Đề cương ôn tập kiểm tra giữa học kì II môn Vật lí 7

docx 4 trang Thủy Hạnh 08/12/2023 2250
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập kiểm tra giữa học kì II môn Vật lí 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_kiem_tra_giua_hoc_ki_ii_mon_vat_li_7.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập kiểm tra giữa học kì II môn Vật lí 7

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HKII MÔN VẬT LÝ 7 1. Những vật sau khi cọ sát có khả năng hút các vật nhẹ hoặc phóng điện qua vật khác gọi là các vật đã bị nhiễm điện hay các vật mang điện tích. - Có thể làm một vật nhiễm điện bằng cách cọ xát. -Vật bị nhiễm điện (vật mang điện tích) thì có khả năng hút các vật nhỏ, nhẹ hoặc làm sáng bóng đèn bút thử điện. 2. Chất dẫn điện – chất cách điện: - Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua . Chất dẫn điện thường dùng là đồng, nhôm, chì, hợp kim, - Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua. Chất cách điện thường dùng là nhựa, thuỷ tinh, sứ, cao su *Dòng điện trong kim loại là dòng chuyển dời có hướng của các hạt electron 3. Sơ đồ mạch điện: Sơ đồ mạch điện là hình vẽ mô tả cách mắc các bộ phận của mạch điện bằng các kí hiệu . - Mạch điện được mô tả bằng sơ đồ và từ sơ đồ mạch điện có thể lắp mạch điện tương ứng . 4. Chiều dòng điện: - Chiều dòng điện theo quy ước là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các thiết bị điện tới cực âm của nguồn điện . Lưu ý: Chiều dịch chuyển có hướng của các Electron tự do trong dây dẫn kim loại ngược với chiều dòng điện theo quy ước . - Dòng điện cung cấp bởi Pin và Aquy có chiều không thay đổi được gọi là dòng điện một chiều . 5. Dòng điện: Bóng đèn điện sáng, quạt điện quay là những biểu hiện chứng tỏ có dòng điện chạy qua các thiết bị đó. 6. Nguồn điện: Nguồn điện là thiết bị tạo ra và duy trì dòng điện. - Các nguồn điện thường dùng trong thực tế là pin và acquy - Nguồn điện có hai cực là cực âm, kí hiệu là dấu trừ (-) và cực dương, kí hiệu là dấu cộng (+). - Nhận biết được các cực dương và cực âm của các loại nguồn điện khác nhau (pin con thỏ, pin dạng cúc áo, pin dùng cho máy ảnh, ắc quy ) 7. Hai loại điện tích: Có hai loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm . -Các vật mang điện tích cùng loại thì đẩy nhau ,khác loại thì hút nhau .
  2. -Người ta quy ước gọi: Điện tích của thanh thủy tinh khi cọ xát với lụa là điện tích dương (+) ; Điện tích của thanh nhựa sẩm màu vào vải khô là điện tích âm ( - ). 8. Sơ lược về cấu tạo nguyên tử : Mọi vật được cấu tạo từ cắc nguyên tử. Mỗi nguyên tử là một hạt rất nhỏ gồm một hạt nhân mang điện tích dương nằm ở tâm, xung quanh có các êlectron mang điện tích âm chuyển động. Tổng điện tích âm của các electrôn có trị số tuyệt đối bằng điện tích dương của hạt nhân. Do đó bình thường nguyên tử trung hòa về điện. Êlectron có thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác, từ vật này sang vật khác. Một vật nhiễm điện âm nếu nó nhận thêm êlectron, nhiễm điện dương nếu mất bớt êlectron. 9. Các tác dụng của dòng điện: - Khi dòng điện chạy qua vật dẫn điện thông thường thì nó làm vật dẫn đó nóng lên. Điều đó, chứng tỏ dòng điện có tác dụng nhiệt. Ví dụ: - Khi cho dòng điện chạy qua bàn là thì bàn là nóng lên. - Khi dòng điện có thể làm phát sáng bóng đèn bút thừ điện và đèn điôt phát quang. Điều đó, chứng tỏ dòng điện có tác dụng phát sáng. -Khi dòng điện chạy qua nam châm điện có tác dụng làm quay kim nam châm và hút các vật bằng sắt thép. Hiện tượng này chứng tỏ dòng điện có tác dụng từ. Dựa vào tác dụng từ của dòng điện, người ta chế tạo ra động cơ điện, chuông điện, -Khi cho dòng điện đi qua dung dịch muối đồng thì sau một thời gian, thỏi than nối với cực âm của nguồn điện được phủ một lớp đồng. Hiện tượng đồng tách từ dung dịch muối đồng khi có dòng điện chạy qua, chứng tỏ dòng điện có tác dụng hóa học. *Dựa vào tác dụng hoá học của dòng điện, người ta có thể mạ kim loại, đúc điện, luyện kim, . -Khi dòng điện chạy qua cơ thể người sẽ làm các cơ của người bị co giật, có thể làm tim ngừng đập, ngạt thở và thần kinh bị tê liệt. Đó là tác dụng sinh lí của dòng điện. Trong y học, người ta có thể ứng dụng tác dụng sinh lí của dòng điện thích hợp để chữa một số bệnh, châm cứu dùng điện (điện châm).
  3. BÀI TẬP: Bài tập 1: Cho nguồn 1 pin, 1 bóng đèn, 1 khóa K đóng và một số dây dẫn. Hãy vẽ sơ đồ mạch điện trong trường hợp khi đóng khóa K đèn sáng bình thường. Chỉ chiều dòng điện chạy trong mạch điện đó (Thực hiện tương tự yêu cầu nhưng có mắc nối tiếp thêm 1 bóng đèn ) Bài tập 2: Giải thích hiện tượng sau: Vào những ngày thời tiết khô ráo, khi chải đầu bằng lược nhựa, nhiều sợi tóc bị lược nhựa hút kéo thẳng ra? Bài tập 3: Một nguyên tử có 18 electron quay quanh hạt nhân, sau khi cọ xát mất 2 electron.Vậy điện tích trong hạt nhân nguyên tử này là bao nhiêu? Bài tập 4: Vào những ngày thời tiết khô ráo, sau khi lau chùi gương soi bằng vải khô lại thấy bụi bám vào gương, thậm chí có thể có nhiều bụi hơn. Giải thích tại sao? Bài tập 5: Hãy giải thích tại sao trên các cánh quạt điện trong gia đình thường bám bụi?