Đề thi thử vào lớp 10 THPT năm học 2020- 2021 môn Sinh học (Đề 2)

docx 4 trang thienle22 4130
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử vào lớp 10 THPT năm học 2020- 2021 môn Sinh học (Đề 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_thu_vao_lop_10_thpt_nam_hoc_2020_2021_mon_sinh_hoc_de.docx

Nội dung text: Đề thi thử vào lớp 10 THPT năm học 2020- 2021 môn Sinh học (Đề 2)

  1. PHÒNG GD&ĐT HUYỆN GIA LÂM ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 THPT Năm học 2020- 2021 Môn: SINH HỌC Thời gian: 60 phút ĐỀ 2 Câu 1: Trong quá trình nguyên phân, có thể quan sát rõ nhất hình thái NST ở vào kì: A. Vào kì trung gian B. Kì đầu C. Kì giữa D. Kì sau Câu 2: Giảm phân là hình thức phân bào xảy ra ở: A. Tế bào sinh dưỡng B. Tế bào sinh dục vào thời kì chín C. Tế bào mầm sinh dục D. Hợp tử và tế bào sinh dưỡng Câu 3: Ở người gen qui định bệnh máu khó đông nằm trên: A.NST thường và NST giới tính X B.NST giới tínhY và NST thường C.NST thường D. NST giới tính X Câu 4: Hiện tượng nhiều gen cùng phân bố trên chiều dài của NST hình thành nên A. Nhóm gen liên kết B. Cặp NST tương đồng C.Các cặp gen tương phản D. Nhóm gen độc lập Câu 5: Đơn vị cấu tạo nên ADN là: A. Axit ribônuclêic B. Axit đêôxiribônuclêic C. Axit amin D. Nuclêôtit Câu 6: Có 1 phân tử ADN tự nhân đôI 3 lần thì số phân tử ADN được tạo ra sau quá trình nhân đôi bằng: A. 5 B. 6 C. 7 D. 8 Câu 7: Đặc điểm khác biệt của ARN so với phân tử ADN là: A.Đại phân tử B.Có cấu tạo theo nguyên tắc đa phân C. Chỉ có cấu trúc một mạch D.Được tạo từ 4 loại đơn phân Câu 8: Biến dị làm thay đổi cấu trúc của gen được gọi là: A. Đột biến nhiễm sắc thể B. Đột biến gen C. Đột biến số lượng ADN D. Cả A, B, C đều đúng Câu 9: Loại biến dị không di truyền được cho thế hệ sau là: A. Đột biến gen B. Đột biến NST C. Biến dị tổ hợp D. Thường biến Câu 10: Nguyên nhân phát sinh đột biến cấu trúc của NST là: A.Do NST thường xuyên co xoắn trong phân bào B. Do tác động của các tác nhân vật lí, hoá học của ngoại cảnh C.Hiện tượng tự nhân đôI của NST D.Sự tháo xoắn của NST khi kết thúc phân bào Câu 11: Ở đậu Hà Lan có 2n = 14. Thể dị bội tạo ra từ đậu Hà Lan có số NST trong tế bào sinh dưỡng bằng: A. 16 B. 21 C. 28 D.35 Câu 12: Số NST trong tế bào là thể 3 nhiễm ở người là: A. 47 chiếc NST B. 47 cặp NST C. 45 chiếc NST D. 45 cặp NST Câu 13: Cải củ có bộ NST bình thường 2n =18. Trong một tế bào sinh dưỡngcủa củ cải, người ta đếm được 27 NST. Đây là thể:
  2. A. 3 nhiễm B. Tam bội(3n) C. Tứ bội (4n) D. Dị bội (2n -1) Câu 14: Cơ chế của sinh đôi cùng trứng là: A.Hai trứng được thụ tinh cùng lúc B. Một trứng được thụ tinh với hai tinh trùng khác nhau C.Một trứng được thụ tinh với một tinh trùng D.Một trứng thụ tinh với một tinh trùng và ở lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử, 2 tế bào con tách rời Câu 15: Hậu quả xảy ra ở bệnh nhân Đao là: A.Cơ thể lùn, cổ rụt, lưỡi thè ra B.Hai mắt xa nhau, mắt một mí, ngón tay ngắn C.Si đần bẩm sinh, không có con D. Cả A, B, C đều đúng Câu 16: Bệnh di truyền xảy ra do đột biến từ gen trội thành gen lặn( còn gọi là đột biến gen lặn) là: A.Bệnh máu không đông và bệnh Đao B.Bệnh Đao và bệnh Bạch tạng C.Bệnh máu không đông và bệnh Bạch tạng D.Bệnh Tơcnơ và bệnh Đao Câu 17: Nêú đứa cháu II lớn lên kêt hôn với người có kiểu gen dị hợp thì xác suất để sinh ra đứa con bị bệnh bạch tạng là bao nhiêu phần trăm? A. 75% B. 50% C. 25% D. 12,5% Câu18: Điều nào dưới đây là nội dung được qui định trong luật hôn nhân và gia đình ở nước ta? A.Mỗi gia đình chỉ được có một con B. Nam chỉ lấy 1 vợ, nữ chỉ lấy 1 chồng C.Mỗi gia đình có có thể sinh con thứ 3 nếu điều kiện kinh tế cho phép D.Cả A, B, C đều đúng Câu 19: Thế nào là phương pháp nghiên cứu phả hệ? A.Phương pháp nghiên cứu những dị tật trong một gia đình qua nhiều thế hệ B.Là theo dõi sự di truyền một tính trạng nhất định trên những người thuộc cùng một dòng họ qua nhiều thế hệ C.Là theo dõi sự di truyền các tính trạng nhất định trên những người thuộc cùng một dòng họ qua nhiều thế hệ D.Cả A và B Câu 20: Tại sao phải dùng phương pháp phả hệ trong nghiên cứu di truyề người? A.Phương pháp này đơn giản, dễ thực hiện, hiệu quả cao B.Không thể áp dụng phương pháp lai và gây đột biến ở người C.Người đẻ ít con và sinh sản chậm D. Cả A, B và C Câu 21: Nguyên nhân phát sinh các bệnh tật di truyền ở người? A.Do tác nhân lí, hóa học trong tự nhiên gây ra B. Do ô nhiễm môi trường C. Do rối loạn quá trình trao đổi chất nội bào D. Cả A, B và C Câu 22.Một gen có 3000(Nu), trong đó số nuclêôtit loại T= 900. Hỏi số nuclêôtit loại X bằng bao nhiêu? 600 B. 2100 C. 900 D. 1500
  3. Câu 23.Một phân tử ADN ở sinh vật nhân thực có số nuclêôtit loại X chiếm 15% tổng số nuclêôtit. Hãy tính tỉ lệ số nuclêôtit loại T trong phân tử ADN này. 25% B. 15% C. 35% D. 20% Câu 24: Sinh vật sinh trưởng và phát triển thuận lợi nhất ở vị trí nào trong giới hạn sinh thái? A.Gần điểm gây chết dưới. B.Gần điểm gây chết trên. C.Ở điểm cực thuận D.Ở trung điểm của điểm gây chết dưới và điểm gây chết trên. Câu 25: Cây ưa bóng thường sống nơi nào? A.Nơi ít ánh sáng tán xạ. B.Nơi có độ ẩm cao. C.Nơi ít ánh sáng và ánh sáng tán xạ chiếm chủ yếu. D.Nơi ít ánh sáng tán xạ hoặc dưới tán cây khác. Câu 26: Vai trò quan trọng nhất của ánh sáng đối với động vật là: A.Kiếm mồi. B.Nhận biết các vật. C.Định hướng di chuyển trong không gian. D.Sinh sản. Câu 27: Những cây gỗ cao, sống chen chúc, tán lá hẹp phân bố chủ yếu ở A.Thảo nguyên. B Rừng ôn đới. C.Rừng mưa nhiệt đới. D.Hoang mạc. Câu 28: Đặc điểm cấu tạo của động vật vùng lạnh có ý nghĩa giúp chúng giữ nhiệt cho cơ thể chống rét là: A. Có chi dài hơn. B. Cơ thể có lông dày và dài hơn ( ở thú có lông). C. Chân có móng rộng. D. Đệm thịt dưới chân dày. Câu 29: Nhóm sinh vật nào sau đây có khả năng chịu đựng cao với sự thay đổi nhiệt độ của môi trường? A. Nhóm sinh vật hằng nhiệt. B. Nhóm sinh vật biến nhiệt. C. Nhóm sinh vật ở nước. D. Nhóm sinh vật ở cạn. Câu 30: Các sinh vật khác loài tranh giành nhau thức ăn, nơi ở và các điều kiện sống khác của môi trường là đặc điểm của mối quan hệ khác loài nào sau đây? A. Cộng sinh. B. Hội sinh. C. Cạnh tranh. D. Kí sinh. Câu 31: Tỉ lệ giới tính trong quần thể thay đổi chủ yếu theo: A. Lứa tuổi của cá thể và sự tử vong không đồng đều giữa cá thể đực và cái. B. Nguồn thức ăn của quần thể. C. Khu vực sinh sống. D. Cường độ chiếu sáng. Câu 32: Cơ chế điều hòa mật độ quần thể phụ thuộc vào: A. Sự thống nhất mối tương quan giữa tỉ lệ sinh sản và tỉ lệ tử vong. B. Khả năng sinh sản của các cá thể trong quần thể. C. Tuổi thọ của các cá thể trong quần thể. D. Mối tương quan giữa tỉ lệ số lượng đực và cái trong quần thể. Câu 33 : Chỉ số thể hiện mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã là :(Chương II/ bài 49/ Mức 1.) A. Độ đa dạng B. Độ nhiều C. Độ thường gặp D. Độ tập trung Câu 34: Hiện tượng số lượng cá thể của một quần thể bị số lượng cá thể của quần thể khác trong quần xã kìm hãm là hiện tượng nào sau đây:
  4. A. Khống chế sinh học B Cạnh tranh giữa các loài C. Hỗ trợ giữa các loài D. Hội sinh giữa các loài Câu 35: Hiện tượng khống chế sinh học trong quần xã dẫn đến hệ quả nào sau đây A. Đảm bảo cân bằng sinh thái B. Làm cho quần xã không phát triển được C. Làm mất cân bằng sinh thái D. Đảm bảo khả năng tồn tại của quần xã Câu 36: Tập hợp các sinh vật nào sau đây được coi là một quần xã A. Đồi cọ ở Vĩnh Phúc B. Đàn hải âu ở biển C. Bầy sói trong rừng D. Tôm, cá trong hồ tự nhiên . Câu 37: Tác động lớn nhất của con người tới môi trường tự nhiên A. Phá huỷ thảm thực vật, gây ra nhiều hậu quả xấu . B. Cải tạo tự nhiên làm mất cân bằng sinh thái. C. Gây ô nhiễm môi trường. D. Làm giảm lượng nước gây khô hạn. .Câu 38: Ở xã hội nông nghiệp hoạt động cày xới đất canh tác làm thay đổi đất và nước tầng mặt nên A. Đất bị khô cằn . B. Đất giảm độ màu mở . C. Xói mòn đất . D. Đất khô cằn và suy giảm độ màu mở. Câu 39: Nền nông nghiệp hình thành , con người phải sống định cư ,dẫn đến nhiều vùng rừng bị chuyển đổi thành A. Khu dân cư B. Khu sản xuất nông nghiệp . C. Khu chăn thả vật nuôi. D. Khu dân cư và khu sản suất nông nghiệp . Câu 40: Hãy cho biết nhóm tài nguyên nào sau đây là cùng một dạng (tài nguyên tái sinh, không tái sinh hoặc năng lượng vĩnh cửu) : ARừng, tài nguyên đất, tài nguyên nước B.Dầu mỏ, khí đốt, tài nguyên sinh vật C.Bức xạ mặt trời, rừng, nước D.Đất, tài nguyên sinh vật, khí đốt