Đề kiểm tra cuối học kì I môn Tiếng Việt Khối 4 - Năm học 2020-2021 - Trường Tiểu học Quang Trung (Có đáp án)

docx 12 trang Thủy Hạnh 14/12/2023 480
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì I môn Tiếng Việt Khối 4 - Năm học 2020-2021 - Trường Tiểu học Quang Trung (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_i_mon_tieng_viet_khoi_4_nam_hoc_2020.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kì I môn Tiếng Việt Khối 4 - Năm học 2020-2021 - Trường Tiểu học Quang Trung (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD&ĐT THỊ XÃ BUÔN HỒ TRƯỜNG TH QUANG TRUNG MA TRẬN ĐỀ MÔN TIẾNG VIỆT CUỐI HỌC KÌ I - KHỐI 4 Năm học: 2020 - 2021 Ngày kiểm tra: 8/1/2021 Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tổng TT Chủ đề TN T T T T T T T L N L N L N L 1 Đọc hiểu văn bản - Bài “ Cậu bé chơi đàn”. Xác 2 2 1 1 6 định được chi tiết, nhân vật, Số hình ảnh trong bài. Nêu đúng ý câu nghĩa chi tiết, hình ảnh trong Câu 1;2 4;5 8 9 văn bản. số - Hiểu đúng ý chính của đoạn. Số Giải thích các chi tiết trong bài điểm 1.0 1.0 1.0 1.0 4.0 bằng suy luận trực tiếp. Liên hệ một số chi tiết trong văn bản với thực tiễn để giải quyết vấn đề trong thực tiễn. 2 Kiến thức Tiếng việt - Nhận biết được danh từ, động Số 1 1 1 1 4 từ, tính từ. Xác định được bộ câu phận câu đã học. Câu - Đặt được câu hỏi với tình số huống cho trước. 3 6 7 10 - Viết được đoạn văn theo yêu Số cầu cho trước có sử dụng mẫu điểm 0.5 0.5 1.0 1.0 3.0 câu: Ai làm gì? 3 3 2 2 10 Tổng số câu Tổng 1.5 1.5 2.0 2.0 7.0 Tổng số điểm Duyệt của chuyên môn Khối trưởng Lý Thị Xuân Trang
  2. PHÒNG GD&ĐT THỊ XÃ BUÔN HỒ TRƯỜNG TH QUANG TRUNG ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I - MÔN TIẾNG VIỆT KHỐI 4 - NĂM HỌC 2020 – 2021 I. KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm) 1. Đọc thành tiếng: (3 điểm) (Thời gian khoảng 3 -5 phút/ em ) GV yêu cầu học sinh đọc bài Lộc non và bài Hoa tóc tiên, trả lời các câu hỏi có liên quan đến nội dung đoạn vừa đọc. LỘC NON Ở phương nam nắng gió thừa thãi này, được chứng kiến những mầm đa còn non tơ, quả thật là giây phút hiếm hoi. Ban sáng, lộc cây vừa mới nhú. Lá non còn cuộn tròn trong búp, chỉ hơi hé mở. Đến trưa lá đã xòe tung. Sáng hôm sau, lá đã xanh đậm lẫn vào màu xanh bình thường của các loài cây khác. Tôi ngẩn ngơ nhìn vòm đa bên kia đường đang nảy lộc. Không có mưa bụi lất phất như rây bột. Không có một chút rét ngọt. Trời vẫn chang chang nắng. Những vòm lộc non đang đung đưa kia vẫn ru tôi nhè nhẹ trở lại quê nhà trong thoáng chốc. Lòng đường vẫn loang loáng bóng người, xe qua lại. Chẳng ai để ý đến vòm cây đang lặng lẽ chuyển mùa. Nhưng kìa, một cô bé đang đạp xe đi tới. Cô ngước nhìn vòm cây, mỉm cười. Xe chầm chậm dừng lại. Vẫn ngồi trên yên xe, cô ngửa cổ nheo mắt nhìn lên vòm xanh. Có một đợt gió, cây rung cành, rủ xuống lả tả những vỏ búp màu hồng nhạt. Cô bé rụt cổ lại cười thích thú, cái cười không thành tiếng. Cô dang tay, cố tóm bắt những chiếc vỏ búp xinh xinh. Cứ thế, cô bé đứng dưới gốc đa một lát rồi chầm chậm đạp xe đi. Vừa đạp, cô bé vừa ngoái đầu lại như bịn rịn Rồi bóng cô chìm dần giữa dòng người. Lòng tôi vừa ấm lại trong phút chốc, chợt nao nao buồn. ( Theo Trần Hoài Dương) Trả lời các câu hỏi: 1. Chi tiết nào cho thấy lộc cây phát triển rất nhanh? - Ban sáng, lộc cây vừa mới nhú. Lá non còn cuộn tròn trong búp, chỉ hơi hé mở. Đến trưa lá đã xòe tung. Sáng hôm sau, lá đã xanh đậm lẫn vào màu xanh bình thường của các loài cây khác. 2. Vì sao tác giả ngẩn ngơ nhìn vòm đa? - Vì khi nảy lộc vòm đa nhìn rất đẹp. 3.Vì sao tác giả lại cảm thấy “lòng tôi vừa ấm lại trong phút chốc” và “chợt nao nao buồn” ? - Vì thấy có cô bé cũng thích ngắm nhìn cây đa và buồn khi cô bé ấy lại đi. HOA TÓC TIÊN Thầy giáo dạy cấp một của tôi có một khoảnh vườn tí tẹo, chỉ độ vài mét vuông. Mọc um tùm với nhau là những thứ quen thuộc: xương sông, lá lốt, bạc hà, kinh giới. Có cả cây ớt lẫn cây hoa hồng lúc nào cũng bừng lên bông hoa rực rỡ. Đặc biệt là viền bốn xung quanh mảnh vườn có hàng tóc tiên, xanh và
  3. mềm quanh năm. Chắc là những cô tiên không bao giờ già, tóc không bao giờ bạc nên thứ cỏ này mới có tên gọi như thế. Mùa hè, tôi thường đến nhà thầy, đúng mùa hoa tóc tiên. Sáng sáng hoa tóc tiên đua nhau nở rộ như đua nhau khoe màu, biến đường viền xanh thành đường viền hồng cánh sen. Cầm một bông tóc tiên thường là năm cánh, mỏng như lụa, còn mát sương đêm, sẽ thấy mùi hương ngòn ngọt và thơm thơm của phong bánh đậu Hải Dương, muốn ăn ngay. Thầy thường sai tôi ra ngắt dăm bông cắm vào chiếc cốc thủy tinh trong suốt, có nước mưa cũng trong suốt, để lên bàn thầy. Cốc hoa tóc tiên trông mới tinh khiết làm sao, tưởng như tôi vừa cắm cả buổi sáng vào trong cốc, mà cũng tưởng như đó là nếp sống của thầy, tinh khiết, giản dị, trong sáng, trong sáng từ trong đến ngoài. Bây giờ nhiều nơi trồng tóc tiên, hoa tóc tiên có ở nhiều nhà nhiều vườn, có cả hoa màu trắng, nhưng ít ai cắm hoa tóc tiên trong bình. Riêng tôi, tôi nhớ cốc hoa tóc tiên trên bàn thầy giáo cách đây mấy chục năm ở một cái thôn hẻo lánh, hoa có màu cánh sen nhẹ, lá thì xanh biếc, còn hương thơm thì thoảng nhẹ và ngon lành như một thứ bánh . Thầy giáo tôi đã mất. Nhưng chắc ở trên trời, thầy vẫn có cốc hoa tóc tiên tinh khiết của mình (Theo Băng Sơn) Trả lời các câu hỏi: 1. Trong vườn thầy giáo có những loại cây gì? - Trong vườn thầy giáo có xương sông, lá lốt, bạc hà, kinh giới, cây ớt, cây hoa hồng, cây tóc tiên. 2.Tác giả cho rằng tên gọi cây tóc tiên có nguồn gốc là do đâu ? - Là do những cô tiên không bao giờ già, tóc không bao giờ bạc nên thứ cỏ này mới có tên gọi như thế. 3. Hoa tóc tiên có mùi hương như thế nào? - Mùi hương ngòn ngọt và thơm thơm, thoảng nhẹ và ngon lành như một thứ bánh. 4. Hoa tóc tiên ở vườn nhà thầy giáo có màu gì? - Hoa có màu cánh sen nhẹ, lá thì xanh biếc. 2. Đọc hiểu + Kiến thức tiếng Việt: (7 điểm) ( Thời gian khoảng 35 - 40 phút ) Đọc thầm bài: CẬU BÉ CHƠI ĐÀN Một hôm, cậu bé nhận được tin mình bị loại ra khỏi dàn nhạc giao hưởng của trường. Cậu ta rất buồn, ngồi khóc một mình trong công viên. Cậu tự hỏi: “Tại sao mình không được chơi đàn nữa? Chẳng lẽ mình chơi tồi thế sao?” Thế rồi cậu chơi đàn một mình, hết bản này đến bản khác. - Cháu chơi đàn hay quá! Một giọng nói vang lên. Cậu bé ngẩn người. Người vừa khen cậu là một bà cụ tóc bạc. Bà nói hôm sau cháu lại đến đây chơi tiếp nha. Nói xong, bà chậm rãi bước đi.
  4. Hôm sau, cậu bé làm đúng theo lời bà cụ nói. Khi đến công viên, cậu bé đã thấy bà cụ ngồi ở chiếc ghế hôm trước, mỉm cười chào cậu. Cậu bé lại chơi đàn. Bà cụ chăm chú lắng nghe rồi vỗ tay, nói: “Cảm ơn cháu bé. Cháu chơi đàn hay lắm!” Cứ vậy nhiều năm trôi qua. Rồi cậu bé trở thành một người chơi đàn nổi tiếng. Một chiều đông, cậu trở lại công viên tìm bà lão nhưng chỉ thấy chiếc ghế trống không. - Bà cụ mới mất hai tuần trước. Cụ điếc đã hơn chục năm nay. Người chăm sóc cây trong công viên nói với cậu. Chàng thanh niên sững người. Thì ra, bà lão vẫn chăm chú lắng nghe và khen cậu chơi đàn hay là một người từ lâu đã không còn nghe được nữa. Theo nguồn INTERNET Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh vào chữ đặt trước ý trả lời đúng ở các câu 1, 2, 4, 5 và làm các bài tập: Câu 1 (M1): Một hôm, cậu bé nhận được tin gì? A. Bị loại khỏi dàn nhạc giao hưởng của trường. B. Bị mẹ cấm không cho chơi đàn ở trường. C. Bị mất một cây đàn mà bấy lâu cậu yêu thích. D. Bị ba mẹ cho nghỉ học vì nhà khó khăn. Câu 2 (M1): Khi cậu bé chơi đàn, ai đã khen cậu? A. Một thầy giáo già. B. Một bà cụ tóc bạc. C. Một ông cụ tóc bạc. D. Một người chăm sóc cây. Câu 3 (M1): Nối từ ở cột A với từ loại ở cột B cho phù hợp: A B khóc danh từ buồn động từ cậu bé mỉm cười tính từ Câu 4 (M2): Khi cậu bé đàn, bà cụ có nghe rõ được tiếng đàn không? Vì sao? A. Bà cụ nghe được tiếng đàn. Vì tai bà cụ còn thính. B. Bà cụ không nghe rõ tiếng đàn. Vì bà cụ nặng tai. C. Bà cụ không nghe được tiếng đàn. Vì bà cụ bị điếc từ lâu. D. Bà cụ không nghe được tiếng đàn. Vì bà cụ bị điếc từ lúc mới sinh.
  5. Câu 5 (M2): Vì sao cậu bé lại trở thành người chơi đàn nổi tiếng? A. Vì bà cụ là người dạy đàn nổi tiếng. B. Vì bà cụ thích nghe cậu chơi đàn. C. Vì cậu được ba mẹ động viên. D. Vì lời động viên của bà cụ. Câu 6 (M2): Gạch 1 gạch dưới bộ phận chủ ngữ và 2 gạch dưới bộ phận vị ngữ trong câu sau: Hôm sau, cậu bé làm đúng theo lời bà cụ nói. Câu 7 (M3): Theo em, nếu gặp lại bà cụ, chàng thanh niên nổi tiếng sẽ nói gì? Câu 8 (M3): Từ câu kể “Cậu bé trở thành một người chơi đàn nổi tiếng.”, em hãy đặt 2 câu hỏi trong đó: a. 1 câu dùng để hỏi người khác. b. 1 câu dùng để tự hỏi mình. Câu 9 (M4): Khi gặp khó khăn trong học tập, được sự động viên kịp thời của thầy cô và bạn bè, em cảm thấy như thế nào? Nếu bạn em gặp khó khăn trong học tập, em sẽ nói gì bạn? Câu 10 (M4): Em hãy viết một đoạn văn ngắn ( khoảng 3 đến 5 câu) kể về công việc của mỗi người trong gia đình em vào buổi tối trong đó có sử dụng ít nhất 2 câu kể theo mẫu "Ai làm gì?" và gạch dưới 2 câu kể đó. II. KIỂM TRA VIẾT (10 điểm) 1. Chính tả: ( Nghe - viết) ( 2 điểm) (Thời gian viết bài khoảng 15 phút) Một ngày ở Đê Ba Rừng chiều Đê Ba nổi lên sừng sững. Nắng nhạt dần làm sáng lên những cụm bông lau trong gió. Trên những bắp ngô, mớ râu non trắng như cước Sương lam nhẹ bò lên các sườn núi. Mặt trời gác bóng, những tia nắng hắt lên các vòm cây Buổi tối, làng thật vui. Lớp thanh niên ca hát, nhảy múa. Tiếng chiêng, tiếng cồng, tiếng đàn tơ- rưng dìu dặt vang lên. Theo Đình Trung 2. Tập làm văn: (8 điểm) ( Thời gian khoảng 25 phút) Đề bài: Em hãy tả một đồ dùng học tập hoặc một đồ chơi mà em yêu thích. Duyệt của Chuyên môn Người ra đề Phan Thị Mơ Lý Thị Xuân Trang
  6. PHÒNG GD&ĐT THỊ XÃ BUÔN HỒ TRƯỜNG TH QUANG TRUNG ĐÁP ÁN MÔN TIẾNG VIỆT CUỐI HỌC KỲ 1 - KHỐI 4 NĂM HỌC 2020 – 2021 I. KIỂM TRA ĐỌC: 1. Đọc thành tiếng: - Đọc rõ ràng có độ lớn vừa đủ nghe tốc độ đọc đạt hơn 110 tiếng/phút. Giọng đọc có biểu cảm: 1 điểm. Đạt 2/3 yêu cầu trên và tốc độ 100 – 110 tiếng/phút (0,5 điểm). Đạt 0 - 1 yêu cầu, tốc độ dưới 100 tiếng/phút: 0 điểm. - Đọc đúng từ, ngắt nghỉ hơi đúng các dấu câu, chỗ tách các cụm từ: có thể còn từ 0 đến 3 lỗi: 1 điểm; Còn từ 4 đến 5 lỗi là 0,5 điểm; Còn trên 5 lỗi là 0 điểm. - Nghe hiểu và trả lời đúng trọng tâm câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm. Trả lời đúng đáp án nhưng chưa thành câu hoặc lặp từ 0,5 điểm, trả lời không đúng đáp án của câu hỏi 0 điểm. 2. Đọc hiểu: Hiểu văn bản ( 4 điểm ); Kiến thức về từ và câu ( 3 điểm). Câu 1 (0,5 điểm): A. Bị loại khỏi dàn nhạc giao hưởng của trường. Câu 2 (0,5 điểm): B. Một bà cụ tóc bạc. Câu 3 (0,5 điểm): A B khóc danh từ buồn động từ cậu bé mỉm cười tính từ Câu 4 (0,5 điểm): C. Bà cụ không nghe được tiếng đàn. Vì bà cụ bị điếc từ lâu. Câu 5 (0,5 điểm): D.Vì lời động viên của bà cụ. Câu 6 (0,5 điểm): Hôm sau, cậu bé làm đúng theo lời bà cụ nói. Câu 7 (1 điểm): VD: - Cháu cảm ơn bà. Nhờ bà động viên mà cháu đã thành tài. Câu 8 (1 điểm ): (Tùy vào câu trả lời của học sinh mà GV linh động chấm.) Đặt câu hỏi: a. Để hỏi người khác: VD: - Cậu bé trở thành người chơi đàn nổi tiếng phải không? - Ai trở thành người chơi đàn nổi tiếng vậy? b. Để tự hỏi mình: VD: - Cậu bé trở thành người chơi đàn nổi tiếng phải không nhỉ? - Ai trở thành người chơi đàn nổi tiếng vậy nhỉ? Câu 9: (1 điểm) (Tùy vào câu trả lời của học sinh mà GV linh động chấm.) Mỗi ý: 0,5 điểm
  7. a. Học sinh có thể trả lời một trong các ý sau. - Khi em gặp khó khăn trong học tập mà được sự động viên kịp thời của thầy cô, bạn bè em cảm thấy rất vui. - Khi em gặp khó khăn trong học tập mà được sự động viên kịp thời của thầy cô, bạn bè em cảm thấy có động lực cố gắng nhiều hơn trong học tập. - Khi em gặp khó khăn trong học tập mà được sự động viên kịp thời của thầy cô, bạn bè em cảm thấy mạnh mẽ hơn can đảm hơn trong học tập. b. Nếu bạn em gặp khó khăn trong học tập em sẽ động viên bạn, giúp đỡ bạn để cố gắng nhiều hơn (0,5 điểm) Câu 10: Viết được đoạn văn (3 đến 5 câu) theo yêu cầu (0,5 điểm). Xác định được 2 câu kể Ai làm gì? (0.5 điểm) Ví dụ: Sau một ngày làm việc vất vả, tối đến, cả nhà em lại quây quần bên mâm cơm cùng nhau. Ăn cơm xong, em phụ mẹ dọn dẹp chén bát. Sau đó em ngồi vào bàn học bài. Ba với ông nội thì xem thời sự. Bà nội thì chơi với em Na Em rất thích cảnh sum họp của gia đình em vào buổi tối. (Tùy vào câu trả lời của các em mà GV linh động chấm.) II. KIỂM TRA VIẾT: 1. Chính tả: (Nghe - viết) (2điểm) (Thời gian làm bài khoảng 15-20 phút) Bài viết: Một ngày ở Đê Ba - Tốc độ đạt yêu cầu, chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp (1 điểm). - Viết đúng chính tả không mắc quá 3 lỗi (1 điểm). 2. Phần tập làm văn: (8 điểm) - Phần ý, nội dung (5 điểm): Bài văn nêu đủ các ý theo yêu cầu của đề bài: + Mở bài (0,5 điểm). + Thân bài (4 điểm). + Kết bài ( 0,5 điểm). - Phần kĩ năng (3 điểm): + 1 điểm cho kĩ năng viết chữ đúng kiểu, cỡ chữ và viết đúng chính tả. + 1 điểm cho kĩ năng dùng từ đặt câu đúng. + 1 điểm cho phần kĩ năng vượt trội ở một trong số các lĩnh vực sau: về ý, cách dùng từ đặt câu, tạo hình ảnh, thể hiện cảm xúc. Buôn Hồ, ngày 12 tháng 12 năm 2020 Duyệt của Chuyên môn Người ra đề Phan Thị Mơ Lý Thị Xuân Trang
  8. Trường tiểu học Quang Trung Thứ sáu ngày 8 tháng 1 năm 2021 Họ và tên: . Lớp: 4A BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I MÔN: TIẾNG VIỆT Điểm Lời nhận xét của giáo viên I. KIỂM TRA ĐỌC 1. Đọc thành tiếng: 2. Đọc hiểu: CẬU BÉ CHƠI ĐÀN Một hôm, cậu bé nhận được tin mình bị loại ra khỏi dàn nhạc giao hưởng của trường. Cậu ta rất buồn, ngồi khóc một mình trong công viên. Cậu tự hỏi: “Tại sao mình không được chơi đàn nữa? Chẳng lẽ mình chơi tồi thế sao?” Thế rồi cậu chơi đàn một mình, hết bản này đến bản khác. - Cháu chơi đàn hay quá! Một giọng nói vang lên. Cậu bé ngẩn người. Người vừa khen cậu là một bà cụ tóc bạc. Bà nói hôm sau cháu lại đến đây chơi tiếp nha. Nói xong, bà chậm rãi bước đi. Hôm sau, cậu bé làm đúng theo lời bà cụ nói. Khi đến công viên, cậu bé đã thấy bà cụ ngồi ở chiếc ghế hôm trước, mỉm cười chào cậu. Cậu bé lại chơi đàn. Bà cụ chăm chú lắng nghe rồi vỗ tay, nói: “Cảm ơn cháu bé. Cháu chơi đàn hay lắm!” Cứ vậy nhiều năm trôi qua. Rồi cậu bé trở thành một người chơi đàn nổi tiếng. Một chiều đông, cậu trở lại công viên tìm bà lão nhưng chỉ thấy chiếc ghế trống không. - Bà cụ mới mất hai tuần trước. Cụ điếc đã hơn chục năm nay. Người chăm sóc cây trong công viên nói với cậu. Chàng thanh niên sững người. Thì ra, bà lão vẫn chăm chú lắng nghe và khen cậu chơi đàn hay là một người từ lâu đã không còn nghe được nữa. Theo nguồn INTERNET Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh vào chữ đặt trước ý trả lời đúng ở các câu 1, 2, 4, 5 và làm các bài tập: Câu 1: Một hôm, cậu bé nhận được tin gì? A. Bị loại khỏi dàn nhạc giao hưởng của trường. B. Bị mẹ cấm không cho chơi đàn ở trường. C. Bị mất một cây đàn mà bấy lâu cậu yêu thích. D. Bị ba mẹ cho nghỉ học vì nhà khó khăn.
  9. Câu 2: Khi cậu bé chơi đàn, ai đã khen cậu? A. Một thầy giáo già. B. Một bà cụ tóc bạc. C. Một ông cụ tóc bạc. D. Một người chăm sóc cây. Câu 3: Nối từ ở cột A với từ loại ở cột B cho phù hợp: A B khóc danh từ buồn động từ cậu bé mỉm cười tính từ Câu 4: Khi cậu bé đàn, bà cụ có nghe rõ được tiếng đàn không? Vì sao? A. Bà cụ nghe được tiếng đàn. Vì tai bà cụ còn thính. B. Bà cụ không nghe rõ tiếng đàn. Vì bà cụ nặng tai. C. Bà cụ không nghe được tiếng đàn. Vì bà cụ bị điếc từ lâu. D. Bà cụ không nghe được tiếng đàn. Vì bà cụ bị điếc từ lúc mới sinh. Câu 5: Vì sao cậu bé lại trở thành người chơi đàn nổi tiếng? A. Vì bà cụ là người dạy đàn nổi tiếng. B. Vì bà cụ thích nghe cậu chơi đàn. C. Vì cậu được ba mẹ động viên. D. Vì lời động viên của bà cụ. Câu 6: Gạch 1 gạch dưới bộ phận chủ ngữ và 2 gạch dưới bộ phận vị ngữ trong câu sau: Hôm sau, cậu bé làm đúng theo lời bà cụ nói. Câu 7: Theo em, nếu gặp lại bà cụ, chàng thanh niên nổi tiếng sẽ nói gì? Câu 8: Từ câu kể “Cậu bé trở thành một người chơi đàn nổi tiếng”, em hãy đặt 2 câu hỏi trong đó: a. 1 câu dùng để hỏi người khác: b.1 câu dùng để tự hỏi mình:
  10. Câu 9: Khi gặp khó khăn trong học tập, được sự động viên kịp thời của thầy cô và bạn bè, em cảm thấy như thế nào? Nếu bạn em gặp khó khăn trong học tập, em sẽ nói gì bạn? Câu 10: Em hãy viết một đoạn văn ngắn ( khoảng 3 đến 5 câu) kể về công việc của mỗi người trong gia đình em vào buổi tối trong đó có sử dụng ít nhất 2 câu kể theo mẫu "Ai làm gì?" và gạch dưới 2 câu kể đó.
  11. LỘC NON Ở phương nam nắng gió thừa thãi này, được chứng kiến những mầm đa còn non tơ, quả thật là giây phút hiếm hoi. Ban sáng, lộc cây vừa mới nhú. Lá non còn cuộn tròn trong búp, chỉ hơi hé mở. Đến trưa lá đã xòe tung. Sáng hôm sau, lá đã xanh đậm lẫn vào màu xanh bình thường của các loài cây khác. Tôi ngẩn ngơ nhìn vòm đa bên kia đường đang nảy lộc. Không có mưa bụi lất phất như rây bột. Không có một chút rét ngọt. Trời vẫn chang chang nắng. Những vòm lộc non đang đung đưa kia vẫn ru tôi nhè nhẹ trở lại quê nhà trong thoáng chốc. Lòng đường vẫn loang loáng bóng người, xe qua lại. Chẳng ai để ý đến vòm cây đang lặng lẽ chuyển mùa. Nhưng kìa, một cô bé đang đạp xe đi tới. Cô ngước nhìn vòm cây, mỉm cười. Xe chầm chậm dừng lại. Vẫn ngồi trên yên xe, cô ngửa cổ nheo mắt nhìn lên vòm xanh. Có một đợt gió, cây rung cành, rủ xuống lả tả những vỏ búp màu hồng nhạt. Cô bé rụt cổ lại cười thích thú, cái cười không thành tiếng. Cô dang tay, cố tóm bắt những chiếc vỏ búp xinh xinh. Cứ thế, cô bé đứng dưới gốc đa một lát rồi chầm chậm đạp xe đi. Vừa đạp, cô bé vừa ngoái đầu lại như bịn rịn Rồi bóng cô chìm dần giữa dòng người. Lòng tôi vừa ấm lại trong phút chốc, chợt nao nao buồn. ( Theo Trần Hoài Dương) Trả lời các câu hỏi: 1. Chi tiết nào cho thấy lộc cây phát triển rất nhanh? - Ban sáng, lộc cây vừa mới nhú. Lá non còn cuộn tròn trong búp, chỉ hơi hé mở. Đến trưa lá đã xòe tung. Sáng hôm sau, lá đã xanh đậm lẫn vào màu xanh bình thường của các loài cây khác. 2. Vì sao tác giả ngẩn ngơ nhìn vòm đa? - Vì khi nảy lộc vòm đa nhìn rất đẹp. 3.Vì sao tác giả lại cảm thấy “lòng tôi vừa ấm lại trong phút chốc” và “chợt nao nao buồn” ? - Vì thấy có cô bé cũng thích ngắm nhìn cây đa và buồn khi cô bé ấy lại đi.
  12. HOA TÓC TIÊN Thầy giáo dạy cấp một của tôi có một khoảnh vườn tí tẹo, chỉ độ vài mét vuông. Mọc um tùm với nhau là những thứ quen thuộc: xương sông, lá lốt, bạc hà, kinh giới. Có cả cây ớt lẫn cây hoa hồng lúc nào cũng bừng lên bông hoa rực rỡ. Đặc biệt là viền bốn xung quanh mảnh vườn có hàng tóc tiên, xanh và mềm quanh năm. Chắc là những cô tiên không bao giờ già, tóc không bao giờ bạc nên thứ cỏ này mới có tên gọi như thế. Mùa hè, tôi thường đến nhà thầy, đúng mùa hoa tóc tiên. Sáng sáng hoa tóc tiên đua nhau nở rộ như đua nhau khoe màu, biến đường viền xanh thành đường viền hồng cánh sen. Cầm một bông tóc tiên thường là năm cánh, mỏng như lụa, còn mát sương đêm, sẽ thấy mùi hương ngòn ngọt và thơm thơm của phong bánh đậu Hải Dương, muốn ăn ngay. Thầy thường sai tôi ra ngắt dăm bông cắm vào chiếc cốc thủy tinh trong suốt, có nước mưa cũng trong suốt, để lên bàn thầy. Cốc hoa tóc tiên trông mới tinh khiết làm sao, tưởng như tôi vừa cắm cả buổi sáng vào trong cốc, mà cũng tưởng như đó là nếp sống của thầy, tinh khiết, giản dị, trong sáng, trong sáng từ trong đến ngoài. Bây giờ nhiều nơi trồng tóc tiên, hoa tóc tiên có ở nhiều nhà nhiều vườn, có cả hoa màu trắng, nhưng ít ai cắm hoa tóc tiên trong bình. Riêng tôi, tôi nhớ cốc hoa tóc tiên trên bàn thầy giáo cách đây mấy chục năm ở một cái thôn hẻo lánh, hoa có màu cánh sen nhẹ, lá thì xanh biếc, còn hương thơm thì thoảng nhẹ và ngon lành như một thứ bánh . Thầy giáo tôi đã mất. Nhưng chắc ở trên trời, thầy vẫn có cốc hoa tóc tiên tinh khiết của mình (Theo Băng Sơn) Trả lời các câu hỏi: 1. Trong vườn thầy giáo có những loại cây gì? - Trong vườn thầy giáo có xương sông, lá lốt, bạc hà, kinh giới, cây ớt, cây hoa hồng, cây tóc tiên. 2.Tác giả cho rằng tên gọi cây tóc tiên có nguồn gốc là do đâu ? - Là do những cô tiên không bao giờ già, tóc không bao giờ bạc nên thứ cỏ này mới có tên gọi như thế. 3. Hoa tóc tiên có mùi hương như thế nào? - Mùi hương ngòn ngọt và thơm thơm, thoảng nhẹ và ngon lành như một thứ bánh. 4. Hoa tóc tiên ở vườn nhà thầy giáo có màu gì? - Hoa có màu cánh sen nhẹ, lá thì xanh biếc.