Phiếu ôn tập – Môn Tiếng Việt lớp 5 (đề 7, 8)

docx 9 trang thienle22 3920
Bạn đang xem tài liệu "Phiếu ôn tập – Môn Tiếng Việt lớp 5 (đề 7, 8)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxphieu_on_tap_mon_tieng_viet_lop_5_de_7_8.docx

Nội dung text: Phiếu ôn tập – Môn Tiếng Việt lớp 5 (đề 7, 8)

  1. TRƯỜNG TH HOÀNG VĂN THỤ LỚP : 5A PHIẾU ÔN TẬP – MÔN TIẾNG VIỆT Chuyện em Chu Minh Dân vùng sông Mã ở Thanh Hóa đến nay còn lưu truyền câu chuyện về một em bé giàu lòng yêu nước tên là Chu Minh. Vào thời nhà Hán đô hộ nước ta, tên thái thú (1) quận Cửu Chân tên là Nghê Thức vô cùng tàn ác, khiến người người căm ghét. Một nông dân tên là Chu Đạt đã dìm chết Nghê Thức trên dòng sông Mã. Quan quân nhà Hán đã tạc tượng Nghê Thức và lập đền thờ hắn trên bờ sông. Ông nội đã kể cho Chu Minh nghe câu chuyện trên, em rất tự hào vì được mang dòng máu họ Chu. Em hỏi ông: “ Tại sao ta không tạc tượng ông Chu Đạt mà lại để người Tàu lập đền thờ tên Nghê Thức tàn ác ?” Ông nội nghẹn ngào: “ Dân ta xưa bị nhà Hán xâm lăng, nay đang bị giặc Ngô giày xéo. Người dân mất nước chưa có quyền được sống, đâu có quyền ngợi ca công đức của cha ông ? Có chăng đến đời các cháu”. Một buổi đi cắt cỏ, Chu Minh thấy bọn lính Ngô đến mở cửa đền Nghê Thức vào thắp hương cúng vái. Nhè lúc chúng uống rượu ngủ say, em lẻn vào đền vác pho tượng chạy miết ra bờ sông. Bắt chước cụ Chu Đạt, em dìm tượng Nghê Thức xuống sông cho bõ ghét. Nhưng, loay hoay vật lộn mãi mà tượng Nghê Thức vẫn nổi phềnh phềnh. Bỗng Chu Minh cười: “Ồ, thế mà nghĩ không ra. Được, tao sẽ buộc cổ mày vào hòn đá to xem mày còn vùng vẫy được không ?” Nghê Thức gỗ bị đeo đá lập tức chìm nghỉm. Ít lâu sau, Chu Minh gia nhập nghĩa quân (2) và trở thành người tùy tùng tin cậy của Bà Triệu. Cậu nghĩa quân nhỏ tuổi ấy có vầng trán cao, chỏm tóc đen, thường mặc áo da chồn, bên hông đeo một bao tên, vai khoác cây cung như anh chàng đi săn. Trong nghĩa quân, ai cũng biết chuyện Chu Minh từng dìm chết Nghê Thức gỗ trên dòng sông Mã. Theo NGUYỄN ĐỨC HIỀN (1) Thái thú: chức quan cai quản một quận thời nhà Hán (Trung Quốc) đô hộ. (2) Nghĩa quân: quân khởi nghĩa, đội quân nổi lên chống kẻ áp bức, xâm lược. Hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng ( hoặc điền vào chỗ chấm) cho mỗi câu sau đây: Câu 1: Dòng nào dưới đây nêu đúng các tên người trong câu chuyện ? a- Chu Minh, Chu Đạt,Bà Triệu, Thanh Hóa. b- Chu Minh, Chu Đạt, Cửu Chân, Nghê Thức. c- Chu Minh, Chu Đạt, Bà Triệu, Nghê Thức. d- Chu Minh, Chu Đạt, Cửu Chân, Thanh Hóa. Câu 2 : Điền từ thích hợp vào chỗ chấm để được ý đúng: Được, tao sẽ buộc . vào hòn đá to xem mày còn được không ? Câu 3: Chuyện em Chu Minh xảy ra vào thời nào ?
  2. Câu 4: Dựa vào bài đọc, xác định các thông tin nêu dưới đây đúng hay sai? Thông tin Trả lời Chu Đạt đã dìm chết Nghê Thức trên dòng sông Mã. Đúng / Sai Quan quân nhà Hán đã tạc tượng Nghê Thức và lập đền thờ hắn trên bờ Đúng / Sai sông. Bọn lính Hán đến mở cửa đền Nghê Thức vào thắp hương cúng vái. Đúng / Sai Chu Minh từng dìm chết Nghê Thức gỗ trên dòng sông Mã. Đúng / Sai Câu 5: Chu Minh gia nhập nghĩa quân của Bà Triệu để làm gì ? Câu6: Dòng nào dưới đây gồm các từ đồng nghĩa với từ căm ghét ? a- khinh ghét, thù ghét, giận dỗi. b- chán ghét, khinh ghét, tức giận. c- chán ghét, thù ghét, căm giận. d- căm giận, căm thù, giận dỗi. Câu 7: Trường hợp nào dưới đây có từ in nghiêng là từ đồng âm với từ “nước” trong câu “Dân vùng sông Mã ở Thanh Hóa đến nay còn lưu truyền câu chuyện về một em bé giàu lòng yêu nước tên là Chu Minh.” a- nước chúng ta c- nước láng giềng b- nước mất nhà tan d- nước giải khát Câu8: Có mấy quan hệ từ trong câu “Ít lâu sau, Chu Minh gia nhập nghĩa quân và trở thành người tùy tùng tin cậy của Bà Triệu.”? Có quan hệ từ. Là: Câu 9: Câu nào dưới đây là câu ghép ? a- Ông nội đã kể cho Chu Minh nghe câu chuyện trên, em rất tự hào vì được mang dòng máu họ Chu. b- Một buổi đi cắt cỏ, Chu Minh thấy bọn lính Ngô đến mở cửa đền Nghê Thức vào thắp hương cúng vái. c- Bắt chước cụ Chu Đạt, em dìm tượng Nghê Thức xuống sông cho bõ ghét. d- Quan quân nhà Hán đã tạc tượng Nghê Thức và lập đền thờ hắn trên bờ sông. Câu 10: Trong đoạn cuối bài “ Ít lâu sau, trên dòng sông Mã.”, các câu được liên kết với nhau bằng cách nào ? Câu 11: Dấu phẩy trong câu “Nhè lúc chúng uống rượu ngủ say, em lẻn vào đền vác pho tượng chạy miết ra bờ sông.” có tác dụng gì ? a- Ngăn cách các từ cùng làm chủ ngữ. b- Ngăn cách các từ cùng làm vị ngữ. c- Ngăn cách các vế câu. d- Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ. Câu 13: - Chủ ngữ của câu “Nghê Thức gỗ bị đeo đá lập tức chìm nghỉm.” là từ ngữ nào ? a- Nghê Thức b- Nghê Thức gỗ c- Nghê thức gỗ bị đeo đá d- Nghê Thức gỗ bị đeo đá lập tức Câu 14: Dấu ngoặc kép trong bài có tác dụng gì ? Câu 15: Trong bài có từ láy. Đó là:
  3. Câu 16: Ghi tên các từ loại thích hợp xuống dưới các từ gạch chân trong câu sau: Bắt chước cụ Chu Đạt, em dìm tượng Nghê Thức xuống sông cho bõ ghét.
  4. TRƯỜNG TH HOÀNG VĂN THỤ LỚP : 5A PHIẾU ÔN TẬP – MÔN TIẾNG VIỆT I. Đọc thầm đoạn văn sau: SÂN GÀ VỊT Chiều chiều, khi mặt trời gần lặn, chúng tôi lại đánh một hồi mõ rồi tung thóc ra sân. Nghe hiệu lệnh ấy, hơn bốn chục con gà vịt chạy tíu chân, đổ về quây quần lấy một góc. Tiếng vỗ cánh, tiếng chí chóe hỗn loạn. Cả bầy xô vào tranh nhau ăn. Mấy con gà mẹ xù lông ra, đuôi xòe như chiếc quạt, vừa ăn vừa giữ phần cho con. Con gà mẹ nâu cứ cúi mổ vài hạt lại kêu “tục tục” rối rít. Nhưng đàn nhép con mới vừa bằng nắm tay, có vẻ sợ sệt, đứng dồn vào một góc, kêu “ chíp chíp” không ngớt. Có con vô ý bị lạc vào giữa bầy, sợ cuống cuồng, chạy lung tung, vướng vào chân gà lớn, bị xéo suýt què. Mầy chú gà giò, ngực tía lấc, lơ thơ mấy hàng lông ở đuôi và cánh, tỏ ra láu lỉnh và táo bạo nhất. Chúng xông xáo khắp nơi, chẳng coi ai ra gì. Có chú gà bị mẹ mổ vào lưng quắc lên, cùng chạy ra nhưng lại xông vào ngay. Mấy chị vịt bầu thấp lùn, béo trục béo tròn, lạch bạch tới sau cùng nhưng cũng không chịu thua. Chúng vừa ăn vừa la quàng quạc như mắng lũ gà thiếu lịch sự, chẳng chịu chờ đợi một chút cho vui vẻ cả đàn. Chỉ có chú gà trống là có vẻ rộng rãi. Nó mổ vài hạt thóc rồi đứng nhìn, đôi mắt lúng la lúng liếng, cái mào đỏ chót rung rinh trên đầu. Có khi nó đuổi gà giò cho gà mái ăn. Có khi nó xí phần một đám nhiều thóc rồi vừa gật vừa tục tục gọi gà con đến. Biết là gà trống gọi mình nhưng gà con vẫn sợ oai, chẳng dám đến. Cựa nó dài như quả ớt, kể cũng đáng sợ thật. Mấy chú gà giò còn chẳng dám bén mảng nữa là nhép con. Thấy gà con không dám đến, gà trống cố tỏ ra mình là kẻ hiền từ, nó thong thả bước ra sân vỗ cánh, nhún đuôi, cất giọng gáy o o (Theo Gió Nam) Hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng cho mỗi câu sau đây: Câu 1: Tác giả miêu tả gà mẹ như thế nào ? a. thấp lùn, béo trục béo tròn b. vừa ăn vừa la quàng quạc c. xù lông, xòe đuôi như chiếc quạt d. láu lỉnh và táo bạo Câu 2 : Điền từ thích hợp vào chỗ chấm để được ý đúng: Chúng khắp nơi, chẳng ra gì. Câu 3: Tìm những chi tiết tả gà mẹ bảo vệ và chăm sóc cho gà con?
  5. Câu 4: Dựa vào bài đọc, xác định các thông tin nêu dưới đây đúng hay sai? Thông tin Trả lời Chúng tôi lại đánh một hồi trống rồi tung thóc ra sân. Đúng / Sai Có con vô ý bị lạc vào giữa bầy, sợ cuống cuồng, chạy lung tung, vướng Đúng / Sai vào chân gà lớn, bị xéo què. Mấy chị vịt bầu thấp lùn, béo trục béo tròn, lạch bạch tới sau cùng nhưng Đúng / Sai cũng không chịu thua. Cựa chú gà trống dài như quả ớt, kể cũng đáng sợ thật. Đúng / Sai Câu 5: Những chi tiết nào chứng tỏ gà trống tính tình rất rộng rãi? . Câu6: Trong bài văn có sự vật được nhân hóa. Đó là : Câu 7: Dòng nào dưới đây có từ đồng âm ? a. đánh mõ/ đánh trống b. vỗ cánh/ cánh cò c. gà con/ gà bài d. vạt áo /vạt rau Câu 8 : Các vế trong câu ghép ‘‘Biết là gà trống gọi mình nhưng gà con vẫn sợ oai, chẳng dám đến’’ được nối theo cách nào ? a. Nối trực tiếp (không dùng từ nối). b. Nối bằng một quan hệ từ. c. Nối bằng một cặp quan hệ từ. c. Nối bằng cặp từ hô ứng. Câu 9: Mấy chị vịt bầu được miêu tả như thế nào ? Câu 10: Bài văn đã sử dụng những loại câu nào theo mục đích nói? . Câu 11: Đàn gà con có đặc điểm gì ? a. vẻ sợ sệt, đứng dồn vào một góc, kêu chíp chíp không ngớt. b. hiền từ, rộng rãi. c. lơ thơ mấy hàng lông ở đuôi và cánh. d. Chẳng dám bén mảng đến ăn. Câu 12: Dòng nào dưới đây gồm các từ đồng nghĩa với từ ‘‘táo bạo’’ ? a. anh dũng, bạo gan, bạo động b. gan góc, gan dạ, hiệp sĩ. c. dũng cảm, gan dạ, can đảm. d. , bạo gan, bạo động, hiệp sĩ
  6. Câu 13: Tìm 1 từ đồng nghĩa, 1 từ trái nghĩa với từ “rộng rãi”. . . ( CHÚC CÁC CON VUI KHỎE, ÔN TẬP TỐT) TẬP LÀM VĂN : 1. Tả cảnh thành phố lúc lên đèn. 2. Giữa cơn dịch bệnh nCoV đang hoành hành khắp trên thế giới vẫn có những câu chuyện âm áp tình người. Con hãy chia sẻ một vài câu chuyện xúc động như thế.
  7. TRƯỜNG TH HOÀNG VĂN THỤ LỚP : 5A PHIẾU ÔN TẬP – MÔN TIẾNG VIỆT I Đọc thầm bài đọc sau: Ba vị thần Tình Yêu, Giàu Sang và Thành Công Một sáng đầu xuân, vợ chồng nhà nọ vừa mở cửa thì thấy ba ông cụ tóc bạc như cước đứng ngoài cổng. Tuy không quen biết, nhưng vốn hiếu khách và tốt bụng, họ nồng nhiệt mời khách vào nhà. Cả ba ông cùng đáp: - Rất tiếc, chúng tôi không thể vào nhà ông bà cùng một lúc được. - Ôi, sao lại thế ạ? – Hai vợ chồng ngạc nhiên hỏi. Một ông giải thích: - Tên tôi là Tình Yêu, ông này là Giàu Sang, còn ông kia là Thành Công. Xin ông bà quyết định ai trong chúng tôi sẽ là người được mời vào nhà. Nghe vậy, người vợ quay sang bảo chồng: - Chúng ta mời thần Giàu Sang nhé. Ngài sẽ ban cho chúng ta vô số của cải, tiền bạc, . - Không. Tôi muốn mời ngài Thành Công. Chúng ta sẽ có quyền cao chức trọng và được mọi người kính nể. - Người chồng đáp. Hai vợ chồng tranh cãi một lúc lâu mà vẫn chưa quyết định được. Cô con gái nãy giờ lắng nghe bỗng lên tiếng đề nghị: - Chúng ta nên mời ngài Tình Yêu. Nhà mình tràn ngập tình yêu thương, ngài sẽ ban cho chúng ta rất nhiều hạnh phúc. - Có lẽ chúng ta nên theo lời khuyên của con. Em hãy mời ngài Tình Yêu. Đây là vị khách chúng ta mong muốn. Người vợ ra ngoài lễ phép xin thưa: - Chúng tôi xin mời thần Tình Yêu vào nhà làm khách quý của chúng tôi! Thần Tình Yêu mỉm cười đi vào nhà. Hai vị thần còn lại cũng tươi cười đi theo. Thấy vậy, người vợ ngạc nhiên hỏi: - Dạ thưa, chúng tôi chỉ mời ngài Tình Yêu, sao các ông cùng vào ạ? - Nếu ông bà mời Giàu Sang hoặc Thành Công thì chỉ một người được vào nhà. Nhưng vì ông bà mời Tình Yêu nên chúng tôi đều vào. Bởi vì ở đâu có Tình Yêu thì ở đó có Thành Công và Giàu Sang. ( Theo TRUYỆN CHO THANH THIẾU NIÊN)
  8. Khoanh vào đáp án đúng hoặc làm theo yêu cầu: Câu 1: Khi vừa mở cửa, vợ chồng nhà nọ thấy gì? a. Ba ông cụ tóc bạc như cước đứng chờ ở cửa. b. Ba ông cụ tóc bạc như cước đứng ngoài cổng. c. Ba vị thần Tình Yêu, Giàu Sang, Thành Công. d. Ba người bạn thân đứng chờ ở cổng. Câu 2 : Điền từ thích hợp vào chỗ chấm để được ý đúng: Nhà mình tình yêu thương, ngài sẽ ban cho chúng ta rất nhiều Câu3: Dựa vào bài đọc, xác định các thông tin nêu dưới đây đúng hay sai? Thông tin Trả lời Tuy không quen biết, nhưng vốn thích khách và tốt bụng, họ nồng nhiệt Đúng / Sai mời khách vào nhà. Ba ông cụ tóc bạc như cước đứng chờ ở cửa. Đúng / Sai Nhà mình tràn ngập tình yêu thương, ngài sẽ ban cho chúng ta rất nhiều Đúng / Sai hạnh phúc. Bởi vì ở đâu có Tình Yêu thì ở đó có Thành Công và Giàu Sang. Đúng / Sai Câu 4: Lí do mà ba vị thần dùng để từ chối lời mời nồng nhiệt của chủ nhà là gì? . Câu 5: Đại từ trong câu “Xin ông bà quyết định ai trong chúng tôi sẽ là người được mời vào nhà.” là những từ nào? a. Ông bà, chúng tôi b. Ông bà, chúng tôi, người c. Ông bà, ai, chúng tôi. d. Ông bà, ai, chúng tôi, người Câu 6: Từ in đậm trong dòng nào dưới đây được dùng với nghĩa chuyển? a. Thần Tình Yêu mỉm cười đi vào nhà. c.Tiếng chim hót thánh thót trong bụi tre. b.Cô con gái nãy giờ lắng nghe bỗng nhiên lên tiếng đề nghị. d.Một sáng đầu xuân, vợ chồng nhà nọ gặp ba vị thần. Câu7: Ai là người đề nghị mời vị thần Tình Yêu? Câu 8: Sau khi mời vị thần Tình Yêu, tại sao người vợ ngạc nhiên? . Câu9: Các vế câu “Tên tôi là Tình Yêu, ông này là Giàu Sang, còn ông kia là Thành Công.” được nối với nhau bằng cách nào? a. Nối bằng lặp từ (là). c. Nối trực tiếp và bằng quan hệ từ (còn). b. Nối bằng quan hệ từ (còn). d. Nối bằng lặp từ (là) và quan hệ từ (còn) Câu 10: Hai câu : “ Nếu ông bà mời Giàu Sang hoặc Thành Công thì chỉ một người được vào nhà. Nhưng vì ông bà mời Tình Yêu nên chúng tôi đều vào " có mấy quan hệ từ, đó là những từ nào ?
  9. ( CHÚC CÁC CON VUI KHỎE, ÔN TẬP TỐT)