Đề kiểm tra cuối học kì I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2019-2020 - Trường tiểu học Ninh Hiệp

doc 6 trang Thương Thanh 27/07/2023 770
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2019-2020 - Trường tiểu học Ninh Hiệp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_i_mon_tieng_viet_lop_5_nam_hoc_2019.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kì I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2019-2020 - Trường tiểu học Ninh Hiệp

  1. PHÒNG GD&ĐT GIA LÂM BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I TRƯỜNG TIỂU HỌC NINH HIỆP Năm học: 2019 - 2020 Họ và tên: MÔN TIẾNG VIỆT 5 Lớp: 5 Điểm Điểm TB Nhận xét của giáo viên Chữ kí GV đọc viết Tiếng Việt ĐỀ CHẴN A. KIỂM TRA ĐỌC II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt: (35 phút) ĐH: ĐT: Đọc thầm: Lời khuyên của bố Con yêu quý của bố! Học quả là khó khăn gian khổ. Bố muốn con đến trường với lòng hăng say và niềm phấn khởi. Con hãy nghĩ đến những người thợ, tối tối đến trường sau một ngày lao động vất vả. Cả đến những người lính vừa ở thao trường về là ngồi vào bàn đọc đọc, viết viết. Con hãy nghĩ đến các em nhỏ bị câm hoặc điếc mà vẫn thích học. Khi một ngày mới bắt đầu, tất cả trẻ em trên thế giới đều cắp sách tới trường. Những học sinh ấy hối hả bước trên các nẻo đường ở nông thôn, trên những phố dài của các thị trấn đông đúc, dưới trời nắng gắt hay trong tuyết rơi. Từ những ngôi trường xa xôi trên miền tuyết phủ của nước Nga cho đến ngôi trường hẻo lánh núp dưới hàng cọ của xứ Ả Rập, hàng triệu, hàng triệu trẻ em cùng đi học. Con hãy tưởng tượng mà xem, nếu phong trào học tập ấy bị ngừng lại thì nhân loại sẽ chìm đắm trong cảnh ngu dốt, trong sự dã man. Hãy can đảm lên, hỡi người chiến sĩ của đạo quân vĩ đại kia! Sách vở của con là vũ khí, lớp học của con là chiến trường! Hãy coi sự ngu dốt là thù địch. Bố tin rằng con luôn luôn cố gắng và sẽ không bao giờ là người lính hèn nhát trên mặt trận đầy gian khổ ấy. (Theo A-mi-xi) * Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất và thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Người bố lấy những tấm gương học tập nào để khuyến khích con đến trường? A. Người thợ, người lính ở thao trường, em nhỏ bị câm hoặc điếc. B. Người thợ, người lính ở chiến trường, em nhỏ bị câm hoặc điếc. C. Người thợ, người nông dân trên đồng, em nhỏ bị câm hoặc điếc. D. Người thợ, người lính ở thao trường, người chiến sĩ của đạo quân dũng cảm. Câu 2. Những hình ảnh so sánh được người bố sử dụng để nói về việc học tập là: A. Sách vở là chiến trường, lớp học là vũ khí, sự ngu dốt là thù địch. B. Sách vở là vũ khí, lớp học là thao trường, sự ngu dốt là thù địch. C. Sách vở là vũ khí, lớp học là chiến trường, sự ngu dốt là thù địch. D. Sách vở là vũ khí, lớp học là những thị trấn đông đúc, sự ngu dốt là thù địch.
  2. Câu 3. Nối những từ ngữ thích hợp ở cột A với cột B để nói lên sự khó khăn, vất vả của mọi người khi đi học: AB Người thợ học tập khi bị câm hoặc điếc. Người lính đi học thời tiết khắc nghiệt, đường xá xa xôi. Các em nhỏ khuyết tật đi học sau giờ luyện tập ở thao trường vất vả. Trẻ em ở nhiều nơi phải học tập vào buổi tối. Câu 4. Theo em, vì sao người bố muốn con đến trường với lòng hăng say và niềm phấn khởi? A. Vì bố muốn con không phải lao động vất vả, không bị chìm đắm trong sự ngu dốt. B. Vì bố muốn con tự giác, say mê học tập và tìm thấy niềm vui trong lao động. C. Vì bố muốn con tự giác, hăng say học tập và phấn khởi với nhiều điểm cao. D. Vì bố muốn con tự giác, say mê học tập với tinh thần phấn khởi, vui tươi. Câu 5. Nếu em là người con trong bức thư, sau khi đọc bức thư em sẽ trả lời bố như thế nào? Câu 6. Dòng nào dưới đây gồm các từ đồng nghĩa với từ “hối hả” trong câu văn sau: “Những học sinh ấy hối hả bước trên các nẻo đường.” A. Chậm rãi, thong thả, chậm chạp, ung dung. B. Khẩn trương, nhanh nhẹn, vội vã, nhanh chóng. C. Nhanh chóng, nhanh nhẹn, khoan thai, cuống quýt. D. Khẩn trương, nhanh nhẹn, vui vẻ, tấp nập. Câu 7. Trong bài đọc trên có cặp từ trái nghĩa nào? A. Khó khăn – gian khổ C. Can đảm – hèn nhát B. Đông đúc – vắng vẻ D. Ngu dốt – vĩ đại Câu 8. Cho câu sau: “Con hãy tưởng tượng mà xem, nếu phong trào học tập ấy bị ngừng lại thì nhân loại sẽ chìm đắm trong cảnh ngu dốt, trong sự dã man”. Trong câu trên có cặp quan hệ từ: Biểu thị mối quan hệ: Câu 9. Đặt 1 câu có sử dụng cặp quan hệ từ biểu thị quan hệ tương phản để nói về việc học tập của các bạn lớp em. Câu 10. Xác định chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong câu: Khi một ngày mới bắt đầu, tất cả trẻ em trên thế giới đều cắp sách tới trường.
  3. PHÒNG GD&ĐT GIA LÂM BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I TRƯỜNG TIỂU HỌC NINH HIỆP Năm học: 2019 - 2020 Họ và tên: MÔN TIẾNG VIỆT 5 Lớp: 5 Điểm Điểm TB Nhận xét của giáo viên Chữ kí GV đọc viết Tiếng Việt ĐỀ LẺ A. KIỂM TRA ĐỌC II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt: (35 phút) ĐH: ĐT: Đọc thầm: Lời khuyên của bố Con yêu quý của bố! Học quả là khó khăn gian khổ. Bố muốn con đến trường với lòng hăng say và niềm phấn khởi. Con hãy nghĩ đến những người thợ, tối tối đến trường sau một ngày lao động vất vả. Cả đến những người lính vừa ở thao trường về là ngồi vào bàn đọc đọc, viết viết. Con hãy nghĩ đến các em nhỏ bị câm hoặc điếc mà vẫn thích học. Khi một ngày mới bắt đầu, tất cả trẻ em trên thế giới đều cắp sách tới trường. Những học sinh ấy hối hả bước trên các nẻo đường ở nông thôn, trên những phố dài của các thị trấn đông đúc, dưới trời nắng gắt hay trong tuyết rơi. Từ những ngôi trường xa xôi trên miền tuyết phủ của nước Nga cho đến ngôi trường hẻo lánh núp dưới hàng cọ của xứ Ả Rập, hàng triệu, hàng triệu trẻ em cùng đi học. Con hãy tưởng tượng mà xem, nếu phong trào học tập ấy bị ngừng lại thì nhân loại sẽ chìm đắm trong cảnh ngu dốt, trong sự dã man. Hãy can đảm lên, hỡi người chiến sĩ của đạo quân vĩ đại kia! Sách vở của con là vũ khí, lớp học của con là chiến trường! Hãy coi sự ngu dốt là thù địch. Bố tin rằng con luôn luôn cố gắng và sẽ không bao giờ là người lính hèn nhát trên mặt trận đầy gian khổ ấy. (Theo A-mi-xi) * Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất và thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Người bố lấy những tấm gương học tập nào để khuyến khích con đến trường? A. Người thợ, người lính ở chiến trường, em nhỏ bị câm hoặc điếc. B. Người thợ, người lính ở thao trường, em nhỏ bị câm hoặc điếc. C. Người thợ, người nông dân trên đồng, em nhỏ bị câm hoặc điếc. D. Người thợ, người lính ở thao trường, người chiến sĩ của đạo quân dũng cảm. Câu 2. Những hình ảnh so sánh được người bố sử dụng để nói về việc học tập là: A. Sách vở là vũ khí, lớp học là chiến trường, sự ngu dốt là thù địch. B. Sách vở là chiến trường, lớp học là vũ khí, sự ngu dốt là thù địch. C. Sách vở là vũ khí, lớp học là thao trường, sự ngu dốt là thù địch. D. Sách vở là vũ khí, lớp học là những thị trấn đông đúc, sự ngu dốt là thù địch.
  4. Câu 3. Nối những từ ngữ thích hợp ở cột A với cột B để nói lên sự khó khăn, vất vả của mọi người khi đi học: AB Người thợ học tập khi bị câm hoặc điếc. Người lính đi học thời tiết khắc nghiệt, đường xá xa xôi. Các em nhỏ khuyết tật đi học sau giờ luyện tập ở thao trường vất vả. Trẻ em ở nhiều nơi phải học tập vào buổi tối. Câu 4. Theo em, vì sao người bố muốn con đến trường với lòng hăng say và niềm phấn khởi? A. Vì bố muốn con tự giác, say mê học tập và tìm thấy niềm vui trong lao động. B. Vì bố muốn con tự giác, hăng say học tập và phấn khởi với nhiều điểm cao. C. Vì bố muốn con tự giác, say mê học tập với tinh thần phấn khởi, vui tươi. D. Vì bố muốn con không phải lao động vất vả, không bị chìm đắm trong sự ngu dốt. Câu 5. Nếu em là người con trong bức thư, sau khi đọc bức thư em sẽ trả lời bố như thế nào? Câu 6. Dòng nào dưới đây gồm các từ đồng nghĩa với từ “hối hả” trong câu văn sau: “Những học sinh ấy hối hả bước trên các nẻo đường.” A. Chậm rãi, thong thả, chậm chạp, ung dung. B. Nhanh chóng, nhanh nhẹn, khoan thai, cuống quýt. C. Khẩn trương, nhanh nhẹn, vui vẻ, tấp nập. D. Khẩn trương, nhanh nhẹn, vội vã, nhanh chóng. Câu 7. Trong bài đọc trên có cặp từ trái nghĩa nào? A. Khó khăn – gian khổ C. Đông đúc – vắng vẻ B. Can đảm – hèn nhát D. Ngu dốt – vĩ đại Câu 8. Cho câu sau: “Con hãy tưởng tượng mà xem, nếu phong trào học tập ấy bị ngừng lại thì nhân loại sẽ chìm đắm trong cảnh ngu dốt, trong sự dã man”. Trong câu trên có cặp quan hệ từ: Biểu thị mối quan hệ: Câu 9. Đặt 1 câu có sử dụng cặp quan hệ từ biểu thị quan hệ tương phản để nói về việc học tập của các bạn lớp em. Câu 10. Xác định chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong câu: Khi một ngày mới bắt đầu, tất cả trẻ em trên thế giới đều cắp sách tới trường.
  5. PHÒNG GD&ĐT GIA LÂM TRƯỜNG TIỂU HỌC NINH HIỆP ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I - LỚP 5 Năm học: 2019 - 2020 A. KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm) I. Đọc thành tiếng 1 trong 3 đoạn sau và trả lời 1 câu hỏi: (3 điểm) 1. Đoạn 1 : TRẠNG TRẺ CON Tương truyền thời nhà Trần có một cậu bé thần đồng tên là Nguyễn Hiền vừa thông minh lại vừa khéo tay. Hồi lên bảy, có lần Trạng nặn một con voi bằng đất, thân voi đặt trên mình cua, vòi voi làm bằng đỉa, bươm bướm làm tai, sâu đo làm đuôi cho nên voi đất của Trạng vừa cử động được chân, phe phẩy bằng tai, vòi co vào, duỗi ra, đuôi thì đung đưa. Hiền đem khoe với trẻ con, cả bọn thích thú reo hò ầm ĩ. Vừa lúc đó một viên quan đi qua, thấy đám trẻ con reo hò, dậm chân múa tay liền rẽ vào xem. Nhìn con voi bằng đất của Hiền đi lại, cửa động như thật, quan không khỏi ngạc nhiên rồi gật gù khen ngợi. (Theo Truyện các Trạng) 1. Cậu bé Nguyễn Hiền là người như thế nào? 2. Con voi của Nguyễn Hiền nặn có gì đặc biệt? 2. Đoạn 2 : NÚI RỪNG TRƯỜNG SƠN SAU CƠN MƯA Mưa ngớt hạt, rồi dần dần tạnh hẳn. Màn mây xám đục trên cao đã rách mướp, trôi dạt cả về một phương, để lộ dần một vài mảng trời thấp thoáng xanh. Một vài tia nắng hiếm hoi bắt đầu mừng rỡ rọi xuống. Dưới mặt đất, nước mưa vẫn còn róc rách, lăn tăn, luồn lỏi chảy thành hàng ngàn vạn dòng mỏng manh, buốt lạnh. Từ trong các bụi rậm xa gần, những chú chồn, những con dũi với bộ lông ướt mềm, vừa mừng rỡ, vừa lo lắng, nối tiếp nhau nhảy ra rồi biến mất. Xa xa, những chỏm núi màu tím biếc cắt chéo nền trời. Một dải mây mỏng, mềm mại như một dải lụa trắng dài vô tận ôm ấp, quấn ngang các chỏm núi như quyến luyến, bịn rịn. Sau trận mưa dầm rả rích, rừng Trường Sơn như bừng tỉnh, cảnh vật như thêm sức sống mới. (Theo Sách Tiếng Việt 5 -1995) 1. Những sự vật nào được chọn để tả cảnh núi rừng Trường Sơn sau cơn mưa? 2. Bầu trời sau trận mưa có gì đẹp? 3. Đoạn 3 : CẢNH ĐẸP QUẢNG BÌNH Từ Đèo Ngang nhìn về hướng nam, ta bắt gặp một khung cảnh thiên nhiên kì vĩ: phía tây là dãy Trường Sơn trùng điệp, phía đông nhìn ra biển cả, ở giữa là một vùng đồng bằng biếc xanh màu diệp lục. Sông Ròn, sông Gianh, sông Nhật Lệ, những con sông như những dải lụa vắt ngang giữa thảm lúa vàng rồi đổ ra biển cả. Bờ biển Quảng Bình có nhiều bãi tắm đẹp. Ngoạn mục nhất có lẽ là bãi tắm Đá Nhảy nằm ngang chân đèo Lí Hòa, điểm giao hòa giữa núi và biển. Từ trên đèo nhìn xuống, ta có cảm tưởng như núi mẹ, núi con đang dắt nhau ra tắm biển. Còn biển thì suốt ngày tung bọt trắng xóa, kì cọ hàng trăm mỏm đá nhấp nhô thấp thoáng dưới rừng thùy dương, bãi cát vàng chạy dài hàng cây số. (Theo Văn Nhĩ) 1. Quảng Bình có những cảnh đẹp gì? 2. Biển Quảng Bình được miêu tả như thế nào?
  6. PHÒNG GD&ĐT GIA LÂM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I TRƯỜNG TIỂU HỌC NINH HIỆP Năm học: 2019 - 2020 Họ và tên: MÔN TIẾNG VIỆT 5 Lớp: 5 B. KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm) I. Chính tả. (3 điểm) Giáo viên đọc cho học sinh nghe viết bài trong khoảng thời gian 15-20 phút. Rừng phương Nam Rừng cây im lặng quá. Một tiếng lá rơi lúc này cũng có thể khiến người ta giật mình. Lạ quá, chim chóc chẳng nghe con nào kêu. Hay vừa có tiếng chim ở một nơi nào xa lắm, vì không chú ý mà tôi không nghe chăng? Gió bắt đầu nổi rào rào cùng với khối mặt trời tròn đang tuôn ánh sáng vàng rực xuống mặt đất. Một làn hơi đất nhè nhẹ tỏa lên, phủ mờ những cây cúc áo, rồi tan dần theo hơi ấm mặt trời. Theo Đoàn Giỏi II. Tập làm văn (35 phút) (7 điểm) Đề bài: Tả một người thân trong gia đình hoặc người hàng xóm mà em yêu quý và khâm phục.