Đề cương ôn tập kiểm tra học kì 1 môn Vật lí 7 - Năm học 2020-2021

docx 4 trang Thủy Hạnh 05/12/2023 1000
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập kiểm tra học kì 1 môn Vật lí 7 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_kiem_tra_hoc_ki_1_mon_vat_li_7_nam_hoc_2020.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập kiểm tra học kì 1 môn Vật lí 7 - Năm học 2020-2021

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HKI (NH 2021-2021) MÔN VẬT LÍ 7 I.Lí thuyết Câu 1: Phát biểu định luật truyền thẳng của ánh sáng. Câu 2: Thế nào là hiện tượng phản xạ ánh sáng? Vẽ hình và nêu rõ các kí hiệu trong hình vẽ? Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng? Câu 3: So sánh sự giống nhau và khác nhau về ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng, gương cầu lồi và gương cầu lõm? Câu 4 : Nêu các ứng dụng của gương cầu lồi và gương cầu lõm : Câu 5: Nguồn âm là gì? Cho 4 ví dụ về nguồn âm và chỉ rõ bộ phận dao động phát ra âm? Các nguồn âm có chung đặc điểm gì? Câu 6: Tần số là gì? Đơn vị đo tần số là gì? Khi nào vật phát ra âm trầm, âm bổng? Câu 7: Biên độ dao động là gì? Khi nào vật phát ra âm to, âm nhỏ? Đơn vị đo độ to của âm là gì? Tai ta sẽ có cảm giác đau nhức tai khi nghe những âm có độ to bao nhiêu? Câu 8: Âm truyền được qua những môi trường nào? Hãy so sánh vận tốc truyền âm trong các chất rắn, lỏng, khí? Câu 9: Thế nào là hiện tượng phản xạ âm và tiếng vang? Cho các ví dụ về vật phản xạ âm tốt và vật phản xạ âm kém? II. Bài tập Câu 1: Một vật sáng AB đặt trước một gương phẳng MM/ (như hình vẽ). a) Hãy vẽ ảnh của vật AB tạo bởi gương phẳng? b) Tìm vị trí đặt gương phẳng sao cho ảnh A/B/ song song, cùng chiều với vật AB? B M Hình 1 A Hình 2 400 1500 M M/ B A M/ Câu 2: Cho 2 lá thép, lá thép thứ nhất trong 1 phút 30 giây dao động 2250 lần, lá thép thứ hai trong 2 phút 15 giây dao động 10125 lần. Hỏi lá thép nào dao động nhanh hơn? Lá thép nào phát ra âm trầm hơn? Tai ta có thể nghe được các âm thanh đó không? Vì sao? Câu 3: Khi bay, nhiều con vật vỗ cánh phát ra âm. a) Con muỗi thường phát ra âm cao hơn con ong đất. Trong hai côn trùng này, con nào vỗ cánh nhiều hơn? b) Tại sao chúng ta không nghe được âm do cánh của con chim đang bay tạo ra? Câu 4: Bạn Hải đang chơi đàn ghita. a) Bạn ấy đã thay đổi độ to của âm bằng cách nào? Giải thích tại sao? b) Dao động và tần số dao động của sợi dây đàn khác nhau như thế nào khi bạn ấy chơi nốt cao và nốt thấp? Câu 5: Đặt gương phẳng nằm ngang. Hai tia tới và tia phản xạ hợp với nhau một góc 1600. a) Vẽ hình
  2. b) Tính số đo góc tới và góc phản xạ? Câu 6: Giải thích một số hiện tượng liên quan đến phản xạ âm như: làm tường sần sùi, treo rèm nhung Câu 7: Một người đứng trước một vách núi và la to, để nghe được tiếng vang của mình thì người đó phải đứng cách vách núi ít nhất là một khoảng bằng bao nhiêu? Biết vận tốc truyền âm trong không khí là 340m/s. Câu 8: Chiếu một tia sang SI lên một gương phẳng. Góc tạo bởi tia SI với mặt gương bằng 40o. N a) Vẽ tia phản xạ. S b) Tính góc phản xạ. I R i i' Câu 9: Chiếu một tia sáng SI lên một gương phẳng sao cho o góc tới bằng 30 . I a)Vẽ tia phản xạ. b)Tính số đo góc phản xạ. Câu 10: Vào một ngày trời nắng, cùng một lúc người ta quan sát thấy một cái cọc cao 1m để thẳng đứng có một cái bóng trên mặt đất dài 0,8 m và một cái cột đèn có bóng dài 5m. Hãy dùng hình vẽ theo tỉ lệ 1cm ứng với 1m để xác định chiều cao của cột đèn. Biết rằng các tia sáng mặt trời đều song song ? Hết GV bộ môn lí: Đoàn Thị Hồng Liên ĐÁP ÁN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HKI (NH 2020-2021) MÔN VẬT LÍ 7 I.Lí thuyết Câu 1: Phát biểu định luật truyền thẳng của ánh sáng. Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền theo đường thẳng. Câu 2: Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng? - Định luật phản xạ ánh sáng: + Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến của gương ở điểm tới. + Góc phản xạ bằng góc tới. (i/ = i) Câu 3: So sánh sự giống nhau và khác nhau về ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng, gương cầu lồi và gương cầu lõm? * Giống: Ảnh của vật tạo bởi ba gương đều là ảnh ảo không hứng được trên màn chắn. * Khác: + Gương phẳng : Ảnh của một vật được tạo bởi gương phẳng có kích thước bằng kích thước của vật, khoảng cách từ một điểm của vật đến gương bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương + Gương cầu lồi : Ảnh của một vật được tạo bởi gương cầu lồi là luôn nhỏ hơn vật. + Gương cầu lõm : Khi đặt một vật sát gương cầu lõm, ảnh của một vật được tạo bởi gương cầu lõm luôn lớn hơn vật. Câu 4 : Nêu và giải thích các ứng dụng của gương cầu lồi và gương cầu lõm :
  3. - Gương cầu lồi : làm kính chiếu hậu, làm kính đặt ở những con đường gấp khúc, có vật cản vì vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước. - Gương cầu lõm có tác dụng biến chùm tia tới song song thành chùm tia phản xạ hội tụ tại vào một điểm và ngược lại, biến đổi chùm tia tới phân kì thích hợp thành một chùm tia phản xạ song song nên ứng dụng vào : + Làm pha đèn để tập trung ánh sáng theo một hướng mà ta cần chiếu sáng. + Làm bếp sử dụng năng lượng Mặt Trời. Câu 5: Nguồn âm là gì? Cho 4 ví dụ về nguồn âm và chỉ rõ bộ phận dao động phát ra âm? Các nguồn âm có chung đặc điểm gì? - Vật phát ra âm gọi là nguồn âm. VD: HS tự cho vd. - Đặc điểm của nguồn âm là : Khi phát ra âm, các vật đều dao động. Câu 6: Tần số là gì? Đơn vị đo tần số là gì? Khi nào vật phát ra âm trầm, âm bổng? - Tần số là số dao động trong một giây. Đơn vị tần số là héc, kí hiệu là Hz. - Vật phát ra âm càng cao (hay âm càng bổng) khi tần số dao động của vật càng lớn. - Vật phát ra âm càng thấp (hay âm càng trầm) khi tần số dao động của vật càng nhỏ. Câu 7: Biên độ dao động là gì? Khi nào vật phát ra âm to, âm nhỏ? Đơn vị đo độ to của âm là gì? Tai ta sẽ có cảm giác đau nhức tai khi nghe những âm có độ to bao nhiêu? - Biên độ dao động là độ lệch lớn nhất của vật dao động so với vị trí cân bằng của - Biên độ dao động của nguồn âm càng lớn thì âm phát ra càng to và ngược lại. - Đơn vị đo độ to của âm là: đêxiben, kí hiệu là dB. - Tai ta sẽ có cảm giác đau nhức khi nghe những âm có độ to từ 130dB trở lên. Câu 8: Âm truyền được qua những môi trường nào? Hãy so sánh vận tốc truyền âm trong các chất rắn, lỏng, khí? - Âm truyền được trong môi trường rắn, lỏng, khí và không truyền được trong chân không. - Trong các môi trường khác nhau, âm truyền với vận tốc khác nhau. Vận tốc truyền âm trong chất rắn lớn hơn trong chất lỏng, trong chất lỏng lớn hơn trong chất khí. Câu 9: Thế nào là hiện tượng phản xạ âm và tiếng vang? Cho các ví dụ về vật phản xạ âm tốt và vật phản xạ âm kém? - Hiện tượng phản xạ âm: Âm phát ra từ nguồn âm lan truyền trong không khí đến gặp vật chắn bị phản xạ trở lại truyền đến tai người nghe. - Âm phản xạ lại đến tai nghe được gọi là tiếng vang. - Tiếng vang chỉ nghe thấy khi âm phản xạ cách âm phát ra từ nguồn một khoảng thời gian ít nhất là 1/15 giây. - Những vật cứng có bề mặt nhẵn thì phản xạ âm tốt (hấp thụ âm kém): mặt tường nhẵn, tấm kim loại, mặt gương, - Những vật mềm, xốp, có bề mặt gồ ghề thì phản xạ âm kém (hấp thụ âm tốt): miếng xốp, tường sần sùi, cây xanh. II. Bài tập Câu 1: Một vật sáng AB đặt trước một gương phẳng MM/ (như hình vẽ). a) Hãy vẽ ảnh của vật AB tạo bởi gương phẳng? b) Tìm vị trí đặt gương phẳng sao cho ảnh A/B/ song song, cùng chiều với vật AB? M B 1500 A 400 B M M/ A M/
  4. Hình 1 Hình 2 Câu 2: Cho 2 lá thép, lá thép thứ nhất trong 1 phút 30 giây dao động 2250 lần, lá thép thứ hai trong 2 phút 15 giây dao động 10125 lần. Hỏi lá thép nào dao động nhanh hơn? Lá thép nào phát ra âm trầm hơn? Tai ta có thể nghe được các âm thanh đó không? Vì sao? Câu 3: Khi bay, nhiều con vật vỗ cánh phát ra âm. a) Con muỗi thường phát ra âm cao hơn con ong đất. Trong hai côn trùng này, con nào vỗ cánh nhiều hơn? b) Tại sao chúng ta không nghe được âm do cánh của con chim đang bay tạo ra? Câu 4: Bạn Hải đang chơi đàn ghita. a) Bạn ấy đã thay đổi độ to của âm bằng cách nào? Giải thích tại sao? b) Dao động và tần số dao động của sợi dây đàn khác nhau như thế nào khi bạn ấy chơi nốt cao và nốt thấp? Câu 5: Đặt gương phẳng nằm ngang. Hai tia tới và tia phản xạ hợp với nhau một góc 1600. a) Vẽ hình b) Tính số đo góc tới và góc phản xạ? Câu 6: Giải thích một số hiện tượng liên quan đến phản xạ âm như: làm tường sần sùi, treo rèm nhung Câu 7: Một người đứng trước một vách núi và la to, để nghe được tiếng vang của mình thì người đó phải đứng cách vách núi ít nhất là một khoảng bằng bao nhiêu? Biết vận tốc truyền âm trong không khí là 340m/s. Câu 8: Chiếu một tia sang SI lên một gương phẳng. Góc tạo bởi tia SI với mặt gương bằng 40o. a) Vẽ tia phản xạ. b) Tính góc phản xạ. Câu 9: Chiếu một tia sáng SI lên một gương phẳng sao cho góc tới bằng 30o. a)Vẽ tia phản xạ. b)Tính số đo góc phản xạ. Câu 10: Hai gương phẳng G1và G2có mặt phản xạ quay vào nhau và tạo với nhau 0 góc 훼. Tia SI được chiếu đến G1sao cho góc tới bằng 30 và phản xạ trên mỗi gương một lần. Để tia tới trên G1và tia phản xạ trên G2 vuông góc nhau thì 훼 có giá trị bằng bao nhiêu? Hết GV bộ môn lí: Đoàn Thị Hồng Liên