Đề cương ôn tập học kì I - Môn Hoá học 10 - Năm học 2020- 2021

docx 7 trang thienle22 3570
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì I - Môn Hoá học 10 - Năm học 2020- 2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_hoc_ki_i_mon_hoa_hoc_10_nam_hoc_2020_2021.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì I - Môn Hoá học 10 - Năm học 2020- 2021

  1. NĂM HỌC 2020- 2021 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I- MÔN HOÁ HỌC 10. Cấu trúc đề: 70% tự luận + 30% trắc nghiệm A. PHẦN LÝ THUYẾT: I. Cấu tạo nguyên tử , bảng tuần hoàn 1. Viết cấu hình electron của nguyên tử. 2. Viết cấu hình eletron của ion. 3. Từ cấu hình electron của nguyên tử suy ra vị trí nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn và ngược lại. 4. Xác định số hạt p, n, e trong nguyên tử, trong ion đơn nguyên tử, trong ion đa nguyên tử. 5. Xác định vị trí (ô, chu kì, nhóm) khi biết tổng số hạt p, n, e. 6. Xác định 2 nguyên tố thuộc cùng một nhóm A và thuộc hai chu kì liên tiếp trong bảng tuần hoàn khi biết tổng số proton trong hai hạt nhân nguyên tử. 7. Xác định các nguyên tố liên tiếp trong bảng tuần hoàn khi biết tổng các hạt mang điện. 8. Xác định nguyên tố khi biết số electron phân lớp ngoài cùng của nguyên tử hoặc ion. 9. Quy luật biến thiên tính chất các nguyên tố trong bảng tuần hoàn và tính chất axit, bazơ của các hợp chất tương ứng. 10. Quy luật biến thiên độ âm điện, hóa trị của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn. II. Liên kết hóa học 1. Bản chất liên kết ion, liên kết cộng hóa trị không có cực, liên kết cộng hóa trị có cực. 2. So sánh liên kết ion, liên kết cộng hóa trị không có cực, liên kết cộng hóa trị có cực. 3. Dựa vào hiệu độ âm điện để xác định bản chất liên kết. 4. Viết công thức cấu tạo các chất dựa vào quy tắc bát tử và các trường hợp không tuân theo quy tắc bát tử. III. Phản ứng hóa học 1. Phân loại phản ứng hóa học. 2. Cách xác định số oxi hóa của các nguyên tố trong hợp chất, trong ion. 3. Lập phương trình của phản ứng oxi hóa – khử. 4. Cân bằng phương trình phản ứng oxi hóa – khử theo phương pháp thăng bằng electron. B. PHẦN BÀI TẬP. I. Bài tập trắc nghiệm Câu 1: Hạt nhân của hầu hết các nguyên tử do các loại hạt nào sau cấu tạo nên ? A. electron, proton và nơtron B. electron và nơtron C. proton và nơtron D. electron và proton Câu 2: Số obitan có trong lớp N là A. 4. B. 9. C. 16. D. 25. Câu 3: Cho cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố X có phân lớp ngoài cùng là 4s2 .Số hiệu ntử lớn nhất có thể có của X là? A. 20 B. 36 C. 25 D. 30 Câu 4: Dãy nguyên tử nào sau đây là những đồng vị của cùng một nguyên tố? 39 40 41 65 64 15 14 18 56 55 A. 19 X, 19 Y, 19 Z. B. 29 X; 28 Y. C. 7 X ; 7 Y; 8 Z. D. 26 X; 27 Y. Câu 5: Nguyên tử X có tổng số hạt p, n, e là 28 hạt. Kí hiệu nguyên tử của X là A. 16 X B. 10 X C. 19 X D. 18 X 8 9 9 9 Câu 6: Nguyên tử X có tổng số hạt (p, n, e) là 52 và số khối là 35. Số hiệu nguyên tử của X là A. 17 B. 18 C. 34 D. 52 Câu 7: Dãy gồm các phân lớp electron đã bão hòa là A. s1 , p3, d7, f12. B. s2 , p5, d9, f13. C. s2 , p6, d10, f11. D. s2 , p6, d10, f14 Câu 8: Các ion và nguyên tử Ar, K+ ,Cl- có ? A. số notron bằng nhau B. số khối bằng nhau C. số protron bằng nhau D. số electron bằng nhau Câu 9: Nguyên tử của nguyên tố X có Z = 12. Cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố X là A. 1s22s22p53s2.B. 1s 22s22p63s2. C. 1s22s12p63s2. D. 1s22s22p63s1. Câu 10: Tính kim loại tăng dần trong dãy : A. K, Al, Mg B. Al, Mg, K C. K, Mg, Al D. Al, Mg, K Câu 11: Công thức hợp chất khí của phi kim R với hiđro là RH3. Hóa trị cao nhất của R với O là A.5. B. 2. C. 3 D. 4. Câu 12: Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron 1s22s22p63s23p3, nguyên tố X thuộc A. chu kỳ 3, nhóm VIA. B. chu kỳ 3, nhóm IIIA.
  2. C. chu kỳ 3, nhóm VA D. chu kỳ 4 ,nhóm VA. Câu 13: Nguyên tố R thuộc nhóm A, oxit cao nhất có dạng RO2, nguyên tố R thuộc A. nhóm IIA.B. nhóm IIIA. D. nhóm VIA. D. nhóm IVA. Câu 14: Nguyên tố phi kim R tạo hợp chất khí hidro là HR. R thuộc nhóm A. VIIA. B. VIIB. C. IA. D. IIIA Câu 15: Liên kết ion là liên kết A. được hình thành bởi lực hút tĩnh điện giữa cation kim loại và anion gốc axit. B. giữa nguyên tử kim loại với nguyên tử phi kim. C. được hình thành do nguyên tử phi kim nhận electron từ nguyên tử kim loại. D. được hình thành bởi lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu. Câu 16: Liên kết trong phân tử CaCl2 thuộc loại A. liên kết ion B. liên kết cộng hóa trị có cực. C. liên kết cộng hóa trị không có cực.D. liên kết phối trí (cho - nhận). Câu 17: Cho dãy các oxit sau: NaCl, P2O5, MgO, NO2. Số phân tử có liên kết ion là A. 3 B. 2 C. 1D. 4 Câu 18: Anion X2- có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 2p6. Cấu hình electron của nguyên tử X là: A. 1s2 2s2 2p2 B. 1s2 2s2 2p6 3s2 C. 1s2 2s2 2p4 D. 1s2 2s2 2p5 Câu 19: Cho độ âm điện N (3,04), Cl (3,16), H (2,20), O (3,44). Trong các phân tử sau, N2, HCl, H2O, NH3. Liên kết trong phân tử nào sau đây không phân cực ? A.H 2O.B. HCl. C. N 2 D. NH3. Câu 20: Hợp chất nào sau có liên kết cộng hóa trị trong phân tử ? A. NaCl B. NH3 C. K2O D. MgO Câu 21: Số oxi hóa của nguyên tố N trong hợp chất HNO3 là A. -3.B. +5. C. +4. D. +3 2– 2– Câu 22: Số oxi hoá của S trong H2S , SO2 , SO3 , SO4 lần lược là : A. 0 , +4, +3 , +8. B. –2 , +4 , +6 , +8. C. –2 , +4 , +4 , +6. D. +2 , +4 , +8 , +10. Câu 23: Cho sơ đồ phản ứng: Fe3O4 + HNO3 Fe(NO3)3 + NxOy + H2O. Sau khi cân bằng, hệ số của phân tử HNO3 là A. 23x-9y. B. 23x- 8y. C. 46x-18y. D. 13x-9y. Câu 24: Cho phương trình hóa học: H2S+ Br2 + H2O HBr + H2SO4.Câu nào sau đây diễn tả đúng tính chất các chất phản ứng? A. Br2 là chất khử, SO2 là chất oxi hóa.B. Br 2 là chất oxi hóa, SO2 là chất khử. C. Br2 là chất khử, H2O là chất oxi hóa.D. SO 2 là chất khử, H2O là chất oxi hóa. Câu 25: Cho các phản ứng sau, phản ứng nào là phản ứng oxi hóa – khử ? A. NaOH + HCl NaCl + H2OB. CaCO 3 CaO + CO2 C. CaO + H O Ca(OH) D. Fe + CuSO 2 2 4 FeSO4 + Cu Câu 26: Cho quá trình Fe2+ Fe3++ 1e, đây là quá trình A. tự oxi hóa – khử. B. nhận proton. C. oxi hóa. D. khử . II. Bài tập tự luận Câu 1: a. Viết cấu hình electron, xác định vị trí trong bảng tuần hoàn của các nguyên tố sau: 11Na, 17Cl, 10Ne, 26Fe. b. Từ các nguyên tử của nguyê tố đó có thể tạo được những ion nào ? Câu 2: Nguyên tố A được tạo từ hợp chất AH4, oxit cao nhất của A chứa 53,33 % oxi về khối lượng. Xác định tên A. Câu 3. Nguyên tố R tạo với hiđro hợp chất khí công thức RH 3. Trong oxit cao nhất của R, oxi chiếm 56,34% về khối lượng. Vậy R là: A. PB. CC. ND. S Câu 4: a. Viết cấu hình electron của nguyên tử các nguyên tố kí hiệu bởi các chữ cái sau 11A, 17B, 18C, 24D, 26E b. Cho biết nguyên tố nào (câu a) là kim loại, phi kim, khí hiếm. Vì sao? Câu 5 : Cho biết số thứ tự của nguyên tố Cu là 29.Viết cấu hình electron của Cu, Cu+, Cu2+. Câu 6: Oxit cao nhất của một nguyên tố có công thức X 2O5. Hợp chất khí của X với hiđro có chứa 17,647% là hiđrô về khối lượng X là:
  3. A. NB. PC. SD. Cl Câu 7: Công thức phân tử của hợp chất khí tạo bởi nguyên tố R và hiđro là RH 3. Trong oxit mà R có hóa trị cao nhất thì oxi chiếm 74,07% về khối lượng. Nguyên tố R là: A. SB. AsC. ND. P Câu 8: Ion M+ và X2– đều có cấu hình electron như sau : 1s22s22p63s23p6. a. Viết cấu hình electron của M và X. b. Tính tổng số hạt mang điện của hợp chất tạo nên từ hai ion trên ? Câu 9: Nguyên tố X có tổng số hạt (p, n, e) là 82. Hạt mang điện nhiều hơn hạt không mang điện là 22. a. Xác định A, Z của nguyên tử nguyên tố X. b. Xác định số lượng các hạt cơ bản trong ion X2+ và viết cấu hình electron của ion đó. Câu 10 : Nguyên tố R tạo được hợp chất khí với hyđro có công thức phân tử RH3. Trong oxit cao nhất, R có 25,926% về khối lượng. Xác định tên nguyên tố R. Câu 11: Cân bằng các phản ứng oxi hóa – khử sau theo phương pháp thăng bằng electron. Xác định chất oxi hóa, chất khử ? a. Cu + HNO3 Cu(NO3)2 + H2O + NO b. MnO2 + HCl MnCl2 + Cl2 + H2O Câu 12: 1. Phân biệt sự oxi hóa và chất oxi hóa. Sự khử và chất khử. 2.Cân bằng phương trình phản ứng oxi hóa khử sau theo phương pháp thăng bằng electron. a. Cl2 + KOH KCl + KClO3 + H2O b. Na2SO3 + KMnO4 + NaHSO4 Na2SO4 + MnSO4 + K2SO4 + H2O c. FexOy + HNO3 Fe(NO3)3 + H2O + NO d. Mg + HNO3 → Mg(NO3)2 + H2O + N2 e. KClO3 → KCl + O2 g. S + NaOH → Na2S + Na2SO3 + H2O Câu 13: Cân bằng các phản ứng oxi hóa – khử sau theo phương pháp thăng bằng electron. Xác định chất oxi hóa, chất khử ? a. Cu + HNO3 Cu(NO3)2 + H2O + NO b. KClO3 KCl + O2 c. Cl2 + NaOH NaCl + NaClO + H2O d. P + NH4ClO4 → N2 + Cl2 + H3PO4 + H2O Câu 14: Cho 11g hỗn hợp X gồm Fe và Al vào V lít dung dịch HCl 2M (dư), sau phản ứng thu được 8,96 lít khí H 2 (đktc). a. Tính phần trăm (khối lượng) mỗi kim loại trong hỗn hợp X. b. Tính V, biết axit đã lấy dư 20% so với cần thiết.
  4. NĂM HỌC 2020 - 2021 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I – MÔN HÓA LỚP 11. I – KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM 1. Sự điện li - Viết phương trình điện li. - Khái niệm axit, bazơ, lưỡng tính, muối và sự thủy phân của muối. Lấy ví dụ và giải thích . - Giải các bài tập về pH. - Viết phương trình ion rút gọn và giải các bài tập liên quan. 2. Nhóm nitơ và nhóm cacbon - Các phương trình phản ứng nêu tính chất, cách điều chế và mối quan hệ giữa các đơn chất, hợp chất quan trọng của nitơ, phopho, cacbon, silic. - Các dạng bài tập trong SGK, sách bài tập và đề thi THPT Quốc Gia. II - CẤU TRÚC ĐỀ KIỂM TRA 1, Trắc nghiệm: 7 điểm gồm 21 câu (kiến thức cơ bản trong các chương: sự điện li, nhóm nitơ – cacbon, đại cương hữu cơ) 2, Tự luận: 3 điểm gồm 2 câu (sơ đồ phản ứng và bài tập tổng hợp về HNO3 và bài toán về cacbon) III – BÀI TẬP 1. Phần trắc nghiệm Câu 1: Dẫn từ từ V lít khí NH3 (đktc,) vào lượng dư dung dịch AlCl3 đến khi phản ứng hoàn toàn thu được 3,9g kết tủa. Giá trị của V? A.2,8 lít B.2,24 lít C.3,36 lít D.1,792 lít Câu 2: Số oxi hóa của Nitơ trong các chất: NO, NO2, HNO3, NH3 là: A.+2,+4,+5,-3 B.+1,+2,+5,-3 C.+1,+4,+5,-3 D.+2,+4,+5,+3 Câu 3: Cho hai dung dịch: Dung dịch A chứa H2SO4 0,1M và HCl 0,2M và dung dịch B chứa NaOH 0,2M và KOH 0,3M. Trộn 100ml dung dịch A với V ml dung dịch B thu được dung dịch C có pH=7. Tính giá trị V A.60ml B.120ml C.100ml D.80ml Câu 4: Dãy nào sau đây chỉ gồm các chất điện li mạnh A.HNO2, Cu(NO3)2, H3PO4 B.KCl, CH3COONa, HF C.H2SO4, KNO3, NaHCO3 D.HNO3, CuSO4, H2S Câu 5: Cho dãy các chất: NaOH, Sn(OH)2, Pb(OH)2, Al(OH)3, Cr(OH)3. Số chất trong dãy có tính chất lưỡng tính là: A.1 B.2 C.4 D.3 Câu 6: Dung dịch có pH > 7, tác dụng với dung dịch K2SO4 tạo kết tủa A.BaCl B. NaOH C.Ba(OH)2 D.H2SO4 2+ 2- Câu 7: Phương trình ion rút gọn: Ba + SO4 → BaSO4 biểu diễn bản chất của phản ứng A.Ba(OH)2+2HNO3 →Ba(NO3)2+2H2O B.Ba(OH)2+H2SO4 → BaSO4+2H2O C.Ba(OH)2+CuSO4 → BaSO4+Cu(OH)2 D.Ba(OH)2+Na2SO4 → BaSO4+2NaOH Câu 8: Để nhận ra khí amoniac ta dùng , hiện tượng A.Giấy quỳ tím ẩm, chuyển sang màu đỏ B.Giấy quỳ tím, chuyển sang màu đỏ C.Giấy quỳ tím, chuyển sang màu xanh D.Giấy quỳ tím ẩm, chuyển sang màu xanh Câu 9: Cho dung dịch Ba(OH)2 0,0005M, pH của dung dịch có giá trị là A.12 B.11,7 C.3,3 D. 10,7 Câu 10: Phương trình điện li nào đúng? 3+ 2- 2+ - A.AlCl3 → Al + 3Cl B.CaCl2 → Ca + 2Cl 3+ 2- 2+ - C.Al2(SO4)3 → 2Al + 3SO4 D.Ca(OH)2 → Ca + 2OH Câu 11: Hòa tan hết 4,59g Al bằng dung dịch HNO3 dư thu được hỗn hợp khí NO và N2O có tỉ khối hơi đối với H2 bằng 16,75 (không còn sp khử nào khác). Thể tích NO và N2O (dktc) thu được lần lượt là A. 2,24 lít và 6,72 lít B. 2,016 lít và 0,672 lít C. 0,672 lít và 2,016 lít D. 1,972 lít và 0,448 lít Câu 12: Cho các nhận xét sau: (a) Nitơ là chất khí, màu trắng, tan ít trong nước b) Nitơ chiếm khoảng 80% thể tích không khí (c) Nitơ lỏng dùng để bảo quản máu (d) Amoniac là chất khí không màu, mùi khai (e) Dung dịch amoniac có môi trường bazơ yếu (f) Amoniac tính oxi hóa và tính khử. Số nhận xét đúng là A.5 B.3 C.4 D.6
  5. Câu 13: Cho 1,35g hỗn hợp Cu, Mg, Al tác dụng với dung dịch HNO3 thu được 1,12 lít (dktc) hỗn hợp khí NO và NO2 có tỉ khối so với H2 bằng 20. Tổng khối lượng muối nitrat sinh ra là: A. 66,75g B. 33,35g C. 6,775g D. 3,335g Câu 14: Tính chất hóa học của N2 là: A.Lưỡng tính B.Tính khử và tính bazơ yếu C.Tính oxi hóa và tính axit D.Tính khử và tính oxi hóa Câu 15: Các tính chất hóa học của HNO3 là: A. Tính axit mạnh, tính oxi hóa mạnh và tính khử mạnh B. Tính axit mạnh, tính oxi hóa mạnh và bị phân hủy C. Tính oxi hóa mạnh, tính axit mạnh và tính bazơ mạnh D. Tính oxi hóa mạnh, tính axit yếu và bị phân hủy Câu 16: Chất nào sau đây không phân li thành ion khi tan trong nước A. HNO3 B.Ca(OH)2 C.C2H5OH D.MgCl2 2- - 2+ + Câu 17: Dung dịch A chứa 0,2 mol SO4 ; 0,3 mol Cl ; 0,1 mol Mg và x mol K . Cô cạn dung dịch thu được khối lượng muối khan là: A. 36,15g B. 57,15g C.32,25g D.51,75g Câu 18: Sản phẩm phản ứng nhiệt phân nào dưới đây là không đúng? t0 t0 A.NH4NO2 N2 + H2O B.NH4HCO3 NH3 + H2O + CO2 t0 t0 C.NH4Cl NH3 + HCl D.NH4NO3 NH3 + HNO3 Câu 19: Trong phản ứng tổng hợp ammoniac: N2(k) + 3H2(k) 2NH3(k); H 7? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 23: Tính chất vật lý nào sau đây không phù hợp với N2 ở điều kiện thường? A. Chất khí. B. Nhẹ hơn không khí. C. Tan nhiều trong nước. D. Không màu. Câu 24. Thành phần chính của supephotphat kép là A. Ca(H2PO4)2. B. Ca(H2PO4)2; CaSO4. A. Ca3(PO4)2. D. CaHPO4. Câu 25: Công thứ c phân tử của amoniac là A. HNO3. B. CH4. C. NH4Cl. D. NH3. Câu 26. Nguyê n tử nitơ (7N) có cấu hình electron là A. 1s22s22p2. B. 1s22s22p3. C1s22s22p4. D. 1s22s22p5. Câu 27. Ở điều kiện thường N2 khá trơ về mặt hóa học là do A. có liên kết ba trong phân tử. B. có số oxi hóa bằng 0. C. có 5 electron ở lớp ngoài cùng. D. N2 là chất khí. Câu 28. Nhúng giấy quỳ tím vào bình đựng dd NH3, giấy quỳ tím sẽ chuyển sang màu A. xanh. B. đỏ. C. vàng. D. hồng. Câu 29: Khi nhiệ t phân muối AgNO3 thu được sản phẩm gồm: A. Ag; NO; O2. B. Ag2O; NO; O2. C. Ag2O; NO2; O2. D. Ag; NO2; O2. Câu 30: Cho phả n ứng sau: 3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O. Trong phản ứng trên, HNO3 đóng vai trò là A. chất khử và môi trường. B. chất oxi hóa. C. axit. D. chất oxi hóa và môi trường. Câu 31. Kim cương là một dạng thù hình của
  6. A. cacbon. B. photpho. C. silic. D. lưu huỳnh. Câu 32. Thành phần chính của thủy tinh lỏng gồm A. Na2SiO3 và K2SiO3. B. Na2SiO3.KOH. C. Na2CO3 và SiO2. D. K2CO3 và SiO2. Câu 33. Dẫn khí CO đi qua CuO nung nóng thu được sản phẩm gồm A. Cu và CO2 . B. Cu và C. C. Cu2O và C. D. Cu và CO. Câu 34. Cho phản ứng sau: 2NaOH + Si + H2O → Na2SiO3 + 2H2. Trong phản ứng trên A. Si đóng vai trò chất khử B. Si đóng vai trò chất oxi hóa. C. Si là một axit D. Vừa là chất oxi hóa vừa là chất khử. Câu 35: Hấp thụ hết 2,24 lít CO2 (đktc) vào 300ml dung dịch NaOH nồng độ 0,5M thu được dung dịch X. Thành phần chất tan trong dung dịch X là A. NaHCO3. B. Na2CO3. C. Na2CO3 và NaHCO3. D. NaOH và Na2CO3. Câu 36. Hòa tan hoàn toàn m (g) hỗn hợp X gồm CaCO3 và KHCO3 trong dung dịch HCl dư thu được 2,24 lít (ở đktc) khí CO2. Giá trị m là A. 10 . B. 20. C. 8. D. 12. Câu 37. Khử 23,2 gam hỗn hợp các oxit sắt bằng khí CO, thu được 20 gam hỗn hợp rắn. Thể tích khí CO (ở đktc) đã phản ứng là A. 4,48 lít. B. 2,24 lít. C. 6,72 lít. D. 8,96 lít. Câu 38, Hợp chất nào sau đây là hợp chất hữu cơ? A. CaCO3. B. CH4. C. CO. D. CO2. Câu 39: Tron g hợp chất hữu cơ cacbon luôn có hóa trị A. I. B. II. C. III. D. IV. Câu 40. Liên kết chủ yếu trong phân tử hợp chất hữu cơ là A. liên kết cộng hóa trị. B. liên kết ion. C. liên kết cho - nhận. D. liên kết hidro. 2. Phần tự luận Câu 1: Hoàn thành các sơ đồ phản ứng sau: a) N2 → NO → NO2 → HNO3 → NH4NO3 → NH3 → NH4NO3 → N2O. b) NH4Cl → NH3 → N2 → NO → NO2 → HNO3 → NaNO3 → NaNO2. c) Ca3(PO4)2 → P → P2O5 → H3PO4 → NaH2PO4 → Na2HPO4 → Na3PO4. d) C → CO2 → Na2CO3 → NaOH → Na2SiO3 → H2SiO3 → Na2SiO3. Câu 2: A là dung dịch HCl 0,1M. B là dung dịch NaOH 0,01M. a. Tính pH của dung dịch A, B? b. Để trung hòa 500 ml dd A cần V lít dd B. Tính V? Câu 3: Cho 1,92 gam Cu vào 240 ml dung dịch hỗn hợp HCl 0,5M và KNO 3 0,125M, phản ứng xong thu được dung dịch A và V lít khí NO (đktc). Cho m gam Fe vào dung dịch A, sau phản ứng thấy tạo ra - 1,28 gam chất rắn. Biết rằng khí NO là sản phẩm khử duy nhất3 của NO . Tính giá trị V, m. Câu 4: Cho 3,84 gam Cu vào 200 ml dung dịch chứa KNO 3 0,16M + HCl 0,8M thấy thoát ra V lít (đktc) một khí không màu hoá nâu trong không khí. Tính V ? Câu 5: Cho 12,45 g hh X (có tổng số mol là 0,25 mol) gồm Al và 1 kim loại M có hóa trị II tác dụng với dd HNO3 dư thu được 1,12 lit hh 2 khí gồm N 2O và N2 có tỉ khối đối với H 2 là 18,8 và dd Y. Cho dd Y tác dụng với dd NaOH dư thu được 0,448 lit khí NH 3 (đktc). Xác định kim loại M và khối lượng mỗi kim loại trong hh X. Câu 6: Cho V lít khí CO2 (đktc)vào dd chứa 0,2mol Ca(OH)2 thu được 10g kết tủa. Tìm V Câu 7: Hấp thụ hoàn toàn 4,48 lít khí CO2 (ở đktc) vào 500 ml dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 0,1M và Ba(OH)2 0,2M, sinh ra m gam kết tủa. Giá trị của m là Câu 8: Sục a mol khí CO 2 vào dung dịch Ca(OH) 2 thu được 3 gam kết tủa. Đung nóng dung dịch sau phản ứng thấy sinh thêm 2 gam kết tủa nữa. Giá trị của a là Câu 9: Cho 0,15 mol hỗn hợp NaHCO 3 và MgCO3 tác dụng với dung dịch HCl dư. Khí thoát ra được
  7. dẫn vào 100ml dung dịch Ca(OH)2 1M thu được b gam kết tủa. Giá trị của b là bao nhiêu? Câu 10: Nhỏ từ từ 100ml dung dịch Na 2CO3 3M và NaHCO3 2M vào 200ml dung dịch HCl 3,5M, sau phản ứng thu được V lít khí CO2 (đktc). Tìm V .