Đề cương ôn tập học kì II môn Ngữ văn 9 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Kim Đồng

doc 16 trang Thủy Hạnh 05/12/2023 2240
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì II môn Ngữ văn 9 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Kim Đồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_9_nam_hoc_2020_2021_tr.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì II môn Ngữ văn 9 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Kim Đồng

  1. THCS Kim Đồng ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 9 HỌC KÌ II – NĂM HỌC 2020-2021 A. HỆ THỐNG KIẾN THỨC I. PHẦN VĂN BẢN 1. Văn bản thơ hiện đại: TT Tác Tác giả Nội dung Nghệ thuật Ý nghĩa phẩm -Thanh Hải Bài thơ là tiếng lòng tha -Thể thơ năm chữ, -Vẻ đẹp của mùa Mùa (1930-1980), quê thiết yêu mến và gắn bó với gần gũi với các làn xuân thiên nhiên xuân nho ở Huế đất nước, với cuộc đời; thể điệu dân ca. và mùa xuân đất nhỏ- -Có công xây hiện ước nguyện chân -Nhiều hình ảnh đẹp, nước. 1 Sáng tác dựng nền văn học thành của nhà thơ được giản dị, gợi cảm. -Lẽ sống cao đẹp 1980- sau cách mạng miền cống hiến cho đất nước, -Sử dụng các biện của một con hòa bình. Nam ngay từ góp một “mùa xuân nho pháp tu từ: điệp ngữ, người chân chính. những ngày đầu. nhỏ” của mình vào mùa hoán dụ, ẩn dụ,so xuân lớn của dân tộc. sánh đặc sắc. Viếng -Viễn Phương Lòng thành kính và niềm Giọng điệu trang - Những tình cảm lăng Bác- (1928-2005), quê xúc động sâu sắc của nhà trọng và thiết tha, thiêng liêng của 2 Sáng tác ở An Giang thơ và của mọi người đối nhiều hình ảnh ẩn dụ tác giả, của một 1976- -Tham gia kháng với Bác Hồ khi vào lăng đẹp và gợi cảm, người con từ sau hòa chiến chống Pháp, viếng lăng Bác. ngôn ngữ bình dị mà miền Nam ra bình. chống Mĩ. cô đúc. viếng lăng Bác. -Là cây bút có - Những đặc sắc mặt sớm của lực về hình ảnh, tứ lượng văn ngệ giải thơ, giọng điệu phóng Miền Nam của bài thơ. thời Cách mạng. -Những cảm nhận Sang tinh tế của nhà 3 thu- -Hữu Thỉnh, sinh thơ Hữu Thỉnh về - Cảm nhận tinh tế của Hình ảnh thiên nhiên Sáng tác năm 1942, quê ở sự biến đổi của nhà thơ về những biến được cảm nhận tinh 1977- sau Vĩnh Phúc. đất trời từ cuối hạ chuyển nhẹ nhàng mà rõ tế bằng nhiều giác hòa bình. -Tham gia quân sang đầu thu. rệt của thiên nhiên lúc quan tinh nhạy, ngôn đội. -Vẻ đẹp của thiên giao mùa từ cuối hạ sang ngữ chính xác, gợi -Là Tổng thư kí nhiên trong đầu thu. cảm, hình ảnh giàu Hội nhà văn Việt khoảnh khắc giao sức biểu cảm. Nam từ 2000. mùa và những suy nghĩ mang triết lí của tác giả. - Tình cảm thắm -Thể hiện tình cảm gia 4 Nói với -Y Phương thiết của cha mẹ đình ấm cúng, ca ngợi con- (1948) đối với con cái. truyền thống cần cù, sức Sáng tác -Quê Cao Bằng - Tình yêu và sống mạnh mẽ của quê Cách nói giàu hình Sau 1975. -Tham gia quân niềm tự hào về vẻ hương và dân tộc mình. ảnh,vừa cụ thể, gợi đội.Thơ thể hiện đẹp, sức sống - Bài thơ giúp ta hiểu thêm cảm, vừa gợi ý nghĩa tâm hồn chân thật, mãnh liệt của quê về sức sống và vẻ đẹp tâm sâu xa. mạnh mẽ, trong hương. hồn của một dân tộc miền sáng, cách tư duy - Hình ảnh và núi, gợi nhắc tình cảm gắn giàu hình ảnh của cách diễn đạt độc bó với truyền thống, với người dân tộc đáo của tác giả quê hương và ý chí vươn miền núi. trong bài thơ. lên trong cuộc sống. 1 Nhóm gv Ngữ văn 9 biên soạn.
  2. THCS Kim Đồng 2. Văn bản truyện hiện đại: Tác Tác giả Đặc điểm Nội dung Nghệ thuật Ý nghĩa phẩm nhân vật Chung Tình huống truyện -Lê Minh -Phương -Truyện ca ngợi - Miêu tả tâm Tâm trạng - Vẻ đẹp tâm Khuê, sinh Định: vẻ đẹp tâm hồn lí nhân vật Phương Định hồn trong sáng, năm 1949, +Một cô gái của ba cô gái chân thực, trong một lần tính cách dũng quê ở Thanh Hà Nội còn rất thanh niên sinh động. phá bom nổ cảm, hồn nhiên Hoá. Tham trẻ, nhạy cảm, xung phong - Ngôi kể thứ chậm và một trong cuộc sống gia thanh hồn nhiên, hay trong hoàn nhất (người kể trận mưa đá chiến đấu nhiều niên xung mơ mộng, cảnh chiến chuyện bất ngờ trên gian khổ, hi phong thời thích ca hát. tranh ác liệt. xưng“tôi”- cao điểm. sinh nhưng vẫn chống Mĩ. +Một chiến sĩ -Đó chính là Phương lạc quan của -Là cây bút gan dạ, dũng hình ảnh đẹp, Định), kể theo những cô gái Nhữg nữ chuyên cảm, có ý thức tiêu biểu về thế dòng cảm thanh niên xung ngôi viết về truyện sẵn sàng hy hệ trẻ VN trong nghĩ, tâm phong trong sao ngắn. sinh vì nhiệm thời kì kháng trạng của nhân truyện. xa xôi -Đề tài về vụ. chiến chống Mĩ. vật chính, - Thành công 1971 cuộc sống +Có tình đồng - Cách kể trong việc miêu chiến đấu của chí, đồng đội chuyện tự tả tâm lí nhân tuổi trẻ ở thân thiết, gắn nhiên, ngôn vật, lựa chọn Trường Sơn, bó. ngữ trẻ trung, ngôi kể, ngôn những sôi nổi. ngữ kể hấp dẫn. chuyển biến của đời sống xã hội, con người sau 1975. Tóm tắt truyện: Ba nữ thanh niên xung phong làm thành một tổ trinh sát mặt đường tại một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn. Họ gồm có hai cô gái rất trẻ là Định và Nho, còn tổ trưởng là chị Thao lớn tuổi hơn một chút. Nhiệm vụ của họ là quan sát địch ném bom, đo khối lượng đất phải san lấp do địch gây ra, đánh dấu vị trí các trái bom chưa nổ và phá bom. Công việc của họ hết sức nguy hiểm và cuộc sống khắc nghiệt nhưng họ vẫn có những niềm vui hồn nhiên của tuổi trẻ, những giây phút thanh thản, mơ mộng và đặc biệt rất gắn bó yêu thương trong tình đồng đội, dù mỗi người một cá tính. ➢ YÊU CẦU: - Nắm vững các nội dung ở bảng hệ thống kiến thức trên. - Đối với văn bản nghi luận hiện đại, nắm tên tác giả, tác phẩm, nội dung, ý nghĩa. - Đối với các văn bản thơ: phân tích các hình ảnh thơ đặc sắc hoặc những đoạn thơ hay (nội dung và nghệ thuật). - Đối với văn bản truyện: tóm tắt ngắn gọn văn bản; nêu tình huống; ngôi kể; nêu và phân tích các đặc điểm của nhân vật chính; phẩm chất chung và riêng của nhân vật trong tác phẩm. - Biết sắp xếp các tác phẩm theo giai đoạn, theo từng nội dung chủ đề; nhận biết điểm tương đồng và khác biệt nổi bật của các văn bản về nội dung lẫn nghệ thuật. - Giải thích ý nghĩa nhan đề của các văn bản. II. PHẦN TIẾNG VIỆT: TT Bài học Khái niệm Ví dụ THÀNH PHẦN CÂU 2 Nhóm gv Ngữ văn 9 biên soạn.
  3. THCS Kim Đồng 1 T.P CHÍNH -Là những thành phần bắt buộc phải có mặt trong câu để Hôm nay, tôi//đi học. câu có cấu tạo hoàn chỉnh và diễn đạt một ý trọn vẹn. -Gồm chủ ngữ và vị ngữ. Thành phần phụ là thành phần không bắt buộc phải có mặt trong câu. -Gồm trạng ngữ và khởi ngữ. TRẠNG - Trạng ngữ được thêm vào câu để xác định thời gian, Dưới bóng cây bàng, 2 TP. NGỮ nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách học sinh đang nô đùa. PHỤ thức diễn ra sự việc nêu trong câu. -> Xác định thời gian. - Để nhấn mạnh ý, chuyển ý hoặc thể hiện những tình huống, cảm xúc nhất định, người ta có thể tách trạng ngữ thành câu riêng. KHỞI - Là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài Xây cái lăng ấy cả làng NGỮ được nói đến trong câu. phục dịch,cả làng gánh - Trước khởi ngữ thường có các quan hệ từ (với, đối gạch, đập đá, làm phu với, ). hồ cho nó. (Kim Lân) Thành phần biệt lập là thành phần không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu. - Gồm tình thái, cảm thán, gọi đáp, phụ chú - Được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với Sương chùng chình qua sự việc được nói đến trong câu. ngõ TÌNH - Thường diễn đạt bằng những từ ngữ như: hình như, Hình như thu đã về. THÁI dường như, có lẽ, có thể, chắc chắn, thì ra, nghe đâu, (Hữu Thỉnh) TP. nghe nói, có vẻ như, BIỆT -Được dùng để bộc lộ tâm lí của người nói (vui, buồn, Ồ, đâu phải qua đêm 3 LẬP CẢM mừng giận, ) dài lạnh cóng, THÁN - Thường diễn đạt bằng những từ ngữ như cảm thán: ôi, Mặt trời lên là hết bóng a, chao ôi, trời ơi, than ôi, mù sương! (Tố Hữu) -Được dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp. Này, bác có biết mấy -Thường đứng ở đầu câu; thường diễn đạt bằng những từ hôm nay súng nó bắn ở GỌI ngữ: ơi, ừ,này, nè, ê, vâng, dạ, đâu mà nghe rát thế ĐÁP không? (Làng – Kim Lân) Phương Định, nhân vật - Được dùng để bổ sung ý nghĩa cho bộ phận đứng trước. chính trong truyện - Thành phần phụ chú thường đặt giữa hai dấu gạch ngắn “Những ngôi sao PHỤ ngang, hai dấu phẩy, hai dấu ngoặc đơn hoặc giữa một xa xôi”, là một cô gái CHÚ dấu gạch ngang với một dấu phẩy. Có khi thành phần Hà Nội xinh đẹp, trẻ phụ chú còn được đặt sau dấu hai chấm. trung. LIÊN KẾT CÂU- LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN *Liên kết về nội dung: - Liên kết chủ đề Những người yếu đuối LIÊN KẾT CÂU- - Liên kết lô gic vẫn hay hiền lành. 4 LIÊN KẾT *Liên kết về hình thức: Muốn ác phải là kẻ ĐOẠN VĂN - Phép lặp mạnh. - Phép đồng nghĩa/ trái nghĩa/ liên tưởng (Nam Cao) - Phép thế ->Phép dùng từ trái - Phép nối nghĩa: yếu-mạnh; hiền- 3 Nhóm gv Ngữ văn 9 biên soạn.
  4. THCS Kim Đồng ác. NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý 5 Nghĩa tường - Là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ minh ngữ trong câu. - Là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ - Hôm nay bạn đi về 6 Hàm ý ngữ ấy. quê với mình không? -Điều kiện để sử dụng nghĩa hàm ý: - Mình bận học bài rồi. - Để sử dụng hàm ý cần có hai điều kiện sau đây: (Hàm ý: Không về quê + Người nói (người viết) có ý thức đưa hàm ý vào câu được) nói. + Người nghe (người đọc) có năng lực giải đoán hàm ý. ➢ YÊU CẦU: - Nắm vững các nội dung ở bảng hệ thống kiến thức trên. - Biết vận dụng kiến thức vào việc thực hành làm bài tập. III. PHẦN TẬP LÀM VĂN: NGHỊ LUẬN - Nghi luận xã hội : + Tư tưởng, đạo lý. + Sự việc, hiện tượng đời sống. - Nghị luận văn học : Mùa xuân nho nhỏ, Viếng lăng Bác, Sang thu, Nói với con, Những ngôi sao xa xôi. + Tác phẩm truyện (đoạn trích), + Nhân vật trong tác phẩm + Đoạn thơ (bài thơ) 1. Dàn ý khái quát nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống: a. Mở bài: Giới thiệu sự việc, hiện tượng cần nghị luận b. Thân bài: - Giải thích (nếu cần thiết) - Biểu hiện (thực trạng) của sự việc, hiện tượng. - Phân tích những nguyên nhân của hiện tượng đời sống đó + Nguyên nhân chủ quan + Nguyên nhân khách quan - Phân tích mặt lợi, mặt hại + Đối với cá nhân mỗi người + Đối với gia đình, cộng đồng, xã hội - Đề xuất những giải pháp: + Về phía mỗi cá nhân + Về phía gia đình, cộng đồng, cơ quan chức năng c. Kết bài: - Khẳng định chung về sự việc, hiện tượng đời sống đã bàn - Liên hệ bản thân. 2. Dàn ý khái quát nghị luận về một tư tưởng đạo lí: a. Mở bài: Giới thiệu về tư tưởng, đạo lí. Trích dẫn ý kiến, nhận định (nếu có) b. Thân bài: - Giải thích tư tưởng, đạo lí cần bàn luận. - Phân tích và chứng minh những mặt đúng của tư tưởng, đạo lí. - Phê phán, bác bỏ những biểu hiện sai lệch. - Bình luận, đánh giá (bàn bạc, mở rộng, đề xuất ý kiến ) c. Kết bài: - Khẳng định chung về tư tưởng, đạo lí đã bàn luận ở thân bài ( ) 4 Nhóm gv Ngữ văn 9 biên soạn.
  5. THCS Kim Đồng - Lời nhắn gửi đến mọi người ( ) 3. Dàn ý khái quát nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) a. Mở bài: - Giới thiệu khái quát những nét chính về tác giả, tác phẩm. - Giới thiệu vấn đề cần nghị luận của tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) b. Thân bài: - Tóm tắt ngắn gọn tác phẩm truyện (đoạn trích). - Phân tích những giá trị đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm truyện (đoạn trích). c. Kết bài: - Nêu nhận định và đánh giá chung về nghệ thuật, khẳng định lại vấn đề. - Liên hệ. 4. Dàn ý khái quát nghị luận về một nhân vật. a. Mở bài: - Giới thiệu khái quát những nét chính về tác giả, tác phẩm. - Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Khái quát về nhân vật. b. Thân bài: Phân tích lần lượt các đặc điểm của nhân vật - Luận điểm 1: đặc điểm, tính cách của nhân vật +luận cứ 1 +luận cứ 2 + . - Luận điểm 2: đặc điểm, tính cách của nhân vật +luận cứ 1 +luận cứ 2 + - Luận điểm 3: c. Kết bài: - Nêu nhận định và đánh giá chung về nghệ thuật xây dựng nhân vật, khẳng định lại vấn đề. - Liên hệ. 5. Dàn ý khái quát nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ: a. Mở bài: - Giới thiệu khái quát những nét chính về tác giả, tác phẩm. - Giới thiệu vấn đề cần nghị luận về đoạn thơ (nêu thêm vị trí đoạn trích), bài thơ đó. b. Thân bài: - Lần lượt trình bày những suy nghĩ, đánh giá về nội dung nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ. c. Kết bài: - Nêu nhận định và đánh giá chung về nghệ thuật, khẳng định lại vấn đề. - Liên hệ. B. LUYỆN TẬP I. PHẦN ĐỌC – HIỂU BT 1: Tuổi thiếu niên là tuổi của ước mơ và hoài bão. Nó gắn liền với khát vọng chinh phục thử thách và giải được mật mã cuộc đời. Khát vọng luôn xanh và cuộc sống luôn đẹp, nhưng trong một thời khắc nào đó, có thể nhiều bạn trẻ đã thấy cuộc đời như mớ bòng bong của những điều bỡ ngỡ với bao trăn trở không dễ tỏ bày. Đi qua tuổi thơ, cuộc đời mở ra trước mắt bạn một hành trình dài, nhiều hoa hồng nhưng cũng không ít chông gai. Cuộc sống với tất cả sự khắc nghiệt vốn có của nó, sẽ khiến cho bước chân bạn nhiều lần rớm máu. Và những giọt máu đó, hoặc sẽ thấm xuống con đường bạn đang đi và lưu lại đó dấu son của một vị anh hùng, hoặc sẽ thành dấu chấm hết cho những khát vọng đoản mệnh của một kẻ nhụt tâm, chùn bước. Nhưng dù thế nào đi nữa, bạn luôn nhớ rằng: để trưởng thành, chắc chắn những thử thách và thất bại bao giờ cũng là điều cần thiết. ( Theo Hạt giống tâm hồn) 5 Nhóm gv Ngữ văn 9 biên soạn.
  6. THCS Kim Đồng 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. 2. Tại sao có thể nói: “Cuộc sống với tất cả sự khắc nghiệt vốn có của nó, sẽ khiến cho bước chân bạn nhiều lần rớm máu.”? 3. Xác định và gọi tên các thành phần biệt lập có trong đoạn trích trên. 4. Xác định các phép liên kết câu trong những câu in đậm của đoạn trích. BT 2: Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu: Lòng dũng cảm là tài sản vô giá mà tự nó đã tiềm ẩn sức mạnh vô hình có thể giúp con người sống một cuộc đời đích thực. Với lòng dũng cảm bạn sẽ tự tạo ra cơ hội cho bản thân và đủ bản lĩnh để đối mặt với những trở ngại cuộc sống. Tất cả chúng ta sinh ra đều có lòng dũng cảm. Nhưng chỉ có ai biết tôi rèn và vận dụng nó thường xuyên thì mới có thể sở hữu lòng dũng cảm thật sự. Hãy vận dụng lòng dũng cảm để củng cố sức mạnh tinh thần của bạn. Hãy tìm cho mình một hướng đi thích hợp và sống một cuộc đời đầy ý nghĩa. Hãy thử những công việc mới và phá bỏ các rào cản trong cuộc sống của bạn. Với lòng dũng cảm bạn sẽ vững vàng tiến về phía trước. (Theo Đánh thức khát vọng - Nhiều tác giả, NXB Hồng Đức, 2018) 1. Theo tác giả, để sở hữu lòng dũng cảm thật sự, ta cần phải làm gì? 2. Em có đồng tình với quan điểm: “Với lòng dũng cảm bạn sẽ tự tạo ra cơ hội cho bản thân” không? Vì sao? 3. Lòng dũng cảm gợi cho em nhớ về nhân vật chính nào trong 1 văn bản học kì 2 em vừa học? Hãy cho biết tên nhân vật ấy và nêu thêm ít nhất hai phẩm chất tiêu biểu của nhân vật. 4. Xác định và gọi tên 1 thành phần biệt lập có trong đoạn văn 1. 5. Xác định phép liên kết được sử dụng ở 2 câu in đậm. BT 3: Trong cuộc sống chúng ta, ai cũng có một ước mơ cho một ngày mai thật đẹp, dù bình dị hay phi thường, đó có thể là ước mơ rất đỗi giản dị của một cậu bé tật nguyền được bước đi bình thường như bao trẻ khác, hoặc đó là ước mơ tìm được việc làm mà mình yêu thích của một cô gái thất nghiệp, ước mơ trở thành nhạc sĩ nổi tiếng của một cậu bé không còn nhìn thấy ánh sáng, hoặc là những ước mơ chinh phục, vượt qua những thử thách, vươn lên để khẳng định và đạt được những gì mình ao ước. Những ước mơ đáng quý, đáng trân trọng đó luôn là niềm hi vọng, nguồn động lực cho mọi người để sống, để cảm nhận và hướng đến tương lai. Nhưng cuộc sống luôn tiềm ẩn những khó khăn trở ngại và thử thách bất ngờ, con đường đi đến những ước mơ ấy không hề bằng phẳng. Khi đó, nếu giữ mình, đừng gục ngã, chúng ta sẽ tìm lại được chính mình và nhận ra ý nghĩa sâu sắc của từng khoảnh khắc cuộc sống. Chúng ta nhận ra hạnh phúc không hẳn chỉ ở những gì mình có, mà còn ở cách nhìn, cảm nhận của bản thân về cuộc sống. Chúng ta biết rằng, ước mơ về ngày mai, dù to lớn đến đâu cũng đều bắt đầu bằng những công việc bé nhỏ của ngày hôm nay. ( Đừng bao giờ từ bỏ ước mơ – Hạt giống tâm hồn) 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. 2. Thông điệp mà tác giả gửi gắm qua đoạn trích là gì? 3. Xác định và gọi tên 1 thành phần biệt lập có trong đoạn văn 1. 4. Trong đoạn văn 2, xác định 1 phép nối và 1 phép lặp. 6 Nhóm gv Ngữ văn 9 biên soạn.
  7. THCS Kim Đồng BT 4: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Ước mơ bây giờ là đánh thắng giặc Mỹ, là Độc lập, Tự do của đất nước. Mình cũng như những thanh niên khác đã lên đường ra tiền tuyến và tuổi trẻ qua đi giữa tiếng bom rơi đạn nổ. Tuổi trẻ của mình đã thấm đượm mồ hôi, nước mắt, máu xương của những người đang sống và những người đã chết. Tuổi trẻ của mình đã cứng cáp trong thử thách gian lao của chiến trường. Tuổi trẻ của mình cũng đã nóng rực vì ngọn lửa căm thù đang ngày đêm hun đốt. Và gì nữa, phải chăng mùa xuân của tuổi trẻ cũng vẫn thắm đượm thêm vì màu sắc của mơ ước và yêu thương vẫn ánh lên trong những đôi mắt nhìn mình. Một đôi mắt đen thâm quầng vì thức đêm nhưng bao giờ đến với mình cũng là niềm vui và sôi nổi. Một đôi mắt long lanh dưới hàng mi dài cũng vậy bao giờ cũng đến với mình tha thiết tin yêu. Và đôi mắt tinh ranh của một người bạn gái nhìn mình như hiểu hết, như trao hết niềm tin. Th. ơi! Đó phải chăng là hạnh phúc mà chỉ Th mới được hưởng mà thôi? Hãy vui đi, hãy giữ trọn trong lòng niềm mơ ước và đề màu xanh của tuổi trẻ ngời rạng mãi trong đôi mắt và nụ cười nghe Thùy! (Trích Nhật kí Đặng Thùy Trâm, NXB Hội Nhà văn, 2005) 1. Tại thời điểm viết những dòng nhật kí trên, tác giả ước mơ điều gì ? 2. Nhận xét về hoàn cảnh sống, chiến đấu và vẻ đẹp tâm hồn của tác giả Đặng Thùy Trâm qua đoạn nhật kí trên. 3. Đoạn nhật kí trên gợi cho em nhớ tới văn bản nào đã học trong chương trình Ngữ Văn 9 học kì 2? Hãy nêu tên văn bản và tên tác giả. 4. Xác định phép liên kết được sử dụng ở 2 câu in đậm. BT 5 (1)Bạn có thể không thông minh bẩm sinh nhưng bạn luôn chuyên cần và vượt qua bản thân từng ngày một. (2) Bạn có thể không hát hay nhưng bạn là người không bao giờ trễ hẹn. (3) Bạn không là người giỏi thể thao nhưng bạn có nụ cười ấm áp. Bạn không có gương mặt xinh đẹp nhưng bạn rất giỏi thắt cà vạt cho ba và nấu ăn rất ngon. (4) Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn. (5) Và chính bạn, hơn ai hết, trước ai hết, phải biết mình, phải nhận ra những giá trị đó. (Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội Nhà văn, 2012, tr.24) 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. 2. Nêu nội dung chính của đoạn trích. 3. Gọi tên và chỉ ra thành phần biệt lập có trong đoạn trích trên. 4. Xác định các phép liên kết câu trong đoạn trích. BT6: Tại sao con người lại phải khiêm tốn? Đó là vì cuộc đời là một cuộc đấu tranh bất tận, mà tài nghệ của mỗi cá nhân tuy là quan trọng, nhưng thật ra chỉ là những giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la. Sự hiểu biết của mỗi cá nhân không thể đem so sánh với mọi người cùng chung sống với mình. Vì thế, dù tài năng đến đâu cũng luôn luôn phải học thêm, học mãi mãi. (Trích Tinh hoa xử thế, Lâm Ngữ Đường) 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên. 2. Nêu nội dung chính của đoạn trích. 3. Gọi tên và chỉ ra một thành phần biệt lập. 7 Nhóm gv Ngữ văn 9 biên soạn.
  8. THCS Kim Đồng 4. Gọi tên và chỉ ra phép liên kết câu. BT 7: Bây giờ là buổi trưa. Im ắng lạ. Tôi ngồi dựa vào thành đá và khe khẽ hát. Tôi mê hát. Thường cứ thuộc một điệu nhạc nào đó rồi bịa ra lời mà hát. Lời tôi bịa ra lộn xộn mà ngớ ngẩn đến tôi cũng ngạc nhiên, đôi khi bò ra mà cười một mình. Tôi là con gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cô gái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!”. ( Ngữ Văn 9, tập 2) 1. Những đoạn trích trên được trích từ tác phẩm nào? Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm ấy. 2. Nêu nội dung chính của đoạn trích. 3. Xác định 2 phép liên kết được sử dụng trong đoạn trích trên. 4. Tìm thành phần khởi ngữ có trong đoạn trích trên. BT 8: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Chắc có lẽ trong mỗi chúng ta ai cũng luôn đi tìm cho mình một câu trả lời về đất nước. Đất nước vốn là khái niệm trừu tượng, mà thoạt đầu con người khó có thể cắt nghĩa cho thật gãy gọn, rõ ràng. Nhưng những người thân như ông bà, cha mẹ, anh em thì lại vô cùng cụ thể và được mỗi người cảm nhận trong những mối quan hệ cũng vô cùng cụ thể. Đó là mối quan hệ gắn bó máu thịt hình thành ngay từ khi ta cất tiếng khóc chào đờivà sẽ đi theo ta suốt cuộc đời với biết bao biến cố, thăng trầm, buồn vui, hi vọng Từ cái nôi gia đình, mỗi người đều có một tuổi thơ gắn liền với kỉ niệm về cây đa, bến nước, sân đình, lũy tre, mái trường, thầy cô, bè bạn. Theo thời gian, những kỉ niệm ấy dần dần trở thành sợi dây tình cảm neo giữa tình yêu của mỗi con người với gia đình, quê hương Và có thể nói, chính tình yêu đối với gia đình và quê hương sẽ khơi nguồn cho tình yêu đất nước. (Theo 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. 2. Nêu nội dung chính của đoạn trích. 3. Xác định các phép liên kết được sử dụng ở các câu in đậm. 4. Xác định thành phần biệt lập và gọi tên thành phần biệt lập đó. BT 9: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: CÓ ÁP LỰC MỚI CÓ ĐỘNG LỰC PHẤN ĐẤU Năm 1920, cậu bé 11 tuổi nọ lỡ đá quả bóng làm vỡ cửa kính nhà hàng xóm. Họ bắt cậu phải đến 12,5 đô-la nên cậu đã chạy về nhà nhận lỗi với bố. Bố cậu nói : - Tiền, bố có thể cho con mượn trước được nhưng một năm sau phải trả lại đầy đủ cho bố. 8 Nhóm gv Ngữ văn 9 biên soạn.
  9. THCS Kim Đồng Kể từ đó, cậu bé bắt đầu kiếm việc làm thuê, dành dụm tích cóp. Chỉ nửa năm sau, cậu đã trả lại đúng 12,5 đô-la cho bố. Về sau, cậu bé ấy khôn lớn và trở thành một nhân vật xuất chúng trong lịch sử. Đó chính là Abraham Lincoln, Tổng thống Hoa Kì sau này. (Theo Hạt giống tâm hồn, Nhiều tác giả, NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh) 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Nêu nội dung chính của đoạn trích. 2. Theo em, yêu cầu bố của cậu bé đặt ra: "Tiền, bố có thể cho con mượn trước được nhưng một năm sau, phải trả lại đầy đủ cho bố.” có ý nghĩa như thế nào đối với cậu bé ? 3. Em rút ra bài học gì từ câu chuyện trên? 4. Xác định thành phần khởi ngữ có trong đoạn trích. 5. Xác định phép liên kết được sử dụng ở hai câu in đậm. PHẦN TIẾNG VIỆT 1. Vẽ sơ đồ tư duy về thành phần câu. 2. Gạch chân thành phần khởi ngữ có trong các câu sau: a. Còn chúng tôi thì chạy trên cao điểm cả ban ngày. (Lê Minh Khuê) b. Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá .(Lê Minh Khuê) d. Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: Cô có cái nhìn sao mà xa xăm! (Lê Minh Khuê) e. Nó ngơ ngác, lạ lùng. Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động (Nguyễn Quang Sáng) f. Ông cứ đứng vờ vờ xem trang ảnh chờ người khác đọc rồi nghe lỏm. Điều này làm ông khổ tâm hết sức. (Kim Lân) g.- Vâng ! Ông giáo dạy phải! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng. (Nam Cao) h. Một mình thì anh bạn trên đỉnh Phan-xi-păng ba nghìn một trăm bốn mươi hai mét kia mới một mình hơn cháu. (Nguyễn Thành Long) i. Làm khí tượng, ở được cao thế mới là lí tưởng chứ. (Nguyễn Thành Long) g. Còn về diện mạo tôi, nó không đến nỗi đen cháy như các bạn có thể nghĩ về một kẻ chẳng quan tâm gì đến da dẻ của mình lại sống ở vào khoảng chín hoặc mười vĩ độ tuyến miền xích đạo. 3. Gạch chân và gọi tên các thành thần phụ (khởi ngữ, trạng ngữ) có trong đoạn văn. a. Còn tấm gương bằng thủy tinh tráng bạc, nó vẫn là người bạn chân thành, trung thực, thẳng thắn không hề nói dối, cũng không bao giờ biết ninh hót hay độc ác, ( Băng Sơn) b. Thế gian có biết bao người đọc sách chỉ để trang trí bộ mặt, như kẻ trọc phú khoe của, chỉ biết lấy nhiều làm quý. Đối với việc học tập, cách đó chỉ là lừa mình dối người, đối với việc làm người thì cách đó thể hiện phẩm chất tầm thường, thấp kém (Bàn về đọc sách- Chu Quang Tiềm) c. Nhưng trong công việc, ai cũng gờm chị: cương quyết, táo bạo.(Lê Minh Khuê) d. Chúng tôi ở trong một cái hang dưới chân cao điểm. (Lê Minh Khuê) e. Từ cổ chí kim, bao giờ con người cũng là động lực phát triển của lịch sử. (Vũ Khoan) f. Ở rừng mùa này thường như thế. (Lê Minh Khuê) 4. Hãy viết lại các câu sau đây bằng cách chuyển phần được in đậm thành khởi ngữ (có thể thêm trợ từ thì ): a. Anh ấy làm bài cẩn thận lắm. b.Tôi hiểu rồi nhưng tôi chưa giải được 5. Biến đổi câu sau thành câu có khởi ngữ: a.Cô ấy nói rất hay và cười cũng rất duyên b.Tôi luôn có sẵn tiền trong nhà c.Ông giáo ấy không hút thuốc. Ông giáo ấy không uống rượu 9 Nhóm gv Ngữ văn 9 biên soạn.
  10. THCS Kim Đồng 6. Gạch chân và gọi tên các thành phần biệt lập có trong các câu sau: a. Cả bọn trẻ xúm vào, và rất nương nhẹ, giúp anh đi nốt nửa vòng trái đất - từ mép tấm nệm ra mép tấm phản, khoảng cách ước chừng năm chục phân. (Nguyễn Minh Châu) b. Hay quá, tiểu đoàn công binh đấy. (Lê Minh Khuê) c1. Ơi, con chim chiền chiện, c2. Con ơi tuy thô sơ da thịt Hót chi mà vang trời. Lên đường (Thanh Hải) Không bao giờ nhỏ bé được Nghe con" (Y Phương) d. Đàn cò chở nắng qua sông Cò ơi, cò chớ quên đồng làng ta e. Chúng tôi, mọi người kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi.(Nguyễn Quang Sáng) f. Chắc anh cũng muốn ôm con, hôn con, nhưng hình như cũng lại sợ nó giẫy lên lại bỏ chạy, nên anh chỉ đứng nhìn nó. (Nguyễn Quang Sáng) g. Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hạn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài. (Nguyễn Thành Long) h. Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ Ôi tiếng Việt như bùn và như lụa Óng tre ngà và mềm mại như tơ. (Tiếng Việt –Lưu Quang Vũ) 7. 7.1 Gạch chân và gọi tên các thành thần phụ, thành phần biệt lập có trong đoạn văn. 7.2 Xác định các phép liên kết có trong những đoạn văn sau. a.( 1) Ngoài cửa sổ bấy giờ những bông hoa bằng lăng đã thưa thớt- cái giống hoa ngay khi mới nở, màu sắc đã nhợt nhạt. (2)Hẳn có lẽ vì đã sắp hết mùa, hoa đã vãn trên cành, cho nên mấy bông hoa cuối cùng còn sót lại trở nên đậm sắc hơn. ( Bến quê- Nguyễn Minh Châu) b. (1) Chao ôi, có thể là tất cả những cái đó. (2)Những cái đó ở thiệt xa (3) Rồi bỗng chốc , sau một cơn mưa đá, chúng xoáy mạnh như sóng trong tâm trí tôi (Lê Minh Khuê). c .(1) Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là con đường quan trọng của học vấn. (2) Bởi vì học vấn không chỉ là việc cá nhân, mà là việc của toàn nhân loại. (3) Mỗi loại học vấn cho đến giai đoạn hôm nay đều là thành quả của toàn nhân loại nhờ biết phân công, cố gắng tích lũy ngày đêm mà có. (4) Các thành quả đó sở dĩ không bị vùi lấp đi, đều là do sách ghi chép, lưu truyền lại. (Chu Quang Tiềm) d. (1) Bước vào thế kỉ mới, muốn “sánh vai cùng các cường quốc năm châu” thì chúng ta sẽ phải lấp đầy hành trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu. (2) Muốn vậy thì khâu đầu tiên, có ý nghĩa quyết định là hãy làm cho lớp trẻ – những người chủ thật sự của đất nước trong thế kỉ tới – nhận ra điều đó, quen dần với những thói quen tốt đẹp ngay từ những việc nhỏ nhất. (Vũ Khoan) 10 Nhóm gv Ngữ văn 9 biên soạn.
  11. THCS Kim Đồng e. Giáo dục tức là giải phóng(1). Nó mở ra cánh cửa dẫn đến hòa bình, công bằng và công lí (2). Những người nắm giữ chìa khóa của cánh cửa này – các thầy, cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ - gánh một trách nhiệm vô cùng quan trọng, bởi vì cái thế giới mà chúng ta để lại cho các thế hệ mai sau sẽ tùy thuộc vào những trẻ em mà chúng ta để lại cho thế giới ấy (3). (Phê-đê-ri-cô May-o, Giáo dục – chìa khóa của tương lai, Ngữ văn lớp 9, Tập 2) f. Guy đơ Mô-pat-xăng (1850-1893) là nhà văn Pháp. Ông đã sáng tác truyện Bố của Xi –mông. Tác phẩm đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả. (Bố của Xi-mông, Ngữ văn 9, Tập 2) 8. Tìm câu có chứa hàm ý và giải đoán hàm ý trong câu vừa tìm. a. -Trời ơi chỉ còn có năm phút! Chính là anh thanh niên giật mình nói to, giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ. Anh chạy ra nhà phía sau, rồi trở vào liền, tay cầm một cái làn. Nhà họa sĩ tặc lưỡi đứng dậy ( Nguyễn Thành Long) b. Mẹ nó đâm nổi giận quơ đũa bếp dọa đánh, nó phải gọi nhưng lại nói trổng: -Vô ăn cơm! Anh Sáu vẫn ngồi im, giả vờ không nghe, chờ cho nó gọi “Ba vô ăn cơm”. Con bé cứ đứng trong bếp nói vọng ra: -Cơm chín rồi ! Anh cũng không quay lại. c. Minh hỏi Nga: - Bạn đó bảo cho tổ của Xuân và Mai chiều nay họp lớp chưa? - Tớ báo cho tổ của Mai rồi. 9. Viết 1 câu mang hàm ý từ chối vào vị trí nhân vật B trong đoạn hội thoại sau và cho biết tác dụng của việc sử dụng hàm ý đó: a. A: Cho tớ chép bài tập số 3 của câu đi! B: b. A : Mai đi xem phim với mình nhé! B : II. PHẦN VẬN DỤNG : Viết đoạn văn nghị luận xã hội về các sự việc, hiện tượng và các vấn đề tư tưởng đạo lý (không quá một trang giấy thi) : - Ý thức học tập của Hs hiện nay. (Tình trạng học vẹt, học tủ, lười học, ) - Tình trạng ô nhiễm môi trường sống của con người. (không khí, đất, nước, ) - Ý thức chấp hành luật giao thông của học sinh. - Hiện tượng cuồng thần tượng của giới trẻ hiện nay, nghiện game, sống ảo, - Vấn đề nhận thức: lí tưởng, mục đích sống, - Vấn đề về đạo đức, tâm hồn, tính cách: lòng yêu nước, lòng nhân ái, yêu thương, vị tha, bao dung, độ lượng; tính trung thực, dũng cảm, chăm chỉ, cần cù, thái độ hòa nhã, khiêm tốn; thói ích kỉ, ba hoa, vụ lợi ; ý chí nghị lực, biết ơn, tự lập - Vấn đề về các quan hệ gia đình: tình mẫu tử, tình phụ tử, tình anh em - Vấn đề về các quan hệ xã hội: tình đồng bào, tình thầy trò, tình bạn - Vấn đề về cách ứng xử, đối nhân xử thế của con người trong cuộc sống. 11 Nhóm gv Ngữ văn 9 biên soạn.
  12. THCS Kim Đồng III. PHẦN VẬN DỤNG CAO : 1. Nghị luận tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích): Những ngôi sao xa xôi. * Cảm nhận của em về vẻ đẹp nhân vật Phương Định qua lần Phương Định phá bom trong văn bản « Những ngôi sao xa xôi » của Lê Minh Khuê. * Trong những năm tháng hào hùng chống Mỹ cứu nước của dân tộc, bao cô gái thanh niên xung phong đã không tiếc tuổi thanh xuân, hiến dâng trọn vẹn cho Tổ quốc với khí thế : Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước Mà lòng phơi phới dậy tương lai. Phân tích nhân vật Phương Định trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê để làm sáng tỏ ý thơ trên * Vẻ đẹp những cô gái thanh niên xung phong trong văn bản « Những ngôi sao xa xôi » của Lê Minh Khuê. 2. Nghị luận bài thơ- đoạn thơ. * Phân tích bài thơ Mùa Xuân nho nhỏ của Thanh Hải. - Phân tích khổ 1,2,3 của bài thơ Mùa Xuân nho nhỏ của Thanh Hải. - Phân tích khổ 4,5 bài thơ Mùa Xuân nho nhỏ của Thanh Hải. * Phân tích bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương. - Phân tích khổ 1,2,3 bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương. - Phân tích khổ 2,4 bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương. * Phân tích bài thơ Nói với con của Y Phương. - Phân tích khổ 1 bài thơ Nói với con của Y Phương. - Phân tích khổ 2 bài thơ Nói với con của Y Phương. * Phân tích bài thơ Sang Thu của Hữu Thỉnh. - Phân tích khổ 1, 2 bài thơ Sang Thu của Hữu Thỉnh. - Phân tích khổ 2, 3 bài thơ Sang Thu của Hữu Thỉnh. C. MA TRẬN KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (PGD TP BÀ RỊA) 1. Đọc – hiểu: 3.0 đ - Phần văn bản: 2.0 đ (Gồm: Những ngôi sao xa xôi, Mùa xuân nho nhỏ, Viếng lăng Bác, Nói với con, Sang thu hoặc văn bản ngoài sách giáo khoa.) + Tác giả, tác phẩm; + Phương thức biểu đạt; + Nội dung, ý nghĩa văn bản; + Ý nghĩa chi tiết, ý nghĩa hình ảnh trong văn bản; + Đặc điểm nhân vật; + Giải thích nhan đề, đặt nhan đề; + Tìm văn bản cùng đề tài, chủ đề, cùng phương thức biểu đạt. - Tiếng Việt: 1.0 đ Xác định: Khởi ngữ;Các thành phần biệt lập;Nghĩa tường minh và hàm ý;Các phép liên kết câu trong ngữ cảnh cụ thể 2. Vận dụng: 2.0 đ - Viết đoạn văn nghị luận xã hội (không quá một trang giấy thi) 12 Nhóm gv Ngữ văn 9 biên soạn.
  13. THCS Kim Đồng 3. Vận dụng cao: 5.0 đ - Viết bài văn nghị luận văn học (Các tác phẩm truyện thơ hiện đại đã học trong chương trình Ngữ văn HKII). D. MỘT SỐ ĐỀ THAM KHẢO Đề kiểm tra môn Ngữ văn Lớp 9-HKII Năm học 2016- 2017 (Phòng GD – ĐT TP Bà Rịa) Câu 1 (1,0đ): “Cả bài thơ 4 khổ, khổ thơ nào cũng trào dâng một niềm thương nhớ bao la và xót thương vô hạn. Bốn khổ thơ, khổ nào cũng đầy ắp ẩn dụ đẹp và trang nhã, thể hiện sự thăng hoa của tình cảm cao cả, nâng cao tâm hồn con người.” (Trần Đình Sử, Đọc văn học văn) Hãy cho biết tên và tác giả bài thơ được nói trong đoạn trích trên? Viết lại một câu thơ có hình ảnh ẩn dụ trong bài thơ ấy? Câu 2 (1,0đ): Gọi tên thành phần biệt lập cho các từ ngữ in đậm trong mỗi câu văn sau: a. Mẹ ơi, trên mây có người gọi con (Mây và sóng) b. Đẹp quá đi, mùa xuân ơi- mùa xuân của Hà Nội thân yêu. (Mùa xuân của tôi) Câu 3 (3,0đ): Các bạn sinh viên trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn Tp.HCM xếp hàng ngay ngắn chờ tới lượt vào thang máy chiều 20-3. Em học hỏi được điều gì từ những anh chị sinh viên? Viết một bài văn ngắn khoảng một trang giấy thi bàn về điều đó. Câu 4 (5,0đ): Bài thơ là lời tâm tình tha thiết, sâu lắng của cha với con về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi người. hãy phân tích khổ thơ sau đề làm rõ tình cảm cội nguồn đó, Chân phải bước tới cha Vách nhà ken câu hát Chân trái bước tới mẹ Rừng cho hoa Một bước chạm tiếng nói Con đường cho những tấm lòng Hai bước tới tiếng cười Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới Người đồng mình yêu lắm con ơi Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời. Đan lờ cài nan hoa (Trích Nói với con- Y Phương) Năm học 2017- 2018 (Phòng GD – ĐT TP Bà Rịa) Câu 1: (1 đ) “Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn Sống trên đá không chê đá gập ghềnh Sống trong thung không chê thung nghèo khó Sống như sông như suối Lên thác xuống ghềnh không lo cực nhọc.” 1.1. Đoạn thơ trên trích từ bài thơ nào? Tác giả là ai? 1.2. Qua lời tâm sự của người cha trong đoạn thơ trên, em hãy nêu những điều mà người cha mong muốn ở con? Câu 2: (1 đ) “[1] Chị Hoàng Thị Yên (Hoài Đức, Hà Nội) đang mang thai ở tháng thứ 5 thì phát hiện mình mắc bệnh ung thư. [2] Chị buộc phải lựa chọn giữa đứa con và mạng sống của mình. [3] Không ngần ngại, chị quyết định bằng mọi giá phải giữ được con và chấp nhận hy sinh tính mạng. [4] Vì để giữ đứa trẻ, chị Yên không thể uống thuốc kháng sinh cũng như tiếp nhận bất kỳ đợt xạ trị nào. [5] Cho nên, đôi mắt của chị ngày một yếu đi - hậu quả của căn bệnh ung thư. [6] Khi đứa trẻ ra đời, cũng là ngày mắt chị hoàn toàn không nhìn thấy gì ” (Trích Báo mới ra ngày 11/3/2015) 2.1. Xác định một phép lặp, một phép nối trong đoạn trích trên? 2.2. Cụm từ in đậm là thành phần biệt lập nào đã học? 13 Nhóm gv Ngữ văn 9 biên soạn.
  14. THCS Kim Đồng Câu 3: (3 đ) Tự học là một phương pháp học tập hiệu quả. Bằng một bài văn ngắn (khoảng một trang giấy thi), hãy trình bày suy nghĩ của em về ý thức tự học của học sinh hiện nay. Câu 4: (5 đ) Trong những năm tháng hào hùng chống Mỹ cứu nước của dân tộc, bao cô gái thanh niên xung phong đã không tiếc tuổi thanh xuân, hiến dâng trọn vẹn cho Tổ quốc với khí thế : Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước Mà lòng phơi phới dậy tương lai. Phân tích nhân vật Phương Định trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê để làm sáng tỏ ý thơ trên Năm học 2018- 2019 (Phòng GD – ĐT TP Bà Rịa) Câu 1: (3 đ) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: “ [1] Em muốn anh cứu được nhiều người khác. Anh ra đi nhưng tim anh vẫn đập, phổi anh vẫn thở, đôi mắt anh vẫn sáng để dõi theo ba mẹ con” – lời của vợ thiếu tá Lê Hải Ninh. [2] Khi biết chồng không thể qua khỏi, chị đã đồng tâm cùng gia đình tình nguyện hiến tạng của anh để cứu người. Với nghĩa cử cao đẹp này, ngành ghép tạng có thêm một bước tiến mới, tạo nên kỳ tích cho y học Việt Nam. Hơn nữa, sự sống được nối dài khi cả phổi, tim, thận, giác mạc của người hiến tạng đã mang lại sự sống, đem lại ánh sáng cho sáu con người. Tấm lòng của gia đình chị đã viết thêm một câu chuyện ý nghĩa, truyền cảm hứng cho toàn xã hội và lan tỏa thông điệp “Cho đi là còn mãi”. [ ] [3] Thiếu tá Lê Hải Ninh đã ra đi nhưng tên tuổi anh và gia đình sẽ viết tiếp câu chuyện mang ý nghĩa nhân sinh sâu sắc, lan tỏa cách sống, cách nghĩ và cách ra đi ý nghĩa, để lại món quà kì diệu giữa cuộc đời với nhiều ước nguyện và gửi gắm yêu thương. (Nguyễn Ánh – Báo điện tử VTV ra ngày 2/4/2018) 1.1. Đặt nhan đề và nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản trên? 1.2. Ở đoạn [2] của văn bản, xác định một khởi ngữ và một phép thế? 1.3. Nêu suy nghĩ của em về ý nghĩa của văn bản trên bằng một câu văn có sử dụng một thành phần biệt lập đã học? Câu 2: (2 đ) Từ thông điệp “Cho đi là còn mãi”, văn bản trên (câu 1) đã đề cao giá trị của lòng yêu thương, sự sẻ chia trong cuộc sống. Viết một đoạn văn (khoảng một trang giấy) trình bày suy nghĩ của em về giá trị trên. Câu 3: (5 đ) Phân tích khổ thơ sau để làm rõ cảm xúc say sưa, ngất ngây của nhà thơ Thanh Hải trước cảnh thiên nhiên, đất trời vào xuân : Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc Ơi, con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng (Trích Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải) Kiểm tra HKII năm học 2019-1020 Câu 1 (3.0 điểm). Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: Đóng góp một điều gì đó tốt đẹp cho đất nước cũng là một cách để bày tỏ lòng yêu nước. Điều đó hẳn nhiên rồi. Chỉ khi chúng ta yêu một ai đó, một điều nào đó, một địa danh, một chốn trở về, ta sẽ luôn muốn mang đến điều tốt đẹp cho nó. Yêu nước vốn không phải là thứ cần bày tỏ hay chứng minh. Nhưng làm sao ta có thể dạy con chúng ta yêu nước nếu như chúng ta chỉ tha về nhà những câu chuyện xấu xí đang xảy ra trên đất nước mình? Nên những ngày này, với riêng tôi, tôi vẫn thường nói với các con về việc cả nước chung tay thể nào, giới nghệ sĩ đóng góp bao nhiêu, cả những cô gái nhỏ lớp Bốn trường Đoàn Thị Điểm 14 Nhóm gv Ngữ văn 9 biên soạn.
  15. THCS Kim Đồng góp tiền mừng tuổi mua khẩu trang trao tặng trong mùa dịch này Đó không phải là thiện nguyện đâu. Đó là yêu nước. Người ta có thể bày tỏ lòng yêu nước bằng cả việc ngồi yên một chỗ trong mùa dịch nửa kia mà Tôi nghĩ lúc này là dịp để chúng ta dạy con mình về lòng yêu nước sẽ giúp Việt Nam đi qua mùa dịch nhanh chóng. Thay vì bảo đeo khẩu trang vào không ra đường lại lây bệnh, sao không là con đeo khẩu trang là cách góp tay cùng Việt Nam chống dịch. Đi siêu thị, thay vì gom hàng tại chi 13 vừa phải để dành cho người mua sau Yêu nước nên bắt đầu từ những điều nhỏ nhất như thế chứ không cần vĩ đại,lớn lao. (Hoàng Anh Tú - Báo Phụ nữ Chủ nhật ra ngày 29/3/2020) 1.1. Nêu phương thức tiêu đạt chính của đoạn trích. Kể tên một văn bản khác (có kèm tên tác giả) trong chương trình Ngữ văn 9 HKII có cùng đề tài với đoạn trích này. 1.2. Nêu ý nghĩa của chi tiết sau bằng một câu văn: “Chỉ khi chúng ta yêu một ai đó, một điều nào đó, một địa danh, một chốn trở về ta sẽ luôn muốn mang đến điều tốt đẹp cho nó. Yêu nước vốn không phải là thứ cần bày tỏ hay chứng minh.” 1.3. Ở câu in đậm của đoạn trích, xác định một thành phần khởi ngữ và một phép nối. Câu 2 (2.0 điểm). Ở đoạn trích trên (câu 1), người viết đã thể hiện quan điểm của mình: “Yêu nước nên bắt đầu từ những điều nhỏ nhất như thế chứ không cần vĩ đại, lớn lao.” Viết đoạn văn khoảng một trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về quan điểm trên. Câu 3 (5.0 điểm). Phân tích hai khổ thơ sau để làm rõ cảm xúc của nhà thơ Viễn Phương khi được ra miền Bắc Viếng lăng Bác: Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân. (Viếng lăng Bác - Viễn Phương) Đề tham khảo để kiểm tra cuối HKII (Pgd) Câu 1 (3,0 điểm): Đọc kỹ đoạn trích sau và thực hiện theo các yêu cầu bên dưới: [1]. Trước con số khoảng 100 người chết mỗi ngày do dịch COVID-19 gây ra ở Trung Quốc, giới truyền thông và dư luận đã dừng lại trước cái chết của những bác sĩ, nhân viên y tế - những người trực tiếp tham gia chống dịch, cứu người kể từ khi nó bùng phát cho đến nay. [II]. (.) Trong suốt những ngày dịch COVID-19 ảnh hưởng tới Việt Nam, các bác sĩ trong cả nước cũng đã căng mình điều trị cho các bệnh nhân. Bước đầu, Việt Nam đã có những biện pháp cách ly, ngăn ngừa và trị liệu hiệu quả. Sắp có 2 địa phương là Khánh Hòa, Thanh Hóa công bố hết dịch. Tin vui đó có sự nỗ lực to lớn của ngành y( ) [III]. Những ngày tháng 2, ở nước ta có một ngày vinh danh người thầy thuốc: 27-2, Ngày thầy thuốc Việt Nam. Cần nói một lời cảm ơn về tất cả những sự hi sinh cho con người, dù họ mang quốc tịch nào. Cũng cần nói thêm nhiều lời cảm ơn với những người thầy thuốc có tâm với nghề, cống hiến trí tuệ của mình cho con người, không chỉ riêng 27-2, hay tháng 2 mới nhớ, mới tri ân. [IV]. Thực ra, biết ơn chính là một cách nuôi dưỡng lòng mình trở nên tốt đẹp hơn. Đó cũng là cách thừa nhận người khác, nghề khác trong tương quan với cuộc đời (Trích “Tận lực cho đời” - Lưu Đình Long ở Báo Tuổi 20/2/2020) 1.1 Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên. Kể tên một văn bản (có tên tác giả đi kèm) ở chương trình Ngữ văn 9 HKII có cùng phương thức biểu đạt này? 1.2 Ở đoạn văn thứ ba, thông điệp sâu sắc người viết muốn gửi đến chúng ta là gì? 1.3 Tìm và gọi tên cụ thể một thành phần biệt lập có ở đoạn văn thứ nhất. 1.4 Xác định một phép thế ở đoạn văn thứ hai. Câu 2 (2,0 điểm). Ở đoạn trích trên (phần “Đọc-hiểu"), người viết đã nêu ý kiến của mình: “Biết ơn chính là một cách nuôi dưỡng lòng mình trở nên tốt đẹp hơn." 15 Nhóm gv Ngữ văn 9 biên soạn.
  16. THCS Kim Đồng Viết một đoạn văn khoảng một trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên. Câu 3 (5,0 điểm). Phân tích hai khổ thơ sau để làm rõ cảm nhận tinh tế của nhà thơ về khoảnh khắc giao mùa của thiên nhiên từ cuối hạ sang đầu thu. Sông được lúc dềnh dàng Vẫn còn bao nhiêu nắng Chim bắt đầu vội vã Đã vơi dần cơn mưa Có đám mây mùa hạ Sấm cũng bớt bất ngờ Vắt nửa mình sang thu Trên hàng cây đứng tuổi. (Sang thu - Hữu Thỉnh) CHÚC CÁC EM KIỂM TRA HỌC KÌ THẬT TỐT! 16 Nhóm gv Ngữ văn 9 biên soạn.