Đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn lớp 9 - Trường THCS Dương Hà

docx 3 trang thienle22 4230
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn lớp 9 - Trường THCS Dương Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_9_truong_thcs_duong_ha.docx
  • docxHD CHẤM.docx
  • docxMA TRẬN (2).docx

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn lớp 9 - Trường THCS Dương Hà

  1. PHÒNG GD&ĐT GIA LÂM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 TRƯỜNG THCS DƯƠNG HÀ NĂM HỌC 2018-2019 Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian chép đề) ĐỀ 1 Phần I. (6,0 điểm) Cho đoạn thơ sau: Quê hương anh nước mặn, đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá. Anh với tôi đôi người xa lạ Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau, Súng bên súng đầu sát bên đầu, Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ. Đồng chí! Câu 1. Các câu thơ trên trích trong bài thơ nào?Ai là tác giả? Nêu hoàn cảnh sáng tác và mạch cảm xúc của bài thơ. Câu 2. Trong câu thơ “Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”, em hiểu “tri kỉ” là gì? Chép chính xác một câu thơ đã học có từ “tri kỉ”. Câu 3. Dựa vào khổ thơ trên, hãy viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận quy nạp để làm rõ cơ sở hình thành tình đồng chí. Đoạn văn có sử dụng cách dẫn trực tiếp và một câu ghép (gạch chân chỉ rõ cách dẫn trực tiếp và câu ghép). Câu 4: Hình ảnh người lính là hình ảnh đẹp và giàu ý nghĩa trong thi ca, trong chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở em đã học thi phẩm nào cũng nói về hình ảnh này, ghi tên tác phẩm và tác giả? Phần 2. (4,0 điểm) Cho đoạn văn bản sau: “Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Vả, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất” (Trích “Lặng lẽ Sa Pa” - Nguyễn Thành Long) Câu 1. Nội dung chính đoạn văn trên là gì? Nhân vật được nói đến là nhân vật nào? Em cảm nhận được điều gì từ nhân vật đó qua đoạn trích trên? Câu 2. Một trong những thành công của truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa" là tác giả tạo ra tình huống truyện thú vị, đó là tình huống nào? Tác dụng của tình huống đó? Câu 3. Trình bày suy nghĩ (khoảng 1/2 trang) về trách nhiệm của thế hệ trẻ trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay./. HẾT (Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
  2. PHÒNG GD&ĐT GIA LÂM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 TRƯỜNG THCS DƯƠNG HÀ NĂM HỌC 2018-2019 Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian chép đề) ĐỀ 02 Phần I. (6,0 điểm) Cho đoạn thơ: Xót người tựa cửa hôm mai, Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ? Sân Lai cách mấy nắng mưa, Có khi gốc tử đã vừa người ôm. Câu 1. Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm nào? Ai là tác giả? Vị trí và nội dung chính đoạn trích trên? Câu 2. Chỉ ra một thành ngữ trong đoạn trích trên và giải thích nghĩa của thành ngữ đó. Câu 3. Chép chính xác 8 câu thơ tiếp theo của phần trích trên. Câu 4. Hãy viết một đoạn văn theo theo phép lập luận quy nạp để làm rõ tâm trạng của nhân vật qua các câu vừa chép. Đoạn văn có sử dụng cách dẫn trực tiếp và một câu ghép (gạch chân, chỉ rõ cách dẫn trực tiếp và câu ghép). PHẦN II: (4,0 điểm) Cho đoạn văn bản sau: Anh bị một viên đạn của máy bay Mĩ bắn vào ngực. Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu. Tôi không đủ lời lẽ để tả hết cái nhìn ấy, chỉ biết rằng, cho đến bây giờ, thỉnh thoảng tôi cứ nhớ lại đôi mắt của anh. (Trích “Chiếc lược ngà”- Nguyễn Quang Sáng) Câu 1. Nhân vật “anh” được nói tới trong đoạn trích trên là ai? Giới thiệu ngắn gọn về nhân vật đó. Em cảm nhận được điều gì từ nhân vật đó qua đoạn trích trên? Câu 2. Trong chương trình Ngữ văn THCS, có một tác phẩm nói tới tình cảm trên, trong đó người cha đã chọn cái chết vì con. Cho biết tên tác phẩm đó và tác giả. Câu 3. Dân tộc ta có cuộc sống hòa bình như ngày hôm nay, phải đánh đổi bằng bao hi sinh mất mát của biết bao thế hệ cha ông trong quá khứ. Trình bày suy nghĩ (khoảng 1/2 trang giấy) về giá trị của cuộc sống hòa bình./. HẾT (Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)