Bài giảng Giáo dục công dân 9 - Tiết 1, Bài 1: Chí công vô tư

pptx 19 trang thienle22 3180
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Giáo dục công dân 9 - Tiết 1, Bài 1: Chí công vô tư", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_giao_duc_cong_dan_9_tiet_1_bai_1_chi_cong_vo_tu.pptx

Nội dung text: Bài giảng Giáo dục công dân 9 - Tiết 1, Bài 1: Chí công vô tư

  1. • TIẾT 1- BÀI 1 CHÍ CÔNG VÔ TƯ
  2. I. ĐẶT VẤN ĐỀ THẢO LUẬN NHÓM ( 3 PHÚT) Nhóm 1,2: Nêu việc làm của Vũ Tán Đường và Trần Trung Tá? Nhóm 3,4: Tô Hiến Thành đã có suy nghĩ như thế nào trong việc dùng người và giải quyết công việc ? Qua đó, em hiểu gì về Tô Hiến Thành ? Nhóm 5,6: Mong muốn của Bác là gì, mục đích mà Bác theo đuổi là gì? Nhóm 7,8: Em có suy nghĩ gì về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh ? Theo em, điều đó đã tác động như thế nào đến tình cảm của nhân dân ta với Bác ?
  3. Nhóm 1,2: Nêu việc làm của Vũ Tán Đường và Trần Trung Tá? - Khi Tô Hiến Thành bị bệnh nặng, Vũ Tán Đường ngày đêm hầu hạ bên giường bệnh rất chu đáo. - Trần Trung Tá thì mải việc chông giặc nơi biên cương, không có điều kiện gần gũi Tô Hiến Thành. Nhóm 3,4: Tô Hiến Thành đã có suy nghĩ như thế nào trong việc dùng người và giải quyết công việc ? Qua đó, em hiểu gì về Tô Hiến Thành ? - Tô Hiến Thành dùng người là hoàn toàn chỉ căn cứ vào việc ai là người có khả năng gánh vác được công việc chung của đất nước chứ không vì nể tình thân mà tiến cử người không phù hợp. - Qua việc chọn người của Tô Hiến Thành chứng tỏ ông là người thật sự công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải và hoàn toàn xuất phát từ lợi ích chung. Việc làm của ông biểu hiện đức tính chí công vô tư
  4. Nhóm 5,6: : Mong muốn của Bác là gì, mục đích mà Bác theo đuổi là gì? - Mong muốn Tổ quốc được giải phóng, nhân dân được ấm no, hạnh phúc. - Mục đích sống: “ làm cho ích quốc, lợi dân” Nhóm 7,8: Em có suy nghĩ gì về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh ? Theo em, điều đó đã tác động như thế nào đến tình cảm của nhân dân ta với Bác ? - Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương sáng tuyệt vời của một con người đã dành trọn đời mình đấu tranh cho quyền lợi của dân tộc, của đất nước và cho hạnh phúc của nhân dân. Đối với Bác, dù làm bất cứ công việc gì, bất kì ở đâu và bao giờ Người cũng chỉ theo đuổi một mục đích là “làm cho ích quốc, lợi dân”.
  5. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Qua 2 câu truyện * Bài học em rút ra được bài - Cần phải sống công bằng, không học gì? thiên vị, vì lợi ích chung để được tin cậy, yêu quí, kính trọng.
  6. II. NỘI DUNG BÀI HỌC 1. Thế nào là chí công vô tư - Là phẩm chất đạo đức của con người - Thể hiện ở sự công bằng, không thiên vị - Giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất phát từ lợi ích chung và đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân. => Thể hiện ở lời nói, hành động, việc làm cụ thể trong cuộc sống hằng ngày ở mọi lúc, mọi nơi.
  7. Chia 2 nhóm thi viết bảng nhanh tìm những biểu hiện chí công vô tư và không chí công vô tư? Chí công vô tư Không chí công vô tư - Không thiên vị che dấu - Bao che những việc làm xấu những hành vi sai trái của - Là lớp trưởng, Quân thường mọi người bỏ qua khuyết điểm cho những - Kiên quyết xử phạt những bạn chơi thân với mình vi phạm nội quy, pl - Không im lặng thờ ơ trước những hành vi sai trái chưa đúng - Ủng hộ và nghe theo, thực hiện những điều đúng - Không nhận hối lộ
  8. Có người nói rằng chí công vô tư là xuất phát từ lợi ích chung và quên đi lợi ích cá nhân. Điều đó đúng hay sai ? Vì sao? - Sai vì giữa việc kiên trì tự phấn đấu để đạt ính đáng khác với những hành động vụ lợi cá nhân, tham lam, ích kỷ. Cần phải biết đặt lợi ích cá nhân trong mối quan hệ hài hoà với lợi ích của xã hội và cộng đồng.
  9. Những hành động việc làm nào trong lớp ta thể hiện tính chí công vô tư? - Đối xử công bằng với tất cả các bạn - Không thiên vị bạn thân - Vì lợi ích chung của lớp, trường .
  10. Hãy nêu những ví dụ về Chí công vô tư trong đời sống hằng ngày mà em biết?
  11. 2. Ý nghĩa - Đối với cá nhân: sống thanh thản, được mọi người vị nể, kính trọng - Đối với tập thể, xã hội: mang lại lợi ích chung
  12. Bài tập: Em sẽ làm gì trong những trường hợp sau? Vì sao: 1. Em biết ông Ba làm nhiều việc sai trái nhưng ông Ba lại là ân nhân của gia đình em. 2. Em biết ý kiến của T là đúng nhưng ý kiến đó lại bị đa số các bạn phản đối. 3. Khi nhà trường yêu cầu lớp chọn 3 HS xuất sắc để khen thưởng 1 số bạn ko đồng ý chọn Hà vì Hà là lớp trưởng hay phê bình các bạn mắc khuyết điểm dù Hà hoàn toàn xứng đáng. - Ủng hộ ý kiến T, bảo vệ ý kiến đúng→ chí công vô tư. - Không đồng tình với ý kiến của ông Ba và các bạn, nói lên ý kiến của mình, chỉ ra cái sai của các bạn.
  13. 3. Rèn luyện - Ủng hộ, quý trọng người chí công vô tư. - Dám phê phán những hành động trái với chí công vô tư
  14. III- BÀI TẬP Bài tập 1: - Chí công vô tư: d, e. -> Giải quyết công việc xuất phát từ lợi ích chung. - Không chí công vô tư: a, b, c, đ. -> Giải quyết công việc thiên vị, không công bằng vì lợi ích cá nhân, tình cảm chi phối.
  15. Bài tập 2: - Tán thành: d, đ. - Không tán thành: a, b, c.
  16. LUYỆN TẬP CỦNG CỐ Câu 1: Biểu hiện của chí công vô tư là ? A. Không phân biệt nam hay nữ. B. Không phân biệt giàu hay nghèo. C. Không phân biệt tôn giáo. D. Cả A,B,C. - Đán án: D Câu 2: Không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất phát từ lợi ích chung, đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân được gọi là ? - Đức tính Chí công vô tư.
  17. Trò chơi tiếp sức: Tìm câu ca dao, tục ngữ, châm ngôn nói về đức tính chí công vô tư? - Quân pháp bất vị thân - Bề trên ở chẳng kỷ cương Cho nên kẻ dưới lập đường mây mưa. - Thương em anh để trong lòng Việc quan anh cứ phép công anh làm. - Tha kẻ gian, oan người ngay. - Bênh lí không bênh thân.