Đề cương ôn tập học kỳ I môn Vật lý 10

doc 3 trang thienle22 5170
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kỳ I môn Vật lý 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_hoc_ky_i_mon_vat_ly_10.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kỳ I môn Vật lý 10

  1. TRƯỜNG THPT HÀ HUY TẬP ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I TỔ KHTN – NHÓM VẬT LÝ MÔN VẬT LÝ 10 Phần I. Lý thuyết. 1/ Chuyển động thẳng đều là gì? Viết phương trình chuyển động trong chuyển động thẳng đều? 2/ Thế nào là chuyển động thẳng biến đổi đều? Chuyển động thẳng nhanh dần đều, chậm dần đều? Gia tốc là gì? Các công thức của chuyển động thẳng nhanh dần đều? chậm dần đều? 3/ Chuyển động tròn đều là gì? Nêu những đặc điểm của véctơ vận tốc, gia tốc của chuyển động tròn đều? Biểu thức của tốc độ dài? tốc độ góc, chu kỳ, tần số? 4/ Thế nào là sự rơi tự do? Các đặc điểm của rơi tự do. 5/Các kn về vận tốc tương đối, tuyệt đối , kéo theo. Công thức cộng vận tốc. 6/ Sai số của phép đo các đại lượng Vật Lý: Cách xác định sai số của phép đo? Cách viết kết quả đo? 7/ Phương pháp tổng hợp lực? Phát biểu quy tắc hình bình hành? Điều kiện cân bằng của chất điểm 8/ Nội dung các định luật Niu-Tơn. 9/ Phát biểu và viết biểu thức của định luật vạn vật hấp dẫn. 10/Lực đàn hồi, nội dung và biểu thức định luật Húc. 11/ Những đặc điểm của lực ma sát trượt?Lực hướng tâm là gì? 12/Cách xác định quỹ đạo, thời gian chuyển động, tầm ném xa của vật ném ngang. 13/ Phát biểu quy tắc tổng hợp hai lực, ba lực có giá đồng quy. Phần II. Bài tập tham khảo. Bài 1: Một xe ôtô đang chuyển động thẳng đều theo phương trình toạ độ- thời gian là: x= 50(1-t) (m,s) với t 0. a) Vật chuyển động như thế nào? b)Vận tốc và toạ độ ban đầu của xe nhận giá trị nào? c) Tìm toạ độ của xe khi t=10s d) Vẽ đồ thị chuyển động của xe ? Bài 2: Một người đi xe đạp chuyển động thẳng đều, đi một nửa quãng đường đầu với vận tốc tốc v1= 10km/h., nửa quãng đường còn lại với vận tốc v2= 15 km/h .Tìm vận tốc trung bình của người ấy trên cả quãng đường. Bài 3: Một ôtô chuyển động trong 3 giờ. Trong 1 giờ đầu đi với vận tốc là v 1= 80km/h. Thời gian còn lại xe chạy với vận tốc v2= 50km/h. Tính vận tốc trung bình trên cả quãng đường đi. Bài 4: Lúc 6h một xe ôtô đi từ A đến B với vận tốc là v 1= 60km/h, cùng lúc đó mọt xe ôtô khác xuất phát từ B về A với vận tốc v2= 50km/h. AB = 220km. a) Chọn AB làm trục toạ độ, gốc O trùng A, chiều dương từ A đến B, gốc thời gian lúc 6h. Lập phương trình chuyển động của mỗi xe b)Xác định vị trí và thời điểm hai xe gặp nhau c) Sau khi gặp nhau 0,5 h hai xe cách nhau bao nhiêu, vận tốc của mỗi xe khi đó Bài 5: Một xe máy xuất phát từ A lúc 6 giờ và chạy với tốc độ 40 km/h để đi đến B. Một ô tô xuất phát từ B lúc 8 giờ và chạy với tốc độ80 km/h theo chiều cùng chiều với xe máy. Coi chuyển động của ô tô và xe máy là thẳng đều. Khoảng cách giữa A và B là 20 km. a) Viết phương trình chuyển động của xe máy và ô tô. b) Vẽ đồ thị tọa độ-thời gian của xe máy và ô tô. Dựa vào đồ thị hãy xác định vị trí và thời điểm ô tô đuổi kịp xe máy. Bài 6: Một vật chuyển động thẳng trên trục Ox. Đồ thị chuyển động của nó được cho như hình vẽ a) Hãy mô tả chuyển động của vật. b) Viết phương trình chuyển động của vật. c) Tính quãng đường vật đi được sau 2 giờ.
  2. Bài 7: Một tàu thuỷ tăng tốc đều đặn từ 15 m/s đến 27 m/s trên một quãng đường thẳng dài 80 m. Hãy xác định gia tốc của đoàn tàu và thời gian tàu chạy. Bài 8: Một ôtô đang chuyển động trên một đoạn đường thẳng nằm ngang thì tắt máy, sau 1 phút 40 giây thì ôtô dừng lại, trong thời gian đó ôtô đi được quãng đường 1 km. Tính vận tốc của ôtô trước khi tắt máy. Bài 9: Một vật rơi tự do từ độ cao 180 m. Tính thời gian rơi, vận tốc của vật trước khi chạm đất 2 s và quãng đường rơi trong giây cuối cùng trước khi chạm đất. Lấy g = 10 m/s2. Bài 10: Một vật được thả rơi tự do từ độ cao s. Trong giây cuối cùng vật đi được đoạn đường dài 63,7 m. Lấy g = 9,8 m/s2. Tính thời gian rơi, độ cao s và vận tốc của vật lúc chạm đất. Bài 11: Một chất điểm chuyển động đều trên một quỹ đạo tròn, bán kính 40 cm. Biết trong một phút nó đi được 300 vòng. Hãy xác định tốc độ góc, tốc độ dài và gia tốc hướng tâm của chất điểm. Bài 12: Một đồng hồ treo trường có kim giờ dài 3 cm, kim phút dài 4 cm đang chạy đúng. Tìm tỉ số giữa tốc độ góc, tốc độ dài và gia tốc hướng tâm của đầu kim phút với đầu kim giờ. Bài 13: Một ôtô có bánh xe bán kính 30 cm, chuyển động đều với tốc độ 64,8 km/h. Tính tốc độ góc, chu kì quay của bánh xe và gia tốc hướng tâm của một điểm trên vành ngoài của bánh xe. Bài 14: Hai bến sông A và B cách nhau 60 km. Một ca nô đi từ A đến B rồi về A mất 9 giờ. Biết ca nô chạy với vận tốc 15 km/h so với dòng nước yên lặng. Tính vận tốc chảy của dòng nước. Bài 15: Một chiếc ca nô chạy xuôi dòng từ A đến B mất 3 giờ, khi chạy ngược dòng từ B về A mất 6 giờ. Hỏi nếu tắt máy và để ca nô trôi theo dòng nước thì đi từ A đến B mất thời gian bao lâu. Bài 16: Lúc 8 giờ một ô tô đi qua điểm A trên một đường thẳng với vận tốc 10 m/s, chuyển động chậm dần đều với gia tốc 0,2 m/s². Cùng lúc đó tại điểm B cách A 560 m, một xe thứ hai bắt đầu khởi hành đi ngược chiều với xe thứ nhất, chuyển động nhanh dần đều với gia tốc 0,4 m/s². a)Viết phương trình chuyển động của hai xe với cùng một gốc tọa độ, gốc thời gian. b) Xác định thời gian hai xe đi để gặp nhau, thời điểm gặp nhau và vị trí lúc gặp nhau. Bài 17: Hai xe máy cùng xuất phát từ hai địa điểm A và B cách nhau 400 m và cùng chạy theo hướng AB trên đường thẳng. Xe máy xuất phát từ A chuyển động nhanh dần đều với gia tốc 0,025 m/s². Xe máy xuất phát từ B chuyển động nhanh dần đều với gia tốc 0,02 m/s². Chọn A làm gốc tọa độ, chiều dương từ A đến B, gốc thời gian lúc hai xe xuất phát. a) Viết phương trình chuyển động của mỗi xe. b) Xác định thời điểm và vị trí hai xe gặp nhau. c) Tính vận tốc của mỗi xe tại vị trí đuổi kịp nhau. Bài 18: Phương trình chuyển động của một chất điểm là x = 50t² + 20t – 10 (cm, s). a) Tính gia tốc của chuyển động. b) Tính vận tốc của vật lúc t = 2s. c)Xác định vị trí của vật lúc nó có vận tốc 120 cm/s. Bài 19: Một lò xo có đầu trên gắn cố định. Nếu treo vật nặng khối lượng 600 g thì lò xo có chiều dài 23 cm. Nếu treo vật nặng khối lượng 800 g thì lò xo có chiều dài 24 cm. Hỏi khi treo vật nặng có khối lượng 1,5 kg thì lò xo có chiều dài bằng bao nhiêu? Biết khi treo các vật nặng thì lò xo vẫn ở trong giới hạn đàn hồi. Lấy g = 10 m/s2. Bài 20: Một lò xo có chiều dài tự nhiên là l0. Treo lò xo thẳng đứng và móc vào đầu dưới một quả cân có khối lượng m1 = 200 g thì lò xo dài 34 cm. Treo thêm vào đầu dưới một quả cân nữa có khối lượng m 2 = 100 g thì lò xo dài 36 cm. Tính độ cứng và chiều dài tự nhiên của lò xo. Bài 21: Một ôtô có khối lượng 4 tấn chuyển động với tốc độ 72 km/h khi đi qua một chiếc cầu. Lấy g = 10 m/s2. Tính áp lực của ôtô nén lên cầu khi nó đi qua điểm giữa cầu trong các trường hợp: a) Cầu phẵng nằm ngang.
  3. b) Cầu lồi có bán kính cong r = 100 m. c) Cầu lỏm có bán kính cong r = 200 m. Bài 22: Từ một đỉnh tháp cao 40 m so với mặt đất người ta ném một quả cầu theo phương 2 ngang với tốc độ v0 = 10 m/s. Bỏ qua sức cản không khí, lấy g = 10 m/s . a) Viết phương trình toạ độ của quả cầu và xác định toạ độ của quả cầu sau khi ném 2 s. b) Viết phương trình quỹ đạo của quả cầu và cho biết dạng quỹ đạo của quả cầu. c) Quả cầu chạm đất ở vị trí nào? Tốc độ quả cầu khi chạm đất là bao nhiêu? Bài 23: Một vật có khối lượng 0,5 kg chuyển động nhanh dần đều với vận tốc ban đầu 2 m/s. Sau thời gian 4 giây nó đi được quãng đường 24 m. Biết rằng vật luôn chịu tác dụng của lực kéo FK và lực cản FC = 0,5 N. a) Tính độ lớn của lực kéo. b) Nếu sau thời gian 4 giây đó, lực kéo ngưng tác dụng thì sau bao lâu vật dừng lại? Bài 24: Một ôtô có khối lượng 4 tấn đang chuyển động với vận tốc 18 km/h thì tăng tốc độ, sau khi đi được quãng đường 50 m, ôtô đạt vận tốc 54 km/h. Biết hệ số ma sát giữa bánh xe và mặt đường là  = 0,05. Tính lực kéo của động cơ ôtô trong thời gian tăng tốc, thời gian từ lúc tăng tốc đến lúc đạt vận tốc 72 km/h và quãng đường ôtô đi được trong thời gian đó. Bài 25: Một vật có khối lượng m = 1500 g được đặt trên một bàn dài nằm ngang. Biết hệ số ma sát giữa vật và mặt bàn là  = 0,2. Lấy g = 10 m/s 2. Tác dụng lên vật một lực F = 4,5 N song song với mặt bàn. a) Tính gia tốc, vận tốc chuyển động của vật sau 2 giây kể từ khi tác dụng lực. b) Lực F chỉ tác dụng lên vật trong trong 2 giây. Tính quãng đường tổng cộng mà vật đi được cho đến khi dừng lại. Bài 26: Một mặt phẵng AB nghiêng một góc 300 so với mặt phẳng ngang BC. Biết AB = 1 m, 2 BC = 10,35 m, hệ số ma sát trên mặt phẵng nghiêng  1 = 0,1. Lấy g = 10 m/s . Một vật khối lượng m = 1 kg trượt không có vận tốc ban đầu từ đỉnh A tới C thì dừng lại. Tính vận tốc của vật tại B và hệ số ma sát 2 trên mặt phẵng ngang. Bài 27: Một vật đang chuyển động trên đường ngang với vận tốc 20 m/s thì trượt lên một cái dốc dài 100 m, cao 10 m. Biết hệ số ma sát giữa vật và mặt dốc là  = 0,05. Lấy g = 10 m/s2. a) Tìm gia tốc của vật khi lên dốc. Vật có lên được đỉnh dốc không, nếu có, tìm vận tốc của vật tại đỉnh dốc và thời gian lên dốc. b) Nếu trước khi trượt lên dốc, vận tốc của vật chỉ là 15 m/s thì chiều dài của đoạn lên dốc bằng bao nhiêu? Tính vận tốc của vật khi nó trở lại chân dốc. Bài 28: Cho hai lực đồng quy có độ lớn F1 = 16 N; F2 = 12 N. a) Tìm độ lớn của hợp lực của hai lực này khi chúng hợp với nhau một góc = 0 0; 600; 1200; 1800. b) Tìm góc hợp giữa hai lực này khi hợp lực của chúng có độ lớn 20 N. Bài 29. Hai vật có khối lương m 1=5kg và m2=10kg nối với nhau bằng một sợi dây nhẹ không dãn đặt trên mặt phẳng ngang không ma sát. Tác dụng một lực F=1?N lên m1 theo phương ngang. a. Tính vận tốc và quãng đường đi được sau 2s kể từ lúc chuyển đông ? b. Biết dây nối hai vật chịu lực căng tối đa 15N, lực kéo F bằng bao nhiêu để dây bị đứt?