Đề cương ôn tập HKI môn Vật lí 8 - Trường THCS Đình Xuyên

doc 2 trang thienle22 3330
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập HKI môn Vật lí 8 - Trường THCS Đình Xuyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_hki_mon_vat_li_8_truong_thcs_dinh_xuyen.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập HKI môn Vật lí 8 - Trường THCS Đình Xuyên

  1. TRƯỜNG THCS ĐÌNH XUYÊN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HKI MÔN VẬT LÍ 8 NĂM HỌC 2020 - 2021 I. LÍ THUYẾT Câu 1: Chuyển động cơ học là gì? Các dạng chuyển động cơ học thường gặp? Thế nào là chuyển động đều, không đều? Câu 2: Viết công thức tính vận tốc, nêu tên các đại lượng có trong công thức. Câu 3: Lực là một đại lượng véctơ được biểu diễn như thế nào? Câu 4: Hai lực cân bằng là hai lực như thế nào? Em hiểu như thế nào là quán tính? Câu 5: Lực ma sát trượt, lực ma sát lăn, lực ma sát nghỉ sinh ra khi nào? Câu 6: Viết công thức tính áp suất chất rắn, áp suất chất lỏng, nêu tên và đơn vị của các đại lượng có trong công thức. Câu 7: Lực đẩy Ác – si- mét có đặc điểm như thế nào? Viết công thức tính lực đẩy Ác – si – mét, nêu tên và đơn vị của các đại lượng có trong công thức. Nêu điều kiện để vật nổi, vật chìm, vật lơ lửng trong chất lỏng Câu 8: Khi nào có công cơ học? Viết công thức tính công cơ học, nêu tên và các đại lượng có trong công thức? Phát biểu định luật về công. II. BÀI TẬP (Một số dạng bài tập tham khảo) 1. Bài tập trắc nghiệm Câu 1: Trong các hiện tượng sau, hiện tượng nào liên quan đến áp suất khí quyển? A. Cắm ống hút vào cốc sữa và hút sữa vào miệng. B. Cắm ống hút vào cốc nước và thổi thấy bong bóng nổi lên mặt nước. C. Uống nước trong cốc bằng cách đổ dần cốc nước vào miệng. D. Bóp tay vào hộp sữa nước bằng giấy để sữa phun vào miệng. Câu 2: Một vật có khối lượng 8kg buộc vào 1 sợi dây. Cần phải giữu dây với một lực là bao nhiêu để vật cân bằng? A. F > 80N B. F = 8N C. F < 80N D. F= 80N Câu 3: Lực ma sát trượt xuất hiện trong trường hợp nào sau đây? A. Ma sát giữa các viên bi với ổ trục xe đạp. B. Ma sát giữa cốc nước đặt trên mặt bàn với mặt bàn. C. Ma sát giữa lốp xe với mặt đường khi xe chuyển động. D. Ma sát giữa má phanh và vành xe. Câu 4: Khi ngâm mình trong nước, ta cảm thấy nhẹ hơn trong không khí, vì: A. Do cảm giác tâm lí. B. Do lực đẩy Ác-si-mét. C. Do lực hút Trái Đất tác dụng lên người giảm. D. Các câu trên đều sai. Câu 5: Khi vật nổi trên mặt chất lỏng, công thức lực đẩy Ác-si-mét là FA=d.V trong đó V là: A. thể tích của toàn bộ vật. B. thể tích của phần vật chìm trong chất lỏng. C. diện tích xung quanh của vật. D. thể tích phần chất lỏng không bị vật chiếm chỗ. Câu 6: Khi treo một vật có khối lượng 500g vào đầu dưới của một sợi dây không cọ dãn, đầu trên cùa sợi dây treo vào một điểm cố định thi dây đứt và quả cầu rơi xuống đất, đó là do lực căng lớn nhất mà dây chịu được A. nhỏ hơn 500N. B. lớn hơn 5000N.
  2. C. lớn hơn 5N. D. nhỏ hơn 5N. Câu 7: Khi xe ô tô đang chuyển động trên đường đột ngột phanh (thắng gấp), hành khách trên xe bị xô về phía trước là do A. quán tính. B. ma sát. C. lực đẩy. D.trọng lực. Câu 8: Một bình đựng chất lỏng như hình bên. Áp suất tại điểm nào nhỏ nhất? A. Tại M B. Tại N C. Tại P D. Tại Q 2. Bài tập tự luận Bài 1. Một thùng có chiều cao 1,2 m được đổ 50 lít nước thì mặt nước cách miệng thùng 20cm. a) Tính áp suất của nước tác dụng lên đáy thùng. b) Tính áp suất của thùng nước tác dụng lên mặt sàn. Biết đáy thùng có diện tích tiếp xúc với mặt sàn là 0,5m2 và thùng có khối lượng 1kg. Bài 2. Một vật chuyển động trên đọan đường AB dài 240m, trong nửa đoạn đường đầu nó đi với vận tốc 6 m/s, nửa đoạn đường sau nó đi với vận tốc 12m/s. Tính thời gian vật chuyển động hết quãng đường AB. Bài 3. Một ôtô đi 30 phút trên con đường bằng phẳng với vận tốc 40km/h, sau đó lên dốc 15 phút với vận tốc 32 km/h. Tính quãng đường ôtô đã đi trong hai giai đoạn trên. Bài 4. Hãy biểu diễn các lực sau: - Một vật nặng 3kg đặt trên mặt sàn nằm ngang. - lực kéo 1500 N có phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên trên. - Lực kéo 2600N có phương nằm ngang, chiều từ phải qua trái. Bài 5. Một quả cầu bằng thủy tinh có khối lượng 1kg, khối lượng riêng 2700 kg/ m3 treo vào một lực kế. Sau đó nhúng vào nước. Tính: a) Trọng lượng quả cầu khi chưa nhúng vào nước. b) Lực đẩy Acsimet lên quả cầu khi nhúng vào nước. c) Lực kế chỉ bao nhiêu khi đã nhúng vào nước? Bài 6. Một khối gỗ có khối lượng 2 kg nổi trên mặt nước. Thể tích phần nổi bằng thể tích phần gỗ chìm trong nước. a. Tìm lực đẩy Ác-si-met ? b. Tính thể tích khối gỗ, cho trọng lượng riêng của nước d= 10000N/m3 c. Tính trọng lượng riêng của gỗ. Bài 7: Một con ngựa kéo xe chuyển động đều với lực kéo không đổi là 500N đi từ nhà đến cánh đồng với vận tốc 4m/s trong thời gian 10 phút. Đến cánh đồng, người ta chất đầy thóc lên xe nên con ngựa kéo xe với vận tốc 3m/s trong thời gian 15 phút để đi đến sân phơi thóc. a. Tính tổng quãng đường chuyển động của xe b. Tính công mà con ngựa đã sinh ra.