Đề, đáp án, ma trận kiểm tra môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 48 (theo KHDH)

doc 8 trang thienle22 3380
Bạn đang xem tài liệu "Đề, đáp án, ma trận kiểm tra môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 48 (theo KHDH)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_dap_an_ma_tran_kiem_tra_mon_ngu_van_lop_9_tiet_48_theo_kh.doc
  • docMA TRẬN BÀI KT VB TRUNG ĐẠI.doc

Nội dung text: Đề, đáp án, ma trận kiểm tra môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 48 (theo KHDH)

  1. PHÒNG GD& ĐT GIA LÂM ĐỀ KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 TRƯỜNG THCS DƯƠNG QUANG Tiết: 48 (theo KHDH) Năm học 2017 – 2018 Thời gian làm bài 45 phút Duyệt ngày ĐỀ LẺ Phần I:Trắc nghiệm ( 2 điểm) Hãy trả lời các câu hỏi dưới đây bằng cách ghi ra chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất: 1. Đoạn trích " Chị em Thúy Kiều" chủ yếu được viết bằng phương thức nào ? A. Miêu tả C. Biểu cảm B. Tự sự D. Nghị luận. 2. Nhân vật chính trong văn bản “ Cảnh ngày xuân” là ai? A. Thúy Kiều C. Thúy Vân, Thúy Kiều B. Thúy Vân D. Thúy Vân, Thúy Kiều, Kim Trọng. 3. Câu thơ “Vân xem trang trọng khác vời” nói về vẻ đẹp nào của Thúy Vân? A. Vẻ đẹp cao sang, quý phái C. Vẻ đẹp đài các, sắc sảo B. Vẻ đẹp tao nhã D. Vẻ đẹp mặn mà. 4. Nguyễn Du đã dùng bút pháp nghệ thuật gì để tả tâm trạng Thuý Kiều khi du xuân trở về? A. Bút pháp ước lệ C. Bút pháp tả và gợi B. Bút pháp tả thực D. Bút pháp tả cảnh ngụ tình. 5. “ Kiều ở lầu Ngưng Bích” được viết theo thể loại gì? A. Truyện thơ C. Tiểu thuyết B. Tùy bút D. Truyện thơ Nôm. 6. Chi tiết chiếc bóng xuất hiện mấy lần trong truyện Chuyện người con gái Nam Xương A. Một lần duy nhất C. Ba lần B. Hai lần D. Bốn lần 7. Lời than thở thứ nhất của Vũ Nương trước khi chết thuộc loại hình ngôn ngữ nào của nhân vật? A. Ngôn ngữ độc thoại C. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm B. Ngôn ngữ đối thoại D. Ngôn ngữ độc thoại và độc thoại nội tâm. 8. Nội dung nào sau đây không thuộc giá trị nhân đạo của “Truyện Kiều” và “Chuyện người con gái Nam Xương”? A. Ca ngợi tài năng, phẩm chất của con người B. Đề cao vẻ đẹp, ước mơ, khát vọng chân chính của con người C. Ca ngợi tấm lòng bao dung độ lượng với những lầm lỡ của con người D. Tố cáo xã hội phong kiến.
  2. Phần II. Tự luận(8 điểm): Câu 1( 5 điểm): Đọc đoạn văn sau rồi trả lời các câu hỏi: Vua Quang Trung lại nói: Lần này ta ra, thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn. Chẳng qua mươi ngày, có thể đuổi được người Thanh. Nhưng nghĩ chúng là nước lớn gấp mười nước mình, sau khi bị thua một trận, ắt lấy làm thẹn mà lo mưu báo thù. Như thế thì việc binh đao không bao giờ dứt, không phải là phúc cho dân, nỡ nào mà làm như vậy. Đến lúc ấy, chỉ có người khéo lời lẽ mới dẹp nổi việc binh đao, không phải Ngô Thì Nhậm thì không ai làm được. Chờ mười năm nữa, cho ta được yên ổn mà nuôi dưỡng lực lượng, bấy giờ nước giàu quân mạnh, thì ta có sợ gì chúng? a. Những câu văn trên được trích trong tác phẩm nào? Của ai? b. Đoạn văn trên vua Quang Trung nói với ai, trong hoàn cảnh nào? c. Chỉ rõ phẩm chất của vua Quang Trung qua lời nói trên? d. Cho biết kiểu câu và mục đích nói của câu cuối đoạn văn là gì? e. Tìm 1 cặp từ đồng nghĩa có trong đoạn văn trên. g. Hãy kể tên tác phẩm trung đại khác mà em đã học trong chương trình THCS cũng nói về chiến tranh và ghi rõ tên tác giả. Câu 2( 3 điểm): H·y viết đoạn văn tổng- phân- hợp khoảng 10- 12 câu nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của khung cảnh mùa xuân được thể hiện trong 4 câu đầu đoạn trích " Cảnh ngày xuân”. Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất một c©u ghÐp vµ mét lời dẫn trực tiếp( gạch chân dưới yêu cầu đó)
  3. PHÒNG GD&ĐT GIA LÂM ĐỀ KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 TRƯỜNG THCS DƯƠNG QUANG Tiết: 48 (theo KHDH) Năm học 2018 – 2019 Thời gian làm bài 45 phút Duyệt ngày ĐỀ CHẴN Phần I:Trắc nghiệm ( 2 điểm) Hãy trả lời các câu hỏi dưới đây bằng cách ghi ra chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất: 1. Đoạn trích " Cảnh ngày xuân" chủ yếu được viết bằng phương thức nào ? A. Tự sự C. Biểu cảm B. Miêu tả D. Nghị luận. 2. Nhân vật chính trong văn bản“ Chị em Thúy Kiều” là ai? A. Thúy Vân, Thúy Kiều C. Thúy Vân B. Thúy Vân, Thúy Kiều, Kim Trọng D. Thúy Kiều. 3. Câu thơ “Mai cốt cách tuyết tinh thần” nói lên nội dung gì? A. Miêu tả vẻ đẹp của cây hoa mai và tuyết trắng B. Nói lên cốt cách và tinh thần trong sáng của nhà thơ C. Gợi tả vẻ đẹp duyên dáng, thanh cao, trong trắng của nhân vật D. Giới thiệu vẻ đẹp chung của những người phụ nữ trong xã hội cũ. 4. Nguyễn Du đã dùng bút pháp nghệ thuật gì để miêu tả vẻ đẹp của chị em Thúy Kiều? A. Bút pháp ước lệ C. Bút pháp tả và gợi B. Bút pháp tả thực D. Bút pháp tả cảnh ngụ tình. 5. “ Cảnh ngày xuân” được viết theo thể loại gì? A. Tùy bút C. Tiểu thuyết B. Truyện thơ D. Truyện thơ Nôm. 6. Trong tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương”, chi tiết chiếc bóng đã giải oan cho Vũ Nương khi nào? A. Khi đứa con hỏi Vũ Nương về cha của mình B. Khi đứa con nhớ cha của mình C. Sau khi Vũ Nương tự vẫn, đứa con nói với cha về cái bóng ở trên tường. D. Khi Vũ Nương ở dưới thủy cung. 7. Lời than thở thứ 2 của Vũ Nương trước khi chết thuộc loại hình ngôn ngữ nào của nhân vật? A. Ngôn ngữ độc thoại C. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm B. Ngôn ngữ đối thoại D. Ngôn ngữ độc thoại và độc thoại nội tâm. 8. Điểm chung giữa tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” và “Hoàng Lê nhất thống chí” là: A. Đều được viết vào đầu thế kỉ XIX. B. Đều viết cùng về một thể loại C. Đều chứa đựng những yếu tố li kì không có thực D. Đều đề cập đến hiện thực của những thời kì lịch sử nhất định với chế độ phong kiến khủng hoảng, thối nát, suy tàn.
  4. Phần II. Tự luận( 8 điểm): Câu 1( 5 điểm): Đọc đoạn văn sau rồi trả lời các câu hỏi: Vua Quang Trung nói: - Các ngươi đem thân thờ ta, đã làm đến chức tướng soái. Ta giao cho toàn hạt cả 11 thừa tuyên lại cho tuỳ tiện làm việc. Vậy mà giặc đến không đánh nổi một trận, mới nghe tiếng đã chạy trước. Binh pháp dạy rằng: "Quân thua chém tướng". Tội của các ngươi đều đáng chết một vạn lần. Song ta nghĩ các ngươi đều là hạng võ dũng, chỉ biết gặp giặc là đánh, đến như việc tuỳ cơ ứng biến thì không có tài. Cho nên, ta để Ngô Thì Nhậm ở lại đấy làm việc với các ngươi, chính là lo về điều đó. Bắc Hà mới yên, lòng người chưa phục, Thăng Long lại là nơi bị đánh cả bốn mặt, không có sông núi để nương tựa. Năm trước ta ra đánh đất ấy, chúa Trịnh quả nhiên không thể chống nổi, đó là chứng cớ rõ ràng. Các ngươi đóng quân trơ trọi ở đấy, quân Thanh kéo sang, người trong kinh kỳ làm nội ứng cho chúng, thì các người làm sao mà cử động được? a. Những câu văn trên được trích trong tác phẩm nào? Của ai? b. Đoạn văn trên vua Quang Trung nói với ai, trong hoàn cảnh nào? c. Chỉ rõ phẩm chất của vua Quang Trung qua lời nói trên? d. Cho biết kiểu câu và mục đích nói của câu cuối đoạn văn là gì? e. Hãy tìm 1 cặp từ đồng nghĩa có trong đoạn văn trên. g. Hãy kể tên một tác phẩm trung đại khác mà em đã học trong chương trình THCS cũng nói về lời dạy bảo thấu lí đạt tình của một vị vua đối với các tướng sĩ và ghi rõ tên tác giả. Câu 2( 3 điểm): Hãy viết đoạn văn tổng- phân- hợp khoảng 10- 12 câu nêu cảm nhận của em về tâm trạng của chị em Thúy Kiều khi du xuân trở về được thể hiện trong 6 câu cuối đoạn trích " Cảnh ngày xuân”. Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất một câu ghép, một lời dẫn trực tiếp( gạch chân dưới yêu cầu đó) .
  5. PHÒNG GD&ĐT GIA LÂM ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM TRƯỜNG THCS DƯƠNG QUANG BÀI KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN - LỚP 9 Tiết: 48 (theo KHDH) Năm học 2018 – 2019 ĐỀ LẺ Phần I: 2 điểm. - HS trả lời mỗi ý đúng được 0,25 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án A C A C A B B D Phần II: 8 điểm. Câu Ý Yêu cầu Điểm 1 a - Tác phẩm: Hoàng Lê nhất thống chí 0,5 ( 5 điểm) ( 1 điểm) - Tác giả: Ngô gia văn phái 0,5 b - Nói với : Ngô Thì Nhậm 0,5 ( 1 điểm) - Trong hoàn cảnh: Quang Trung hành quân tới 0,5 phòng tuyến Tam Điệp c - Phẩm chất của Quang Trung: ( 0,5 điểm) + Tầm nhìn xa trông rộng: chẳng mươi ngày có thể 0,25 đánh duổi được, nhưng lo nước lớn sẽ báo thù. + Trí tuệ sáng suốt xét đoán bề tôi: về tài của Ngô 0,25 Thì Nhậm. d - Kiểu câu: câu hỏi 0,5 ( 1 điểm) - Mục đích: khẳng định 0,5 e - Tìm được 1 cặp từ đồng nghĩa: giàu- mạnh 0,5 ( 0,5 điểm) g - Kể tên 1 tác phẩm: Chuyện người con gái Nam 0,5 ( 1 điểm) Xương 0,5 - Tác giả: Nguyễn Dữ 2 Hình thức a. Về hình thức: 1,0 ( 3 điểm) ( 1 điểm) + Đúng đoạn văn T- P- H: 0,5đ + Có sử dụng đúng yêu cầu Tiếng Việt có gạch chân: lời dẫn trực tiếp( 0,25đ) và 1 câu câu ghép( 0,25đ) * Lưu ý: Nếu đoạn văn quá dài( quá ngắn) hoặc viết nhiều đoạn: trừ 0,5 điểm. Nội dung b. Về nội dung: 2,0 ( 2 điểm) * MĐ: Giới thiệu được khái quát nội dung cảm 0,25 nhận * TĐ: Dùng lí lẽ làm rõ vẻ đẹp của khung cảnh 1,5 ngày xuân trong 4 câu đầu đoạn trích “ Cảnh ngày
  6. xuân”: - Không gian và thời gian mùa xuân: 0,5đ . Thời gian(0,25đ): + Phân tích hình ảnh “con én đưa thoi”-> thời gian trôi nhanh như thoi đưa. + Phân tích “Thiều quang -> Ngày xuân cỏ 90 ngày thi đã qua 60 ngày. . Không gian(0,25đ): cao, rộng, thoáng đạt, ngập tràn ánh nắng của buổi bình minh, từng đàn én chao liệng như thoi đưa. - Bức tranh khung cảnh mùa xuân: 1đ . Bút pháp chấm phá(0,5đ): + H/a cỏ non, cành lê trắng-> là 2 h/a chủ đạo, thể hiện sức sống tươi trẻ. + Màu sắc xanh, trắng-> sắc xanh thể hiện sức sống sinh sôi nảy nở, trắng thể hiện sự tinh khiết của mùa xuân. . Cách thể hiện từ ngữ(0,5đ): + Tính từ non, xanh đặt cạnh nhau-> thể hiện sức sống căng tròn của cảnh vật. + ĐT “điểm”-> làm cho bức tranh TN không hề tĩnh mà trở nên có hồn, sống động. * KĐ: Khẳng định lại đặc điểm của mùa xuân 0,25 Điểm trừ Lỗi chính tả 2 lỗi trừ 0,25 điểm Lỗi ngữ pháp 1 lỗi trừ 0,5 điểm * Lưu ý: trừ điểm trực tiếp ở trên câu Lưu ý: Nếu HS có cách diễn đạt khác mà đảm bảo đúng ý thì vẫn cho điểm Điểm toàn bài là tổng điểm thành phần các câu.
  7. PHÒNG GD&ĐT GIA LÂM ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM TRƯỜNG THCS DƯƠNG QUANG BÀI KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN - LỚP 9 Tiết: 48 (theo KHDH) Năm học 2018 – 2019 ĐỀ CHẴN Phần I: 2 điểm. - HS trả lời mỗi ý đúng được 0,25 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án B A C A D C B C Phần II: 8 điểm. Câu í Yêu cầu Điểm 1 a - Tác phẩm: Hoàng Lê nhất thống chí 0,5 ( 5 điểm) ( 1 điểm) - Tác giả: Ngô gia văn phái 0,5 b - Nói với : Sở và Lân 0,25 ( 1 điểm) - Trong hoàn cảnh: Quang Trung hành quõn tới phũng 0,25 tuyến Tam Điệp c - Phẩm chất của Quang Trung: ( 0,5 điểm) + Tầm nhìn xa trông rộng: 0,25 + Trí tuệ sáng suốt xét đoán bề tôi: với Sở và Lân tha 0,25 tội chết vì hạng hữu dũng, vô mưu với Ngô Thì Nhậm. d - Kiểu câu: câu nghi vấn 0,5 ( 1 điểm) - Mục đích: khẳng định 0,5 e - Tìm được 1 cặp từ đồng nghĩa: kinh đô- Thăng Long 0,5 ( 0,5 điểm) g - Kể tên 1 tác phẩm: Hịch tướng sĩ 0,5 ( 1 điểm) - Tác giả: Trần Quốc Tuấn 0,5 2 Hỡnh thức a. Về hình thức: 1,0 ( 3 điểm) ( 1 điểm) + Đúng đoạn văn T- P- H : 0,5đ + Có sử dụng đúng yêu cầu Tiếng Việt có gạch chân: lời dẫn trực tiếp( 0,25đ) và 1 câu câu ghép( 0,25đ) * Lưu ý: Nếu đoạn văn quá dài( quá ngắn) hoặc viết nhiều đoạn: trừ 0,5 điểm. Nội dung a. Nội dung: 2,0 ( 2 điểm) * MĐ: Giới thiệu được khái quát nội dung cảm nhận 0,25 * TĐ: Dùng lí lẽ làm rõ tâm trạng của chị em Thúy 1,5 Kiều trong 6 câu cuối đoạn trích “ Cảnh ngày xuân”: - Nêu rõ cảm nhận về cảnh vật( 4 câu thơ đầu): 0,5đ
  8. + Cảnh thanh dịu của mùa xuân: nắng- nhạt khe nước- nhỏ( 0,25đ) + Cảnh chuyển động nhẹ nhàng: mặt trời- từ từ, người- thơ thẩn, dòng nước- uốn quanh. ( 0,25đ) - Nêu cảm nhận về tâm trạng Kiều( trọng tâm- 2 câu thơ cuối): 1đ + Bút pháp tả cảnh gợi tình(0,25đ) + Từ láy(0,75đ): tà tà, thơ thẩn, nao nao-> tâm trạng bâng khuâng, xao xuyến về 1 ngày vui không còn nữa mà là sự linh cảm về 1 điều không lành sắp xảy ra. * KĐ: Khẳng định lại tâm trạng của Kiều 0,25 Điểm trừ Lỗi chính tả 2 lỗi trừ 0,25 điểm Lỗi ngữ pháp 1 lỗi trừ 0,5 điểm * Lưu ý: trừ điểm trực tiếp ở trên câu * Lưu ý: Nếu HS có cách diễn đạt khác mà đảm bảo đúng ý thỡ vẫn cho điểm Điểm toàn bài là tổng điểm thành phần các câu.