Đề kiểm tra 1 tiết môn Vật lí 6 - Năm học 2018-2019 (Có đáp án)

doc 3 trang Thủy Hạnh 13/12/2023 2070
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 1 tiết môn Vật lí 6 - Năm học 2018-2019 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_1_tiet_mon_vat_li_6_nam_hoc_2018_2019_co_dap_an.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra 1 tiết môn Vật lí 6 - Năm học 2018-2019 (Có đáp án)

  1. Tiết 10 Ngày soạn: 22/10/2018 KIỂM TRA 1 TIẾT VẬT LÍ 6 I. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ KIỂM TRA 1. Phạm vi kiến thức: Kiểm tra kiến thức trong chương trình Vật lý lớp 6, gồm từ tiết 1 đến tiết 8 theo phân phối chương trình Từ bài 1 đến bài 8/ SGK - Vật lý 6 2. Mục đích: Kiểm tra kiến thức của học sinh theo chuẩn kiến thức nằm trong chương trình học. * Đối với Học sinh: a. Kiến thức:Học sinh nắm được về đo độ dài, đo thể tích, đo khối lượng, lực, kết quả tác dụng cua lực, trọng lực, đơn vị lực. b. Kỹ năng:Vận dụng được những kiến thức trờn để giải bài tập và giải thích một số hiện tượng. c. Thái độ: Giúp học sinh có thái độ trung thực, độc lập, nghiêm túc, sáng tạo trong khi làm bài kiểm tra. * Đối với giáo viên: Thông qua bài kiểm tra đánh giá được kết quả học tập học sinh, từ đó có cơ sở để điều chỉnh cách dạy của GV và cách học của HS hợp thực tế. II. XÁC ĐỊNH HÌNH THỨC ĐỂ KIỂM TRA - Kết hợp trắc nghiệm khách quan và tự luận (30% TNKQ, 70% TL) - Học sinh kiểm tra trên lớp. III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA : Tên chủ Vận dụng Nhận biết Thông hiểu Cộng đề Vận dụng thấp Vận dụng cao 1. Đo độ 1.Biết được 8.Vận dụng dài- Đo dụng cụ đo thể giải thích thể tích tích chất lỏng. được vật có 2.Biết được cùng thể tích giới hạn đo và khi nhúng độ chia nhỏ nhất của thước. chìm chiếm chỗ lượng chất lỏng như nhau 3 C1.1 1 Số câu 4 hỏi C2.2 C8.10 C2.3 Số điểm 1,5 1 2,5 2. Khối 3.Biết được 6.Vận dụng tính lượng – dụng cụ đo khối lượng của Đo khối khối lượng. một vật. lượng. 1 1 2 Số câu C3.4 C6.8 hỏi 1
  2. Số điểm 0,5 2 2,5 3. Lực- 4. Hiểu được tác 7.Vận dụng xác Hai lực dụng của lực, hai định được tác cân bằng- lực cân bằng lên dụng của lực, Tìm hiểu một vật. . hai lực cân bằng kết qủa lên một vật. tác dụng của lực. 1 C4.5 Số câu 1 1 3 hỏi C7.9 C4.7 Số điểm 2,5 2 4,5 5. Hiểu được 4. Trọng được trọng lực là lực- Đơn lực hút của Trái vị lực. Đất tác dụng lên vật Số câu 1 1 hỏi C5.6 Số điểm 0,5 0,5 TS câu 2 4 2 1 10 hỏi 1 1 TS điểm 2 4 1 10 2 4 câu 3 câu 2câu 1câu 10câu Tổng (2đ) (3đ) (4đ) (1đ) 10(đ) 20% 30% 40% 10% 100% IV. BIÊN SOẠN CÂU HỎI THEO MA TRẬN KIỂM TRA 1 TIẾT I. TRẮC NGHIỆM (3.0 điểm) Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu câu đúng sau Câu 1 (0,5 điểm): Dụng cụ dùng để đo thể tích của chất lỏng là: A. Bình tràn. B. Bình tràn và bình chứa. C. Ca đong và bình chia độ. D. Bình chứa. Câu 2 (0,5 điểm): Giới hạn đo của thước là độ dài: A. giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước. B. lớn nhất ghi trên thước. C. ghi trên thước. D. của thước. Câu 3 (0,5 điểm): Độ chia nhỏ nhất của thước là độ dài: A. giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước. B. giữa hai vạch chia trên thước. C. giữa vạch chia nhỏ nhất trên thước. D. giữa vạch chia lớn nhất trên thước. Câu 4 (0,5 điểm): Dụng cụ dùng để đo khối lượng là: A. Ca đong. B. Thước kẻ. C. Bình chia độ D. Cân đồng hồ. Câu 5 (0,5 điểm): Cặp lực nào dưới đây là hai lực cân bằng ? A. Lực của vật nặng tác dụng lên dây và lực của dây tác dụng lên vật. B. Lực mà hai em bé cùng đẩy vào hai bên của một cánh cửa, làm cánh cửa quay. C. Lực một người đang kéo dãn một dây lò xo và lực mà dây lò xo kéo lại tay người. 2
  3. D. Lực nâng quả tạ lên trên cao và trọng lực tác dụng lên quả tạ. Câu 6 (0,5 điểm):Trong các lực sau đây, lực nào không phải là trọng lực ? A. Lực tác dụng lên vật đang rơi. B. Lực tác dụng lên máy bay đang bay. C. Lực lò xo tác dụng lên vật nặng treo vào nó. D. Lực tác dụng lên vật nặng được treo vào lò xo. II. TỰ LUẬN (7.0 điểm ) Câu 7 (2 điểm): Hai đội chơi trò kéo co, ban đầu sợi dây dịch chuyển về phía đội A, sau đó sợi dây đứng yên. Em hãy giải thích tại sao ? Câu 8 (2 điểm): Trên một chiếc cầu có biển báo “Cấm xe tải 5 tấn lưu thông trên cầu”. Một chiếc xe tải có khối lượng 2,5 tấn chở trên xe 40 bao xi măng. Xe này có được phép qua cầu không ? Biết rằng một bao xi măng có khối lượng 50 Kg Câu 9 (2 điểm): a, Khi treo đèn trên trần nhà, đèn chịu tác dụng của những lực nào ? b,Vì sao khi treo đèn trên trần nhà, đèn không bị rơi xuống ? Câu 10 (1 điểm): Hai viên bi có cùng đường kính, một viên bi đặc, một viên bi rỗng. Lần lượt thả hai viên bi vào bình chia độ, biết hai viên bi đều bị chìm. Hỏi mực nước dâng lên trong bình trong hai lần thả có như nhau không ? Tại sao ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM I. TRẮC NGHIỆM: ( 3đ ) ( Mỗi ý đúng 0,5 đ ) Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án C B A D A C II. TỰ LUẬN: Câu Nội dung đáp án Điểm Ban đầu đội A tác dụng lên dây một lực kéo lớn hơn lực kéo 1 Câu 7 (2 điểm) do đội B tác dụng lên dây nên dây dịch chuyển về phía đội A. Khi dây đứng yên, dây chịu tác dụng của hai lực cân bằng 1 Khối lượng 40 bao xi măng là: 0,5 40.50 = 2000 kg = 2 tấn Câu 8 (2 điểm) Khối lượng cả xe và hàng là: 2,5 +2 = 4,5 tấn 0,5 Vậy xe này vẫn được phép lưu thông qua cầu 1 a, Khi treo đèn trên trần nhà, đèn chịu tác dụng của hai lực là 1 lực hút của trái đất ( gọi là trọng lực) và lực kéo của dây treo. Câu 9 (2 điểm) b, Vì trọng lực tác dụng lên đèn và lực kéo của dây treo là hai lực cân bằng, do đó đèn chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì 1 đèn xẽ đứng yên, không bị rơi xuống. Như nhau, Vì hai viên bi có cùng đường kính thì có cùng thể 1 Câu 10(1 điểm) tích 3