Đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn lớp 9 tiết 85 - 86

docx 3 trang thienle22 3110
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn lớp 9 tiết 85 - 86", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_9_tiet_85_86.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn lớp 9 tiết 85 - 86

  1. UBND HUYỆN GIA LÂM MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS ĐẶNG XÁ MÔN: NGỮ VĂN LỚP: 9 TIẾT : 85 - 86 Năm học 2019 – 2020 Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng chủ đề Tự luận Tự luận cấp độ thấp Cấp độ cao Chủ đề 1 : Hiểu nội dung, ý nghĩa các Viết đoạn Truyện hiện đại chi tiết trong văn bản văn VN Số câu : 3 câu 2 điểm 1 câu 4 4 câu6 điểm = 40% đ = 60 Số điểm - tỉ lệ =20% % Chủ đề 2 : Chép thơ Hiểu chi tiết thơ Thơ Việt Nam Tên bài thơ hiện đại Tác giả Số câu : 1 câu 1 điểm= 10% 1 câu 1 điểm = 10% 2câu Số điểm - tỉ lệ : 2 đ =20 % Chủ đề 3 : . Viết đoạn văn Nghị luận xã hội Số câu : 1 câu 1 câu Số điểm - tỉ lệ : 2 đ = 20 % 2 đ = 20 % Tổng số câu : 1 câu 1 điểm= 10% 4 câu 2 câu 7 câu10 = 100 Tổng số điểm : 3đ=30% 6 đ = 60 % % Ban giám hiệu kí duyệt Nhóm trưởng kí duyệt
  2. UBND HUYỆN GIA LÂM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS ĐẶNG XÁ MÔN: NGỮ VĂN LỚP: 9 TIẾT : 85 - 86 Năm học 2019 – 2020 PHẦN I: ( 6 ĐIỂM): Trong văn bản “ Làng” của Kim Lân có đoạn: “Nhưng sao lại nảy ra cái tin như vậy được? Mà thằng Chánh Bệu đích thực người làng không sai rồi. Không có lửa làm sao có khói? Ai người ta hơi đâu bịa tạc ra những chuyện ấy làm gì. Chao ôi, cực nhục chưa, cả làng Việt gian!Rồi đây biết làm ăn buôn bán ra sao? Ai người ta chứa, ai người ta buôn bán mấy. Suốt cả cái nước Việt Nam này người ta ghê tởm, người ta thù hằn cái giống Việt gian bán nước Lại còn bao nhiêu người làng, tan tác mỗi người một phương nưa, không biết học đã rõ cái cơ sự này chưa? ” Câu 1: Đoạn trích trên miêu tả tâm trạng của nhân vật nào? “ Cái cơ sự này” trong đoạn trích là điều gì? Câu 2: Trong đoạn văn trên, tác giả đã sử dụng ngôn ngữ độc thoại hay độc thoại nội tâm? Nêu tác dụng của hình thức ngôn ngữ đó trong việc diễn tả cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật? Câu 3: Một trong những thành công của truyện ngắn “Làng” là nhà văn Kim Lân đã xây dựng được một cốt truyện tâm lí hấp dẫn. Em hiểu thế nào là cốt truyện tâm lí? Câu 4: Bằng hiểu biết của em về truyện ngắn “Làng”, em hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng 12 câu theo cách lập luận tổng hơp- phân tích- tổng hợp phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật khi biết “ cái cơ sự này”, trong đó có sử dụng câu cảm thán và lời dẫn trực tiếp (Gạch chân) PHẦN II: ( 4 ĐIỂM): Khi đang là sinh viên học ngành luật ở nước ngoài, nhà thơ Bằng Việt đã viết một bài thơ rất hay về bà, trong đó có câu: “ Rồi sớm, rồi chiều lại bếp lửa bà nhen” Câu 1: Em hãy chép tiếp hai câu thơ sau để hoàn chỉnh khổ thơ? Cho biết tên bài thơ và năm sáng tác? Câu 2: Vì sao ở hai câu cuối tác giả dùng từ “ngọn lửa” mà không nhắc lại “bếp lửa”. Hình ảnh “ngọn lửa” ở đây có ý nghĩa gì? Câu 3: Tình cảm bà cháu thiêng liêng trong bài thơ gợi cho em những suy nghĩ gì về tình cảm gia đình trong cuộc sống hiện đại? Trình bày suy nghĩ của em trong khoảng 2/3 trang giấy thi.
  3. TRƯỜNG THCS ĐẶNG XÁ ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2019 – 2020 CÂU NỘI DUNG CẦN ĐẠT ĐIỂM PHẦN I -Nhân vật: ông Hai 0,25đ CÂU 1 Cái cơ sự này: Cái tin làng chợ Dầu theo giặc 0,25đ CÂU 2 -Độc thoại nội tâm 0,25đ -Tác dụng: góp phần miêu tả cụ thể, chính xác cảm xúc suy nghĩ của nhân 0,75đ vật đó là những suy nghĩ trái chiều, những câu hỏi hồ nghi không lời giải đáp; những băn khoăn, ám ảnh day dứt về hiện tại và tương lai của bản thân, gia đình và cả người dân làng chợ Dầu. CÂU 3 Cốt truyện tâm lí là cốt truyện không xây dựng trên các biến cố sự kiện bên 0,5đ ngoài mà chú trọng đến các tình huống bên trong nội tâm nhân vật miêu tả diễn biến tâm lí, từ đó làm nổi bật tính cách nhân và chủ đề tác phẩm. CÂU 4 *Hình thức:-Đoạn Tổng- phân- hợp - Đúng câu cảm thán, lời dẫn trực tiếp 0,5đ * Nội dung: Cần đảm bảo các ý sau: 0,5đ +Khi mới nghe tin: ông bàng hoàng, sững sờ + Từ lúc đó trong tâm trí ông Hai chỉ còn cái tin dữ ấy xâm chiếm, nghe 3đ tiếng chửi bọn Việt gian, ông “ cúi gằm mặt xuống mà đi” +Về đến nhà, ông nằm vật ra giường, rồi tủi thân khi nhìn lũ con - Những ngày sau đó, ông sống trong tâm trạng nơm nớp lo sợ. Nỗi lo sợ nhất là bị người ta khinh +Khi nghe tin bị đuổi khỏi nơi tản cư, ông lâm vào tình trạng bế tắc, không biết đi đâu nhưng nhất quyết không quay về làng vì ông nghĩ “ Làng đã theo Tây rồi thì phải thù” +Ông trò chuyện với con để giãi bày lòng mình - Nghệ thuật: Xây dựng tình huống, nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật Tâm trạng ông Hai thể hiện lòng yêu làng, yêu nước chân thành, đó cũng là tâm trạng chung của những người nông dân với tình yêu với làng quê và tinh thần kháng chiến thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp. PHẦNII -Chép chính xác 0,5đ CÂU 1 -Tên bài thơ: Bếp lửa 0,25đ -Năm sáng tác: 1963 0,25đ CÂU 2 -Hình ảnh “ Bếp lửa” mang tính cụ thể 1đ -Hình ảnh “ ngọn lửa’: + Mang tính biểu tượng cho tình yêu thương, cho đức hi sinh của bà + Thể hiện sâu sắc hơn những suy ngẫm của cháu về bà- người nhóm lửa, giữ lửa CÂU 3 *Hình thức: đoạn văn- đủ số câu 0,75đ *Nội dung: Cần đảm bảo các ý sau: -Thế nào là tình cảm gia đình? 1,25đ -Biểu hiện cụ thể của tình cảm gia đình trong xã hội hiện đại -Ý nghĩa ( vai trò) của tình cảm gia đình đối với mỗi người -Cần làm gì để xây dựng và bảo vệ tình cảm gia đình( Liên hệ bản thân)