Câu hỏi và bài tập vận dụng Giáo dục công dân Lớp 9 - Học kì II - Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân

pdf 12 trang Thương Thanh 08/08/2023 2640
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi và bài tập vận dụng Giáo dục công dân Lớp 9 - Học kì II - Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfcau_hoi_va_bai_tap_van_dung_giao_duc_cong_dan_lop_9_hoc_ki_i.pdf

Nội dung text: Câu hỏi và bài tập vận dụng Giáo dục công dân Lớp 9 - Học kì II - Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân

  1. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP VẬN DỤNG MÔN: GDCD – LỚP 9 (HK2) BÀI 12 : QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN TRONG HÔN NHÂN * Chuẩn cần đánh giá: Hiểu được hôn nhân là gì. Câu 1. Em hãy cho biết hôn nhân là gì ? * Chuẩn cần đánh giá: Nêu được các nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân ở nước ta . Câu 2. Em hãy cho biết những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân ở nước ta hiện nay. * Chuẩn cần đánh giá: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong hôn nhân. Câu 3. Pháp luật có những quy định gì về quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân ? * Chuẩn cần đánh giá: Biết được tác hại của việc kết hôn sớm. Câu 4. Theo em, việc kết hôn sớm có tác hại như thế nào đối với bản thân, gia đình và xã hội ? * Chuẩn cần đánh giá: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong hôn nhân. Câu 5. Kết hôn trong trường hợp nào dưới đây là đúng pháp luật ? A. Việc kết hôn do hai bên gia đình quyết định và tổ chức kết hôn tại gia đình. B. Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định và tổ chức đám cưới. C. Việc kết hôn được nhà thờ cho phép và làm lễ kết hôn tại nhà thờ. D. Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định và được đăng kí tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. * Chuẩn cần đánh giá: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong hôn nhân. Câu 6. Tuổi được kết hôn theo quy định của pháp luật là bao nhiêu ? A. Nam và nữ từ 18 tuổi trở lên. B. Nam từ 19 tuổi trở lên, nữ từ 17 tuổi trở lên. C. Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên. D. Nam và nữ từ 19 tuổi trở lên 1
  2. * Chuẩn cần đánh giá: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong hôn nhân. Câu 7. Pháp luật cấm kết hôn trong trường hợp nào dưới đây ? A. Người Việt Nam với người nước ngoài. B. Giữa những người thuộc các dân tộc khác nhau. C. Người bị bệnh, không có khả năng làm chủ hành vi của mình. D. Giữa con riêng của vợ và con riêng của chồng. * Chuẩn cần đánh giá: Câu 8. Theo em, những ý kiến dưới đây là đúng hay sai về điều kiện và thủ tục kết hôn ? (đánh dấu X vào ô trống tương ứng) Ý kiến Đúng Sai A. Nam nữ chưa có vợ, có chồng, tự nguyện đến với nhau là coi như vợ chồng. B. Chỉ cần tổ chức đám cưới là coi như chính thức thành vợ chồng. C. Cha/mẹ nuôi không được phép kết hôn với con nuôi. D. Việc kết hôn của nam, nữ nhất thiết phải được hai bên gia đình đồng ý. E. Việc kết hôn của nam, nữ phải được cơ quan, tổ chức nơi họ làm việc chấp thuận. G. Việc kết hôn cần được đăng kí tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. H. Việc kết hôn vừa phải đăng kí tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền vừa phải tổ chức đám cưới thì mới hợp lệ. * Chuẩn cần đánh giá: Câu 9. Em tán thành những ý kiến nào dưới đây về hôn nhân ? A. Cha mẹ có quyền quyết định việc hôn nhân của con. B. Con cái cần lắng nghe ý kiến của cha mẹ trong việc chọn bạn đời. C. Không nên yêu sớm vì sẽ dẫn đến kết hôn sớm. D. Gia đình chỉ hạnh phúc khi được xây dựng trên cơ sở tình yêu chân chính. E. Hôn nhân phải trên cơ sở môn đăng hộ đối. G. Phải chung sống trước khi kết hôn (sống thử) thì mới đảm bảo hôn nhân hạnh phúc. H. Lấy vợ, lấy chồng con nhà giầu mới có hạnh phúc. 2
  3. I. Kết hôn sớm và mang thai sớm có hại cho sức khỏe của cả mẹ và con. K. Trong gia đình, người chồng phải có quyền quyết định mọi việc thì gia đình mới hạnh phúc. * Chuẩn cần đánh giá: Không tán thành việc kết hôn sớm. Câu 10. Theo em, chúng ta có nên yêu sớm, khi đang ở tuổi học trò không? Vì sao? * Chuẩn cần đánh giá: Không tán thành việc kết hôn sớm. Câu 11. Hồng mới 17 tuổi, nhưng cha mẹ Hồng vì tham giàu đã ép gả Hồng cho một người hơn Hồng đến 20 tuổi, gần bằng tuổi bố Hồng. Hồng không đồng ý thì cha mẹ Hồng hết dỗ dành lại mắng nhiếc. Thuyết phục mãi không được, bố Hồng đánh Hồng một trận, nhốt Hồng trong buồng không cho ra ngoài, giao hẹn bao giờ đồng ý lấy chồng mới cho ra. - Việc làm của bố mẹ Hồng là đúng hay sai ? Vì sao ? - Hồng có thể làm gì để thoát khỏi cuộc hôn nhân đó ? BÀI 13 : QUYỀN TỰ DO KINH DOANH VÀ NGHĨA VỤ ĐÓNG THUẾ * Chuẩn cần đánh giá: Nêu được thế nào là quyền tự do kinh doanh Câu 1. Em hãy cho biết thế nào là quyền tự do kinh doanh ? * Chuẩn cần đánh giá: Các quyền và nghĩa vụ công dân trong kinh doanh. Câu 2. Công dân có quyền và nghĩa vụ gì trong kinh doanh ? * Chuẩn cần đánh giá: Thế nào là thuế và vai trò của thuế đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Câu 3. Em hiểu thế nào là thuế ? Hãy nêu tên một số loại thuế ở nước ta hiện nay. * Chuẩn cần đánh giá: Thế nào là thuế và vai trò của thuế đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Câu 4. Thuế có vai trò như thế nào đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước? * Chuẩn cần đánh giá: Biết vận động gia đình thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ kinh doanh, nghĩa vụ đóng thuế. Câu 5. Theo em, học sinh có thể làm gì để góp phần vào việc thực hiện chính sách của nhà nước về kinh doanh và thuế ? 3
  4. * Chuẩn cần đánh giá: Nêu được thế nào là quyền tự do kinh doanh. Câu 6. Quyền tự do kinh doanh của công dân có nghĩa là : A. Công dân có quyền kinh doanh bất cứ mặt hàng nào. B. Khi đã có giấy phép kinh doanh, công dân có thể kinh doanh tất cả các mặt hàng. C. Công dân có quyền tự do lựa chọn ngành nghề và quy mô kinh doanh theo quy định của pháp luật và sự quản lí của Nhà nước. D. Công dân có quyền tự do lựa chọn ngành nghề và quy mô kinh doanh theo khả năng của bản thân, không bị bất cứ ràng buộc nào. * Chuẩn cần đánh giá: Các quyền và nghĩa vụ công dân trong kinh doanh. Câu 7. Những hành vi nào dưới đây là vi phạm pháp luật về kinh doanh ? A. Kinh doanh các mặt hàng mà Nhà nước cấm. B. Làm hàng giả. C. Kinh doanh các mặt hàng có ghi trong giấy phép. D. Kinh doanh không có đăng kí kinh doanh. E. Kê khai không đúng số vốn kinh doanh. G. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế. H. Gian lận trong buôn bán, kinh doanh. * Chuẩn cần đánh giá: Các quyền và nghĩa vụ công dân trong kinh doanh. Câu 8. Những ý kiến dưới đây về quyền tự do kinh doanh là đúng hay sai ? (đánh dấu X vào ô tương ứng) Ý kiến Đúng Sai A. Kinh doanh là quyền tự do của mỗi người, không ai có quyền can thiệp. B. Công dân có quyền tự do kinh doanh bất cứ nghề gì, hàng gì. C. Đóng thuế là góp phần xây dựng đất nước. D. Kinh doanh phải theo đúng quy định của pháp luật. 4
  5. BÀI 14 : QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ LAO ĐỘNG CỦA CÔNG DÂN * Chuẩn cần đánh giá: Tầm quan trọng và ý nghĩa của quyền và nghĩa vụ lao động của công dân Câu 1. Theo em, quyền và nghĩa vụ lao động của công dân có ý nghĩa như thế nào ? * Chuẩn cần đánh giá: Nội dung cơ bản các quyền và nghĩa vụ lao động của công dân. Câu 2. Em hãy nêu nội dung cơ bản các quyền và nghĩa vụ lao động của công dân. * Chuẩn cần đánh giá: Trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền và nghĩa vụ lao động của công dân. Câu 3. Nhà nước có trách nhiệm gì trong việc bảo đảm quyền và nghĩa vụ lao động của công dân. * Chuẩn cần đánh giá: Quy định của pháp luật về sử dụng lao động trẻ em. Câu 4. Pháp luật quy định thế nào về việc sử dụng lao động trẻ em ? * Chuẩn cần đánh giá: Nội dung cơ bản các quyền và nghĩa vụ lao động của công dân. Câu 5. Những hoạt động nào dưới đây thuộc quyền lao động của công dân ? A. Thuê mướn lao động làm trong cơ sở sản xuất của mình. B. Mở các lớp dạy nghề. C. Thành lập doanh nghiệp, công ty. D. Sản xuất, buôn bán hàng giả. E. Tự làm kinh tế vườn. G. Đi làm trong các nhà máy, công ty của nhà nước hoặc của tư nhân. H. Buôn bán chất ma tuý, chất cháy, chất nổ. * Chuẩn cần đánh giá: Nội dung cơ bản các quyền và nghĩa vụ lao động của công dân. Câu 6. Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây ? A. Người đủ 15 tuổi trở lên mới phải lao động. B. Trẻ em cũng phải lao động kiếm tiền để góp phần nuôi dưỡng gia đình. C. Mọi người đều có quyền và nghĩa vụ lao động. D. Những người khuyết tật không cần phải lao động * Chuẩn cần đánh giá: Nội dung cơ bản các quyền và nghĩa vụ lao động của công dân. Câu 7. Lao động là quyền của công dân có nghĩa là : (chọn câu trả lời đúng nhất) A. Mọi công dân có quyền tự do lựa chọn làm bất cứ việc gì có lợi cho bản thân. B. Mọi công dân có quyền làm bất cứ việc gì đem lại thu nhập cho bản thân và gia đình. 5
  6. C. Mọi công dân có quyền tìm kiếm việc làm, lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với khả năng của bản thân và có ích cho xã hội. D. Mọi công dân có quyền làm các công việc như nhau, không phân biệt độ tuổi. * Chuẩn cần đánh giá: Tôn trọng quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ lao động. Câu 8. Em tán thành hay không tán thành những quan niệm dưới đây ? (đánh dấu X vào ô tương ứng) Quan niệm Tán Không tán thành thành A. Lao động là một sự bắt buộc và nhàm chán. B. Không có công việc nào là thấp hèn, chỉ những người lười nhác, không chịu lao động mới đáng xấu hổ. C. Lao động chân tay thì không có gì đáng tự hào. D. Người ta không thể sống mà không có lao động. E. Nên chọn hình thức lao động nào nhàn hạ mà có thu nhập cao. G. Trẻ em có quyền học tập, vui chơi, không phải lao động. H. Trẻ em con nhà nghèo mới phải lao động. * Chuẩn cần đánh giá: Quy định của pháp luật về sử dụng lao động trẻ em. Câu 9. Những ý kiến dưới đây là đúng hay sai quy định của pháp luật về sử dụng lao động trẻ em ? (đánh dấu X vào ô tương ứng) Ý kiến Đúng Sai A. Cấm nhận trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm việc tại các cơ sở lao động. B. Có thể sử dụng người lao động từ 15 tuổi trở lên làm tất cả mọi công việc. C. Cấm sử dụng người lao động dưới 18 tuổi làm các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm D. Được sử dụng người lao động dưới 18 tuổi làm mọi công việc. 6
  7. * Chuẩn cần đánh giá: Quy định của pháp luật về sử dụng lao động trẻ em. Câu 10. Thấy một số trẻ em lang thang đến khu vực bến phà gần nhà mình, bà Tư tìm cách rủ các em về nhà bà. Mấy ngày đầu, bà đối xử với các em có vẻ tử tế. Nhưng sau đó bà sai các em hằng ngày đứa thì đi nhặt rác, đứa thì đi đánh giày, đứa thì đi bán vé số, tối về phải nộp tiền cho bà, em nào không có tiền nộp thì bị phạt, bị bỏ đói. Bà còn quy định mỗi em phải nộp bao nhiêu tiền cho bà sau mỗi ngày. Bọn trẻ sau một thời gian ở với bà Tư đều gầy yếu, xanh xao. - Theo em, bà Tư có vi phạm pháp luật về lao động không ? Vì sao ? - Nếu biết sự việc trên, em sẽ làm gì ? BÀI 15 : VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÍ CỦA CÔNG DÂN * Chuẩn cần đánh giá: Thế nào là vi phạm pháp luật. Câu 1. Em hãy cho biết thế nào là vi phạm pháp luật ? * Chuẩn cần đánh giá: Các loại vi phạm pháp luật. Câu 2. Có những loại vi phạm pháp luật nào ? Hãy nêu ví dụ cho mỗi loại. * Chuẩn cần đánh giá: Thế nào là trách nhiệm pháp lí. Câu 3. Em hiểu thế nào là trách nhiệm pháp lí ? * Chuẩn cần đánh giá: Thế nào là vi phạm pháp luật. Câu 4. Vi phạm pháp luật là : A. hành vi trái pháp luật, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện. B. hành vi trái pháp luật, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. C. hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. D. hành vi có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện. * Chuẩn cần đánh giá: Các loại vi phạm pháp luật. Câu 5. Vi phạm pháp luật hình sự là : A. hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước mà không phải là tội phạm. B. hành vi vi phạm pháp luật nguy hiểm cho xã hội, được quy định trong Bộ Luật Hình sự. 7
  8. C. hành vi vi phạm pháp luật, xâm hại tới các quan hệ tài sản và quan hệ pháp luật dân sự khác. D. hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm các quan hệ lao động, công vụ nhà nước, do pháp luật lao động và pháp luật hành chính bảo vệ. * Chuẩn cần đánh giá: Biết phân biệt các loại vi phạm pháp luật Câu 6. Hành vi xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước mà không phải là tội phạm là hành vi vi phạm pháp luật gì ? A. Vi phạm pháp luật hình sự B. Vi phạm pháp luật hành chính C. Vi phạm pháp luật dân sự D. Vi phạm kỉ luật * Chuẩn cần đánh giá: Thế nào là vi phạm pháp luật. Câu 7. Hành vi nào dưới đây không phải là hành vi vi phạm pháp luật ? A. Người lái xe uống rượu say, đâm vào người đi đường. B. Em bé 5 tuổi nghịch lửa làm cháy gian bếp nhà hàng xóm. C. Đá bóng dưới lòng đường gây tai nạn giao thông. D. Điều khiển xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm. * Chuẩn cần đánh giá: Biết phân biệt các loại vi phạm pháp luật. Câu 8. Ông H là cán bộ kiểm lâm, ông đã nhận số tiền 10 triệu đồng của lái xe và cho xe chở gỗ lậu đi qua trạm kiểm soát do ông phụ trách. - Theo em, hành vi của ông H là hành vi gì ? - Ông H đã vi phạm pháp luật gì và phải chịu trách nhiệm pháp lí gì ? * Chuẩn cần đánh giá: Biết phân biệt các loại vi phạm pháp luật. Câu 9. Vũ (15 tuổi), lấy xe gắn máy của bố đi trên đường phố, bị chú cảnh sát giao thông giữ lại để xử lí. Theo em, Vũ có vi phạm pháp luật không ? Vi phạm pháp luật gì ? Cụ thể là vi phạm quy định nào của Luật Giao thông đường bộ ? 8
  9. BÀI 16 : QUYỀN THAM GIA QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC, QUẢN LÍ XÃ HỘI CỦA CÔNG DÂN. * Chuẩn cần đánh giá: Thế nào là quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân. Câu 1. Em hãy cho biết thế nào là quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân ? * Chuẩn cần đánh giá: Các hình thức tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân. Câu 2. Có những hình thức tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội nào ? * Chuẩn cần đánh giá: Trách nhiệm của Nhà nước và của công dân trong việc đảm bảo và thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân. Câu 3. Nhà nước và công dân có trách nhiệm gì trong việc đảm bảo và thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân ? * Chuẩn cần đánh giá: Ý nghĩa của quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân. Câu 4. Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân có ý nghĩa như thế nào ? * Chuẩn cần đánh giá: Thế nào là quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân. Câu 5. Những việc làm nào dưới đây là tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội ? A. Tham gia đóng góp ý kiến để xây dựng khu dân cư văn hoá. B. Tham gia làm vệ sinh đường phố, thôn xóm. C. Đi bỏ phiếu bầu cử Hội đồng nhân dân. D. Tích cực làm kinh tế gia đình. E. Góp ý kiến với chính quyền địa phương về việc xây dựng điểm vui chơi cho trẻ em. G. Góp ý kiến vào dự thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình. H. Tham gia trồng cây gây rừng. * Chuẩn cần đánh giá: Thế nào là quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân. Câu 6. Ý kiến nào dưới đây về quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội là đúng? A. Chỉ những người lãnh đạo nhà nước mới có quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội. 9
  10. B. Chỉ những cán bộ, công chức nhà nước mới có quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội. C. Chỉ những công dân đủ 18 tuổi trở lên mới có quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội. D. Mọi công dân đều có quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội. * Chuẩn cần đánh giá: Biết thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội phù hợp với lứa tuổi. Câu 7. Học sinh Trung học cơ sở có thể tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội thông qua những việc làm cụ thể nào ? BÀI 17 : NGHĨA VỤ BẢO VỆ TỔ QUỐC * Chuẩn cần đánh giá: Thế nào là bảo vệ Tổ quốc và nội dung nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc. Câu 1. Thế nào là bảo vệ Tổ quốc và nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc ? * Chuẩn cần đánh giá: Một số quy định của pháp luật về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc. Câu 2. Hãy nêu quy định của pháp luật về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc. * Chuẩn cần đánh giá: Thế nào là bảo vệ Tổ quốc và nội dung nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc. Câu 3. Có bạn cho rằng bảo vệ Tổ quốc là nhiệm vụ của các chú bộ đội, học sinh còn nhỏ, chưa có nhiệm vụ đó. Em có tán thành ý kiến của bạn đó không? Vì sao? * Chuẩn cần đánh giá: Thế nào là bảo vệ Tổ quốc và nội dung nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc. Câu 4. Theo em, bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ của ai ? A. Của quân đội nhân dân. B. Của các lực lượng vũ trang nhân dân. C. Của toàn dân. D. Của nam thanh niên. 10
  11. * Chuẩn cần đánh giá: Thế nào là bảo vệ Tổ quốc và nội dung nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc. Câu 5. Bảo vệ Tổ quốc gồm những nội dung nào dưới đây ? A. Tham gia phát triển kinh tế ở địa phương. B. Thực hiện nghĩa vụ quân sự. C. Tham gia hoạt động bảo vệ môi trường. D. Thực hiện chính sách hậu phương quân đội. E. Xây dựng nền quốc phòng toàn dân. G. Bảo vệ trật tự an ninh xã hội. H. Thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ đóng thuế. * Chuẩn cần đánh giá: Thế nào là bảo vệ Tổ quốc và nội dung nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc. Câu 6. Việc làm nào dưới đây thể hiện ý thức thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc ? A. Tích cực học tập các bộ môn văn hoá. B. Tự giác đăng kí nghĩa vụ quân sự khi đến tuổi quy định. C. Tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông. D. Giúp đỡ bạn cùng tiến bộ. * Chuẩn cần đánh giá: Câu 7. Những việc làm dưới đây là đúng hay sai trong việc thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc ? (đánh dấu X vào ô trống tương ứng) Việc làm Đúng Sai A. Tích cực học tập bộ môn quốc phòng trong nhà trường. B. Giúp đỡ gia đình thương binh, liệt sĩ, gia đình chính sách. C. Trốn tránh lệnh khám tuyển nghĩa vụ quân sự. D. Tích cực luyện tập quân sự theo yêu cầu của nhà trường. E. Gây mất trật tự an ninh ở địa phương. G. Tích cực tập thể dục thể thao, rèn luyện sức khoẻ. H. Tuyên truyền, vận động mọi người thực hiện nghĩa vụ quân sự. * Chuẩn cần đánh giá: Phê phán những hành vi trốn tránh nghĩa vụ quân sự. Câu 8. Hoàng Văn P năm nay 18 tuổi và có tên trong danh sách khám tuyển nghĩa vụ quân sự ở địa phương, nhưng mỗi khi được gọi đi khám tuyển là P lại lấy lí do ốm hoặc đi làm ăn xa để không đi khám tuyển. Em có tán thành việc làm của P không ? Vì sao ? 11
  12. BÀI 18 : SỐNG CÓ ĐẠO ĐỨC VÀ TUÂN THEO PHÁP LUẬT * Chuẩn cần đánh giá: Thế nào là sống có đạo đức, thế nào là tuân theo pháp luật. Câu 1. Em hiểu thế nào là sống có đạo đức, thế nào là tuân theo pháp luật ? * Chuẩn cần đánh giá: Mối quan hệ giữa sống có đạo đức và sống tuân theo pháp luật. Câu 2. Theo em,giữa sống có đạo đức và sống tuân theo pháp luật có mối quan hệ như thế nào ? * Chuẩn cần đánh giá: Ý nghĩa của việc sống có đạo đức và tuân theo pháp luật. Câu 3. Vì sao chúng ta phải sống có đạo đức và tuân theo pháp luật ? * Chuẩn cần đánh giá: Trách nhiệm của thanh niên học sinh. Câu 4. Thanh niên học sinh phải rèn luyện như thế nào để trở thành người sống có đạo đức và tuân theo pháp luật ? * Chuẩn cần đánh giá: Thế nào là sống có đạo đức, thế nào là tuân theo pháp luật. Câu 5. Hành vi nào dưới đây là biểu hiện sống có đạo đức ? A. Thờ ơ trước khó khăn của người khác. B. Chế giễu người khuyết tật. C. Tham gia các hoạt động từ thiện. D. Nhận tiền hối lộ của người khác. * Chuẩn cần đánh giá: Thế nào là sống có đạo đức, thế nào là tuân theo pháp luật. Câu 6. Hành vi nào dưới đây là biểu hiện tuân theo pháp luật ? A. Lạm dụng sức lao động trẻ em. B. Xử lí chất thải trước khi đổ vào nguồn nước. C. Lấy của công làm của riêng. D. Lấn chiếm vỉa hè, lòng đường. 12