Đề cương ôn tập HK I môn Vật lý 7 - Trường THCS Đình Xuyên

doc 2 trang thienle22 4170
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập HK I môn Vật lý 7 - Trường THCS Đình Xuyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_hk_i_mon_vat_ly_7_truong_thcs_dinh_xuyen.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập HK I môn Vật lý 7 - Trường THCS Đình Xuyên

  1. Trường THCS Đình Xuyên ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HK I Năm học 2020 - 2021 Môn: VẬT LÝ 7 I. Lí thuyết: Câu 1: Khi nào ta nhận biết được ánh sáng? Khi nào ta nhìn thấy một vật? Câu 2: Nguồn sáng là gì? Vật sáng là gì? Cho 2 ví dụ về nguồn sáng và 2 ví dụ về vật sáng. Câu 3: Bóng tối là gì? Bóng nửa tối là gì? Nhật thực là gì? Nguyệt thực là gì? Nhật thực, nguyệt thực xảy ra khi nào? Câu 4: Nêu tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng? Gương cầu lồi? Gương cầu lõm? Câu 5: Nguồn âm là gì? Cho ví dụ về nguồn âm. Các nguồn âm có chung đặc điểm gì? Câu 6: Tần số dao động là gì? Đơn vị tần số là gì? Kí hiệu. Khi nào vật phát ra âm cao (âm bổng)? khi nào vật phát ra âm thấp (âm trầm)? Câu 7: Biên độ dao động là gì? Khi nào vật phát ra âm to? Khi nào vật phát ra âm nhỏ? Độ to của âm được đo bằng đơn vị gì? Kí hiệu. Câu 8: Âm có thể truyền được trong những môi trường nào và không truyền được trong môi trường nào? So sánh vận tốc truyền âm trong 3 môi trường rắn, lỏng, khí. Câu 9: Âm phản xạ là gì? Ta nghe được tiếng vang khi nào? Vật có tính chất như thế nào thì phản xa âm tôt (kém). Cho ví dụ. Câu 10: Nêu các biện pháp chống ô nhiếm tiếng ồn? S II. Bài tập: Câu 1: Chiếu 1 tia sáng SI tới gương phẳng G, tạo với gương 1 góc 35 0 a. Hãy vẽ tia phản xạ b. Tính góc phản xạ và góc tạo bởi tia tới G 35o I và tia phản xạ Câu 2: Dựa vào tính chất ảnh của vật tạo bởi gương phẳng, hãy vẽ ảnh của vật sáng AB và BOA đặt trước gương phẳng A B S A B B O A a) b) c) d) Câu 3: Cho vật sáng AB (mũi tên AB) cao 5cm đặt trước gương phẳng a. Vẽ ảnh A’B’ của AB qua gương b. Ảnh A’B’ bao nhiêu cm? Tại sao? c. Nếu A cách gương 1cm thì A’ cách gương bao nhiêu? Tại sao?
  2. Câu 4: Để xác định độ sâu của đáy biển, tàu phát ra siêu âm và thu được âm phản xạ của nó từ đáy biển sau 2 giây. Tính độ sâu của đáy biển biết vận tốc truyền âm trong nước là 1500m/s. Câu 5: Một người đứng ở điểm A dùng búa gõ xuống đường ray. Một người khác đứng ở điểm B áp tai xuống đường ray để nghe tiếng búa gõ. Khoảng cách AB là 12,2 km. Hỏi sau bao lâu thì người B nghe được tiếng búa gõ? Biết vận tốc truyền âm trong thép là 6100m/s. Câu 6: Tính khoảng cách ngắn nhất từ người nói tới bức tường để nghe được tiếng vang sau 1/15 giây. Biết vận tốc truyền âm trong không khí là 340 m/s. Bài 11.4, 12.3, 13.3, 13.4 trong SBT