Đề cương ôn tập học kì I – Môn Hóa lớp 11 - Năm học 2019 - 2020

doc 2 trang thienle22 3430
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì I – Môn Hóa lớp 11 - Năm học 2019 - 2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_hoc_ki_i_mon_hoa_lop_11_nam_hoc_2019_2020.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì I – Môn Hóa lớp 11 - Năm học 2019 - 2020

  1. NĂM HỌC 2019 - 2020 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I – MÔN HÓA LỚP 11. I – KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM 1. Sự điện li - Viết phương trình điện li. - Khái niệm axit, bazơ, lưỡng tính, muối và sự thủy phân của muối. Lấy ví dụ và giải thích . - Giải các bài tập về pH. - Viết phương trình ion rút gọn và giải các bài tập liên quan. 2. Nhóm nitơ và nhóm cacbon - Các phương trình phản ứng nêu tính chất, cách điều chế và mối quan hệ giữa các đơn chất, hợp chất quan trọng của nitơ, phopho, cacbon, silic. - Các dạng bài tập trong SGK, sách bài tập và đề thi THPT Quốc Gia. II - CẤU TRÚC ĐỀ KIỂM TRA 1, Trắc nghiệm: 6 điểm gồm 24 câu (kiến thức cơ bản trong các chương: sự điện li, nhóm nitơ – cacbon, đại cương hữu cơ) 2, Tự luận: 4 điểm gồm 2 câu (sơ đồ phản ứng và bài tập tổng hợp về HNO3) III – BÀI TẬP 1. Phần trắc nghiệm Câu 1, Chất nào sau đây là chất điện li mạnh? A. C2H5OH. B. NaCl. C. CH3COOH. D. HClO. Câu 2: Chất nào sau đây là bazơ? A. HCl. B. NaNO3. C. NaOH. D. NaCl Câu 3. Theo Areniut, chất khi tan trong nước phân li ra cation H+ được gọi là A. axit. B. bazơ. C. muối. D. oxit. Câu 4. Dung dịch HCl chứa các ion (bỏ qua sự phân li của nước) là A. H+; Cl-. B. H+; Cl2-. C. H2+; Cl2-. D. H2+; Cl- . Câu 5. Cho các dung dịch sau: (1) dung dịch NaOH, (2) dung dịch HCl, (3) dung dịch NaCl, (4) dung dịch NaNO3, (5) dung dịch CH3COOH. Có bao nhiêu dung dịch có pH >7? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 6. The o thuyết điện li, H2S là axit A. 1 nấc. B. 2 nấc C. 3 nấc. D. 4 nấc. Câu 7: Tính chất vật lý nào sau đây không phù hợp với N2 ở điều kiện thường? A. Chất khí. B. Nhẹ hơn không khí. C. Tan nhiều trong nước. D. Không màu. Câu 8. Thành phần chính của supephotphat kép là A. Ca(H2PO4)2. B. Ca(H2PO4)2; CaSO4. A. Ca3(PO4)2. D. CaHPO4. Câu 9: Công thứ c phân tử của amoniac là A. HNO3. B. CH4. C. NH4Cl. D. NH3. Câu 10. Nguyê n tử nitơ (7N) có cấu hình electron là A. 1s22s22p2. B. 1s22s22p3. C1s22s22p4. D. 1s22s22p5. Câu 11. Ở điều kiện thường N2 khá trơ về mặt hóa học là do A. có liên kết ba trong phân tử. B. có số oxi hóa bằng 0. C. có 5 electron ở lớp ngoài cùng. D. N2 là chất khí. Câu 12. Nhúng giấy quỳ tím vào bình đựng dd NH3, giấy quỳ tím sẽ chuyển sang màu A. xanh. B. đỏ. C. vàng. D. hồng. Câu 13: Khi nhiệ t phân muối AgNO3 thu được sản phẩm gồm: A. Ag; NO; O2. B. Ag2O; NO; O2. C. Ag2O; NO2; O2. D. Ag; NO2; O2. Câu 14: Cho phả n ứng sau: 3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O. Trong phản ứng trên, HNO3 đóng vai trò là A. chất khử và môi trường. B. chất oxi hóa. C. axit. D. chất oxi hóa và môi trường. Câu 15. Kim cương là một dạng thù hình của
  2. A. cacbon. B. photpho. C. silic. D. lưu huỳnh. Câu 16. Thành phần chính của thủy tinh lỏng gồm A. Na2SiO3 và K2SiO3. B. Na2SiO3.KOH. C. Na2CO3 và SiO2. D. K2CO3 và SiO2. Câu 17. Dẫn khí CO đi qua CuO nung nóng thu được sản phẩm gồm A. Cu và CO2 . B. Cu và C. C. Cu2O và C. D. Cu và CO. Câu 18. Cho phản ứng sau: 2NaOH + Si + H2O → Na2SiO3 + 2H2. Trong phản ứng trên A. Si đóng vai trò chất khử B. Si đóng vai trò chất oxi hóa. C. Si là một axit D. Vừa là chất oxi hóa vừa là chất khử. Câu 19: Hấp thụ hết 2,24 lít CO 2 (đktc) vào 300ml dung dịch NaOH nồng độ 0,5M thu được dung dịch X. Thành phần chất tan trong dung dịch X là A. NaHCO3. B. Na2CO3. C. Na2CO3 và NaHCO3. D. NaOH và Na2CO3. Câu 20. Hòa tan hoàn toàn m (g) hỗn hợp X gồm CaCO3 và KHCO3 trong dung dịch HCl dư thu được 2,24 lít (ở đktc) khí CO2. Giá trị m là A. 10 . B. 20. C. 8. D. 12. Câu 21. Khử 23,2 gam hỗn hợp các oxit sắt bằng khí CO, thu được 20 gam hỗn hợp rắn. Thể tích khí CO (ở đktc) đã phản ứng là A. 4,48 lít. B. 2,24 lít. C. 6,72 lít. D. 8,96 lít. Câu 22, Hợp chất nào sau đây là hợp chất hữu cơ? A. CaCO3. B. CH4. C. CO. D. CO2. Câu 23: Tron g hợp chất hữu cơ cacbon luôn có hóa trị A. I. B. II. C. III. D. IV. Câu 24. Liên kết chủ yếu trong phân tử hợp chất hữu cơ là A. liên kết cộng hóa trị. B. liên kết ion. C. liên kết cho - nhận. D. liên kết hidro. 2. Phần tự luận Câu 1: Hoàn thành các sơ đồ phản ứng sau: a) N2 → NO → NO2 → HNO3 → NH4NO3 → NH3 → NH4NO3 → N2O. b) NH4Cl → NH3 → N2 → NO → NO2 → HNO3 → NaNO3 → NaNO2. c) Ca3(PO4)2 → P → P2O5 → H3PO4 → NaH2PO4 → Na2HPO4 → Na3PO4. d) C → CO2 → Na2CO3 → NaOH → Na2SiO3 → H2SiO3 → Na2SiO3. Câu 2: A là dung dịch HCl 0,1M. B là dung dịch NaOH 0,01M. a. Tính pH của dung dịch A, B? b. Để trung hòa 500 ml dd A cần V lít dd B. Tính V? Câu 3: Cho 1,92 gam Cu vào 240 ml dung dịch hỗn hợp HCl 0,5M và KNO 3 0,125M, phản ứng xong thu được dung dịch A và V lít khí NO (đktc). Cho m gam Fe vào dung dịch A, sau phản ứng thấy tạo ra 1,28 - gam chất rắn. Biết rằng khí NO là sản phẩm khử duy nhất của NO3 . Tính giá trị V, m. Câu 4: Cho 3,84 gam Cu vào 200 ml dung dịch chứa KNO 3 0,16M + HCl 0,8M thấy thoát ra V lít (đktc) một khí không màu hoá nâu trong không khí. Tính V ? Câu 5: Cho 12,45 g hh X (có tổng số mol là 0,25 mol) gồm Al và 1 kim loại M có hóa trị II tác dụng với dd HNO3 dư thu được 1,12 lit hh 2 khí gồm N2O và N2 có tỉ khối đối với H2 là 18,8 và dd Y. Cho dd Y tác dụng với dd NaOH dư thu được 0,448 lit khí NH 3 (đktc). Xác định kim loại M và khối lượng mỗi kim loại trong hh X.