Việt thân. theo yêu cầu Tổng Số câu 4 2 2 1 8 cộng Số điểm 4,0đ 3,0đ 2,0đ 1,0đ 10,0 Tỉ lệ 40% 30% 20% 10% 100%
- PHÒNG GD&ĐT GIA LÂM ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT NGỮ VĂN 9 TRƯỜNG THCS ĐA TỐN Năm học 2019-2020 Thời gian làm bài: 90 phút ĐỀ SỐ 2 Phần I: Đọc-hiểu (3,0 điểm) Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau : “ Lớp trẻ Việt Nam cần nhận ra những cái mạnh, cái yếu của con người Việt Nam để rèn những thói quen tốt khi bước vào nền kinh tế mới. Tết năm nay là sự chuyển tiếp giữa hai thế kỉ, và hơn nữa, là sự chuyển tiếp giữa hai thiên niên kỉ. Trong thời khắc như vậy, ai ai cũng nói tới việc chuẩn bị hành trang bước vào thế kỉ mới, thiên niên kỉ mới. Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất. Từ cổ chí kim, bao giờ con người cũng là động lực phát triển của lịch sử. Trong thế kỷ tới mà ai cũng phải thừa nhận ra rằng nền kinh tế tri thức sẽ phát triển mạnh mẽ thì vai trò con người lại càng nổi trội.” (Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới – Vũ Khoan-Ngữ văn 9, tập II, NXBGD VN 2015) Câu 1. (0,5 điểm) Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì? Câu 2. (0,5 điểm) Nêu xuất xứ văn bản chứa đoạn văn trên? Câu 3 (1,0 điểm) Xác định và gọi tên thành phần biệt lập trong câu văn sau: “Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất.” Câu 4 (1,0 điểm) Theo tác giả hành trang quan trọng nhất cần chuẩn bị khi bước vào thế kỉ mới là gì?Tại sao ? Câu 5: (2,0 điểm) Từ nội dung đoạn trích trên, hãy viết một đoạn văn nghị luận (từ 7 đến 10 câu) trình bày suy nghĩ của em về trách nhiệm của thế hệ trẻ Việt Nam đối với công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Phần II (5 điểm): Trong bài thơ Sang thu, Hữu Thỉnh đã viết: Vẫn còn bao nhiêu nắng Đã vơi dần cơn mưa Câu 1(1đ) Hãy cho biết hoàn cảnh sáng tác của bài thơ ? Có thể đặt tên cho bài thơ là Thu sang hay là Mùa thu được không ? Vì sao ? Câu 2(0,5đ) Em có nhận xét gì về hình ảnh của thiên nhiên trong hai câu thơ khi đất trời chuyển giao từ cuối hạ sang đầu thu? Câu3(3,5) Bằng một đoạn văn khoảng 12 đến 15 câu theo cách lập luận tổng phân hợp, em hãy trình bày suy nghĩ, cảm nhận của mình về bài thơ Sang thu để thấy được cảm nhận tinh tế của nhà thơ Hữu Thỉnh trong thời khắc giao mùa từ cuối hạ sang đầu thu. Trong đoạn văn có sử dụng phép thế và một câu bị động. (Gạch dưới phép thế và câu bị động).
- HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KHẢO SÁT SỐ 2 NGỮ VĂN 9 Câu/ Nội dung trả lời Điểm \ Ý PHẦN 1 1 Phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích: Nghị luận. 0,5 2 Xuất xứ: Bài viết đăng trên tạp chí “Tia sáng” năm 2001 và được in 0,5 vào tập “Một góc nhìn của Trí thức”, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2002. 3 Thành phần biệt lập : Có lẽ - Thành phần biệt lập tình thái 1,0 4 Theo tác giả, sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất. -Vì 1,0 từ cổ chí kim, bao giờ con người cũng là động lực phát triển của lịch sử. Và trong nền kinh tế tri thức phát triển mạnh mẽ thì vai trò của con người lại càng nổi trội. a/ Đảm bảo thể thức của một đoạn văn (đủ số câu theo yêu cầu) 0,25 5 b/ Xác định đúng vấn đề nghị luận: trách nhiệm của thế hệ trẻ Việt 0,25 Nam đối với công cuộc xây dựng, bảo vệ tổ quốc. c/ Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: Vận dụng tốt các thao tác 1,0 lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Có thể viết đoạn văn theo những ý sau: - Bước sang thế kỉ mới, hành trang quan trọng nhất chính là con người. - Vì vậy, việc tu dưỡng của bản thân mỗi người, của thế hệ trẻ Việt Nam là vô cùng quan trọng: + Tu dưỡng về đạo đức, lối sống trong sáng, lành mạnh + Học tập rèn luyện để có kiến thức, kĩ năng đáp ứng yêu cầu của thời kì hội nhập + Giữ gìn bản sắc văn hóa riêng của dân tộc + Trách nhiệm của bản thân. d/ Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề 0,25 nghị luận. e/ Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, 0,25 ngữ nghĩa tiếng Việt. PHẦN 2 1 Câu 1 : +Hoàn cảng sáng tác : Năm 1977 trích từ tập thơ : Từ chiến hào 0,5 đến thành phố
- 2 +Thu sang hay Mùa thu đều nói đến sự hiện hữu quá rõ rệt của mùa thu trên từng cảnh vật, thiên nhiên. Lúc đó là giữa thu hoặc cuối thu . 0,5 - Còn “Sang thu” đảo trật tự từ nhằm nhấn mạnh khoảnh khắc tiết trời lúc chớm thu, là lúc thiên nhiên giao mùa. Mùa hè vẫn chưa hết và mùa thu bắt đầu có những tín hiệu đầu tiên->Trước những sự thay đổi mơ hồ chưa rõ rệt ấy, phải nhạy cảm lắm mới cảm nhận được. Vì vậy với bài thơ này chỉ có thể đặt tên là Sang thu. 3 Câu 2: + Nắng, mưa là hai hình ảnh ( hiện tượng) của thiên nhiên. Nó 0,25 thường dữ dội và mạnh mẽ nhất là vào mùa hạ. + Vẫn còn, vơi dần : Là các từ chỉ mức độ giảm dần . Tác giả kết 0,25 hợp các từ chỉ mức độ giảm dần với các hình ảnh thiên nhiên của mùa hạ để giúp người đọc nhận ra mùa hạ đang nhạt dần, thu dần đậm nét hơn. 4 Câu 3 3,5 * Về hình thức :1,5đ - Hình thức đoạn văn quy nạp, độ dài 12 – 15 câu liên kết với nhau (đoạn quá số câu, chưa đủ số câu trừ 0.25 đ) -Tiếng Việt: Phép thế , câu bị động (gạch chân ) (1đ) *Về nội dung: (2 đ) đoạn văn đảm bảo các ý sau : - Sự tinh tế trong cảm nhận của nhà thơ qua mọi sự biến chuyển mơ hồ từ cuối hạ đầu thu : + Hương ổi chín đậm nồng nàn lan tỏa trong không gian . +Làn gió se lạnh của thời tiết chớm thu . + Làn sương sớm + Các từ “bỗng, phả , hình như” : Những tín hiệu mơ hồ chưa rõ rệt của chớm thu được nhà thơ cảm nhận bằng sự tổng hợp của các giác quan. -Sự tinh tế trong cảm nhận ở khổ thơ thứ hai qua các hình ảnh : + Sông dềnh dàng + Chim vội vã + Đám mây vắt nửa mình. -> Nghệ thuật đối lập, nhân hóa đặc sắc đã biến đám mây thành một dải lụa mềm mại , “vắt nửa mình sang thu”. Đám mây một nửa còn vấn vương mùa hạ còn một nửa đã sang với mùa thu. Đám mây là hình ảnh của không gian hữu hình nhưng lại có thể kết nối hai mùa thời gian vô hình: Hạ và Thu. - Sự tinh tế trong cảm nhận không gian sang thu qua khổ thơ thứ ba:
- + Nắng + Mưa + Sấm + Hàng cây -> Hình ảnh thiên nhiên kết hợp với các từ chỉ mức độ giảm dần để giúp người đọc nhận ra mùa hạ đang nhạt dần, mùa thu đang tới. Khổ thơ còn mang ý nghĩa ẩn dụ : Sấm là hình ảnh thiên nhiên mang ý nghĩa ẩn dụ cho những vang động bất thường của ngoại cảnh. Hàng cây đứng tuổi là hàng cây đã trải qua nhiều bão giông. Đây là hình ảnh ẩn dụ cho sự từng trải, vững vàng của con người khi đã trưởng thành, trải qua nhiều biến cố ( lứa tuổi vào thu) ->Tóm lại việc sử dụng các từ ngữ,hình ảnh sáng tạo cùng với tâm hồn nhạy cảm, tinh tế của một thi sĩ giúp người đọc cảm nhân được khoảnh khắc giao mùa của thiên nhiên đất trời thật đẹp.