Câu hỏi ôn tập môn Sinh học Lớp 7 - Tuần 29

doc 7 trang Thương Thanh 24/07/2023 1350
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi ôn tập môn Sinh học Lớp 7 - Tuần 29", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • doccau_hoi_on_tap_mon_sinh_hoc_lop_7_tuan_29.doc

Nội dung text: Câu hỏi ôn tập môn Sinh học Lớp 7 - Tuần 29

  1. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC- MÔN SINH HỌC 7 - Tuần 29 Câu 1: Cá chìm nổi được trong nước là do có a. Cơ quan đường bên b. Mang cá c. Bong bong d. Vây cá Câu 2: Chức năng của gan với tiêu hóa của cá chép a. Cắn, xé, nghiền nát thức ăn b. Co bóp, nghiền nhuyễn thức ăn c. Chứa dịch mật tiêu hóa thức ăn d. Tiết ra dịch mật giúp tiêu hóa thức ăn Câu 3: Thứ tự nào đúng về quá trình tiêu hóa thức ăn của cá chép a. Hầu – miệng – thực quản – dạ dày – ruột – hậu môn b. Miệng – thực quản – hầu – dạ dày – hậu môn – ruột c. Miệng – hầu – thực quản – dạ dày – ruột – hậu môn d. Hầu – thực quản – dạ dày – ruột – hậu môn – miệng Câu 4: Tim cá chép chia thành bao nhiêu ngăn a. Không chia ngăn b. 2 ngăn c. 3 ngăn d. 4 ngăn Câu 5: Khi co tống máu vào động mạch chủ bụng từ đó chuyển qua mao mạch mang, ở đây xảy ra sự trao đổi khí, máu trở thành đỏ tươi, giàu ôxi, theo động mạch chủ lưng đến các mao mạch ở các cơ quan cung cấp ôxi và các chất dinh dưỡng cho các cơ quan hoạt động. Máu từ các cơ quan theo tĩnh mạch bụng trở về Chọn đáp án phù hợp điền vào chỗ chấm để hoàn thành vòng tuần hoàn của cá chép: a. Tâm nhĩ, tâm thất b. Tâm thất, tâm nhĩ c. Tim, tâm nhĩ d. Tâm thất, tim Câu 6: Cơ quan hô hấp của cá là a. Mang b. Da c. Phổi d. Da và phổi Câu 7: Cơ quan lọc máu của cá a. Hậu môn b. Thận c. Mang d. Ruột Câu 8: Các giác quan quan trọng ở cá là a. Mắt b. Mũi c. Cơ quan đường bên d. Tất cả các cơ quan trên Câu 9: Hệ thần kinh cá có tương đối phát triển, có vai trò điều hòa và phối hợp các hoạt động khi bơi a. Não trước b. Các giác quan c. Tủy sống d. Tiểu não Câu 10: Cá hô hấp được trong môi trường nước là do a. Hô hấp qua da b. Do miệng cá nuốt khí c. Do miệng và nắp mang đóng mở liên tục d. Có cơ quan dự trữ khí Câu 11: Nêu các cơ quan bên trong của cá thể hiện sự thích nghi với đời sống và hoạt động trong môi trường nước. Câu 12: So sánh số loài, môi trường sống của lớp Cá sụn và lớp Cá xương. Đặc điểm cơ bản nhất để phân biệt hai lớp là gì?
  2. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC- ÔN TẬP MÔN SINH HỌC 8 - Tuần 29 Câu 1: Quá trình tạo thành nước tiểu bao gồm mấy quá trình? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 2: Nước tiểu đầu được tạo ra ở quá trình nào? A. Quá trình lọc máu ở cầu thận B. Quá trình hấp thụ lại các chất cần thiết ở ống thận C. Quá trình bài tiết tiếp chất thừa, chất thải ở ống thận D. Phối hợp tất cả các quá trình trên Câu 3: Nước tiểu chính thức được tạo ra ở quá trình nào? A. Quá trình lọc máu ở cầu thận B. Quá trình hấp thụ lại các chất cần thiết ở ống thận C. Quá trình bài tiết tiếp chất thừa, chất thải ở ống thận D. Phối hợp tất cả các quá trình trên Câu 4: Điều nào dưới đây là đúng khi nói về nước tiểu đầu? A. Nồng độ các chất hòa tan đậm đặc B. Gần như không chứa chất dinh dưỡng C. Chứa ít các chất cặn bã và các chất độc D. Có chứa các tế bào máu và protein Câu 5: Điều nào dưới đây là đúng khi nói về nước tiểu chính thức? A. Nồng dộ các chất hoà tan loãng hơn B. Chứa ít các chất cặn bã và các chất độc hơn C. Còn chứa nhiều chất dinh dưỡng D. quá trình lọc máu ở cầu thận => quá trình hấp thụ lại => quá trình bài tiết tiếp => tạo thành nước tiểu chính thức Câu 6: Nước tiểu chính thức sau khi được tạo thành được chuyển đến đâu đầu tiên? A. Bể thận B. ống thận C. ống dẫn nước tiểu D. thải ra ngoài môi trường Câu 7: Thứ tự đúng của quá trình thải nước tiểu là? A. Nước tiểu chính thức -> Bể thận -> Tích trữ ở bóng đái -> Ống dẫn nước tiểu -> Thải ra ngoài nhờ hoạt động cơ bụng,cơ vòng bóng đái, cơ bóng đái. B. Nước tiểu chính thức -> Ống dẫn nước tiểu -> Bể thận -> Tích trữ ở bóng đái -> Thải ra ngoài nhờ hoạt động cơ bụng,cơ vòng bóng đái, cơ bóng đái. C. Nước tiểu chính thức -> Tích trữ ở bóng đái -> Ống dẫn nước tiểu -> Bể thận -> Thải ra ngoài nhờ hoạt động cơ bụng,cơ vòng bóng đái, cơ bóng đái. D. Nước tiểu chính thức -> Bể thận -> Ống dẫn nước tiểu -> Tích trữ ở bóng đái -> Thải ra ngoài nhờ hoạt động cơ bụng,cơ vòng bóng đái, cơ bóng đái. Câu 8: Cơ thể người trưởng thành bình thường, một ngày thường tạo ra bao nhiêu nước tiểu? A. 1-2l
  3. B. 3-4l C. 180-200l D. 1,5-3l Câu 9: Tại sao có nhiều lúc vừa uống nước xong đã buồn đi tiểu ngay? A. Người đó bị suy thận B. Lượng nước uống vào quá nhiều C. Thận làm việc tốt D. Nước được hấp thụ vào máu bởi dạ dày, ruột và sẽ được các cơ quan trong cơ thể "theo dõi" ngay lập tức Câu 10: Sự ứ đọng và tích lũy chất nào dưới đây có thể gây sỏi thận ? A. Axit uric B. Ôxalat C. Xistêin D. Tất cả các phương án Câu 11: Những giai đoạn nào xảy ra trong quá trình tạo ra nước tiểu chính thức? A. Tạo nước tiểu đầu, vận chuyển nước tiểu đầu vào bóng đái, hấp thụ lại. B. Tạo nước tiểu đầu, hấp thụ lại ở nang cầu thận, vận chuyển đến bóng đái. C. Tạo nước tiểu đầu, hấp thụ lại ở ống thận, bài tiết tiếp. D. Tạo nước tiểu đầu, hấp thụ lại, vận chuyển ngược về cầu thận. Câu 12: Thói quen nào có lợi cho sức khỏe của thận? A. Ăn nhiều đồ mặn. B. Ăn thật nhiều nước. C. Nhịn tiểu lâu. D. Tập thể dục thường xuyên. Câu 13: Tác nhân nào gián tiếp gây hại thận? A. Thức ăn mặn B. Ăn các thức ăn nhiều cholesteron (1 thành phần tạo sỏi) C. Sự xâm nhập của các vi khuẩn gây viêm các cơ quan khác D. Nhịn tiểu lâu Câu 14: Nguyên nhân nào không dẫn tới hiện tượng tiểu đêm nhiều lần? A. Vận động mạnh B. Viêm bàng quang C. Sỏi thận D. Suy thận Câu 15: Tác nhân nào không gây cản trở cho hoạt động bài tiết nước tiểu? A. Sỏi thận B. Bia C. Vi khuẩn gây viêm D. Huyết áp Câu 16: Nước tiểu chính thức thường có màu gì là dấu hiệu của cơ thể khỏe mạnh? A. Màu vàng nhạt B. Màu đỏ nâu
  4. C. Màu trắng ngà D. Màu trắng trong Câu 17: Vì sao khi điều trị bệnh bằng thuốc kháng sinh, nước tiểu thường có mùi kháng sinh? A. Dấu hiệu báo vi khuẩn xâm nhập vào đường bài tiết B. Lượng thuốc khác sinh đưa vào người bị thừa C. Thuốc kháng sinh đến các đơn vị thận để tiêu diệt vi khuẩn trong máu D. Kháng sinh được đưa ra ngoài cơ thể nhờ đường bài tiết Câu 18: Vì sao nhịn tiểu lâu lại không có cảm giác buồn tiểu nữa? A. Cơ thể bài tiết nước bằng đường khác B. Nước tiểu chính thức được vận chuyển lại để hấp thụ lại C. Não bộ không đưa ra tín hiệu “cần đi tiểu” nữa D. Tất cả đáp án trên đều sai Câu 1 9: Vì sao cơ thể có thể sống chỉ với một quả thận? A. Một quả thận vẫn có thể thực hiện bài tiết để duy trì sự sống cho cơ thể. B. Thận cắt đi có thể tái tạo lại. C. Bình thường cơ thể chỉ có 1 quả thận hoạt động. D. Cơ thể có các cơ quan bài tiết khác, thận không phải cơ quan bài tiết chính. Câu 20: Vì sao có hiện tượng đi tiểu ra máu? A. Thận lọc không kĩ, máu ở nước tiểu đầu không được hấp thụ lại B. Màng lọc ở cầu thận và nang thận bị rò C. Ống thận bị chết và rụng ra D. Một cơ chế thay máu theo đường bài tiết Chú ý: Học sinh trong đội tuyển HSG ôn thi theo nội dung GV đã hướng dẫn, làm tiếp các đề thi trong bộ đè thi mà GV đã giao.
  5. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC- ÔN TẬP MÔN SINH HỌC 9 - Tuần 29 Câu 1: Đặc điểm của NST giới tính là gì? A. Có nhiều cặp trong tế bào sinh dưỡng B. Có 1 đến 2 cặp trong tế bào C. Số cặp trong tế bào thay đổi tuỳ loài D. Luôn chỉ có một cặp trong tế bào sinh dưỡng Câu 2: Trong tế bào sinh dưỡng của mỗi loài sinh vật thì NST giới tính: A. Luôn luôn là một cặp tương đồng. B. Luôn luôn là một cặp không tương đồng. C. Là một cặp tương đồng hay không tương đồng tuỳ thuộc vào giới tính. D. Có nhiều cặp, đều không tương đồng. Câu 3: Trong tế bào 2n ở người, kí hiệu của cặp NST giới tính là gì? A. XX ở nữ và XY ở nam. B. XX ở nam và XY ở nữ. C. ở nữ và nam đều có cặp tương đồng XX . D. ở nữ và nam đều có cặp không tương đồng XY. Câu 4: Điểm giống nhau về NST giới tính ở tất cả các loài sinh vật phân tính là gì? A. Luôn giống nhau giữa cá thể đực và cá thể cái. B. Đều chỉ có một cặp trong tế bào 2n. C. Đều là cặp XX ở giới cái . D. Đều là cặp XY ở giới đực. Câu 5: Ở người gen quy định bệnh máu khó đông nằm trên: A. NST thường và NST giới tính X. B. NST giới tínhY và NST thường. C. NST thường D. NST giới tính X Câu 6: Loài dưới đây có cặp NST giới tính XX ở giới đực và XY ở giới cái là gì? A. Ruồi giấm B. Các động vật thuộc lớp Chim C. Người D. Động vật có vú Câu 7: Chức năng của NST giới tính là gì? A. Điều khiển tổng hợp Prôtêin cho tế bào B. Nuôi dưỡng cơ thể C. Xác định giới tính D. Tất cả các chức năng nêu trên Câu 8: Loài dưới đây có cặp NST XX ở giới cái và cặp NST XY ở giới đực là: A. Bò sát B. Ếch nhái C. Tinh tinh D. Bướm tằm Câu 9: Ở người, "giới đồng giao tử" dùng để chỉ:
  6. A. Người nữ B. Người nam C. Cả nam lẫn nữ D. Nam vào giai đoạn dậy thì Câu 10: Câu có nội dung đúng dưới đây khi nói về người là gì? A. Người nữ tạo ra 2 loại trứng là X và Y. B. Người nam chỉ tạo ra 1 loại tinh trùng X. C. Người nữ chỉ tạo ra 1 loại trứng Y. D. Người nam tạo 2 loại tinh trùng là X và Y. Câu 11: Có thể sử dụng (A) .tác động vào các con là cá cái, có thể làm cá cái biến thành cá đực. (A) là: A. Prôgesterôn B. Ơstrôgen C. Mêtyl testôstêrôn D. Êxitôxin Câu 12: Số NST thường trong tế bào sinh dưỡng của loài tinh tinh( 2n = 48) là: A. 47 chiếc B. 24 chiếc C. 24 cặp D. 23 cặp Câu 13: Nhóm sinh vật nào dưới đây có đôi NST giới tính XY trong tế bào 2n của giới cái? A. Chim, ếch, bò sát B. Người, gà, ruồi giấm C. Bò, vịt, cừu D. Người, tinh tinh Câu 14: Trong tế bào sinh dưỡng của mỗi loài, số NST giới tính bằng: A. Một chiếc B. Hai chiếc C. Ba chiếc D. Bốn chiếc Câu 15: Hiện tượng cân bằng giới tính là: A. tỉ lệ đực : cái xấp xỉ 1 : 1 tính trên số lượng cá thể lớn của một loài động vật phân tính. B. Tỉ lệ cá thể đực và cái ngang nhau trong một quần thể giao phối. C. Tỉ lệ cá thể đực cái ngang nhau trong một lần sinh sản. D. Cơ hội trứng thụ tinh với tinh trùng X và tinh trùng Y ngang nhau. Câu 16: Nguyên nhân của hiện tượng cân bằng giới tính là gì? A. Do tỉ lệ giao tử mang NST giới tính X bằng Y hay X bằng O. B. Tuân theo quy luật số lớn. C. Do quá trình tiến hoá của loài. D. Cả A và B đều đúng.
  7. Câu 17: Nội dung nào sau đây đúng? A. NST thường và NST giới tính đều có các khả năng hoạt động như nhân đôi, phân li, tổ hợp, biến đổi hình thái và trao đổi đoạn. B. NST thường và NST giới tính luôn luôn tồn tại từng cặp. C. Cặp NST giới tính trong tế bào cá thể cái thì đồng dạng còn ở giới đực thì không. D. NST giới tính chỉ có ở động vật, không tìm thấy ở thực vật. Câu 18: Điểm giống nhau giữa NST thường và NST giới tính là gì? 1. Đều mang gen quy định tính trạng thường. 2. Đều có thành phần hoá học chủ yếu là prôtêin và axit nuclêic. 3. Đều ảnh hường đến sự xác định giới tính. 4. Đều có cá khả năng nhân đôi, phân li và tổ hợp cũng như biến đổi hình thái trong chu kì phân bào. 5. Đều có thể bị biến đổi cấu trúc và số lượng. Số phương án đúng là: A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 19: NST thường và NST giới tính khác nhau ở đâu? A. Số lượng NST trong tế bào. B. Hình thái và chức năng. C. Khả năng nhân đôi và phân li trong phân bào. D. Câu A và B đúng. Câu 20: Vì sao nói cặp XY là cặp tương đồng không hoàn toàn? A. Vì NST X mang nhiều gen hơn NST Y. B. Vì NST X có đoạn mang gen còn NST Y thì không có gen tương ứng. C. Vì NST X và Y đều có đoạn mang cặp gen tương ứng. D. Vì NST X dài hơn NST Y.