Bài giảng Vật lý 10 - Ôn tập chương IV, V

docx 3 trang Thủy Hạnh 11/12/2023 800
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Vật lý 10 - Ôn tập chương IV, V", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_giang_vat_ly_10_on_tap_chuong_iv_v.docx
  • docxVL10-ÔN TẬP CHƯƠNG 4-5 _ ĐÁP ÁN.docx

Nội dung text: Bài giảng Vật lý 10 - Ôn tập chương IV, V

  1. BỘ MÔN: VẬT LÝ 10 ÔN TẬP CHƯƠNG IV, V CHƯƠNG IV: CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN CHƯƠNG V: CHẤT KHÍ Câu 1: Đơn vị động lượng tương đương với đơn vị? A. N.s. B. N/s. C. kg.m/s2. D. kg.m2/s. Câu 2: Một vận động viên trượt tuyết từ trên vách núi trượt xuống, tốc độ trượt mỗi lúc một tăng. Như vậy đối với vận động viên A. động năng tăng, thế năng tăng. B. động năng tăng, thế năng giảm. C. động năng không đổi, thế năng giảm. D. động năng giảm, thế năng tăng. Câu 3: Thả rơi một hòn sỏi khối lượng 65 g từ độ cao 1,6 m xuống một giếng sâu 2 m. Công của trọng lực khi vật rơi chạm đáy giếng là (Lấy g = 10 m/s2) A. 104 J. B. 2,34 J. C. 130 J. D. 2,11 J. Câu 4: Một chiếc tàu hỏa chạy trên đường thẳng nằm ngang với vận tốc không đổi 50 m/s. Công suất của đầu máy là 1,5.104 kW. Lực cản tổng cộng tác dụng lên tàu hỏa có độ lớn là A. 300N. B. 3.105N. C. 7,5.105N. D. 7,5.108N. Câu 5: Khi bị nén 3 cm một lò xo có thế năng đàn hồi bằng 0,18 J. Độ cứng của lò xo bằng A. 200 N/m. B. 40 N/m C. 500 N/m. D. 400 N/m. Câu 6: Một vật có khối lượng m = 2 kg đang nằm yên trên một mặt phẳng nằm ngang không ma sát. Dưới tác dụng của lực 10N vật chuyển động và đi được 10m. Vận tốc của vật ở cuối chuyển dời ấy: A. v = 25 m/s. B. v = 7,07 m/s. C. v = 10 m/s. D. v = 50 m/s. Câu 7: Một khối lượng khí lí tưởng xác định có áp suất 2 atm được làm tăng áp suất lên đến 8 atm ở nhiệt độ không đổi thì thể tích biến đổi một lượng là 3 lít. Thể tích ban đầu của khối là A. 4 lít. B. 8 lít. C. 12 lít. D. 16 lít. Câu 8: Hệ thức không liên quan đến các đẳng quá trình là: A. p/T = const. B. p/V = const. C. p1V1 = p2V2. D. V/T = const. Câu 9: Câu nào sau đây nói về lực tương tác phân tử là không đúng? A. Lực phân tử chỉ đáng kể khi các phân tử ở rất gần nhau. B. Lực hút phân tử có thể lớn hơn lực đẩy phân tử. C. Lực hút phân tử không thể lớn hơn lực đẩy phân tử.
  2. D. Lực hút phân tử có thể bằng lực đẩy phân tử. Câu 10: Đồ thị hình vẽ bên cho biết một chu trình biến đổi trạng thái của một khối khí lí tưởng, được biểu diễn trong hệ tọa độ (V, T). Đồ thị nào dưới đây biểu diễn đúng chu trình biến đổi này trong các hệ tọa độ (p, V) và (p, T). Câu 11: Khi đung nóng một bình kín chứa khí để nhiệt độ tăng 1oC thì áp suất khí tăng thêm 1/360 áp suất ban đầu. Nhiệt độ ban đầu của khí là? A. 73oC. B. 37oC. C. 87oC. D. 78oC. Câu 12: Hình 30.1 biểu diễn hai đường đẳng tích của cùng một khối lượng không khí trong hệ tọa độ (p – T). Mối quan hệ đúng về các thể tích V1, V2 là:
  3. A. V1 > V2. B. V1 < V2. C. V1 = V2. D. V1 ≥ V2. Câu 13: Tập hợp ba thông số xác định trạng thái của một lượng khí xác định là? A. Áp suất, thể tích, khối lượng. B. Áp suất, nhiệt độ, thể tích. C. Nhiệt độ, áp suất, khối lượng. D. Thể tích, nhiệt độ, khối lượng. Câu 14: Nén khí đẳng nhiệt từ thể tích 10 lít đến thể tích 4 lít thì áp suất của khí tăng lên A. 2,5 lần. B. 2 lần. C. 1,5 lần. D. 4 lần. Câu 15: Cho đồ thị biểu diễn sự biến đổi trạng thái của một khối khí lí tưởng trong hệ tọa o độ (p, V) như hình V.3. Biết nhiệt độ ban đầu cảu khí t 1 = 27 C. Nhiệt độ sau cùng t3 của khí là A. 900 oC. B. 627 oC. C. 81oC. D. 300oC. HẾT