Đề thi thử - Môn Giáo dục công dân 9 - Trường THCS Phú Thị

docx 13 trang thienle22 5860
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử - Môn Giáo dục công dân 9 - Trường THCS Phú Thị", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_thu_mon_giao_duc_cong_dan_9_truong_thcs_phu_thi.docx

Nội dung text: Đề thi thử - Môn Giáo dục công dân 9 - Trường THCS Phú Thị

  1. TRƯỜNG THCS PHÚ THỊ MA TRẬN ĐỀ THI MÔN: GDCD 9 Năm học: 2019 - 2020 Thời gian làm bài: 60 phút Các mức độ cần đánh giá Vận dụng Vận dụng Tổng số Chủ đề Nhận biết Thông hiểu cơ bản ở mức cao TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL 1.Pháp luật Số câu 1 1 và kỉ luật Điểm 0,25 0,25 2. Phòng Số câu 1 1 chống 0,25 Điểm 0,25 TNXH 3. Phòng Số câu 1 1 chống 0,25 nhiễm Điểm 0,25 HIV/AIDS 4. Quyền sở Số câu 1 1 2 hữu tài sản 0,5 và nghĩa vụ tôn trọng tài Điểm 0,25 0,25 sản của người khác 5. Nghĩa vụ Số câu 1 1 tôn trọng 0,25 bảo vệ tài sản nhà Điểm 0,25 nước và lợi ích công cộng 6. Quyền Số câu 1 1 2 khiếu nại tố 0,5 cáo của Điểm 0,25 0,25 công dân 7. Quyền tự Số câu 1 1 2 do ngôn 0,25 0,5 Điểm 0,25 luận 8. Chí công Số câu 1 1 vô tư Điểm 0,25 0,25 Số câu 1 1 2 9. Tự chủ Điểm 0,25 0,25 0,5 10. Dân chủ Số câu 1 1 và kỉ luật Điểm 0,25 0,25 11. Bảo vệ Số câu 1 1 2 hòa bình Điểm 0,25 0,25 0,5
  2. 12. Tình Số câu 1 1 2 hữu nghị 0,5 giữa các Điểm 0,25 0,25 quốc gia dân tộc 13. Hợp tác Số câu 1 1 1 3 0,75 cùng phát Điểm 0,25 0,25 triển 0,25 14. Kế thừa Số câu 1 1 2 và phát huy 0,5 truyền thống tốt Điểm 0,25 0,25 đẹp của dân tộc 15. Năng Số câu 1 1 động, sáng 0,25 tạo Điểm 0,25 16. Làm Số câu 1 1 việc có 0,25 năng suất, chất lượng, Điểm 0,25 hiệu quả 17. Quyền 1 và nghĩa Số câu 1 vụ của 0,25 công dân trong hôn Điểm 0,25 nhân 18. Quyền 3 tự do kinh Số câu 2 1 doanh và 0,75 nghĩa vụ Điểm 0,5 0,25 đóng thuế 19. Quyền 1 và nghĩa vụ Số câu 1 lao động 0,25 của công Điểm 0,25 dân 20. Vi 7 phạm pháp Số câu 3 2 1 1 luật và trách 1,75 nhiệm pháp 0,25 lí của công Điểm 0,75 0,5 0,25 dân
  3. 21. Quyền 1 tham gia Số câu 1 quản lí nhà nước, quản 0,25 lí xã hội của Điểm 0,25 công dân 1 22. Nghĩa Số câu 1 vụ bảo vệ 0,25 Tổ quốc Điểm 0,25 23. Sống có 1 Số câu 1 đạo đức và tuân theo 0,25 pháp luật Điểm 0,25 Số câu 20 10 6 4 40 Tổng số Điểm 5 2,5 1,5 1 10 Tỉ lệ % 50% 25% 15 % 10% 100%
  4. TRƯỜNG THCS PHÚ THỊ ĐỀ THI THỬ - MÔN: GDCD 9 Năm học: 2019 – 2020 Thời gian làm bài: 60 phút ĐỀ 1 Câu 1. Pháp luật và kỉ luật có mối quan hệ với nhau như thế nào? A. Pháp luật phải tuân theo kỉ luật, kỉ luật không được trái pháp luật B. Kỉ luật phải phù hợp với pháp luật, pháp luật không được trái kỉ luật C. Kỉ luật phải phù hợp với pháp luật, không được trái với pháp luật D. Pháp luật phải phù hợp với kỉ luật, không được trái với kỉ luật Câu 2. Để phòng chống các tệ nạn xã hội, chúng ta cần tránh việc làm nào sau đây? A. Sống giản dị, lành mạnh, tích cực rèn luyện thể dục thể thao B. Không uống rượu, đánh bạc, hút thuốc lá C. Sử dụng ma túy và các chất kích thích, các chất gây nghiện D. Tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội do nhà trường, địa phương tổ chức Câu 3. HIV lây truyền qua con đường nào sau đây? A. Hô hấp. C. Bắt tay người nhiễm HIV. B. Dùng chung bát đũa. D. Từ mẹ sang con. Câu 4. Quyền quyết định đối với tài sản như mua, bán, cho tặng, để lại được gọi là quyền: A. nắm giữ, quản lí. C. định đoạt. B. chuyển nhượng. D. thừa kế. Câu 5. Tài sản nào sau đây thuộc trách nhiệm quản lí của Nhà nước? A. Phần vốn do cá nhân, tổ chức đầu tư vào các doanh nghiệp B. Phần vốn do các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư ở Việt Nam C. Phần vốn do cá nhân, tổ chức gửi tiết kiệm trong các ngân hàng D. Phần vốn do các doanh nghiệp Nhà nước đầu tư Câu 6. Đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của người khác, công dân phải có nghĩa vụ nào sau đây? A. Nhặt được của rơi không phải trả lại cho chủ sở hữu B. Trong quá trình mượn, nếu làm hỏng phải sửa chữa hoặc bồi thường C. Lừa đảo để chiếm đoạt tài sản của người khác D. Tự ý sử dụng tài sản của người khác khi chưa có sự đồng ý của chủ sở hữu Câu 7. Để bảo đảm quyền khiếu nại và tố cáo của công dân, Nhà nước có trách nhiệm nào sau đây? A. Xử lí và truy tố một vài trường hợp bị khiếu nại, tố cáo B. Xử lí nghiêm minh các hành vi xâm hại lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân C. Không cấm việc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống, vu cáo D. Không chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo Câu 8. Công dân có quyền khiếu nại trong những trường hợp nào sau đây? A. Bị bạn cùng lớp đánh gây thương tích. B. Phát hiện người khác có hành vi tham ô tài sản Nhà nước. C. Điểm bài thi của mình thấp hơn của bạn. D. Phát hiện ra hành vi mua bán ma túy.
  5. Câu 9. Nội dung nào sau đây thuộc quyền tự do ngôn luận được pháp luật thừa nhận? A. Thông tin sai sự thật để bôi nhọ người khác B. Tuyên truyền nhằm chia rẽ, gây mâu thuẫn giữa các tôn giáo C. Phát biểu, trình bày quan điểm trên các phương tiện thông tin đại chúng D. Tiết lộ bí mật của Nhà nước cho các nhà báo Câu 10. Khi thực hiện quyền tự do ngôn luận, công dân phải quy định của pháp luật để phát huy quyền làm chủ của mình, góp phần xây dựng Nhà nước và quản lí xã hội. A. xem xét B. tìm hiểu C. nắm vững D. tuân theo Câu 11. Tự chủ là A. kiểm soát được người khác C. làm chủ công việc B. làm chủ bản thân D. tự làm theo ý mình Câu 12. Tình trạng không có chiến tranh hay xung đột vũ trang, có mối quan hệ hiểu biết, tôn trọng, bình đẳng và hợp tác giữa các quốc gia được gọi là A. Tự chủ. B. Tự lập. C. Hòa bình. D. Hòa hoãn. Câu 13. Dòng nào không nêu đúng ý nghĩa của việc tăng cường xây dựng tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới? A. Làm ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của những nước có nền kinh tế phát triển. B. Tạo sự hiểu biết giữa các quốc gia, tạo điều kiện để những nước nghèo có cơ hội phát triển. C. Tạo cơ hội và điều kiện để các nước cùng hợp tác phát triển về nhiều mặt. D. Góp phần bảo vệ nền hòa bình thế giới. Câu 14. Cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, lĩnh vực nào đó vì mục đích chung là nội dung khái niệm nào dưới đây? A. Hợp tác. B. Dân chủ. C. Liêm khiết D. Tự lập. Câu 15. Tính đến thời điểm tháng 3 - 2003, Việt Nam đã trao đổi cơ quan đại diện với bao nhiêu quốc gia trên thế giới? A. 61. B. 62. C. 63. D. 64. Câu 16. Điền vào chỗ chấm: Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. A. những làn điệu dân ca, nghệ thuật. B. những tập quán của Việt Nam. C. những giá trị tinh thần. D. những giá trị tinh thần và vật chất (tư tưởng, lối sống ) Câu 17. Bảo vệ Tổ quốc là: bảo vệ A. độc lập, chủ quyền thống nhất B. toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa C. chế độ xã hội chủ nghĩa và nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. D. độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc; bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và nhà nước Việt Nam. Câu 18. Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật là điều kiện, yếu tố giúp A. Mọi người tiến bộ B. Mọi người yêu quí,kính trọng C. Làm nhiều điều có ích D. Mọi người tiến bộ, làm nhiều điều có ích, mọi người yêu quí,kính trọng Câu 19. Hành vi nào sau đây thể hiện đức tính tự chủ?
  6. A. Cân nhắc cẩn thận trước khi làm mọi việc B. Luôn nghe theo ý kiến của mọi người, không có quan điểm riêng. C. Chỉ nhìn ngoại hình để đánh giá người khác. D. Nóng nảy, vội vàng trong mọi hành động, lời nói. Câu 20. Chí công vô tư là: A. giải quyết công việc theo lẽ phải C. giải quyết công việc theo số đông. B. giải quyết công việc theo cảm tính. D. giải quyết công việc theo tình cảm Câu 21. Trong các hành động sau đây, hành động thể hiện tính kỉ luật là A. theo bạn xấu rủ rê trốn học. C. đi học trễ vì mải xem phim. B. ngồi học không nói chuyện riêng. D. không tuân theo kế hoạch của lớp. Câu 22. Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới là A. Quan hệ anh em với các nước trên thế giới. B. Quan hệ bạn bè với các nước láng giếng. C. Quan hệ bạn bè thân thiện giữa nước này với nước khác. D. Mối quan hệ phụ thuộc của nước nhỏ với nước lớn. Câu 23. Đối tượng nào sau đây phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi do mình gây ra? A. Người bị tâm thần đánh trọng thương người khác. B. Bà Tâm để vật liệu xây dựng trên đường gây cản trở giao thông. C. Anh Hùng rải đinh trên đường gây hại cho phương tiện giao thông để kiếm lời. D. T đi xe máy vào đường cấm gây tai nạn và thương tích nặng cho người đi đường. Câu 24. Hành vi nào sau đây là vi phạm quy định của nhà nước về kinh doanh? A. Kê khai đúng số vốn khi kinh doanh. B. Buôn bán hàng không có hóa đơn, xuất xứ C. Kinh doanh đúng mặt hàng ghi trong giấy phép. D. Nộp thuế đúng theo quy định của pháp luật. Câu 25. Độ tuổi nào sau đây phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi hành vi phạm tội của mình? A. Từ đủ 14 tuổi trở nên B. Người từ đủ 16 tuổi trở nên C. Người từ đủ 17 tuổi trở nên D. Người từ đủ 18 tuổi trở nên. Câu 26. Luật lao động Việt Nam cấm sử dụng lao động ở độ tuổi nào làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm? A. 16 tuổi B. 17 tuổi C. 18 tuổi D. Dưới 18 tuổi Câu 27. Mai mở tài liệu trong kì thi học kì II, việc làm của Mai là A. Vi phạm pháp luật dân sự B. Vi phạm kỉ luật C. Vi phạm pháp luật hình sự D. Vi phạm pháp luật hành chính. Câu 28. Sản xuất sản phẩm nào sau đây được nhà nước miễn thuế? A. Nước sạch B. Muối C. Đồ dùng học tập D. Thuốc chữa bệnh. Câu 29. Vi phạm pháp luật là: A. Hành vi trái pháp luật, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện. B. Hành vi trái pháp luật, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. C. Hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. D. Hành vi có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện. Câu 30. Hành vi nào vi phạm pháp luật hành chính? A. Vào nhà cướp của, giết người . B. Không chấp hành luật giao thông đường bộ C. Xem tài liệu trong giờ thi học kì .
  7. D. Mượn tiền của bạn mà không chiụ trả. Câu 31. ''Để tranh thủ thời gian, trong giờ Mĩ thuật, Minh trao mang bài tập của môn kiểm tra sắp tới ra làm''. Theo em, Minh và các bạn thể hiện: A. năng suất, chất lượng, hiệu quả. C. năng động, sáng tạo. B. không năng động, sáng tạo. D. không có năng suất, chất lượng, hiệu quả. Câu 32. Cầu Mỹ Thuận là công trình hợp tác giữa Việt Nam với nước nào? A. Nhật Bản. B. Mĩ. C. Pháp. D. Ô-xtrây-li-a. Câu 33. Tìm ra một cách làm mới hiệu quả hơn là biểu hiện của sự: A. năng động B. quyết đóan C. dám nghĩ, dám làm D. sáng tạo Câu 34. Quan hệ xã hội là gì? A. Là những quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động. B. Là quan hệ giữa cha mẹ và con cái, giữa anh chị em trong gia đình. C. Là quan hệ giữa giáo viên và học sinh, giữa giáo viên với phụ huynh. D. Là những quan hệ xuất hiện trong quá trình hoạt động xã hội của con người. Câu 35. Hành vi thể hiện lòng yêu hòa bình là A. Sẵn sàng gây gỗ với bất kì ai mình không thích B. Không tiếp chuyện với người lạ khi họ có điều muốn hỏi. C. Phân biệt đối xử giữa các dân tộc, giữa các tôn giáo khác nhau. D. Ứng xử thân thiện với người nước ngoài đến Việt Nam. Câu 36. Việc làm nào sau đây không phải là kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. A. Tham gia các lễ hội truyền thống. C. Thờ cúng tổ tiên. B. Xem bói để biết trước các sự việc xảy ra D. Đi thăm các đền chùa, di tích. Câu 37. Hành vi xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước mà không phải là tội phạm là hành vi vi phạm pháp luật gì? A. Vi phạm pháp luật hình sự C. Vi phạm pháp luật dân sự B. Vi phạm kỉ luật D. Vi phạm hành chính Câu 38. Em tán thành quan điểm nào sau đây? A. Chỉ có cán bộ công chức nhà nước mới có quyền tham gia quản lý nhà nước. B. Tham gia quản lý nhà nước và xã hội là quyền của tất cả mọi người. C. Tham gia quản lý nhà nước và xã hội là quyền của tất cả mọi người Việt Nam. D. Tham gia quản lý nhà nước và xã hội là quyền và trách nhiệm của tất cả mọi công dân Việt Nam. Câu 39. Khi thấy một bạn nữ lớp em (đang học lớp 9) bị gia đình ép kết hôn thì em sẽ làm gì? A. Khuyên bạn em đồng ý theo sắp đặt của gia đình. B. Chúc mừng bạn. C. Không làm gì cả. D. Báo cho thầy cô và cùng với bạn bè khuyên, phân tích cho gia đình bạn kia hiểu đó là vi phạm pháp luật. Câu 40. Em không đồng ý với ý kiến nào sau đây? A. Kinh doanh là quyền tự do của mỗi người, không ai có quyền can thiệp. B. Đóng thuế là góp phần xây dựng đất nước. C. Buôn bán phải theo đúng số lượng và mặt hàng đã kê khai. D. Kinh doanh phải đúng theo quy định của pháp luật.
  8. TRƯỜNG THCS PHÚ THỊ ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM MÔN: GDCD 9 Năm học: 2019 - 2020 Thời gian làm bài: 60 phút ĐỀ I Mỗi đáp án đúng 0,25đ 1. C 2. C 3. D 4. C 5. D 6. B 7. B 8. A 9. C 10. D 11. B 12. C 13. A 14. A 15. A 16. D 17. D 18. D 19. A 20. A 21. B 22. C 23. D 24. B 25. B 26. D 27. B 28. B 29. C 30. B 31. D 32. D 33. D 34. D 35. D 36. B 37. D 38. D 39. D 40. A
  9. TRƯỜNG THCS PHÚ THỊ ĐỀ THI THỬ - MÔN: GDCD 9 Năm học: 2019 – 2020 Thời gian làm bài: 60 phút ĐỀ 2 Câu 1. Để phòng, chống HIV/AIDS, chúng ta cần tránh việc làm nào sau đây? A. Tiếp xúc với máu của người đã nhiễm HIV/AIDS B. Yêu cầu làm xét nghiệm cẩn thận trước khi cho hoặc được truyền máu C. Tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS D. Chia sẻ, giúp đỡ, động viên đối với người nhiễm HIV/AIDS Câu 2. Quyền khai thác giá trị sử dụng của tài sản và hưởng lợi từ các giá trị sử dụng tài sản đó được gọi là quyền: A. khai thác. C. sử dụng B. chiếm dụng. D. chiếm hữu Câu 3. Để phòng chống các tệ nạn xã hội, chúng ta cần thực hiện và ủng hộ việc làm nào sau đây? A. Sống giản dị, lành mạnh, tích cực rèn luyện thể dục thể thao. B. Tránh xa không tiếp xúc với những người đã từng nghiện ma túy. C. Sử dụng ma túy và các chất kích thích, các chất gây nghiện. D. Không tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội. Câu 4. Công dân không có quyền sở hữu tài sản nào sau đây? A. Căn hộ do mình đứng tên C. Khoáng sản trong lòng đất B. Sổ tiết kiệm do mình đứng tên D. Xe máy do mình đứng tên đăng kí Câu 5. Đối với tài sản của Nhà nước và lợi ích công cộng, công dân có những nghĩa vụ nào sau đây? A. Lấn chiếm, phá hoại tài sản và lợi ích công cộng. B. Phải sử dụng tiết kiệm, hiệu quả đúng mục đích khi được giao sử dụng tài sản Nhà nước. C. Chiếm đoạt tài sản Nhà nước làm của riêng. D. Sử dụng tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng để làm giàu cho bản thân. Câu 6. Pháp luật có vai trò nào sau đây? A. Là công cụ để thực hiện quản lí người dân B. Là công cụ để trấn áp các giai cấp, tầng lớp trong xã hội C. Là phương tiện để bảo vệ lợi ích của những người giàu có D. Là công cụ để giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội Câu 7. Công dân khi thực hiện quyền khiếu nại, quyền tố cáo cần A. nắm được điểm yếu của đối phương C. tích cực, năng động, sáng tạo B. nắm vững quy định kỉ luật D. trung thực, khách quan, thận trọng Câu 8. Pháp luật nghiêm cấm những hành vi nào sau đây? A. Lợi dụng việc khiếu nại, tố cáo để xuyên tạc, vu khống, gây rối trật tự B. Trình bày trung thực về nội dung tố cáo C. Bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do hành vi trái pháp luật của mình gây ra D. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc tố cáo sai sự thật Câu 9. Nội dung nào sau đây không thuộc quyền tự do ngôn luận? A. Công dân có quyền được cung cấp thông tin theo quy định của pháp luật B. Có quyền phát biểu, nêu ý kiến, quan điểm cá nhân trong các cuộc họp
  10. C. Phát biểu, đóng góp ý kiến, trình bày quan điểm trên các phương tiện thông tin đại chúng D. Tiết lộ bí mật của Nhà nước cho các nhà báo Câu 10. Hành vi nào sau đây thể hiện đúng quyền tự do ngôn luận: A. Phát ngôn thoải mái không cần nghĩ đến hậu quả B. Phát biểu, đóng góp ý kiến trong cuộc họp tổ dân phố C. Hai người cãi lộn, chửi bới, xúc phạm nhau D. Phát ngôn bừa bãi, thiếu trách nhiệm Câu 11. Em không đồng ý với ý kiến nào sau đây? A. Người tự chủ biết tự kiềm chế những ham muốn của bản thân. B. Người tự chủ luôn hành động theo ý mình. C. Cần biết điều chỉnh thái độ, hành vi của mình trong các tình huống khác nhau. D. Cần giữ thái độ ôn hòa, từ tốn trong giao tiếp với người khác. Câu 12. Hành vi nào dưới đây là không tự chủ? A. Suy nghĩ cẩn thận trước ý kiến góp ý của người khác B. Dễ nản lòng khi gặp khó khăn C. Bình tĩnh suy xét sự việc trước khi đưa ra ý kiến D. Ôn hòa, từ tốn trong giao tiếp với người khác. Câu 13. Trên đường đi học về, em thấy một đám bạn đang đánh nhau. Em sẽ làm gì? A. Can ngăn, nếu không can ngăn được thì báo cho những người lớn để kịp thời ngăn chặn. B. Coi như không biết và vẫn tiếp tục đi về nhà. C. Đứng xem, cổ vũ các bạn. D. Dùng điện thoại chụp hình, livestream. Câu 14. Quan hệ hữu nghị sẽ tạo cơ hội và điều kiện để các nước, các dân tộc trên thế giới A. tạo thành những phe phái đối lập C. tập hợp đồng minh B. phụ thuộc lẫn nhau D. cùng nhau hợp tác phát triển Câu 15. Đảng và Nhà nước ta luôn thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình, hữu nghị với các dân tộc, các quốc gia A. đi theo con đường xã hội chủ nghĩa C. trong khu vực và trên thế giới B. đang phát triển D. trong khối ASEAN Câu 16. Hợp tác là phải dựa trên cơ sở nào để hai bên cùng có lợi và không làm phương hại đến lợi ích của người khác? A. Bình đẳng. B. Hỗ trợ. C. Giúp đỡ. D. Tự nguyện. Câu 17. Cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, lĩnh vực nào đó vì mục đích chung là nội dung khái niệm nào dưới đây? A. Hợp tác. B. Dân chủ. C. Liêm khiết D. Tự lập. Câu 18. Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc có ý nghĩa gì? A. Để không làm phương hại đến lợi ích của các dân tộc khác. B. Để tạo cơ hội cho mọi người cùng phát triển. C. Để xây dựng mối quan hệ tôn trọng, thân thiện giữa con người với con người. D. Để góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Câu 19. Nhiệm vụ của học sinh trong việc bảo vệ Tổ quốc hiện nay là: A. Tham gia nghĩa vụ quân sự. B. Học tập tốt, tu dưỡng đạo đức, không cần lao động. C. Học tập tốt, tu dưỡng đạo đức, tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở trường hoc và nơi cư trú. D. Học tập tốt, tu dưỡng đạo đức, tham gia nghĩa vụ quân sự.
  11. Câu 20. Được kết hôn trong trường hợp nào sau đây? A. Những người con dâu với cha chồng C. Người đang có vợ có chồng B. Những người cùng dòng máu trực hệ D. Những người có họ ngoài 3 đời Câu 21.Trong các hành vi sau, hành vi nào vi phạm pháp luật dân sự? A. Vượt đèn đỏ khi tham gia giao thông. C. Dùng điện bẫy chột gây chết người B. Nghỉ việc ở công ti không có lí do. D. Giao hàng không đúng theo hợp đồng. Câu 22. Trong các quyền sau, quyền nào thể hiện sự tham gia của công dân vào quản lí nhà nước, quản lí xã hội? A. Quyền được hưởng chế độ bảo vệ sức khỏe. B. Quyền được học tập suốt đời C. Quyền giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước D. Quyền tự do kinh doanh. Câu 23. Em tán thành ý kiến nào dưới đây về chí công vô tư? A. Chỉ những người có chức, có quyền mới cần chí công vô tư B. Người sống chí công vô tư chỉ thiệt cho mình. C. Học sinh còn nhỏ không cần phải rèn chí công vô tư. D. Chí công vô tư thể hiện ở cả lời nói và việc làm. Câu 24. Hành vi thể hiện tính dân chủ là A. áp đặt suy nghĩ của mình cho người khác. C. bắt người khác phục tùng mình. B. tiếp thu ý kiến của người dân. D. mọi người bàn luận giải pháp nâng cao chất lượng học tập. Câu 25. Hành vi ăn trộm xe máy là vi phạm A. pháp luật dân sự B. pháp luật hình sự C. pháp luật hành chính D. kỉ luật. Câu 26. Trong các mặt hàng sau, mặt hàng nào có mức thuế suất thấp nhất? A. Rượu B. Sách vở C. Thuốc lá D. Hàng mã Câu 27. Xác định hành vi nào sau đây là hành vi vi phạm pháp luật của người sử dụng lao động? A. Trang bị đầy đủ trang thiết bị bảo hộ lao động B. Trả lương đầy đủ hàng tháng. C. Đóng bảo hiểm chưa đầy đủ cho người lao động. D. Mua bảo hiểm y tế cho người lao động. Câu 28. Ý kiến nào sau đây là đúng? A. Người mắc bệnh tâm thần không phải chịu trách nhiệm về mọi hành vi của mình. B. Người từ đủ 14 tuổi phải chịu trách nhiệm về mọi hành vi vi phạm do mình gây ra C. Người vi phạm kỉ luật có thể bị phạt tù giam từ 3 đến 6 tháng D. Lấn chiếm vỉa hè, lòng đường, gây cản trở giao thông là vi phạm hành chính. Câu 29. Hành động nào sau đây không có đạo đức? A. Tham gia hiến máu nhân đạo B. Học tập siêng năng, tích cực C. Không giúp đỡ cha mẹ những công việc vừa sức D. Tham gia tích cực các công việc của trường lớp. Câu 30. Hành vi sản xuất hàng nhái, hàng giả là vi phạm pháp luật nào? A. Vi phạm pháp luật hành chính B. Vi phạm pháp luật dân sự C. Vi phạm pháp luật hình sự D. Vi phạm kỉ luật. Câu 31. Hành vi xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước mà không phải là tội phạm là hành vi vi phạm pháp luật gì? A. Vi phạm pháp luật hình sự C. Vi phạm pháp luật dân sự
  12. B. Vi phạm pháp luật hành chính D. Vi phạm kỉ luật Câu 32. Hành vi nào dưới đây không phải là hành vi vi phạm pháp luật? A. Người lái xe uống rượu say, đâm vào người đi đường B. Em bé 5 tuổi nghịch lửa làm cháy gian bếp nhà hàng xóm C. Đá bóng dưới lòng đường gây tai nạn giao thông. D. Điều khiển xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm. Câu 33. Năng động, sáng tạo có những biểu hiện nào sau đây? A. Chỉ làm việc khi được yêu cầu và có sự hướng dẫn của người khác B. Chỉ làm việc khi có người giám sát C. Vận dụng một cách linh hoạt những kiến thức đã học vào thực tế D. Trong công việc, luôn tìm cách đẩy trách nhiệm cho người khác Câu 34. Để làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả đòi hỏi người lao động phải thực hiện các yêu cầu nào sau đây? A. Tích cực học tập, rèn luyện C. Không chấp hành nghiêm chỉnh kỉ luật B. Làm việc theo sở thích của bản thân D. Không tự giác làm việc Câu 35. Hành vi nào sau đây là kinh doanh đúng pháp luật? A. Kinh doanh 15 mặt hàng nhưng trong giấy phép kinh doanh chỉ có 10 mặt hàng. B. Kinh doanh vũ khí, ma túy, mại dâm. C. Kinh doanh những mặt hàng không có trong giấy phép. D. Kinh doanh mặt hàng, quy mô kinh doanh thể hiện trong giấy phép Câu 36. Hành vi nào vi phạm pháp luật hành chính? A. Vào nhà cướp của, giết người. C. Xem tài liệu trong giờ thi học kì. B. Không chấp hành luật giao thông D. Mượn tiền của bạn mà không trả. Câu 37. Những biểu hiện, hành vi nào sau đây không phù hợp với truyền thống tốt đẹp của dân tộc? A. Lười biếng, ỷ lại C. Sống có lí có tình, thủy chung sau trước B. Hiếu thảo với ông bà cha mẹ D. Chăm chỉ, kiên trì trong học tập Câu 38. Để hợp tác thành công cần phải làm tốt những yêu cầu nào sau đây? A. Chỉ nên hợp tác với những đối tác có cùng trình độ như mình B. Có lợi cho mình thì hợp tác C. Đặt ra mục tiêu chung và cùng nhau giám sát để thực hiện mục tiêu đó D. Tìm cách lừa đảo để chuộc lợi Câu 39. Em hãy cho biết hành vi nào sau đây biểu hiện tình yêu hòa bình? A. Dùng vũ lực để giải quyết các mâu thuẫn cá nhân C. Giao lưu với bạn bè quốc tế. B. Bắt mọi người phải phục tùng ý muốn của mình. D. Phân biệt đối xử giữa các dân tộc Câu 40. Em đồng ý với ý kiến nào sau đây? A. Đóng thuế là để xây dựng cơ quan nhà nước. B. Đóng thuế là để nhà nước chi tiêu cho những công việc chung. C. Đóng thuế là để xây dựng trường học. D. Đóng thuế là để xây dựng bệnh viện.
  13. TRƯỜNG THCS PHÚ THỊ ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM MÔN: GDCD 9 Năm học: 2019 - 2020 Thời gian làm bài: 60 phút ĐỀ 2 1. A 2. C 3. A 4. C 5. B 6. D 7. D 8. A 9. D 10. B 11. B 12. B 13. A 14. D 15. C 16. A 17. A 18. D 19. C 20. D 21. D 22. C 23. D 24. D 25. B 26. B 27. C 28. D 29. D 30. C 31. B 32. B 33. C 34. A 35. D 36. B 37. A 38. C 39. C 40. B