Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Toán, Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2020-2021 - Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi

doc 14 trang Thủy Hạnh 14/12/2023 1160
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Toán, Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2020-2021 - Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_giua_hoc_ky_i_mon_toan_tieng_viet_lop_4_nam_hoc.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Toán, Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2020-2021 - Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I NĂM HỌC: 2020 - 2021 MÔN: TOÁN - LỚP 4 Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 TT Chủ đề Tổng TN TL TN TL TN TL TN TL Biết đọc, viết, so sánh các Số câu 1 1 1 1 5 số đến lớp triệu, biết giá trị của mỗi chữ số trong Số 0.5 2 1 1 5 1 mỗi số điểm Biết đặt tính và thực hiện phép cộng, trừ ,nhân,chia. Câu số 1 6 8 10 Biết được các đơn vị đo Số câu 2 1 2 khối lương yến, tạ, tấn; 2 Số giây, thể kỉ 1,5 1 2 điểm Câu số 2,3 5 Yếu tố hình học: Nhận Số câu 1 1 biết được các loại góc, hai 3 Số đường thẳng vuông góc, 1 1 điểm song song Câu số 4 Giải toán: Giải và trình Số câu 1 1 2 bày bài toán có đến ba Số bước để tìm số trung bình 1 1 2 4 điểm cộng, tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó Câu số 7 9 Tổng số câu 3 1 2 1 2 1 10 Tổng số điểm 2 4 3 1 10 Tỉ lệ phần trăm 30% 30% 30% 10% 100%
  2. ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC: 2020 - 2021 Môn: Toán Câu 1: ( M1) Giá trị của chữ số 8 trong số 824 335 là bao nhiêu? (0,5 điểm) A. 8 B. 800 C. 80 000 D. 800 000 Câu 2: ( M1) Năm 2020 thuộc thế kỉ thứ mấy ? (0,5 điểm) A. Thế kỉ XVIII B. Thế kỉ XIX C. Thế kỉ XX D. Thế kỉ XXI Câu 3: ( M1) : Nối cột A với cột B sao cho có kết quả đúng nhất: (1 điểm) Cột A Cột B 1. 3giờ 15 phút a. 3015 m 2. 3km 15 m b. 805kg 3. 8 tấn 5kg c. 195 phút 4. 45m 6cm d. 4506 cm e. 8005kg Câu 4: ( M2 ) Hãy vẽ một đường thẳng đi qua điểm A và vuông góc với đường thẳngCD A  C D Câu 5: ( M2) Viết số thích hợp vào chỗ chấm: a. 5 tạ 4 yến = kg b. 5 tấn 8 yến = yến Câu 6: ( M2) Đặt tính rồi tính: a.152 399 + 24 698 b. 92 508 – 22 429 c. 3 089 x 5 d. 43 263 : 9 Câu 7: ( M3) Một cửa hàng có 3 bao gạo nếp, mỗi bao cân nặng 36 kg và 6 bao gạo tẻ, mỗi bao cân nặng 54 kg. Hỏi trung bình mỗi bao gạo cân nặng là A. 12kg B. 9kg C. 21kg D. 48 kg Câu 8: ( M3) Tính bằng cách thuận tiện nhất: 11 + 22 + 33 + 44 + 55 + 66 + 77 + 88 + 99 Câu 9: ( M3) Cả bò và trâu cân nặng 900 kg. Trâu nặng hơn bò 100 kg. Hỏi mỗi con nặng bao nhiêu tạ?
  3. Câu 10: ( M 4) Bạn An dự định mua một bộ xếp hình giá 55 000 đồng. Mỗi ngày An để dành được 8000 đồng. Hỏi sau một tuần, bạn An có thể mua bộ đồ chơi đó không ? Vì sao ?
  4. Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I Họ và tên Môn: Toán Lớp: 4 Năm học: 2020 - 2021 Điểm Nhận xét của giáo viên Câu 1: Giá trị của chữ số 8 trong số 824 335 là bao nhiêu? A. 8 B. 800 C. 80 000 D. 800 000 Câu 2: Năm 2020 thuộc thế kỉ thứ mấy ? A. Thế kỉ XVIII B. Thế kỉ XIX C. Thế kỉ XX D. Thế kỉ XXI Câu 3: : Nối cột A với cột B sao cho có kết quả đúng nhất: Cột A Cột B 1. 3giờ 15 phút a. 3015 m 2. 3km 15 m b. 805kg 3. 8 tấn 5kg c. 195 phút 4. 45m 6cm d. 4506 cm e. 8005kg Câu 4: Hãy vẽ một đường thẳng đi qua điểm A và vuông góc với đường thẳngCD A  C D Câu 5: Viết số thích hợp vào chỗ chấm: a. 5 tạ 4 yến = kg b. 5 tấn 8 yến = yến Câu 6: Đặt tính rồi tính: a.152 399 + 24 698 b. 92 508 – 22 429 c. 3 089 x 5 d. 43 263 : 9
  5. Câu 7: Một cửa hàng có 3 bao gạo nếp, mỗi bao cân nặng 36 kg và 6 bao gạo tẻ, mỗi bao cân nặng 54 kg. Hỏi trung bình mỗi bao gạo cân nặng là A. 12kg B. 9kg C. 21kg D. 48 kg Câu 8: Tính bằng cách thuận tiện nhất: 11 + 22 + 33 + 44 + 55 + 66 + 77 + 88 + 99 . . . . . . . Câu 9: Cả bò và trâu cân nặng 900 kg. Con trâu nặng hơn con bò 100 kg. Hỏi mỗi con nặng bao nhiêu tạ? Tóm tắt Bài giải Câu 10: Bạn An dự định mua một bộ xếp hình giá 55 000 đồng. Mỗi ngày An để dành được 8000 đồng. Hỏi sau một tuần, bạn An có thể mua bộ đồ chơi đó không ? Vì sao ? Bài giải
  6. ĐÁP ÁN MÔN TOÁN LỚP 4 GIỮA HỌC KÌ I Năm học: 2020 – 2021 Câu 1: (0,5 điểm) Đáp án D Câu 2: (0,5 điểm) Đáp án D Câu 3: (1điểm) ( Mỗi đáp án đúng 0,5 điểm):1 - c , 2 - a , 3 – e , 4 - d Câu 4: (1 điểm) Học sinh vẽ được đường thẳng đi qua điểm A và vuông góc với đường thẳng CD và có kí hiệu góc vuông được 0,5điểm. Nếu thiếu kí hiệu góc vuông không có điểm. A  C Câu 5: (1 điểm) D Điền số thích hợp vào chỗ chấm: ( Mỗi đáp án đúng 0,5 điểm) a, 5 tạ 4 yến = 540 kg b, 5 tấn 8 yến = 508 yến Câu 6: Đặt tính rồi tính: (2 điểm) ( Mỗi đáp án đúng 0,5 điểm) a. 177 097 b. 70 079 c. 15 445 d. 4 807 Câu 7: (1điểm) Đáp án D Câu 8: (1 điểm) Tính bằng cách thuận tiện nhất: 11 + 22 + 33 + 44 + 55 + 66 + 77 + 88 + 99 ( 0,2 điểm) = (11 + 88) + (22 + 77) + (33 + 66) + (44 + 55) + 99 ( 0,2 điểm) = 99 + 99 + 99 + 99 + 99 ( 0,2 điểm) = 99 x 5 ( 0,2 điểm) = 495 ( 0,2 điểm) Câu 9: (1 điểm) Bài giải: Vẽ sơ đồ : Con bò nặng là: (900 – 100) : 2 = 400 (kg)= 4 (tạ) Con trâu nặng là: (900 + 100) : 2 = 500 (kg)= 5( tạ) Đáp số: Bò: 4 tạ Trâu: 5 tạ ( Học sinh có thể giải bằng nhiều cách khác nhau) Câu 10: (1 điểm)
  7. 1 tuần = 7 ngày Số tiền An để dành sau 1 tuần là: 0,5đ 8000 x 7 = 56000 (đồng) Trả lời được : An có thể mua bộ đồ chơi đó vì bộ đồ chơi chỉ có 55000 đồng mà An để dành được 56000 đồng mà 56000 >55000 thì được 0,5 điểm. Lưu ý : HS có thể diễn đạt cách khác nhưng đúng ý vẫn được điểm. Nếu HS thiếu bước đổi từ 1 tuần ra 7 ngày vẫn được điểm.
  8. MA TRẬN ĐỀ MÔN TIẾNG VIỆT 4 GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2020 – 2021 Mức Mức Mức TT Chủ đề Mức 1 Tổng 2 3 4 TN TLTNTLTNTLTNTL Số Mạch kiến thức 2 1 1 4 câu Xác định được hình ảnh nhân vât,chi tiết có Số ý nghĩa trong bài Về thăm bà . Hiểu được điể 2 1 1 4 Đọc nội dung ý nghĩa của bài đọc, giải thích chi m hiểu tiết trong bài rút ra thông tin từ bài đọc - văn nhận xét liên hệ bản thân từ thực tế cuộc bản: sống. Câu 1,2 5 7 số Số 2 1 3 câu Số Kiến Hiểu nghĩa và sử dụng một số từ ngữ thuộc điể 2 1 3 thức chủ điểm đã học.Nhận biết và sử dụng dấu m Tiếng ngoặc kép từ láy, đặt câu với từ đồng Việt: nghĩa, biết sử dụng từ ngữ gợi tả và biện Câu 3,4 6 pháp so sánh nhân hóa. số Tổng số câu 2 2 2 1 7 Tổng số điểm 2 2 2 1 7
  9. Trường TH Nguyễn Văn Trỗi ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA KÌ I KHỐI 4- Năm học: 2020 - 2021 MÔN: TIẾNG VIỆT A. KIỂM TRA ĐỌC 1. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3đ) Học sinh bốc thăm đọc một đoạn văn, sau đó trả lời 1 câu hỏi về nội dung bài đọc do giáo viên nêu: 2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt: (7đ) Đọc bài sau và trả lời câu hỏi: VỀ THĂM BÀ Thanh bước lên thềm, nhìn vào trong nhà. Cảnh tượng gian nhà cũ không có gì thay đổi. Sự yên lặng làm Thanh mãi mới cất được tiếng gọi khẽ: - Bà ơi! Thanh bước xuống dưới giàn thiên lý. Có tiếng người đi, rồi bà, mái tóc bạc phơ, chống gậy trúc ở ngoài vườn vào. Thanh cảm động và mừng rỡ, chạy lại gần. - Cháu đã về đấy ư? Bà ngừng nhai trầu, đôi mắt hiền từ dưới làn tóc trắng nhìn cháu, âu yếm và mến thương: - Đi vào trong nhà kẻo nắng, cháu! Thanh đi, người thẳng, mạnh, cạnh bà lưng đã còng. Tuy vậy, Thanh cảm thấy chính bà che chở cho mình cũng như những ngày còn nhỏ. - Cháu đã ăn cơm chưa? - Dạ chưa. Cháu xuống tàu về đây ngay. Nhưng cháu không thấy đói. Bà nhìn cháu, giục: - Cháu rửa mặt đi, rồi nghỉ kẻo mệt! Thanh đến bên bể múc nước vào thau rửa mặt. Nước mát rượi và Thanh cúi nhìn bóng mình trong lòng bể với những mảnh trời xanh. Lần nào trở về với bà, Thanh cũng thấy thanh thản và bình yên như thế. Căn nhà, thửa vườn này như một nơi mát mẻ và hiền lành. Ở đấy, lúc nào bà cũng sẵn sàng chờ đợi để mến yêu Thanh. (Theo Thạch Lam – Tiếng Việt 4 tập 1 năm 1998) Câu 1: Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng: ( 1điểm) M1 Không gian trong ngôi nhà của bà khi Thanh trở về như thế nào? a. Ồn ào. b. Nhộn nhịp. c. Yên lặng. d. Mát mẻ. Câu 2: Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng: ( 1điểm) M1 Dòng nào dưới đây cho thấy bà của Thanh đã già? a. Tóc bạc phơ, miệng nhai trầu, đôi mắt hiền từ. b. Tóc bạc phơ, chống gậy trúc, lưng đã còng. c. Tóc bạc phơ, chống gậy trúc, đôi mắt hiền từ. d. Tóc bạc phơ, chống gậy trúc, miệng nhai trầu. Câu 3: Dòng nào sau đây chỉ có từ láy? ( 1điểm) M2 a. Che chở, thanh thản, mát mẻ, sẵn sàng. b. Tóc trắng, thanh thản, mát mẻ, sẵn sàng. c. Che chở, thuở vườn, mát mẻ, sẵn sàng. d. Che chở, thanh thản, âu yếm, sẵn sàng.
  10. Câu 4 : Em hãy chọn và nối đúng câu ở cột B cho mỗi ví dụ ở cột A. ( 1điểm) M2 Cột A Cột B 1.Tôi đã thốt lên: “Chao ôi! a. Khi báo hiệu lời nói của nhân vật, Bông hoa hồng này đẹp dấu hai chấm được dùng phối hợp với quá’’! dấu ngoặc kép hoặc dấu gạch ngang đầu 2. Mai đang hát bài “Bông dòng hoa hồng này tặng cô”. b. Dấu ngoặc kép được dùng kèm với dấu hai chấm để dẫn lời nói trực tiếp của 3. Ba tôi bảo: nhân vật. - Nhớ về sớm nghe con! c. Dấu ngoặc kép được dùng để đánh dấu từ ngữ được trích dẫn. d. Dấu ngoặc kép dùng để bày tỏ tình cảm của người viết. Câu 5: Vì sao Thanh đã khôn lớn rồi mà vẫn “ Cảm thấy chính bà che chở cho mình cũng như ngày còn nhỏ”? Viết câu trả lời đúng: ( 1điểm) M3 Câu 6: ( 1điểm) M3 a.Tìm ít nhất 3 từ thể hiện lòng nhân hậu, tình cảm yêu thương đồng loại:(0,5điểm) b.Đặt câu với một trong các từ em vừ tìm được: ( 0,5điểm) Câu 7: Nếu em là Thanh trong câu chuyện này, em sẻ làm gì để bà vui lòng? Viết lại đoạn văn khoảng 3-5 câu (có sử dụng từ ngữ gợi tả, gợi cảm hay sử dụng biện pháp so sánh, nhân hóa, ) ( 1điểm) M4 B. Viết: 1. Chính tả: (Nghe – viết) Tiếng hát buổi sớm mai Rạng đông mặt trời tỏa những tia nắng dịu dàng xuống muôn vật. Bên bìa rừng có một bông hoa lạ, năm cánh mịn như nhung. Bông hoa tỏa hương thơm ngát. Quanh nó thấp thoáng những cánh bướm dập dờn. Mặt trời mỉm cười với hoa. Thế là bông hoa cất tiếng hát. Nó hát mãi, hát mãi. Cuối cùng nó hỏi gió xem có thích bài hát đó không. Gió ngạc nhiên : - Ơ, chính tôi hát đấy chứ? Tôi đã làm những cánh hoa của bạn đung đưa, tạo thành tiếng kêu lao xao nên bạn cứ tưởng mình hát. 2. Tập làm văn: Viết bức thư gửi người thân ở xa (hoặc người bạn) để thăm hỏi và kể về tình hình học tập của em trong nửa học kỳ I vừa qua. Trường TH Nguyễn Văn Trỗi KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA KÌ I
  11. Họ và tên: Năm học: 2020 - 2021 Lớp 4 MÔN: TIẾNG VIỆT Điểm Nhận xét của giáo viên A. KIỂM TRA ĐỌC 1. Kiểm tra đọc thành tiếng: 2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt: Đọc bài sau và trả lời câu hỏi: VỀ THĂM BÀ Thanh bước lên thềm, nhìn vào trong nhà. Cảnh tượng gian nhà cũ không có gì thay đổi. Sự yên lặng làm Thanh mãi mới cất được tiếng gọi khẽ: - Bà ơi! Thanh bước xuống dưới giàn thiên lý. Có tiếng người đi, rồi bà, mái tóc bạc phơ, chống gậy trúc ở ngoài vườn vào. Thanh cảm động và mừng rỡ, chạy lại gần. - Cháu đã về đấy ư? Bà ngừng nhai trầu, đôi mắt hiền từ dưới làn tóc trắng nhìn cháu, âu yếm và mến thương: - Đi vào trong nhà kẻo nắng, cháu! Thanh đi, người thẳng, mạnh, cạnh bà lưng đã còng. Tuy vậy, Thanh cảm thấy chính bà che chở cho mình cũng như những ngày còn nhỏ. - Cháu đã ăn cơm chưa? - Dạ chưa. Cháu xuống tàu về đây ngay. Nhưng cháu không thấy đói. Bà nhìn cháu, giục: - Cháu rửa mặt đi, rồi nghỉ kẻo mệt! Thanh đến bên bể múc nước vào thau rửa mặt. Nước mát rượi và Thanh cúi nhìn bóng mình trong lòng bể với những mảnh trời xanh. Lần nào trở về với bà, Thanh cũng thấy thanh thản và bình yên như thế. Căn nhà, thửa vườn này như một nơi mát mẻ và hiền lành. Ở đấy, lúc nào bà cũng sẵn sàng chờ đợi để mến yêu Thanh. (Theo Thạch Lam – Tiếng Việt 4 tập 1 năm 1998) Câu 1: Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng: Không gian trong ngôi nhà của bà khi Thanh trở về như thế nào? a. Ồn ào. b. Nhộn nhịp. c. Yên lặng. d. Mát mẻ. Câu 2: Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng: Dòng nào dưới đây cho thấy bà của Thanh đã già? a. Tóc bạc phơ, miệng nhai trầu, đôi mắt hiền từ. b. Tóc bạc phơ, chống gậy trúc, lưng đã còng. c. Tóc bạc phơ, chống gậy trúc, đôi mắt hiền từ. d. Tóc bạc phơ, chống gậy trúc, miệng nhai trầu.
  12. Câu 3: Dòng nào sau đây chỉ có từ láy? a. Che chở, thanh thản, mát mẻ, sẵn sàng. b. Tóc trắng, thanh thản, mát mẻ, sẵn sàng. c. Che chở, thuở vườn, mát mẻ, sẵn sàng. d. Che chở, thanh thản, âu yếm, sẵn sàng. Câu 4 : Em hãy chọn và nối đúng câu ở cột B cho mỗi ví dụ ở cột A. Cột A Cột B 1.Tôi đã thốt lên: “Chao ôi! a. Khi báo hiệu lời nói của nhân vật, Bông hoa hồng này đẹp dấu hai chấm được dùng phối hợp với quá’’! dấu ngoặc kép hoặc dấu gạch ngang đầu dòng 2. Mai đang hát bài “Bông b. Dấu ngoặc kép được dùng kèm với hoa hồng này tặng cô”. dấu hai chấm để dẫn lời nói trực tiếp của 3. Ba tôi bảo: nhân vật. - Nhớ về sớm nghe con! c. Dấu ngoặc kép được dùng để đánh dấu từ ngữ được trích dẫn. d. Dấu ngoặc kép dùng để bày tỏ tình cảm của người viết. Câu 5: Vì sao Thanh đã khôn lớn rồi mà vẫn “ Cảm thấy chính bà che chở cho mình cũng như ngày còn nhỏ”? Viết câu trả lời đúng: Câu 6: a.Tìm ít nhất 3 từ thể hiện lòng nhân hậu, tình cảm yêu thương đồng loại : b.Đặt câu với một trong các từ em vừa tìm được: Câu 7: Nếu em là Thanh trong câu chuyện này, em sẻ làm gì để bà vui lòng? Viết lại đoạn văn khoảng 3-5 câu (có sử dụng từ ngữ gợi tả, gợi cảm hay sử dụng biện pháp so sánh, nhân hóa, )
  13. Đáp án và hướng dẫn chấm điểm thi giữa học kì I môn Tiếng Việt lớp 4 A. Phần kiểm tra đọc I. Đọc thành tiếng (3 điểm) Học sinh bốc thăm đọc một đoạn văn, sau đó trả lời 1 câu hỏi về nội dung bài đọc do giáo viên nêu. Tổng điểm đọc: 3 điểm, trong đó: 1. Đọc (2 điểm) - Đọc đúng tiếng, từ trong đoạn văn: 0,5 điểm + Đọc sai 3 tiếng đến 5 tiếng: 0,25 điểm + Đọc sai 6 tiếng trở lên: 0 điểm - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 0,5 điểm + Ngắt nghỉ hơi không đúng chỗ từ 3 đến 4 chỗ: 0,25 điểm + Ngắt nghỉ hơi không đúng chỗ từ 5 chỗ trở lên: 0 điểm - Giọng đọc bước đầu có biểu cảm: 0,5 điểm + Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm: 0,25 điểm + Giọng đọc không thể hiện tính biểu cảm: 0 điểm - Tốc độ đọc đạt yêu cầu (khoảng 80-90 tiếng/phút): 0,5 điểm + Đọc quá 1 phút đến 2 phút: 0,25 điểm + Đọc trên 2 phút: 0 điểm 2. Trả lời câu hỏi (1 điểm) Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc (tùy theo mức độ có thể ghi 0,75 – 0,5 – 0,25 điểm. II. Đọc hiểu văn bản và kiến thức tiếng Việt (7 điểm) Câu 1: Khoanh c (1 điểm) Câu 2: Khoanh b (1 điểm) Câu 3: Khoanh vào a (1 điểm) Câu 4 : Em hãy chọn và nối đúng câu ở cột B cho mỗi ví dụ ở cột A. (1 điểm) Cột A Cột B 1.Tôi đã thốt lên: “Chao ôi! a. Khi báo hiệu lời nói của nhân vật, Bông hoa hồng này đẹp dấu hai chấm được dùng phối hợp với quá’’! dấu ngoặc kép hoặc dấu gạch ngang đầu dòng 2. Mai đang hát bài “Bông b. Dấu ngoặc kép được dùng kèm với hoa hồng này tặng cô”. dấu hai chấm để dẫn lời nói trực tiếp của 3. Ba tôi bảo: nhân vật. - Nhớ về sớm nghe con! c. Dấu ngoặc kép được dùng để đánh dấu từ ngữ được trích dẫn. d. Dấu ngoặc kép dùng để bày tỏ tình cảm của người viết. Câu 5: (1 điểm) Vì Thanh sống với bà từ nhỏ, luôn yêu mến, tin cậy bà và được bà chăm sóc, yêu thương.
  14. Câu 6: (1 điểm) a. (0,5 điểm) Ví dụ : nhân ái, độ lượng , bao dung, nhân từ b. (0,5 điểm) Mẹ em là người phụ nữ có tấm lòng nhân ái luôn giúp đỡ mọi người. Câu 7: Học sinh có thể viết” (1 điểm) Bà ơi, cháu rất nhớ và thương bà. Bà ở nhà một mình chắc là rất buồn. Cháu sẽ thường xuyên về thăm bà. Cháu chúc bà sống thật vui vẽ, mạnh khỏe và đẹp như bà tiên bà nhé! B. Phần kiểm tra viết 1. Chính tả (2 điểm) - Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng hình thức bài chính tả: 2 điểm Trong đó: + Tốc độ viết đạt yêu cầu (80 chữ/15 phút), chữ viết rõ ràng, viết đúng cỡ chữ, kiểu chữ, trình bày đúng quy định, viết sạch đẹp: 1 điểm. Nếu chữ viết không rõ ràng, trình bày bẩn có thể trừ 0,5 – 0,25 điểm cho toàn bài, tùy theo mức độ. + Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm. Với mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh, không viết hoa đúng quy định, viết thiếu tiếng), từ lỗi thứ 6 trở lên, trừ 0, 2 điểm/ 1 lỗi. Nếu 1 lỗi chính tả lặp lại nhiều lần thì chỉ trừ điểm 1 lần. 2. Tập làm văn (8 điểm) Viết được lá thư gửi cho một người thân ở xa (hoặc người bạn) đủ các phần đúng theo yêu cầu, câu văn hay, đúng ngữ pháp, diễn đạt gãy gọn, mạch lạc, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả, trình bày sạch đẹp, rõ 3 phần. Thang điểm cụ thể: - Phần đầu thư (1 điểm) Nêu được thời gian và địa điểm viết thư Lời thưa gửi phù hợp - Phần chính (4 điểm) Nêu được mục đích, lí do viết thư Thăm hỏi tình hình của bạn Thông báo tình hình học tập của bản thân Nêu ý kiến trao đổi hoặc bày tỏ tình cảm với người thân + Nội dung (1,5 điểm) + Kĩ năng (1,5 điểm) + Cảm xúc (1 điểm) - Phần cuối thư (1 điểm) Lời chúc, lời cảm ơn hoặc hứa hẹn Chữ kí và họ tên - Trình bày: + Chữ viết, chính tả (0,5 điểm) Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp, viết đúng + Dùng từ, đặt câu (0,5 điểm) Viết đúng ngữ pháp, diễn đạt câu văn hay, rõ ý, lời văn tự nhiên, chân thực. + Sáng tạo (1 điểm) Bài viết có sự sáng tạo. Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức điểm: 7,5 – 7 – 6,5 – 6 – 5,5 – 5 – 4,5 – 4 – 3,5 – 3 – 2,5 – 2 – 1,5 – 1 – 0,5.