Đề kiểm tra định kỳ học kì I môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2017-2018 - Trường Tiểu học Quang Trung (Có đáp án)

doc 10 trang Thủy Hạnh 14/12/2023 410
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra định kỳ học kì I môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2017-2018 - Trường Tiểu học Quang Trung (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_dinh_ky_hoc_ki_i_mon_tieng_viet_lop_4_nam_hoc_20.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra định kỳ học kì I môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2017-2018 - Trường Tiểu học Quang Trung (Có đáp án)

  1. PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TX BUÔN HỒ TRƯỜNG TH HỌC QUANG TRUNG MA TRẬN ĐỀ HỌC KÌ I - MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4 NĂM HỌC 2017 – 2018 Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Số câu TỔNG Mạch kiến thức, Nhận biết Thông hiểu Vận dụng VD sáng tạo và số kĩ năng điểm TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL 1 Đọc hiểu Số câu 3 1 1 4 1 văn bản Câu số 1,2,3 4 7 Số điểm 2đ 1đ 1,5đ 0,5đ 1đ 2 3 2 Kiến thức Số câu 2 2 1 tiếng Việt Câu số 5,6 8,9 10 Số điểm 1đ 2đ 1đ 1đ 3đ Số câu 3 3 3 1 6 4 Tổng Số điểm 1,5đ 1,5đ 3 1 3đ 4đ CHUYÊN MÔN KHỐI TRƯỞNG Hồ Thị Tuyết
  2. PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TX BUÔN HỒ TRƯỜNG TH HỌC QUANG TRUNG ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ HỌC KÌ I MÔN TIẾNG VIỆT- LỚP 4 NĂM HỌC 2017- 2018. (ĐỀ SỐ 1) Ngày kiểm tra: 29/12/ 2017 I/Bài kiểm tra đọc (10 điểm) 1. Đọc thành tiếng. (kiểm tra từng cá nhân) (3,0 điểm) Học sinh bốc thăm đọc một đoạn trong các bài tập đọc đã học từ tuần 10 đến tuần 17 và trả lời câu hỏi do giáo viên nêu (phù hợp với nội dung đoạn vừa đọc) 2. Đọc thầm và trả lời câu hỏi.(bài kiểm tra viết cho tất cả học sinh) (7.0 điểm) Đọc thầm bài “Tấm lòng thầm lặng”, dựa vào nội dung bài đọc trả lời câu hỏi và bài tập sau: Tấm lòng thầm lặng Ngày nọ, bố tôi lái xe đưa ông chủ đi tham dự một buổi họp quan trọng tại một thành phố khác. Trong lúc nghỉ ở giữa đường, mấy cậu bé đang chơi quanh đấy hiếu kì kéo đến vây quanh, ngắm nghía và sờ mó chiếc xe sang trọng. Thấy một cậu bé trong nhóm đi cà nhắc vì bị tật ở chân, ông chủ liền bước ra khỏi xe, đến chỗ cậu bé và hỏi: - Cháu có muốn đôi chân được lành lặn bình thường không? - Chắc chắn là muốn ạ! Nhưng sao ông lại hỏi cháu như thế? – Cậu bé ngạc nhiên trước sự quan tâm của người xa lạ. Chiều hôm đó, theo lời dặn của ông chủ, bố tôi đã đến gặp gia đình cậu bé có đôi chân tật nguyền ấy. - Chào chị! – Bố tôi lên tiếng trước. - Chị có phải là mẹ cháu Giêm –mi không ? Tôi đến đây để xin phép chị cho chúng tôi đưa Giêm –mi đi phẫu thuật để đôi chân cháu trở lại bình thường. - Thế điều kiện của ông là gì? Đời này chẳng có ai có gì cho không cả. – Mẹ Giêm –mi nghi ngờ nói. Trong gần một tiếng đồng hồ sau đó, bố tôi kiên nhẫn giải thích mọi chuyện và trả lời mọi câu hỏi của hai vợ chồng. Cuối cùng , hai người đồng ý cho Giêm –mi phẫu thuật. Kết quả cuối cùng hết sức tốt đẹp. Đôi chân Giêm –mi đã khỏe mạnh và lành lặn trở lại. Giêm –mi kể cho bố tôi nghe ước mơ được trở thành doanh nhân thành công và sẽ giúp đỡ những người có hoàn cảnh không may mắn như cậu. Về sau, cậu bé Giêm –mi may mắn ấy trở thành một nhà kinh doanh rất thành đạt như ước mơ của mình. Đến tận khi qua đời, theo tôi biết, Giêm –mi vẫn không biết ai là người đã giúp đỡ ông chữa bệnh hồi đó. Nhiều năm trôi qua, tôi luôn ghi nhớ lời ông chủ đã nói với bố tôi : “Cho đi mà không cần phải nhận lại sẽ là niềm vui lâu dài ”. Bích Thủy
  3. Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất: Câu 1. Cậu bé trong câu chuyện gặp điều gì không may mắn ? A. Bị tật ở chân B. Bị ốm nặng C. Bị khiếm thị D. Bị tật ở tay Câu 2. Ông chủ đã làm gì cho cậu bé? Đúng ghi đ, sai ghi s vào  trước ý trả lời đúng. . Cho gia đình cậu một số tiền lớn để có vốn làm ăn buôn bán. Cùng mọi người đến nhà chữa bệnh cho cậu bé. Nói với người lái xe riêng đến nhà thuyết phục cha mẹ cậu và đưa cậu bé đi chữa bệnh. Mua nhiều đồ chơi, quần áo đẹp và bánh kẹo rồi chở cậu bé cùng đi chơi. Câu 3. Tại sao ông chủ lại bảo người lái xe riêng của mình làm việc đó? Đánh dấu × vào  trước ý trả lời đúng. Vì ông bận công việc nên không có thời gian đi. Vì ông không muốn gia đình người được giúp đỡ biết mình. Vì ông ngại xuất hiện trước đông người. Vì ông không biết lái xe. Câu 4. Câu chuyện trên muốn nói với em điều gì? Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng. A. Hãy giúp đỡ người khác một cách thầm lặng mà không cần đòi hỏi phải được cảm ơn. B. Hãy biết quan tâm và giúp đỡ người khác nếu mình giàu có. C. Hãy giúp đỡ các cụ già, trẻ em nghèo, bệnh tật. D. Hãy giúp đỡ người khác khi mình thích rồi yêu cầu họ phải trả công. Câu 5. Câu : “Cháu có muốn đôi chân được lành lặn bình thường không”? được dùng để làm gì? Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng. A. Để nói lên yêu cầu đề nghị B. Để hỏi C. Để tỏ thái độ khen D. Để tỏ thái độ chê
  4. Câu 6. Nối cột A với cột B để được câu trả lời đúng. Nhóm từ nào sau đây nói lên ý chí, nghị lực của con người? Chí phải, chí tình, sờn lòng, chí công Nhóm từ nói lên ý chí, Nguyện vọng, chí tình, chí lí, nản chí nghị lực của con người là : Nhụt chí, nguyện vọng, chí lí, quyết chí Quyết tâm, quyết chí, bền chí, bền lòng Câu 7. Trong bài “Tấm lòng thầm lặng” có tất cả mấy câu hỏi ? đó là những câu hỏi của ai? Câu 8. Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm trong câu sau: Đôi chân Giêm –mi đã khỏe mạnh và lành lặn trở lại. Câu 9. Các động từ trong câu: “ Anh nhìn trăng và nghĩ tới ngày mai” là: Câu 10. Các tính từ trong câu “Đàn bướm lượn lờ đờ quanh hoa cải vàng.” là: II/Bài kiểm tra viết(10 điểm) 1.Chính tả: (2 điểm) Nghe - viết: Bài “ Cánh diều tuổi thơ” ( STV4 - Tập I, trang 146) ( từ đầu đến những vì sao sớm) 2.Tập làm Văn: (8 điểm) Đề bài : Tả một đồ dùng học tập hoặc đồ chơi mà em yêu thích nhất. CHUYÊN MÔN DUYỆT TỔ KHỐI DUYỆT Buôn Hồ, ngày 12/12/2017 Người thực hiện Hồ Thị Tuyết
  5. PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TX BUÔN HỒ TRƯỜNG TH HỌC QUANG TRUNG HƯỚNG DẪN ĐÁP ÁN MÔN TIẾNG VIỆT KHỐI 4 HỌC KÌ I -NĂM HỌC 2017 -2018 A. PHẦN ĐỌC: (10 điểm) I. Đọc thành tiếng : ( 3,0 điểm) Giáo viên đánh giá cho điểm dựa vào những yêu cầu sau: - Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng ; tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm. 1 điểm - Ngắt nghỉ hơi đúng các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng) 1 điểm - Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc. 1 điểm II. Đọc hiểu (7,0 điểm): Những câu trả lời đúng được 0,5 điểm ( từ câu 1 đến cấu 6) Câu 1: a . Bị dị tật ở chân. Câu 2: S,S,Đ,S Câu 3:  Vì ông không muốn gia đình người được giúp đỡ biết mình. Câu 4: a Câu 5: b Câu 6: Quyết tâm, quyết chí, bền chí, bền lòng Những câu trả lời đúng được 1,0 điểm ( Từ câu 7 đến câu 10 ) Câu 7. Trong bài “Tấm lòng thầm lặng” - Có tất cả 4 câu hỏi. - Đó là câu hỏi của ông chủ; cậu bé Giêm –mi; người lái xe; mẹ của Giêm –mi Câu 8. Đôi chân Giêm – mi như thế nào? Câu 9. Các động từ trong câu: “nhìn; nghĩ” Câu 10. Các tính từ trong câu “lờ đờ ; vàng”
  6. B. PHẦN VIẾT:(10 điểm) 1. Chính tả : (2 điểm) - Tốc độ đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định, viết sạch đẹp. 1điểm - Viết đúng chính tả( không mắc quá 5 lỗi) 1điểm 2.Tập làm văn : ( 8 điểm) Viết được bài văn đúng thể thức (đủ 3 phần : phần mở bài, phần thân bài, phần kết bài). Dùng từ hợp lí , viết trọn câu, diễn đạt rõ ý , lời thư tự nhiên, chân thành, không mắc lỗi chính tả. Chữ viết rõ ràng , sạch sẽ . Cụ thể như sau: Mở bài: 1đ Thân bài: 4 đ ( nội dung 1,5đ; kĩ năng 1,5đ; cảm xúc 1đ) Kết bài: 1 đ Chữ viết: 0,5 đ Dùng từ, đặt câu: 0,5 đ ; Sáng tạo: 1 đ Tùy theo mức độ sai sót giáo viên cho các mức điểm dưới 8. CHUYÊN MÔN DUYỆT TỔ KHỐI DUYỆT Buôn Hồ, ngày 12/12/2017 Người thực hiện Nguyễn Thị Lai Hồ Thị Tuyết
  7. Trường tiểu học Quang Trung Thứ sáu ngày 29 tháng 12 năm 2017 Họ và tên: . Lớp: 4A BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I - MÔN: TIẾNG VIỆT Điểm Lời nhận xét của giáo viên . . I/Bài kiểm tra đọc 1. Đọc thành tiếng. 2. Đọc thầm bài “Tấm lòng thầm lặng” và trả lời câu hỏi, bài tập sau: Tấm lòng thầm lặng Ngày nọ, bố tôi lái xe đưa ông chủ đi tham dự một buổi họp quan trọng tại một thành phố khác. Trong lúc nghỉ ở giữa đường, mấy cậu bé đang chơi quanh đấy hiếu kì kéo đến vây quanh, ngắm nghía và sờ mó chiếc xe sang trọng. Thấy một cậu bé trong nhóm đi cà nhắc vì bị tật ở chân, ông chủ liền bước ra khỏi xe, đến chỗ cậu bé và hỏi: - Cháu có muốn đôi chân được lành lặn bình thường không? - Chắc chắn là muốn ạ! Nhưng sao ông lại hỏi cháu như thế? – Cậu bé ngạc nhiên trước sự quan tâm của người xa lạ. Chiều hôm đó, theo lời dặn của ông chủ, bố tôi đã đến gặp gia đình cậu bé có đôi chân tật nguyền ấy. - Chào chị! – Bố tôi lên tiếng trước. - Chị có phải là mẹ cháu Giêm –mi không ? Tôi đến đây để xin phép chị cho chúng tôi đưa Giêm –mi đi phẫu thuật để đôi chân cháu trở lại bình thường. - Thế điều kiện của ông là gì? Đời này chẳng có ai có gì cho không cả. – Mẹ Giêm –mi nghi ngờ nói. Trong gần một tiếng đồng hồ sau đó, bố tôi kiên nhẫn giải thích mọi chuyện và trả lời mọi câu hỏi của hai vợ chồng. Cuối cùng , hai người đồng ý cho Giêm –mi phẫu thuật. Kết quả cuối cùng hết sức tốt đẹp. Đôi chân Giêm –mi đã khỏe mạnh và lành lặn trở lại. Giêm –mi kể cho bố tôi nghe ước mơ được trở thành doanh nhân thành công và sẽ giúp đỡ những người có hoàn cảnh không may mắn như cậu.
  8. Về sau, cậu bé Giêm –mi may mắn ấy trở thành một nhà kinh doanh rất thành đạt như ước mơ của mình. Đến tận khi qua đời, theo tôi biết, Giêm –mi vẫn không biết ai là người đã giúp đỡ ông chữa bệnh hồi đó. Nhiều năm trôi qua, tôi luôn ghi nhớ lời ông chủ đã nói với bố tôi : “Cho đi mà không cần phải nhận lại sẽ là niềm vui lâu dài ”. Bích Thủy Câu 1. Cậu bé trong câu chuyện gặp điều gì không may mắn ? Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng. A. Bị tật ở chân B. Bị ốm nặng C. Bị khiếm thị D. Bị tật ở tay Câu 2. Ông chủ đã làm gì cho cậu bé? Đúng ghi đ, sai ghi s vào  trước ý trả lời đúng. . Cho gia đình cậu một số tiền lớn để có vốn làm ăn buôn bán. Cùng mọi người đến nhà chữa bệnh cho cậu bé. Nói với người lái xe riêng đến nhà thuyết phục cha mẹ cậu và đưa cậu bé đi chữa bệnh. Mua nhiều đồ chơi, quần áo đẹp và bánh kẹo rồi chở cậu bé cùng đi chơi. Câu 3. Tại sao ông chủ lại bảo người lái xe riêng của mình làm việc đó? Đánh dấu × vào  trước ý trả lời đúng. Vì ông bận công việc nên không có thời gian đi. Vì ông không muốn gia đình người được giúp đỡ biết mình. Vì ông ngại xuất hiện trước đông người. Vì ông không biết lái xe. Câu 4. Câu chuyện trên muốn nói với em điều gì? Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng : A. Hãy giúp đỡ người khác một cách thầm lặng mà không cần đòi hỏi phải được cảm ơn. B. Hãy biết quan tâm và giúp đỡ người khác nếu mình giàu có. C. Hãy giúp đỡ các cụ già, trẻ em nghèo, bệnh tật. D. Hãy giúp đỡ người khác khi mình thích rồi yêu cầu họ phải trả công. Câu 5. Câu : “Cháu có muốn đôi chân được lành lặn bình thường không”? được dùng để làm gì?
  9. Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng: A. Để nói lên yêu cầu đề nghị B. Để hỏi C. Để tỏ thái độ khen D. Để tỏ thái độ chê Câu 6. Nối cột A với cột B để được câu trả lời đúng. Nhóm từ nào sau đây nói lên ý chí, nghị lực của con người? A B Chí phải, chí tình, sờn lòng, chí công. Nhóm từ nói lên ý chí, Nguyện vọng, chí tình, chí lí, nản chí. nghị lực của con người là : Nhụt chí, nguyện vọng, chí lí, quyết chí. Quyết tâm, quyết chí, bền chí, bền lòng. Câu 7. Trong bài “Tấm lòng thầm lặng” có tất cả mấy câu hỏi ? Đó là những câu hỏi của ai? Câu 8. Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm trong câu sau: Đôi chân Giêm –mi đã khỏe mạnh và lành lặn trở lại. Câu 9. Các động từ trong câu: “ Anh nhìn trăng và nghĩ tới ngày mai” là: Câu 10. Các tính từ trong câu “Đàn bướm lượn lờ đờ quanh hoa cải vàng.” là: