2 Đề thi thử vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn

doc 3 trang thienle22 3320
Bạn đang xem tài liệu "2 Đề thi thử vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • doc2_de_thi_thu_vao_lop_10_thpt_mon_ngu_van.doc

Nội dung text: 2 Đề thi thử vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn

  1. ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 THPT ĐỀ SỐ 1 MÔN: NGỮ VĂN Thời gian: 120 phút (không kể thời gian phát đề) PHẦN I: (3 điểm) Trong bài thơ Việt Bắc sáng tác năm 1954, nhà thơ Tố Hữu đã viết: Mình về thành thị xa xôi Nhà cao, còn nhớ núi đồi nữa chăng? Phố đông còn nhớ bản làng Sáng đèn, còn nhớ mảnh trăng giữa rừng? 1. Những câu thơ trên của nhà thơ Tố Hữu gợi em liên tưởng đến tác phẩm văn học nào đã được học trong chương trình Ngữ văn 9? Tác giả là ai? 2. Nêu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm văn học đó? Hoàn cảnh ra đời ấy có mối liên hệ như thế nào với chủ đề của tác phẩm? 3. Từ chủ đề của tác phẩm nói trên, em có suy nghĩ gì về đạo lí “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam ta? Thế hệ trẻ hôm nay cần làm gì để phát huy đạo lí tốt đẹp đó của dân tộc? (Trả lời bằng một đoạn văn khoảng nửa trang giấy thi). PHẦN II: (7 điểm) Cho đoạn trích: Việc của chúng tôi là ngồi đây. Khi có bom nổ thì chạy lên, đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom. Người ta gọi chúng tôi là tổ trinh sát mặt đường. Cái tên gợi sự khát khao làm nên những sự tích anh hùng. Do đó, công việc cũng chẳng đơn giản. Chúng tôi bị bom vùi luôn. Có khi bò trên cao điểm về chỉ thấy hai con mắt lấp lánh. Cười thì hàm răng lóa lên khuôn mặt nhem nhuốc. Những lúc đó, chúng tôi gọi nhau là “những con quỷ mắt đen”. (Những ngôi sao xa xôi – Lê Minh Khuê – SGK Ngữ văn 9, tập 2) 1. Hãy xác định ngôi kể của văn bản chứa đoạn trích trên. Cách chọn ngôi kể ấy có tác dụng gì? 2. “Chúng tôi” được nói tới ở đây là những ai? Công việc của họ là gì? Tại sao cái tên “tổ trinh sát mặt đường” lại “gợi sự khát khao làm nên những sự tích anh hùng”? 3. Ghi lại một câu bị động và một câu có chứa thành phần khởi ngữ trong đoạn văn trên. 4. Trong tác phẩm, Lê Minh Khuê đã rất thành công khi miêu tả hành động và tâm trạng của nhân vật Phương Định trong một lần phá bom. Viết một đoạn văn khoảng 12 câu, trình bày theo cách quy nạp để phân tích hành động và diễn biến tâm trạng nhân vật Phương Định trong lần phá bom đầy nguy hiểm đó. Đoạn văn có sử dụng một câu ghép và một phép nối để liên kết. (Gạch chân, chú thích rõ) 5. Hãy kể tên một tác phẩm khác viết về đề tài vẻ đẹp của người phụ nữ trong kháng chiến mà em đã học trong chương trình Ngữ văn 9. Ghi rõ năm sáng tác. Hết
  2. ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 THPT ĐỀ SỐ 2 MÔN: NGỮ VĂN Thời gian: 120 phút (không kể thời gian phát đề) PHẦN I: (6 điểm) Cho câu thơ: Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa 1. Câu thơ được trích trong tác phẩm nào? Của ai? Hãy nêu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm đó. 2. Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ trên. 3. Chép chính xác 7 câu thơ tiếp theo câu thơ trên. 4. Dựa vào đoạn thơ vừa chép, em hãy viết đoạn văn theo phép lập luận quy nạp khoảng 12 câu để chứng minh đoạn thơ đã thể hiện những suy ngẫm sâu sắc và cảm động về bà. Trong đoạn có sử dụng phép thế để liên kết và một câu có chứa thành phần biệt lập cảm thán. (Gạch chân, chú thích rõ). PHẦN II: (4 điểm) Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa là kết quả của chuyến đi thực tế ở Lào Cai trong mùa hè 1970 của nhà văn Nguyễn Thành Long. Tác phẩm này được rút từ tập Giữa trong xanh in năm 1972. 1. Tác phẩm đã xây dựng được một tình huống truyện độc đáo. Đó là tình huống nào? 2. Vì sao nhà văn Nguyễn Thành Long không đặt tên riêng cho các nhân vật trong tác phẩm mà lại gọi tên theo độ tuổi, nghề nghiệp? 3. Từ hình ảnh những người lao động bình thường, mà tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác khí tượng trong truyện ngắn nói trên, em hãy viết đoạn văn khoảng nửa trang giấy với chủ đề: Sống cống hiến – lẽ sống đẹp con người cần hướng tới. 4. Trong chương trình Ngữ văn 9, em đã được học một tác phẩm cũng nói về ước nguyện chân thành, tha thiết của tác giả được cống hiến cho cuộc đời chung. Đó là tác phẩm nào? Tác giả là ai? Hết