Đề kiểm tra giữa học kì II môn Vật lý Lớp 6 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Trần Đại Nghĩa (Có ma trận + đáp án)

doc 3 trang Thủy Hạnh 13/12/2023 1760
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì II môn Vật lý Lớp 6 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Trần Đại Nghĩa (Có ma trận + đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_giua_hoc_ki_ii_mon_vat_ly_lop_6_nam_hoc_2020_202.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì II môn Vật lý Lớp 6 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Trần Đại Nghĩa (Có ma trận + đáp án)

  1. # PHÒNG GD&ĐT THỊ XÃ BUÔN HỒ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS TRẦN ĐẠI NGHĨA NĂM HỌC 2020 – 2021 Môn: Vật lý – Lớp 6 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian giao đề). I. MỤC TIÊU. 1. Kiến thức: - Hệ thống hóa kiến thức đã học, tổng quát lôgíc, ghi nhớ những kiến thức cơ bản. - Học sinh vận dụng những kiến thức đã học vào làm bài kiểm tra. 2. Kỹ năng: - Giúp các em học sinh làm quen với các dạng bài tập Vật lí. - Biết cách trình bày bài kiểm tra. 3. Thái độ: - Cẩn thận, tỉ mỉ, tính tự giác cao trong khi làm bài kiểm tra. 4. Năng lực, phẩm chất: - Năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Phẩm chất: Yêu nước; Trách nhiệm; Trung thực; Chăm chỉ; Nhân ái. II. HÌNH THỨC KIỂM TRA. - Kết hợp trắc nghiệm và tự luận (30% TNKQ, 70% TL) III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA. Cấp độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Tên Cộng chủ đề TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL Sự nở vì C13. Chất rắn nở ra C14. Lấy được ví dụ C3. Một số ứng nhiệt của khi nóng lên, co lại về sự dãn nở vì nhiệt dụng về sự nở vì các chất. khi lạnh đi. Các chất của chất lỏng. nhiệt của chất (3 tiết) rắn khác nhau nở vì C1. Lấy được ví dụ lỏng. nhiệt khác nhau. về sự dãn nở vì nhiệt C4. Một số ứng của các chất rắn dụng về sự nở vì khác nhau thì khác nhiệt của chất nhau. khí. C2. Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất khí. Số điểm 2,0đ 0,5đ 2,0đ 0,5đ 5,0đ Tỉ lệ % 20% 5% 20% 5% 50% C15. Giải thích C16. Giải thích Một số ứng được hiện tượng được một số hiện dụng của về sự nở vì nhiệt tượng có liên quan sự nở vì của chất khí. đến sự nở vì nhiệt nhiệt. của chất rắn trong (1 tiết) thực tế cuộc sống. Số điểm 2,0đ 1,0đ 3,0đ Tỉ lệ % 20% 10% 30% C5. Để đo nhiệt độ C9,10. Nêu được C11,12. Ứng người ta dùng nhiệt trong thang đo nhiệt dụng của nhiệt Nhiệt kế – kế. độ Xenciut thì nhiệt kế thủy ngân, Nhiệt giai. C6. Nhiệt kế thường độ của nước đá đang nhiệt kế rượu và (1 tiết) dùng hoạt động dựa tan là 00C và của hơi nhiệt kế y tế. trên hiện tượng dãn nước đang sôi là nở vì nhiệt của các 1000C.
  2. chất. C7. Nhận biết được các nhiệt kế thường dùng. C8. Biết cách chọn nhiệt kế cho phù hợp với nhiệt độ vật cần đo. Số điểm 1,0đ 0,5đ 0,5đ 2,0đ Tỉ lệ % 10% 5% 5% 20% Tổng số câu 5 câu 5 câu 6 câu 16 câu Tổng số điểm 3,0 điểm 3,0 điểm 4,0 điểm 10điểm Tỉ lệ % 30% 30% 40% 100% IV. ĐỀ KIỂM TRA. I- Phần trắc nghiệm. (3,0 điểm) Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng trong các câu sau: 1. Băng kép hoạt động dựa trên hoạt động nào trong các hoạt động sau đây? A. Sự co dãn vì nhiệt khác nhau của chất rắn. B. Chất rắn co lại khi lạnh đi. C. Chất rắn co dãn vì nhiệt ít hơn chất lỏng. D. Chất rắn nở ra khi nóng lên. 2. Hãy chọn cách sắp xếp đúng của sự nở vì nhiệt của các chất từ nhiều tới ít: A. Khí, lỏng, rắn. B. Rắn, lỏng, khí. C. Lỏng, rắn, khí. D. Khí, rắn, lỏng. 3. Ứng dụng nào sau đây là ứng dụng về sự nở vì nhiệt của chất lỏng? A. Làm nhiệt kế thủy ngân. B. Làm khinh khí cầu. C. Làm khâu dao, liềm. D. Làm nhiệt kế kim loại. 4. Ứng dụng nào sau đây là ứng dụng về sự nở vì nhiệt của chất khí? A. Làm phồng quả bóng bàn khi bị bẹp. B. Làm bẹp quả bóng bàn. C. Làm băng kép. D. Làm nhiệt kế kim loại. 5. Để đo nhiệt độ, người ta dùng dụng cụ nào dưới đây? A. Nhiệt kế. B. Lực kế. C. Cân đồng hồ. D. Thước. 6. Nhiệt kế thường dùng hoạt động dựa trên hiện tượng: A. dãn nở vì nhiệt của các chất. B. thay đổi hướng kéo. C. thay đổi lực kéo. D. dãn nở của dây cao su. 7. Nhóm nào sau đây là nhóm các nhiệt kế thường dùng? A. Nhiệt kế thủy ngân, nhiệt kế y tế, nhiệt kế rượu. B. Nhiệt kế thủy ngân, nhiệt kế y tế, nhiệt kế nước. C. Nhiệt kế thủy ngân, nhiệt kế y tế, nhiệt kế gỗ. D. Nhiệt kế thủy ngân, nhiệt kế y tế, nhiệt kế nhựa. 8. Trong các nhiệt kế dưới đâynhiệt kế nào có thể dùng để đo nhiệt độ của nước đang sôi? A. Nhiệt kế thủy ngân. B. Nhiệt kế y tế. C. Nhiệt kế dầu. D. Nhiệt kế rượu. 9. Trong thang đo nhiệt độ Xenxiut thì nhiệt độ của nước đá đang tan là bao nhiêu 0C? A. 00C. B. 500C. C. 1000C. D. -100C. 10. Trong thang đo nhiệt độ Xenxiut thì nhiệt độ của hơi nước đang sôi là bao nhiêu 0C? A. 1000C. B. 1200C. C. 00C. D. -300C. 11. Nhiệt kế nào dưới đây người ta thường dùng để đo nhiệt độ của cơ thể người: A. Nhiệt kế y tế. B. Nhiệt kế thủy ngân. C. Nhiệt kế rượu. D. Nhiệt kế dầu. 12. Không thể dùng nhiệt kế rượu để đo nhiệt độ của hơi nước đang sôi là vì: A. Rượu sôi ở nhiệt độ thấp hơn 1000C. B. Rượu sôi ở nhiệt độ cao hơn 1000C. C. Nước sôi ở nhiệt độ cao hơn 1000C. D. Nước sôi ở nhiệt độ thấp hơn 1000C. II- Phần tự luận: (7,0 điểm) 13. (2,0 điểm) Hãy nêu kết luận về sự nở vì nhiệt của chất rắn. 14. (2,0 điểm) Em hãy nêu một vài ví dụ về sự dãn nở vì nhiệt của chất lỏng trong thực tế mà em biết? 15. (2,0 điểm) Trong những ngày trời nắng gắt, ta không nên bơm lốp xe quá căng. Hãy giải thích tại sao?
  3. 16. (1,0 điểm) Tại sao trong kết cấu bêtông, người ta chỉ dùng sắt thép mà không dùng các kim loại khác? TL: V. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM. I- Phần trắc nghiệm. (3,0 điểm) Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng trong các câu sau: (Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm) CÂU 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 ĐÁP ÁN ĐÚNG A A A A A A A A A A A A II- Phần tự luận: (7,0 điểm) 13. (2,0 điểm) - Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. - Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. 14. (2,0 điểm) - Một vài ví dụ về sự dãn nở vì nhiệt của chất lỏng trong thực tế mà em biết là: + Khi nhiệt độ tăng thì cột chất lỏng trong nhiệt kế sẽ dâng lên. + Khi nấu canh, nếu đổ đầy nước thì khi nóng lên thì nước sẽ tràn ra ngoài 15. (2,0 điểm) - Vì chất khí nở vì nhiệt rất lớn. Nếu ta bơm lốp xe quá căng vào những ngày trời nắng gắt thì chất khí trong lốp xe sẽ giản nở nhiều. Điều này có thể làm lốp xe bị nổ. 16. (1,0 điểm) - Vì sắt thép chịu lực tốt và có sự giản nở vì nhiệt tương đồng với bê tông, nên có thể duy trì sự kết nối giữa các chi tiết lâu dài hơn. Buôn Hồ, ngày 14 tháng 03 năm 2021 Duyệt của tổ chuyên môn Người ra đề Đinh Thị Liên Nguyễn Thành Trung Duyệt của Ban giám hiệu