Bài tập Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 34

docx 2 trang Thương Thanh 22/07/2023 660
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 34", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_tap_ngu_van_lop_9_tuan_34.docx

Nội dung text: Bài tập Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 34

  1. BÀI TẬP NGỮ VĂN 9- TUẦN 34 I.PHẦN ĐỌC HIỂU NGỮ VĂN 9 VĂN BẢN “ Mùa xuân nho nhỏ”, “ Viếng lăng Bác” Bài 1: Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” – Thanh Hải? Hoàn cảnh ấy giúp em hiểu gì về chủ đề tác phẩm? Bài 2: Trong phần đầu, tác giả dùng đại từ “Tôi”, sang phần sau, tác giả lại dùng đại từ “Ta”. Em hiểu như thế nào về sự chuyển đổi đại từ nhân xưng ấy của chủ thể trữ tình? Bài 3: Trong hai câu thơ: “Từng giọt long lanh rơi. Tôi đưa tay tôi hứng”, có người hiểu “giọt long lanh” là giọt mưa xuân, có người lại cho là giọt âm thanh tiếng chim ở câu thơ trước đó. Nêu cách hiểu của em và phân tích hai câu thơ đó? Bài 4: Viết đoạn văn khoảng 10 câu theo phép lập luận diễn dịch nêu cảm nhận của em về mùa xuân đất nước được Thanh Hải thể hiện trong bài thơ “Màu xuân nho nhỏ” Bài 5: Hãy nêu ý nghĩa của hình ảnh “Mùa xuân nho nhỏ”. Bài 35: Hãy nêu hoàn cảnh ra đời và cảm xúc bao trùm bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương Bài 6: Chép chính xác những câu thơ có hình ảnh cây tre và phân tích ý nghĩa của hình ảnh câu tre trong từng văn cảnh. Bài 7: Hãy viết một đoạn văn theo phép lập luận T-P- H làm rõ nội dung sau: “Bài thơ “Viếng lăng Bác” thể hiện tình cảm chân thành, xúc động của Viễn Phương, của nhân dân miền Nam đối với Bác Hồ.” Bài 8: Mở đầu bài “Viếng lăng Bác”, Viễn Phương viết: “Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát. Ôi! Hàng tre, xanh xanh Việt Nam Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng” và cuối bài, nhà thơ bày tỏ nguyện ước: “Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”.
  2. Theo em hình ảnh nào là hình ảnh ẩn dụ. Em cảm nhận được từ các hình ảnh ẩn dụ đó có ý nghĩa sâu xa như thế nào về tình cảm thiêng liêng cao đẹp của nhân dân với Bác Hồ kính yêu. Viết một đoạn văn làm rõ điều đó và trong đoạn có sử dụng 1 câu có thành phần phụ chú (gạch chân chỉ rõ). PHẦN II. KHAI THÁC NGỮ LIỆU MỞ Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: Thời gian là vàng Ngạn ngữ có câu: Thời gian là vàng. Nhưng vàng thì mua được mà thời gian không mua được. Thế mới biết vàng có giá mà thời gian là vô giá. Thật vậy, thời gian là sự sống. Bạn vào bệnh viện mà xem, người bệnh nặng, nếu kịp thời chạy chữa thì sống, để chậm thì chết. Thời gian là thắng lợi. Bạn hỏi các anh bộ đội mà xem, trong chiến đấu biết nắm thời cơ, đánh địch đúng lúc là thắng lợi, để mất thời cơ là thất bại. Thời gian là tiền. Trong kinh doanh, sản xuất hàng hóa đúng lúc là lãi, không đúng là lỗ. Thời gian là tri thức. Phải thường xuyên học tập thì mới giỏi. Học ngoại ngữ mà bữa đực, bữa cái, thiếu kiên trì, thì học mấy cũng không giỏi được. Thế mới biết, nếu biết tận dụng thời gian thì làm được bao nhiêu điều cho bản thân và xã hội. Bỏ phí thời gian thì có hại và về sau hối tiếc cũng không kịp. (Theo Phương Liên- SGK Ngữ văn 9 tập 2- đd) Câu 1: Phương thức biểu đạt chính văn bản trên là gì? Câu 2: Tìm một phép liên kết được sử dụng trong đoạn trích trên và gọi tên phép liên kết đó? Câu 3: Hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng 15- 20 câu nêu suy nghĩ của em về ý nghĩa của thời gian đối với lứa tuổi học trò ngày nay.