Đề cương ôn tập giữa học kì II môn Ngữ văn 9 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Kim Đồng

doc 6 trang Thủy Hạnh 05/12/2023 1600
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập giữa học kì II môn Ngữ văn 9 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Kim Đồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_giua_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_9_nam_hoc_2020_20.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập giữa học kì II môn Ngữ văn 9 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Kim Đồng

  1. THCS Kim Đồng ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 9 GIỮA HỌC KÌ II – NĂM HỌC 2020– 2021 A. HỆ THỐNG KIẾN THỨC I. PHẦN VĂN BẢN: Nghị luận hiện đại: Tác giả Tác Năm PTBĐ Nội dung Nghệ thuật Ý nghĩa phẩm ST Tầm quan trọng, - Bố cục chặt chẽ, Hiểu được sự ý nghĩa của việc hợp lí dẫn dắt tự cần thiết của Chu Bàn về 1995 Nghị đọc sách và nhiên. việc đọc sách và Quang đọc luận phương pháp - Ngôn ngữ giàu phương pháp Tiềm sách đọc sách hiệu hình ảnh với những đọc sách. quả. cách ví von cụ thể. II. PHẦN TIẾNG VIỆT: TT Bài học Khái niệm Ví dụ THÀNH PHẦN CÂU 1 TP. KHỞI - Là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên Xây cái lăng ấy cả PHỤ NGỮ đề tài được nói đến trong câu. làng phục dịch,cả - Trước khởi ngữ thường có các quan hệ từ (với, đối làng gánh gạch, đập với, ). đá, làm phu hồ cho nó. (Kim Lân) Thành phần biệt lập là thành phần không tham gia 2 TP. vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu. BIỆT - Gồm tình thái, cảm thán, gọi đáp, phụ chú LẬP - Được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói Sương chùng chình đối với sự việc được nói đến trong câu. qua ngõ TÌNH - Thường diễn đạt bằng những từ ngữ như: hình Hình như thu đã về. THÁI như, dường như, có lẽ, có thể, chắc chắn, thì ra, (Hữu Thỉnh) nghe đâu, nghe nói, có vẻ như, Ồ, đâu phải qua đêm -Được dùng để bộc lộ tâm lí của người nói (vui, dài lạnh cóng, CẢM buồn, mừng giận, ) Mặt trời lên là hết THÁN - Thường diễn đạt bằng những từ ngữ như cảm thán: bóng mù sương! (Tố ôi, a, chao ôi, trời ơi, than ôi, Hữu) 1 Nhóm gv Ngữ văn 9 biên soạn.
  2. THCS Kim Đồng -Được dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao Này, bác có biết mấy tiếp. hôm nay súng nó bắn GỌI -Thường đứng ở đầu câu; thường diễn đạt bằng ở đâu mà nghe rát thế ĐÁP những từ ngữ: ơi, ừ,này, nè, ê, vâng, dạ, không? (Làng – Kim Lân) Phương Định, nhân - Được dùng để bổ sung ý nghĩa cho bộ phận đứng vật chính trong trước. truyện ngắn “Những - Thành phần phụ chú thường đặt giữa hai dấu gạch PHỤ ngôi sao xa xôi”, là ngang, hai dấu phẩy, hai dấu ngoặc đơn hoặc giữa CHÚ một cô gái Hà Nội một dấu gạch ngang với một dấu phẩy. Có khi thành xinh đẹp, trẻ trung. phần phụ chú còn được đặt sau dấu hai chấm. LIÊN KẾT CÂU- LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN *Liên kết về nội dung: Những người yếu LIÊN KẾT - Liên kết chủ đề đuối vẫn hay hiền 3 CÂU- LIÊN - Liên kết lô gic lành. Muốn ác phải là KẾT ĐOẠN *Liên kết về hình thức: kẻ mạnh. VĂN - Phép lặp (Nam Cao) - Phép đồng nghĩa/ trái nghĩa/ liên tưởng ->Phép dùng từ trái - Phép thế nghĩa: yếu-mạnh; - Phép nối hiền-ác. III. PHẦN TẬP LÀM VĂN: NGHỊ LUẬN * Dàn ý khái quát nghị luận về một tư tưởng đạo lí: a. Mở bài: Giới thiệu về tư tưởng, đạo lí. Trích dẫn ý kiến, nhận định (nếu có) b. Thân bài: - Giải thích tư tưởng, đạo lí cần bàn luận. - Phân tích và chứng minh những mặt đúng của tư tưởng, đạo lí. - Phê phán, bác bỏ những biểu hiện sai lệch. - Bình luận, đánh giá (bàn bạc, mở rộng, đề xuất ý kiến ) c. Kết bài: - Khẳng định chung về tư tưởng, đạo lí đã bàn luận ở thân bài ( ) - Lời nhắn gửi đến mọi người ( ) 2 Nhóm gv Ngữ văn 9 biên soạn.
  3. THCS Kim Đồng ĐỀ THAM KHẢO (PGD) Câu 1 (3,0 điểm). Đọc kỹ đoạn trích sau và thực hiện theo các yêu cầu bên dưới: Nhìn nhận công bằng, covid-19, ngoài cái chết và sự sợ hãi, còn đem ý tốt cho hàng tỷ con người. Những con người bận rộn không có dịp gặp nhau nay tề tựu dưới một mái nhà, cùng sinh hoạt và chia sẻ cả ngày như thời xưa cũ. Những học sinh quay cuồng với sách vở, các nhân viên nghiện việc nay có kỳ nghỉ dài kỷ lục để cân bằng lại thói quen sống. ( ) Covid cũng giúp những bữa ăn gia đình thường xuyên và đầy đủ hơn. Khi lo lắng đến gần, người ta tìm về những giá trị cơ bản và chân thực hơn, ở đó tình người nảy nở. Những chuyến xe phát gạo, những phần ăn nghĩa tình mong sao vẫn còn ở đó. Tôi và bạn, chúng ta vẫn chiến đấu với Covid-19, nhưng mặt khác, lắng nghe thông điệp mà vũ trụ đang muốn gửi đến mỗi người. Để rồi khi dịch đi qua, ta thức tỉnh và thân ái hơn với trái đất, với Mẹ Thiên nhiên và với nhau. (Nghĩ lại về trái đất - Dương Xuân Thảo, trích từ báo Vnexpress ra ngày 17/4/2020) 1.1. Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Kể tên một văn bản khác ở chương trình Ngữ văn 9, tập 2 có cùng phương thức biểu đạt này. 1.2. Qua đoạn trích, tác giả muốn gửi đến chúng ta thông điệp gì? 1.3. Xác định hai phép liên kết câu cho những từ ngữ in đậm ở đoạn trích trên? Câu 2 (2,0 điểm). Quan sát bức ảnh sau và đặt câu theo yêu cầu (liên quan đến bức ảnh): 2.1 Một câu có sử dụng thành phần phụ khởi ngữ (gạch chân khởi ngữ trong câu). 2.2 Một câu có sử dụng một thành phần biệt lập (gạch chân và gọi tên thành phần biệt lập trong câu). Câu 3 (5,0 điểm). Sự thừa nhận khiếm khuyết luôn giúp bạn lấy được lòng tin của mọi người. Trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên. - HẾT – 3 Nhóm gv Ngữ văn 9 biên soạn.
  4. THCS Kim Đồng B. LUYỆN TẬP 1. PHẦN ĐỌC - HIỂU: - Phần Văn nghị luận: (Bàn về đọc sách hoặc văn bản nghị luận ngoài sách giáo khoa) + Tác giả, tác phẩm; + Phương thức biểu đạt; + Nội dung, ý nghĩa văn bản; + Ý nghĩa các luận cứ trong văn bản; + Tìm văn bản cùng đề tài, chủ đề, cùng phương thức biểu đạt. - Tiếng Việt: Xác định các phép liên kết câu. BT 1: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: (1) Bạn có thể không thông minh bẩm sinh nhưng bạn luôn chuyên cần và vượt qua bản thân từng ngày một. (2) Bạn có thể không hát hay nhưng bạn là người không bao giờ trễ hẹn. (3) Bạn không là người giỏi thể thao nhưng bạn có nụ cười ấm áp. Bạn không có gương mặt xinh đẹp nhưng bạn rất giỏi thắt cà vạt cho ba và nấu ăn rất ngon. (4) Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn. (5) Và chính bạn, hơn ai hết, trước ai hết, phải biết mình, phải nhận ra những giá trị đó. (Trích Bản thân chúng ta là giá trị có sẵn - Phạm Lữ, Nếu biết trăm năm là hữu hạn) 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. 2. Nêu nội dung chính của đoạn trích. 3. Kể tên một văn bản đã học ( trong chương trình học kì 2) có cùng phương thức biểu đạt với văn bản trên. 4. Xác định các phép liên kết câu trong đoạn trích. BT 2 : Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: (1) Tại sao con người lại phải khiêm tốn? (2) Đó là vì cuộc đời là một cuộc đấu tranh bất tận, mà tài nghệ của mỗi cá nhân tuy là quan trọng, nhưng thật ra chỉ là những giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la. (3) Sự hiểu biết của mỗi cá nhân không thể đem so sánh với mọi người cùng chung sống với mình. (4) Vì thế, dù tài năng đến đâu cũng luôn luôn phải học thêm, học mãi mãi. (Trích Tinh hoa xử thế, Lâm Ngữ Đường, văn 7, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam - 2017, tr.70, 71) 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên. 2. Nêu nội dung chính của đoạn trích. Từ nội dung trên em rút ra bài học gì? 3. Gọi tên và chỉ ra các phép liên kết câu. 4 Nhóm gv Ngữ văn 9 biên soạn.
  5. THCS Kim Đồng BT 3: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Chắc có lẽ trong mỗi chúng ta ai cũng luôn đi tìm cho mình một câu trả lời về đất nước. Đất nước vốn là khái niệm trừu tượng, mà thoạt đầu con người khó có thể cắt nghĩa cho thật gãy gọn, rõ ràng. Nhưng những người thân như ông bà, cha mẹ, anh em thì lại vô cùng cụ thể và được mỗi người cảm nhận trong những mối quan hệ cũng vô cùng cụ thể. Đó là mối quan hệ gắn bó máu thịt hình thành ngay từ khi ta cất tiếng khóc chào đời và sẽ đi theo ta suốt cuộc đời với biết bao biến cố, thăng trầm, buồn vui, hi vọng Từ cái nôi gia đình, mỗi người đều có một tuổi thơ gắn liền với kỉ niệm về cây đa, bến nước, sân đình, lũy tre, mái trường, thầy cô, bè bạn. Theo thời gian, những kỉ niệm ấy dần dần trở thành sợi dây tình cảm neo giữa tình yêu của mỗi con người với gia đình, quê hương Và có thể nói, chính tình yêu đối với gia đình và quê hương sẽ khơi nguồn cho tình yêu đất nước. (Theo 1. Đặt nhan đề và nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản trên? 2. Nêu nội dung chính của đoạn trích. 3. Xác định các phép liên kết được sử dụng ở các câu in đậm. BT 4: Đọc kỹ đoạn trích sau và thực hiện theo các yêu cầu bên dưới: [I]. Trước con số khoảng 100 người chết mỗi ngày do dịch COVID-19 gây ra ở Trung Quốc, giới truyền thông và dư luận đã dừng lại trước cái chết của những bác sĩ, nhân viên y tế - những người trực tiếp tham gia chống dịch, cứu người kể từ khi nó bùng phát cho đến nay. [II]. ( ) Trong suốt những ngày dịch COVID-19 ảnh hưởng tới Việt Nam, các bác sĩ trong cả nước cũng đã căng mình điều trị cho các bệnh nhân. Bước đầu, Việt Nam đã có những biện pháp cách ly, ngăn ngừa và trị liệu hiệu quả. Sắp có 2 địa phương là Khánh Hòa, Thanh Hóa công bố hết dịch. Tin vui đó có sự nỗ lực to lớn của ngành y ( ). [III]. Những ngày tháng 2, ở nước ta có một ngày vinh danh người thầy thuốc: 27-2, Ngày thầy thuốc Việt Nam. Cần nói một lời cảm ơn về tất cả những sự hi sinh cho con người, dù họ mang quốc tịch nào. Cũng cần nói thêm nhiều lời cảm ơn với những người thầy thuốc có tâm với nghề, cống hiến trí tuệ của mình cho con người, không chỉ riêng 27-2, hay tháng 2 mới nhớ, mới tri ân. [IV]. Thực ra, biết ơn chính là một cách nuôi dưỡng lòng mình trở nên tốt đẹp hơn. Đó cũng là cách thừa nhận người khác, nghề khác trong tương quan với cuộc đời 5 Nhóm gv Ngữ văn 9 biên soạn.
  6. THCS Kim Đồng (Trích “Tận lực cho đời” - Lưu Đình Long ở Báo Tuổi trẻ ra ngày 20/2/2020) 1. Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên. Kể tên một văn bản (có tên tác giả đi kèm) ở chương trình Ngữ văn 9 HKII có cùng phương thức biểu đạt này? 2. Ở đoạn văn thứ ba, thông điệp sâu sắc người viết muốn gửi đến chúng ta là gì? 3. Xác định một phép thế ở đoạn văn thứ hai. 2. VẬN DỤNG: * Đặt câu theo yêu cầu có: khởi ngữ, thành phần biệt lập. a. Đặt 1 câu có thành phần khởi ngữ với nội dung tương ứng như hình bên. b. Đặt 1 câu có sử dụng 1 thành thần biệt lập về giá trị của sách. Chỉ ra và gọi tên thành phần biệt lập đó. 3. VẬN DỤNG CAO : PHẦN TẬP LÀM VĂN (Nghị luận tư tưởng, đạo lí) - Trung thực; - Trách nhiệm; - Tự lập; - Tự học; - Thành công và thất bại; Ý chí, nghị lực. Vd: Không di sản nào quý giá bằng lòng trung thực. - William Shakespeare Viết bài văn bày tỏ suy nghĩ của em về nhận định trên. Vd: Sự khác biệt giữa người thành công và người thất bại không phải là sức mạnh, kiến thức hay sự hiểu biết mà chính là ở ý chí. Viết bài văn bày tỏ suy nghĩ của em về ý kiến trên. HẾT CHÚC CÁC EM KIỂM TRA HỌC KÌ THẬT TỐT! 6 Nhóm gv Ngữ văn 9 biên soạn.