Đề kiểm tra học kì I môn Văn – Khối lớp 9 Trường THCS Văn Đức

docx 5 trang thienle22 6300
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I môn Văn – Khối lớp 9 Trường THCS Văn Đức", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_van_khoi_lop_9_truong_thcs_van_duc.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I môn Văn – Khối lớp 9 Trường THCS Văn Đức

  1. PHÒNG GD & ĐT GIA LÂM MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HKI TRƯỜNG THCS VĂN ĐỨC MÔN NGỮ VĂN - LỚP 9 Năm học 2019-2020 Mức độ Nhận biết Thông Vận dụng Cộng hiểu Cấp độ Cấp độ cao Tên chủ đề thấp 1. Văn học - Nhớ và chép Nẵm được Nêu ý thuộc chính xác diễn biến nghĩa của thơ, nêu hoang tâm trạng chi tiết cảnh ra đời nhân vật và hình ảnh giải thíc rõ thơ Số câu Số câu 1,5 Số câu 1 Số câu 1 Số câu 3,5 Số điểm Số điểm:1.5 Số điểm:1.0 Số Số điểm:3.5 Tỉ lệ % Tỉ lệ:15% Tỉ lệ:10% điểm:1.0 Tỉ lệ:35% Tỉ lệ:10% 2. Tiếng Việt - Nhận biết phép Giải nghĩa liên kết trong từ đoạn văn, nhận diện kiểu câu -Phát hiện đúng hình thức giao tiếp độc thoại nội tâm Số câu Số câu 1 Số câu 1/2 Số câu 1,5 Số điểm Số điểm:1.0 Số điểm:0,5 Số điểm:1.5 Tỉ lệ % Tỉ lệ:10% Tỉ lệ:5% Tỉ lệ:15% 3. Tập làm văn 2. Viêt đoạn văn nghị luận Số câu Số câu 2 Số câu 2 Số điểm Số điểm:5.0 Số điểm:5.0 Tỉ lệ % Tỉ lệ:50% Tỉ lệ:50% Tổng số câu Số câu : 2,5 Số câu 1,5 Số câu 1 Số câu 2 Số câu 7 Tổng số điểm Số điểm:2.5 Số điểm:1.5 Số Số điểm:5.0 Số điểm:10 Tỉ lệ % Tỉ lệ:25% Tỉ lệ:15% điểm:1.0 Tỉ lệ:50% Tỉ lệ:100% Tỉ lệ:10%
  2. PHÒNG GD&ĐT GIA LÂM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS VĂN ĐỨC NĂM HỌC 2019 - 2020 MÔN VĂN – Khối lớp 9 Thời gian làm bài : 90 phút (Đề thi có 01 trang) (không kể thời gian phát đề) Họ và tên học sinh : Lớp: Đề 01 Phần I: (6 điểm) "Làng" là tác phẩm thành công của nhà văn Kim Lân viết về người nông dân. Trong tác phẩm, nhà văn có viết: "Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lén đưa nhau ra đầu nhà chơi sậm chơi sụi với nhau. Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu Ông lão nắm chặt hai tay lại và rít lên: - Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này." Câu 1 (1.0 điểm): Đoạn trích trên diễn tả tâm trạng gì của ông Hai? Vì sao ông Hai lại có tâm trạng như vậy? Câu 2 (1.0 điểm): Ghi lại những câu văn có sử dụng hình thức độc thoại nội tâm ở trong đoạn văn trên. Nêu tác dụng của những câu văn này? Câu 3 (1.0 điểm): Chép chính xác 4 câu thơ trong một đoạn trích "Truyện Kiều" mà em đã được học cũng sử dụng hình thức độc thoại nội tâm này. Câu 4 (3.0 điểm): Em hãy viết đoạn văn tổng – phân – hợp (khoảng 12 câu) phân tích diễn biến tâm trạng của ông Hai từ khi nghe tin làng Dầu theo giặc đến khi tâm sự với người con út. (Trong đoạn văn có sử dụng một câu bị động và một câu cảm thán, chú thích rõ) Phần 2: (4điểm) Trong bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy có khổ thơ: “Thình lình đèn điện tắt phòng buyn-đinh tối om vội bật tung cửa sổ đột ngột vầng trăng tròn ” Câu 1 (1.0 điểm): Hãy giải nghĩa từ “buyn-đinh”? Nghĩa của từ ngữ gợi cho em nhớ tới hoàn cảnh ra đời của bài thơ như thế nào? Câu 2 (1.0 điểm): Dựa vào khổ thơ vừa chép, hãy cho biết “vầng trăng” xuất hiện trong tình huống nào? Ý nghĩa của sự xuất hiện ấy là gì? Câu 3 (2.0 điểm): Từ thông điệp trong khổ thơ, kết hợp với những hiểu biết xã hội của em, hãy viết đoạn văn nghị luận xã hội khoảng 2/3 trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về lòng biết ơn của người Việt Nam hiện nay. Hết
  3. PHÒNG GD&ĐT GIA LÂM ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS VĂN ĐỨC NĂM HỌC 2019 - 2020 MÔN VĂN – Khối lớp 9 Thời gian làm bài : 90 phút Đề 01 Phần Nội dung Điểm Câu 1. (1điểm) 0,5đ - Đoạn trích diễn tả tâm trạng đau đớn, tủi nhục và xấu hổ của ông Hai. 0,5đ - Nhân vật có tâm trạng như vậy vì: ông vốn rất yêu làng, tự hào về làng .; ông thương những đứa con của ông cũng sẽ bị mang tiếng là người làng Việt gian. PI. Câu 2 (1điểm) (6đ) - Những câu văn có sử dụng hình thức độc thoại nội tâm ở 0,5đ trong đoạn văn trên: Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu - Nêu tác dụng: Góp phần thể hiện cụ thể, sâu sắc tâm trạng 0,5đ đau đớn, xót xa, tủi hổ của nhân vật ông Hai Câu 3 Chép chính xác 4 câu thơ trong một đoạn trích (1điểm) "Truyện Kiều" mà em đã được học cũng sử dụng hình thức độc thoại nội tâm này. Ví dụ: “Buồn trông nội cỏ rầu rầu Chân mây, mặt đất một màu xanh xanh Buồn trông gió cuốn mặt duềnh Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi” (Sai, thiếu 1 câu hoặc sai 1 lỗi chính tả trừ 0,25 điểm. Không trừ quá điểm tối đa) Câu 4 (3 điểm) * Hình thức : 1đ - Đúng kiểu đoạn văn T – P – H. Đủ số câu theo quy định, 0,5đ đảm bảo yêu cầu diễn đạt - Kiến thức tiếng Việt: Có sử dụng và chỉ đúng câu cảm thán 0,5đ và câu phủ định * Nội dung: Bám sát các dấu hiệu nghệ thuật các từ ngữ, chi 2đ tiêt hình ảnh làm nổi bật diễn biến tâm trạng nhân vật: - Đang vui vì những tin nghe được ở phòng thông tin thì ông đã ngạc nhiên rồi choáng váng đến sững sờ khi nghe người đàn bà tản cư nói tin làng ông theo giặc. - Tin đó được khẳng định lại thì ông thấy tủi hổ, đau đớn xót xa. Từ đó trong tâm trí ông chỉ còn cái tin dữ ấy xâm chiếm và đã trở thành nỗi ám ảnh, day dứt.
  4. - Trước ông tự hào về làng bao nhiêu thì nay ông xấu hổ đau dớn bấy nhiêu. - Nỗi ám ảnh, đau đớn, tủi nhục khiến ông mấy ngày sau không dám đi đâu, nhưng ông vẫn nghe ngóng “binh tình” và rất sợ người ta nói đến chuyện ấy. - Vì tình yêu làng và tình yêu nước mà trong ông đã diễn ra một cuộc xung đột sâu sắc. Cuối cùng ông đã dứt khoát lựa chọn: “Làng thì yêu thật nhưng làng theo tây thì phải thù”. Như vậy tình yêu nước đã bao trùm lên lòng yêu làng. Nhưng dù vậy ông vẫn không thể dứt bỏ tình cảm với làng nên càng đau đớn. - Mâu thuẫn trong ông bị đẩy lên đỉnh điểm đòi hỏi được giải quyết khi mụ chủ nhà không muốn cho gia đình ông ở nữa. - Không biết làm sao ông chỉ còn biết giãi bày với cậu con út, cũng là giãi bày với chính mình tấm lòng thủy chung gắn bó với cách mạng, với bác Hồ. PII. Câu 1 (1 điểm) (4đ) - Giải nghĩa từ “buyn-đinh”: tòa nhà cao nhiều tầng hiện đại 0,25đ - Hoàn cảnh ra đời của bài thơ: Bài thơ sáng tác năm 1978 ba năm sau khi cuộc kháng chiến chống mỹ thắng lợi. Đất nước 0,75đ được thống nhất. Khi sống trong hòa bình không phải ai cũng nhớ lại những gian lao và những kỉ niệm nghĩa tình của một thời đã qua. Bài thơ ra đời như một lời nhắc nhở cho chúng ta phải biết trân trọng ân tình, thủy chung trong quá khứ. Câu 2 (1 điểm) - “vầng trăng” xuất hiện trong tình huống: mất điện bất ngờ. 0,5đ - Ý nghĩa của sự xuất hiện ấy là: đánh thức lương tâm con 0,5đ người. Con người có thể trốn chạy quá khứ nhưng không thể trốn chạy lương tâm mình. Câu 3 (2 điểm) * Hình thức: Đúng kiểu đoạn văn nghị luận xã hội, độ dài 0,5đ đúng yêu cầu diễn đạt mạch lạc thể hiện rõ nội dung. * Nội dung: Học sinh cần lầm bật lên được biểu hiện của 1,5đ lòng biết ơn của con người Việt Nam và có sự liên hệ rõ ràng. - Biết ơn là gì. - Những biểu hiện của lòng biết ơn: + Lòng biết ơn của nhân dân ta trong lịch sử: + Lòng biết ơn trong cuộc sống đời thường. + Lòng biết ơn được thể hiện trong thơ ca. - Thực tế với guồng quay của cuộc sống làm cho con người ngày càng trở nên bận rộn hơn, vẫn còn đây đó những con người xao lãng về lòng biết ơn, thậm chí là sống bạc bẽo. Đó
  5. là những điều mà chúng ta cần thật sự quan tâm, vì nếu không biết đến giá trị của gia đình, cội nguồn thì những truyền thống, văn hóa đất nước sẽ bị thui chột, mài mòn và biến mất. Những kẻ “qua cầu rút ván” hay “ăn cháo đá bát” cần bị bài trừ một cách nghiêm khắc. - Biện pháp rèn luyện và liên hệ bản thân.